Phiếu học tập Ngữ văn 6
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu học tập Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phieu_hoc_tap_ngu_van_6.doc
Nội dung text: Phiếu học tập Ngữ văn 6
- Phiếu học tập số 1 Câu 1 : Chọn từ : nhỏ nhặt, nhỏ nhen, nhỏ nhoi, nhỏ nhắn điền vào chỗ trống : a. Chị tôi có dáng người b.Ttính tình của cậu ấy không mà rất cởi mở. c. Tôi đâu có như cậu tưởng . d.Trên trời cao, một cánh chim đang bay về phương Nam để tránh rét . Câu 2 : Sửa lại quan hệ từ trong các câu sau cho đúng . a. Đợi tôi viết xong và anh hãy đọc nhé b.Buổi sáng mẹ tôi dạy thổi cơm mà cha tôi và tôi đi đánh răng rửa mặt. c. Con chó của tôi tuy xấu mã,lông xù ,người to bè mặc dù nó trung thành với chủ . Câu 3 : Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay”. ( Quê Hương - Đỗ Trung Quân) Câu 4 Đã bao lần em nghe cô giáo say sưa giảng bài trên lớp. Em hãy nhớ và tả lại một lần như thế.
- Phiếu học tập số 2 Phần I : Trắc nghiệm Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi bằng chọ đáp án đúng “ Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh nhìn cũng chỉ toàn sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối. ( ) Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận ” (Sông nước Cà Mau . Ngữ văn 6, tập 2) 1.Tác giả đoạn văn trên là ai ? A.Võ Quảng B.Nguyễn Tuân C.Tô Hoài D.Đoàn Giỏi 2.Văn bản Sông nước Cà Mau trích từ tác phẩm nào ? A .Đất rừng Phương Nam B. Quê nội C.Dế mèn phiêu lưu kí D .Bức tranh của em gái tôi 3.Cảnh sông nước Cà Mau qua đoạn văn là một bức tranh như thế nào ? A.Duyên dáng và yểu điệu B.Ghê gớm và dữ dội C.Mênh mông và hùng vĩ D.Dịu dàng và mềm mại 4.Trong đoạn văn trên tác giả đã dùng mấy lần phép so sánh ? A.1 B.2 C.3 D.4 5.Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt A.Rì rào B.Chi chit C.Bât tận D.Cao ngất
- 6.Từ nào dưới đây có thể bổ sung để câu văn “Trông hai bên bờ , rừng đước dựng lên như hai dãy trường thành vô tận” trở thành câu đúng nghĩa ? A.Mênh mông B.Bao la C.Sừng sững D.Bát ngát 7.Câu “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”.có mấy cụm chủ -vị A.1 B.2 C.3 D.4 II/ Tự luận Câu 1: a Trong đoạn trích “Bài học dường đời đầu tiên ” trích trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài có đoạn: “Cái chàng Dế Choắt ,người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện .Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu.Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. ” Tìm những từ láy trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của những từ láy đó trong việc miêu tả nhân vật Dế Choắt ? b. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên (Dế Mèn phiêu lưu kí _Tô Hoài ) bằng một đoạn văn 8-10 câu . Câu 2 Tả một người bạn thân mà em yêu quí .
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1 Điền các số từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: a- Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau ( ) chiều b- Yêu nhau cau ( ) bổ ( ) Ghét nhau cau ( )bổ ra làm ( ) c- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy ( ) mặt trời trong lăng rất đỏ Câu 2: Điền lượng từ thích hợp vào chỗ trống: a- Quê hương ( ) người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi ( Đỗ Trung Quân) b- Tiếng hót trong bằng nước Tiếng hót cao bằng mây ( ) làn gió thơ ngây Truyền âm thanh đi khắp. ( Xuân Quỳnh) c- Đẹp lắm anh ơi! Con sông Ngàn Phố Trắng ( )đôi bờ hoa bưởi trắng phau ( Tô Hùng) Câu 3: Xác định chỉ từ trong những câu sau và cho biết ý nghĩa của chúng: a- Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy b- Người ta nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
- c- Bà mẹ nói với Sọ Dừa, nghĩ là con thôi hẳn việc đòi lấy vợ. Không ngờ Sọ Dừa bảo với mẹ rằng sẽ có đủ những thứ ấy. d- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông một ngày đi được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường. Câu 4 Tả một đêm trăng đẹp trên quê hương em .
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 A.TRẮC NGHIỆM : Khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong các câu sau: 1. Văn bản “Sông nước Cà Mau” là sáng tác của nhà văn : A. Tạ Duy Anh B. Võ Quảng C. Đoàn Giỏi D. Vũ Tú Nam 2. Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” bài học mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là : A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột, nếu không sẽ chuốc vạ vào thân B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình C. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào mình D. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. 3. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn : A. Tạ Duy Anh B. Tô Hoài C. Đoàn Giỏ D. Vũ Tú Nam 4 .Nhận xét không thể hiện đúng nội dung bài học của văn bản “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) là : A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình tự vượt qua tính ích kỉ cá nhân D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác 5. Dòng nàonêu đúng đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của văn bản “Vượt thác” (Võ Quảng ) là : A. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động của con người B. Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông C. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động D. Làm rõ cảnh thiên nhiên trải dọc theo hai bờ sông B. TỰ LUẬN Câu 1: Xác định CN và VN trong những câu sau a. Trong nhà ngoài ngõ đâu đâu cũng sực nức mùi cá biển. b. Cách Bà Rịa khoảng năm trăm cây số về phía đông – nam bờ biển đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu. - Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi của Tổ quốc ta. c. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. d. Trong óc nhà toán học trẻ tuổi loé ra một tia sáng. Câu 2 Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật thầy Ha men trong truyện Buổi học cuối cùng của An -Phông –xơ Đô- đê ( Bằng một đoạn văn từ 10-12 câu )
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Câu 1: Xác định và nói rõ tác dụng của phép so sánh trong các câu sau: “ Lúc vui vẻ biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền. Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.” (“Biển”-Khánh Chi) Câu 2. Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết: “Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan” a) Em hiểu nghĩa của từ "nắng mưa" trong câu thơ trên như thế nào ? b) Hãy viết một đoạn văn nêu nét đặc sắc về nghệ thuật sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ hai . Câu 3. Xác định danh từ cho các từ trong các câu sau: a)Tôi / không / lội / qua / sông / thả / diều / như / thằng / Quý / và / không / đi / ra / đồng / nô đùa / như / thằng / Sơn / nữa. b) Trong / chiếc áo /vải / dù / đen / dài / tôi / cảm thấy / mình / trang trọng / và / đứng đắn. (Thanh Tịnh – Tôi đi học) Câu 4 Từ nội dung câu chuyện sau, hãy trình bày suy nghĩ của em về việc cho và nhận trong cuộc sống. Người ăn xin
- Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép )