Phiếu bài tập Lớp 5 (từ ngày 2/3 đến 6/3)

docx 6 trang thienle22 6280
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập Lớp 5 (từ ngày 2/3 đến 6/3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_lop_5_tu_ngay_23_den_63.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập Lớp 5 (từ ngày 2/3 đến 6/3)

  1. TRƯỜNG TH PHÚ THỊNH PHIẾU BÀI TẬP ( Ngày 2/3 đến 6/3/2020) ( Dành cho HS lớp 5 trong thời gian nghỉ do dịch viêm phổi cấp ) Họ và tên: Lớp: 5 A. Toán : Phần 1: Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng. 1. Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 12m2 7 cm2 = m2 là: A. 127 B. 1207 C. 12, 0007 D. 120007 4 2. Hỗn số 3 viết thành số thập phân là: 5 A. 34,5 B. 19,5 C. 38 D. 3,8 3. Tìm X biết X x 10 = 14,92 - 6,92 A. 0 ,008 B. 0,08 C. 0,8 D. 8 4. Cho phép chia 218.0 3,7 Trong phép chia này , thương là 58,91 và số dư là: 33 0 A. 33 B. 3,3 3 40 58,91 C. 0,33 D. 0,033 070 33 5. 48, 3 + 134 + 50 : 16 = ? 100 A. 52, 765 B. 527, 65 C. 64, 825 D. 80,89 6. Một người mua một chiếc xe đạp hết 240 000 đồng, rồi bán chiếc xe đạp đó với giá 210 000 đồng. Hỏi người đó bị lỗ bao nhiêu phần trăm? A. 14,28% B. 12,5 % C. 87,5 % D. 8,75 % 7. Cửa hàng định giá bán một chiếc cặp học sinh là 95 000đồng . Nhân dịp khai giảng năm học mới, cửa hàng hạ giá 10% giá ban đầu. Hỏi sau khi hạ giá, một chiếc xe được bán với giá bao nhiêu tiền? A. 85 000 đồng B. 85 500đồng C. 86 000 đồng D. 90 000 đồng 8. Tổng của bốn số là 50. Số trung bình cộng của hai số đầu là 15,3. Hỏi số trung bình cộng của hai số sau là bao nhiêu? A. 17,35 B. 9,7 C. 9,07 D. 10,2 9. Diện tích của hình tròn có bán kính r = 2,4 cm là: A. 15,072 cm2 B. 15,072 cm C . 18,0864 cm2 D. 18,0864 cm 10. Một miệng thùng hình tròn có chu vi 15,7 dm. Diện tích miệng thùng đó là: A. 78,5 dm2 B. 19,625 dm2 C. 19,625 dm D. 78,5 dm 11. Chu vi hình bên là: A. 33,12cm B. 25,12cm C. 12,56cm D. 20,56cm 8cm 12. Trong một biển báo giao thông có đường kính 36cm,
  2. Phần mũi tên có diện tích bằng 1 diện tích của biển báo. 8 Diện tích phần mũi tên là: A. 1 017,36 cm2 B. 127, 17 cm2 C. 63,585 cm2 D. 4,5cm2 Phần 2. Giải toán Bài 1.Tính ( có đặt tính ) 42,54 - 4, 65 78,235 + 43, 87 12,65 x 3,67 456,98: 2,34 60 - 12,45 456,87 - 6,345 784,65 + 38,1287 765,31 x 32,87 5643,9 : 4,591,08 : 3,6 Bài 2. Tìm số trung bình cộng của các số: a. 26,45 + 45, 12 + 12, 43 c .12,7 + 19,99 + 45, 24 + 38, 07. b. 33,2kg + 35kg + 31, 55 kg + 36,25kg Bài 3. Tìm tỉ số phần trăm của : a. 25 và 40 b. 0,4 và 3,2 c. 1,6 và 80 d. 18 và 4/ 5 Bài 4. Tìm . a 2% của 1000kg c. 0,4 % của 3 tấn b. 22% của 30 m2 d. 15% của 36m Bài 5. