Phiếu ôn tập chủ đề thơ mới Ngữ văn Lớp 8 bài: Ông đồ, Nhớ rừng, Quê hương - Trường THCS Ngọc Thụy

docx 4 trang Thương Thanh 24/07/2023 2720
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập chủ đề thơ mới Ngữ văn Lớp 8 bài: Ông đồ, Nhớ rừng, Quê hương - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_chu_de_tho_moi_ngu_van_lop_8_bai_ong_do_nho_run.docx

Nội dung text: Phiếu ôn tập chủ đề thơ mới Ngữ văn Lớp 8 bài: Ông đồ, Nhớ rừng, Quê hương - Trường THCS Ngọc Thụy

  1. Trường THCS Ngọc Thụy Nhóm Ngữ văn 8 PHIẾU ÔN TẬP CHỦ ĐỀ THƠ MỚI ÔNG ĐỒ, NHỚ RỪNG, QUÊ HƯƠNG I. Kiến thức: Học sinh lập bảng kiến thức như sau: STT Tác giả, Hoàn cảnh Ý nghĩa nhan Nội dung chính Nghệ thuật tác phẩm sáng tác đề tiêu biểu 1 2 3 II. Bài tập: Bài 1. Cho câu thơ sau: Nhưng mỗi năm mỗi vắng a. Hãy chép tiếp 3 câu tiếp để được một khổ thơ hoàn thiện b. Khổ thơ em vừa chép thuộc bài thơ nào? Bài thơ sáng tác năm bao nhiêu? c. Chỉ rõ phép tu từ nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ và nêu tác dụng? d. Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) cảm nhận hình ảnh ông đồ thời tàn chân dưới một câu cảm thán, một câu ghép) Bài 2. Cho câu thơ sau: Ông đồ vẫn ngồi đấy a. Hãy chép 3 câu tiếp theo để được một khổ thơ hoàn chỉnh b. Bài thơ em vừa chép được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? c. Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Nghệ thuật đó được thể hiện như thế nào trong câu thơ em vừa chép? d. Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) cảm nhận khổ thơ trên (gạch chân dưới một câu cảm thán, một câu ghép) Bài 3. Cho câu thơ : Mỗi năm hoa đào nở a. Hãy chép 3 câu thơ tiếp theo để được một khổ thơ hoàn chỉnh b. Ghi lại một phó từ được dùng trong khổ thơ và nêu tác dụng? c. Từ mỗi thuộc từ loại nào?
  2. d. Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) cảm nhận hình ảnh ông đồ thời đắc ý(gạch chân và chú thích dưới một câu cảm thán, một câu ghép) Bài 4. Cho câu thơ sau: Khi trời trong, gió nhẹ , nắng mai hồng a.Hãy chép tiếp những câu thơ để đươc một đoạn thơ hoàn chỉnh. b. Đoạn thơ em vừa chép thuộc bài thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ? c. Trong những câu thơ tả hình ảnh con thuyền, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng? d. Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) cảm nhận đoạn thơ em vừa chép(gach chân và chú thích dưới 1 câu ghép, 1 câu phủ định) Bài 5. Cho câu thơ: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ a. Chép những câu thơ tiếp theo để được một đoạn thơ hoàn chỉnh? b. Đoạn thơ em vừa chép thuộc bài thơ nào? Sáng tác năm bao nhiêu? c. Câu thơ viết trong đề bài có đặc sắc gì về cách sắp xếp từ ngữ? Nêu tác dụng? Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) cảm nhận đoạn thơ em vừa chép(gach chân và chú thích dưới 1 câu ghép, 1 câu phủ định) Bài 6. Cho câu thơ sau: Khi trời trong, gió nhẹ , nắng mai hồng a.Hãy chép những câu thơ tiếp theo để đươc một đoạn thơ hoàn chỉnh. b. Đoạn thơ em vừa chép thuộc bài thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ? c. Trong những câu thơ tả hình ảnh cánh buồm, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng? d. Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) cảm nhận đoạn thơ em vừa chép(gach chân và chú thích dưới 1 câu ghép, 1 câu phủ định) Bài 7. Đọc khổ thơ được trích từ bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và thực hiện yêu cầu:
  3. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? Câu 1: Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? Diễn đạt nội dung ấy thành một câu văn hoàn chỉnh? Câu 2: Đoạn thơ có những điểm nổi bật nào về nghệ thuật? Câu 3. Những từ “nào đâu”, đâu những” diễn đạt điều gì nơi con hổ? Câu 3: Em hiểu như thế nào về hình ảnh “đêm vàng” trong câu thơ đầu tiên? Câu 4. Tại sao có thể coi khổ thơ như một bức tranh tứ bình? Câu 4. Trong câu thơ Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng/ Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt - Em hiểu nhà thơ muốn diễn tả điều gì qua hình ảnh "chiều lềnh láng máu sau rừng"? - Có thể thay từ "chết" bằng từ “tắt” không? Vì sao? Câu 3. Tìm câu đặc biệt trọng đoạn thơ trên? Câu 4: Vì sao có thể nói những câu nghi vấn trong đoạn thơ lại không có chức năng chính là để hỏi? Câu 5: Coi câu văn hoàn chỉnh ở câu 1 là câu chủ đề, hãy viết tiếp để có đoạn văn diễn dịch 12 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Gạch chân và chỉ rõ một câu ghép. Bài 8. Cho câu thơ:Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ a.Chép những câu thơ tiếp theo để được một đoạn thơ hoàn chỉnh?
  4. b.Đoạn thơ em vừa chép thuộc bài thơ nào? Sáng tác năm bao nhiêu? c.Câu thơ miêu tả hình ảnh con thuyền trong khổ thơ vừa chép có sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng d.Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) cảm nhận đoạn thơ em vừa chép(gach chân và chú thích dưới 1 câu ghép, 1 câu phủ định)