Phiếu bài tập ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Địa lý 9 – HK II

docx 3 trang thienle22 5640
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Địa lý 9 – HK II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_on_tap_kiem_tra_1_tiet_mon_dia_ly_9_hk_ii.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Địa lý 9 – HK II

  1. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN ĐỊA LÝ 9 – HK II I. Bài tập trắc nghiệm: ( 8 điểm). Câu 1: Các tỉnh, thành phố nào của Đông Nam Bộ tiếp giáp Cam –pu – chia? A. Bình Dương, Bình Phước B. TP Hò Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. C. Tây Ninh, Bình Phước. D. Đồng Nai, Bình Dương. Câu 2: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở ĐNB là: A. Đát xám và đất phù sa B. Đất badan và đất feralit C. Đất phù sa và đất feralit D. Đất badan và đất xám trên phù sa cổ. Câu 3 : Khó khăn của ĐNB đối với phát triển kinh tế là : A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển (TP HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu) B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường C. Ít khoáng sản, rừng và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường. D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái Câu 4 : Đặc điểm không đúng với vùng ĐNB là : A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao B. Thị trường tiêu thụ hạn chế do đời sống nhân dân ở mức cao C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước. Câu 5. Tỉ lệ dân số thành thị ở ĐNB đã vượt quá mức : A. 50 % B. 40 % C. 30 % D. 10 % Câu 6 :Trong cơ cấu GDP của ĐNB, chiếm tỉ trọng lớn nhất là khu vực A. Nông, lâm, ngư nghiệp B. Dich vụ C. Công nghiệp xây dựng D. Khai thác dầu khí Câu 7. Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở ĐNB là A. Dệt – may, da- giầy, gốm sứ B. Dầu khí, phân bón, năng lượng C. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao Câu 8. Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở ĐNB là A. Chè B. Cà phê C. Cao su D. Hồ tiêu Câu 9. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở ĐNB là A. Thủy lợi B. Phân bón C. Bảo vệ rừng đầu nguồn D. Phòng chống sâu bệnh Câu 10. Trung tâm du lịch lớn nhất của ĐNB và cả nước là: A. Vũng Tàu B. TP Hồ Chí Minh. C. Đà Lạt D. Nha Trang Câu 11:Tỷ lệ dầu thô khai thác ở Đông Nam Bộ so với cả nước chiếm: A. 30 % B. 45 % C. 90 % D. 100 %. Câu 12: Ngoài nguồn dầu khí, Đông Nam Bộ còn phát triển mạnh các ngành kinh tế biển: A. Đánh bắt hải sản. B. Giao thông, vận tải biển. C. Dịch vụ, du lịch biển. D. Tất cả các ngành trên. Câu 13: Một vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là:
  2. A. Nghèo tài nguyên. B. Dân đông. C. Thu nhập thấp. D. Ô nhiễm môi trường. Câu 14:Trong các tiêu chí phát triển, tiêu chí nào Đông Nam Bộ thấp hơn cả nước? A. Mật độ dân số. B. Tỷ lệ dân dân thành thị. C. Thu nhập bình quân đầu người. D. Tỷ lệ thất nghiệp. Câu 15: Trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất là: A. Nông nghiệp B. Công nghiệp, xây dựng C. Dịch vụ. D. Các ngành có tỉ trọng tương đương, cân đối. Câu 16: Loại cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là: A. Điều B. Hồ tiêu C. Cà phê D. Cao su. Câu 17: Loại hình dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất vùng và cả nước là: A. Giao thông, vận tải B. Bưu chính, viễn thông C. Xuất nhập khẩu D. Du lịch. Câu 18: Đông Nam Bộ có thể phát triển kinh tế nhanh là nhờ vị trí : A. Trung tâm kinh tế phía Nam B. Gần đường biển giao thông quốc tế. C. Trung tâm các nước Đông Nam Á D. Tất cả các ý trên. Câu 19: Những ngành công nghiệp nào sử dụng tài nguyên có sẵn? A. Luyện kim, cơ khí B. Hàng may mặc C. Chế biến lương thực, thực phẩm B. Công nghệ cao. Câu 20: Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động là: A. Dệt may B. Điện C. Hoá chất D. Khai thác dầu. Câu 21: Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, ĐBSCL có diện tích khoảng A. 20 000 km2 B. 30 000 km2 C. 40 000 km2 D. 50 000 km2 Câu 22: Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở ĐBSCL là: A. Đất phèn B. Đất mặn. C. Đất phù sa ngọt. D. Đất cát ven biển Câu 23 : Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở ĐBSCL là : A. Xâm nhập mặn B. Cháy rừng. C. Triều cường. D. Thiếu nước ngọt Câu 24 : Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay là : A. Xây dựng hệ thóng đê điều. B. Chủ động chung sống với lũ. C. Tăng cường công tác dự báo lũ. D. Đầu tư cho các dự án thoát nước. Câu 25: Các dân tộc ít người sinh sống ở ĐBSCL là: A. Tày, Nùng, Thái. B. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na. C. Khơ me, Chăm, Hoa. D. Giáy, Dao, Mông. Câu 26: ĐBSCL là : A. Vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước B. Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. C. Vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước D. Vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước Câu 27: So với các vùng khác, đặc điểm không phải của ĐBSCL là A. Năng suất lúa cao nhất cả nước B. Diện tích và sản lượng lúa cả năm cao nhất. C. Bình quân lương thực theo đầu người cao nhất D. Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.
  3. Câu 28. Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở ĐBSCL, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành A. Sản xuất vât liệu xây dựng B. Sản xuất hàng tiêu dùng. C. Công nghiệp cơ khí D. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Câu 29. Hàng xuất khẩu chủ lực của vùng ĐBSCL là: A. Gạo, xi măng, vật liệu xây dựng B. Gạo, hàng may mặc, nông sản C. Gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả D. Gạo, hàng tiêu dùng, hàng thủ công Câu 30. Trung tâm kinh tế lớn nhất ở ĐBSCL là. A. Thành phố Cần Thơ. B. Thành phố Cà Mau. C. Thành phố Mĩ Tho. D. Thành phố Cao Lãnh. Câu 31: Đặc điểm nổi bật về vị trí của Đồng bằng Sông Cửu Long là: A. Toàn bộ diện tích là đồng bằng. B. Hai mặt giáp biển. C. Nằm ở cực Nam tổ quốc. D. Đồng bằng rộng lớn nhất cả nước. Câu 32: Những điều kiện để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long là: A. Đất, rừng B. Khí hậu, nước C. Biển và hải đảo D. Tất cả các ý trên. II. Tự luận ( 2 điểm) Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2014 2016 Đồng bằng sông Cửu Long 3604,8 3822,4 Cả nước 6333,1 6803,9 Biểu đồ tròn thể hiện tỉ trọng sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.