Phiếu bài tập ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Tuần 33 - Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

doc 5 trang Thương Thanh 24/07/2023 3150
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Tuần 33 - Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_bai_tap_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_tuan_33_bai.doc

Nội dung text: Phiếu bài tập ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Tuần 33 - Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  1. Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam A. Lý thuyết I.Khái quát nội dung câu chuyện - Điều 8 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: TE được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan. - Giữa hiến pháp và các điều luật có mối quan hệ với nhau. Mọi văn bản pháp luật đều phải phù hợp với hiến pháp và cụ thể hoá hiến pháp. - Hiến pháp 1946: Sau khi CMT8 thành công, nhà nước ban hành hiến pháp của CM dân tộc, dân chủ và nhân dân. - Hiến pháp 1959: Là hiến pháp của thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. - Hiến pháp 1980: Là hiến pháp của thời kì quá độ lê CNXH trên phạm vi cả nước. - Hiến pháp 1992: Là hiến pháp của thời kì đổi mới. - Hiện nay Hiến pháp mới nhất là Hiến pháp năm 2013. => Ý nghĩa: Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị của đảng cộng sản Việt Nam trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng. Hiến pháp là đạo luật quan trọng của nhà nước . Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất của một quốc gia, định hướng cho đường lối phát triển – xã hội của đất nước. II. Nội dung bài học 2.1. Khái niệm Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của hiến pháp, không được trái với hiến pháp.
  2. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta. 2.2 Nội dung cơ bản của hiến pháp + Bản chất nhà nước. + Chế độ chính trị. + Chế độ kinh tế. + Chính sách xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ. + Bảo vệ tổ quốc. + Quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. + Tổ chức bộ máy nhà nước. - Hiến pháp do quốc hội xây dựng. 2.3 Trách nhiệm của công dân - Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp, pháp luật. B. Trắc nghiệm Câu 1: Tính đến nay nước ta có bao nhiêu bản Hiến pháp? A. 2. B. 3.
  3. C. 4. D. 5. Câu 2: Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có bao nhiêu chương và bao nhiêu điều? A. 11 chương, 120 điều. B. 12 chương, 121 điều. C. 13 chương, 122 điều. D. 14 chương, 123 điều. Câu 3 : Người ký bản Hiến pháp là? A. Chủ tịch Quốc hội. B. Chủ tịch nước. C. Tổng Bí thư. D. Phó Chủ tịch Quốc Hội. Câu 4 : Các văn bản pháp luật khác ban hành phải đảm bảo tiêu chí nào so với Hiến pháp? A. Giống nhau. B. Không được trùng. C. Không được trái. D. Cả A,B,C. Câu 5: Nội dụng hiến pháp bao gồm ? A. Bản chất nhà nước. B. Chế độ chính trị. C. Chế độ kinh tế. D. Cả A,B,C. Câu 6: Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng?
  4. A. Quốc hội. B. Chủ tịch nước. C. Tổng Bí thư. D. Chính phủ. Câu 7: Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại chương nào? A. Chương I. B. Chương II. C. Chương III. D. Chương IV. Câu 8: Hiến pháp được sửa đổi khi có bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành? A. 1/3. B. 2/3. C. Ít nhất 1/3. D. Ít nhất 2/3. Câu 9: Theo Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 gồm các cơ quan nào? A. Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lí nhà nước. B. Cơ quan xét xử. C. Cơ quan kiểm sát. D. Cả A,B,C. Câu 10: Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành năm nào? A. 1945. B. 1946.
  5. C. 1947. D. 1948.