Phiếu bài tập Ngữ văn 7 từ 30/3 đến 4/4

doc 2 trang thienle22 4720
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập Ngữ văn 7 từ 30/3 đến 4/4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_bai_tap_ngu_van_7_tu_303_den_44.doc

Nội dung text: Phiếu bài tập Ngữ văn 7 từ 30/3 đến 4/4

  1. Phiếu bài tập 7A1 từ 30/3 đến 4/4/2020 Bài 1.Tục ngữ có những đặc điểm và hình thức như thế nào và thường nói về những đề tài gì? Hãy minh họa những đặc điểm đó và phân tích giá trị của chúng qua 4 câu tục ngữ em đã học,đọc thêm bằng cách kẻ,hoàn thiện tiếp vào bảng theo mẫu sau: ĐẶC ĐIỂM CÂU MINH HỌA GIÁ TRỊ NỘI DUNG- NGHỆ THUẬT Bài 2.Đọc kĩ các ví dụ đoạn văn và thực hiện yêu cầu: 2.1. Gậy tre,chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! ( Thép Mới- Cây tre Việt Nam) a.Tìm các từ Hán Việt và xác định các từ ghép có trong đoạn văn. b. Tìm và phân tích C—V một câu trần thuật đơn có trong đoạn trích. c. Đoạn văn đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nào? Hãy xác định và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ ấy bằng khoảng 3-5 câu văn. 2.2. Bác là người Ông. Bác là người Cha. Bác là nhà thơ. Bác là nhà triết học. Hòa bình, ta có thể vẽ Bác buông cần câu trên một dòng suối thời gian. Nhưng bây giờ dựng tượng Người, ta sẽ dựng tượng Hồ Chí Minh. Người du kích Hồ Chí Minh. Vị tướng Hồ Chí Minh. Vị tư lệnh, người chỉ huy ( Chế Lan Viên ) a.Tìm và phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật tu từ có trong đoạn văn . b. Qua đoạn trích kết hợp với hiểu biết của em về bài Đức tính giản dị của Bác Hồ, em hãy viết đoạn văn khoảng 12- 14 câu nêu cảm nhận của em về chủ tịch HồChí Minh ( Đoạn văn có sử dụng một câu đặc biệt, 1 từ ghép. Gạch chân,chú thích.) Bài 3. Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi: Có một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại vừa rộng nữa. Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả rồi mới thôi.
  2. -Cháu hát hay quá. Một giọng nói vang lên: “ Cảm ơn cháu, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền chậm rãi bước đi. Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy ông cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước. Khuôn mặt ông hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô lại hát,cụ già lại chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay lớn: “ Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta.Cháu hát hay quá ”.Nói rồi cụ già lại chậm rãi bước đi. Như vậy, nhiều năm trôi qua,cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô vẫn không quên cụ già ngồi tụa lưng vào thành chiếc ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. Cô hỏi mọi người trong công viên về ông cụ: - Ông cụ bị điếc ấy ư? Ông ấy đã qua đời rồi, một người trong công viên nói với cô . Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay,tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: Đôi tai của tâm hồn. 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản? Thử đặt tên cho văn bản trên? 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng? 3. Tình huống bất ngờ trong câu chuyện là sự việc nào? Tại sao phần cuối truyện, cô ca sĩ lại sững người và bật khóc? 4. Cho biết ý nghĩa thông điệp của câu chuyện gửi đến chúng ta? 5. Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12- 15 câu phân tích ý nghĩa thông điệp của câu chuyện trên. Bài 4/ Một nhà văn Pháp đã nói: “ Đọc một câu thơ hay là ta đã bắt gặp tâm hồn một con người”. Em hãy dùng bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh đã học trong chương trình văn 7 kì 1 để chứng minh ý kiến nhận định ấy. Lưu ý: Học sinh làm hết bài tập trong phiếu vào vở luyện văn. Bài làm được gửi về giáo viên - GV sẽ thu chấm và chữa cho các em. Chúc các em khỏe, ôn tập tốt. Cô giáo: Nguyễn Thị Huyền Nga