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 20m, chiều rộng 15m. Diện tích phần đất xây nhà chiếm 32,5 % diện tích phần đất làm đường đi chiếm 22,5 % diện tích mảnh đất. Hỏi diện tích phần đất còn lại là bao nhiêu mét vuông? Bài 6 . Tính thuận tiện. 6,75 : 2,5 + 18, 25 : 2,5 85, 24 x 0,25 + 14, 76 : 4 Bài 7. Bạn Lan đi xe đạp từ nhà đến trường, đọan đường dài 2,826 km. Bánh xe có đường kính 60cm. Hái bánh xe phải quay bao nhiêu vòng để đi hết quãng đường đó? Bài 8. Một sân trường hình chữ nhật có chu vi 85m, chiều dài hơn chiều rộng 12,5m. Người ta xây một bồn hoa hình tròn có chu vi 28,26 m, phần còn lại để làm sân chơi. Tính diện tích phần sân chơi. Bài 9. Tính đường kính của cái hồ biết diện tích của hồ là 28,26 ha
  3. Bài 10. Vẽ 1 hình vuông có cạnh 3cm. Từ 4 cạnh của h hình vuông đó, hay vẽ 4 nửa hình tròn có đường kính là 4 cạnh của hình vuông. Tính diện tích toàn hình cánh hoa vừa vẽ. ( HS vẽ hình vào vở theo yêu cầu của bài) Bài 11: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 14 dam2 = m2 14 dam2 = m2 14dam210m2= m2 1m2 = . dam2 8dam2= hm2 26m2 = dam2 42dam2 = .hm2 8 dam2 62m2 = dam2 52 dam2 40m2 = dam2 46 dam2 5m2 = dam2 16 dam2 29m2 = dam2 61 m 5 mm = m 7 cm = dm 7042 mm = dm 975 mm = dm 2 dm 8 mm = .dm 42 cm = m 7,33 m2 = dm2 0,9 km2 = dam2 4,5 ha = m2 1,354 ha = . m2 17 m2 5 dm2 = Bài 12.Tính: 2 3 4 2 14 65 A = 15 – 4 + 23 – 4 = B = 113 + 179 – 13 – 9 = 1 3 1 3 4 2 2 4 C = (493 – 234 ) – (93 – 34 ) = D = 3187 – 343 + 143 – 187 = B. TIẾNG VIỆT( HS không phải chép bài vào vở- chỉ chép câu hỏi và chọn đáp án đúng) Đọc thầm văn bản sau Kẹo mầm Mỗi sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng, thế nào cũng có ít tóc rối. Mẹ vo vo giắt nó lên đòn tay chỗ mái hên nhà. Rồi chị tôi cũng làm thế, chị bắt chước mẹ gỡ tóc vo vo giắt mớ tóc rối lên chỗ ấy. Thỉnh thoảng trên đường làng có bà cụ rao to: “ Ai tóc rối đổi kẹo không?”. Một bên thúng là mảnh chai vỡ đồng nát, lông vịt, tóc rối, còn bên kia chỉ có cái niêu đất, đúng hơn là một cái ang, cái liễn đựng một thứ kẹo mà bất cứ đứa trẻ nào cũng phải mê. Bà cụ lấy kẹo lên bằng chiếc đũa cả, quấn vào đầu que, thật khéo, kẹo cứ lồng phồng, trông rất nhiều, nhưng cho vào miệng nó xẹp lại chỉ còn tí tẹo. Bà cụ đưa kẹo cho chúng tôi, đổi lại nắm tóc rối của bà, của mẹ hay của chị.Tóc rối bán bà cụ không mua, mua kẹo bà cụ không bán, chỉ đổi thôi. Thế là mỗi lần bà cụ qua ngõ, tôi lại kiễng chân lên chỗ mái hiên Mẹ bảo đó là kẹo mầm làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường, có mật gì cả. Nhưng sao nó ngọt thế, hơn cả kẹo bột, kẹo bi. Mẹ tôi đã mất. Chị tôi đi lấy chồng xa Cứ mỗi lần ai đi qua rao lên: “ Ai tóc rối đổi kẹo”. tôi lại tưởng như thấy mẹ tôi ngồi đầu hè gỡ tóc bằng cái lược
  4. gỗ màu vàng vàng, đầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ dài một bên vai, và rồi mẹ vuốt cái lược vo vo nắm tóc, giắt nó lên mái hiên nhà Que kẹo mầm tuổi thơ Mẹ ơi Còn có bao giờ con được thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa. Theo Băng Sơn. Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng nhất hoặc thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Văn bản trên có nội dung gì? a. Tả mái tóc của mẹ và của chị b. Tả hoạt động chải đầu của mẹ và của chị c . Viết về kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với kẹo mầm được đổi bằng những mớ tóc rối của mẹ và của chị Câu 2. Kẹo mầm được làm bằng gì? a. Mầm cây mạ, mầm thóc cùng với đường và mật. b. Đường và mật c. Mầm cây mạ, mầm thóc Câu 3. Bà cụ lấy kẹo cho khách đổi kẹo bằng gì? a. Bằng đũa cả b. Bằng đũa cả rồi quấn vào đầu que c. Quấn vào đầu que . Câu 4. Dấu ngoặc kép trong bài có tác dụng gì? Câu 5.Từ “nhưng” trong câu “Nhưng sao nó ngọt thế, hơn cả kẹo bột, kẹo bi.” Được dùng để làm gì? a. Nối 2 vế của một câu ghép. b. Nối câu này với câu trước đó. c. Cả hai đáp án trên Câu 6. Theo em, mỗi lần bà cụ qua ngõ , nhân vật tôi lại kiễng chân lên chỗ mái hiên để làm gì? a. Lấy que ra để bà cụ quấn kẹo mầm vào. b. Lấy tóc rối ra để đổi kẹo. c. Lấy đũa cả đưa cho bà cụ lấy kẹo mầm từ nồi ra. Câu 7. Khoanh vào chữ cái trước câu ghép, xác định rõ CN - VN của mỗi câu , mỗi vế câu a. Thế là mỗi lần bà cụ qua ngõ, tôi lại kiễng chân lên chỗ mái hiên b. Rồi chị tôi cũng làm thế, chị bắt chước mẹ gỡ tóc vo vo giắt mớ tóc rối lên chỗ ấy. Câu 8. Đặt câu ghép theo yêu cầu sau rồi xác định rõ CN - VN của mỗi vế câu vừa đặt . * Câu ghépcó hai vế nối với nhau bằng QHT * Câu ghépcó hai vế nối với nhau bằng cặp QHT .
  5. Câu 9. Chọn từ thích hợp trong các từ : khỏe; khỏe mạnh; khỏe khoắn ; vạm vỡ, để điền vào chỗ chấm trong mỗi câu sau. a. Cảm thấy ra sau một giấc ngủ ngon. b. Thân hình . c. Ăn , ngủ ngon, làm việc . d. Rèn luyện thân thể cho . Câu 10. Tìm CN, VN trong mỗi câu của đoạn văn sau. Cáo mời Sếu đến ăn bữa trưa và bày đĩa canh ra. Với cái mỏ dài củamình, Sếu chẳng ăn được chút gì. Cáo một mình chén sạch. Hôm sau, Sếu mời Cáo đến chơi và dọn bữa ăn trong một cái bình cổ dài. Cáo không sao thò mõm vào bình để ăn. Sếu vươn cái cổ dài thò mỏ vào bình và một mình ăn no. Câu 11.Tìm thành ngữ trái nghĩa với các thành ngữ sau. - Khỏe như voi. Nhanh như sóc - Cứng như sắt Mạnh chân khỏe tay Câu 12. Tìm CN, VN trong mỗi câu của đoạn văn sau. Dế trũi đang đánh nhau với hai mụ Bọ Muỗm. Hai mụ Bọ Muỗm vừa xông vào vừa kêu om sòm. Hai mụ giơ chân, nhe cặp răng dài nhọn, đánh tới tấp.Trũi bình tĩnh dùng càng gạt đòn rồi bổ sang. Hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu, làm cho họ nhà Muỗm ở ruộng lúa gần đấy nghe tiếng. Thế là cả một bọn Bọ Muỗm lốc nhốc chạy ra. Câu 13: Viết đoạn văn ngắn tả một người khỏe mạnh.(VD: một em bé bụ bẫm; một anh thanh niên cường tráng; một lực sĩ cử tạ; một vận động viên thể hình; ) ( Phần VD HS không viết vào vở - đọc và tham khảo cách viết bài thôi) VD1 Bé Trang đang chăm chú tập đàn. Nó ngồi ngay ngắn, thẳng nốt đồ giữa đàn, hai bàn chân vắt chéo vào nhau. Màu hồng của chiếc váy nó đang mặc hình như ánhlên đôi má làm cho nó càng thêm xinh xắn. Những ngón tay nhỏ nhắn, mềmmại, khum khum tròn lại và gõ lên từng phím đàn. Những âm thanh lúc đầu còn vang lên chậm chạp, vụng về, thỉnh thoảng còn vấp váp. Sau khoảng năm, sáu lần tập đi tập lại, những ngón tay đã nhịp nhàng, điêu luyện. Bé vừa đánh đàn vừa đung đưa người và đôi mắt mơ màng, say sưa thưởng thức thành quả của mình. Những âm thanh du dương vang lên, vẽ một bầu đêm đầy những ngôi sao lấp lánh, ru bé vào giấc ngủ yên lành. Trang nở một nụ cười rạng rỡ, đôi mắt long lanh. Kết thúc bản nhạc, mẹ đứng lên ôm chầm lấy bé và thơm lên má bé một cáithật kêu VD2Bé Cúc Phương trông rất bụ bẫm, dễ thương. Bé thích mặc áo đầm. Làn da bé mỏng, trắng hồng, Nhìn bé, ai cũng muốn ôm bé vào lòng mà hôn lên đôi má, phinh phính còn thơm mùi sữa mẹ. Đầu Cúc Phương thon nhỏ như trái dừa xiêm, tóc đen và xoăn. Đôi mắt to đen, tròn như hai hạt nhãn Mũi bé hơi cao,
  6. cái miệng chúm chím sao mà dễ thương. Đôi môi lúc nào cũng đỏ như thoa son Bàn tay, bàn chân của bé mũm mĩm. Lúc bế bé Phương, em rất thích nắm bàn tay của bé để bé vỗ vỗ vào má em. VD3Phương Bình năm nay vừa tròn 10 tuổi. Vóc người cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn. Mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Bạn có khuôn mặt chữ điền, sống mũi cao và thẳng. Đôi mắt đen, sáng, lộ vẻ thông minh. Bạn hay mặc áo sơ mi trắng, quần xanh, tuy đã cũ nhưng rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ xinh xinh nổi bật trên nền áo trắng. Em rất vui khi nhìn thấy dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát và nụ cười của bạn. Em cảm thấy Bình rất gần gũi và đáng yêu. TheoVõ Anh Khoa Câu 14. Đề 1: Viết đọan văn ghi lại kỉ niệm sâu sắc của em về một người nào đó. Đề 2:Kể lại những công việc mà em đã làm giúp gia đình trong dịp Tết mà em thích nhất. Đề 3:Hãy tả một người mà em có ấn tượng nhất trong dịp Tết này. Đề 4: Hoàn thành viết thư UPU