Phiếu bài tập Lớp 3 (từ ngày 2/3 đến ngày 6/3)

doc 18 trang thienle22 3670
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập Lớp 3 (từ ngày 2/3 đến ngày 6/3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_bai_tap_lop_3_tu_ngay_23_den_ngay_63.doc

Nội dung text: Phiếu bài tập Lớp 3 (từ ngày 2/3 đến ngày 6/3)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THỊNH PHIẾU BÀI TẬP ( Ngày 02 /03/ 2020 ) ( Dành cho HS lớp 3 trong thời gian nghỉ do dịch viêm phổi cấp ) Họ và tên : Lớp 3 . Môn: TOÁN PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu: Câu 1: Số 7415 đọc là: A. Bảy nghìn bốn trăm mười năm B. Bảy nghìn bốn trăm mười lăm C. Bảy nghìn tư trăm mười lăm Câu 2 : Số liền sau của 7846 là : A. 7844 B. 7845 C. 7846 D.7847 Câu 3: Tháng nào trong năm có ít ngày nhất: A. Tháng 2 B. Tháng 4 C. Tháng 6 D. Tháng 3 Câu 4: Tổng của số bé nhất có 4 chữ số khác nhau và số lớn nhất có 3 chữ số là: A. 2200 B. 2022 C. 2099 D. 20099 Câu 5: Thời gian từ 7 giờ 15 đến 8 giờ kém 15 phút là: A. 15 phút B. 30 phút C. 35 phút D. 45 phút Câu 6: Đoạn thẳng MN dài 28 cm, O là trung điểm của đoạn thẳng MN. Vậy độ dài đoạn MO là: A. 9 cm B. 14 dm C. 28 cm D. 14 cm Câu 7: Chu vi hình vuông có cạnh bằng 28 cm là: A. 112 cm B. 14 cm C. 112 dm D. 28 cm Câu 8: Viết số thích hợp vào ô trống: Thêm 8 Giảm 5 lần Tăng 9 lần Bớt 8 322 Câu 9: Viết kết quả vào ô trống: Khối lớp 3 đồng diễn thể dục: Nếu xếp hàng ngang thì được 10 hàng, mỗi hàng 9 em. Hỏi nếu xếp 6 hàng dọc thì mỗi hàng có bao nhiêu em? PHẦN II: TRÌNH BÀY BÀI GIẢI Bài 1: Đặt tính rồi tính: 3946 + 3524 8253 – 5739 1260 x 4 1409: 7
  2. Bài 2: Điền dấu thích hợp vào chỗ có dấu chấm: >, =, < ? 1 giờ 12 phút 3kg 50g . 3500g 6 56m 8cm 5608cm 4m . 4000mm 12hm 4m .1024 m 28 giờ . 2 ngày 8 giờ Bài 3: Tìm X: X x 7 = 2884 X : 7 = 1603 1 Bài 4: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 108m, chiều rộng bằng chiều 3 dài. Tính chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó? Bài giải Bài 5: Em hãy kẻ thêm 2 đoạn thẳng vào hình chữ nhật dưới đây để được 4 hình tam giác, kể tên các hình tam giác đó. Môn: TIẾNG VIỆT PHẦN I: Đọc bài văn sau và Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Ong xây tổ Các em hãy xem kìa, một bầy ong đang xây tổ. Lúc đầu chúng bám vào nhau thành từng chuỗi như cái mành mành. Con nào cũng có việc làm. Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hang, lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây tổ. Hết sáp, chú tự rút lui về phía sau để các chú khác tiến lên xây tiếp. Những bác ong thợ già, những anh ong non không có sáp thì dùng sức nóng của mình để sưởi ấm cho những giọt sáp do ong thợ tiết ra. Chất sáp lúc đầu dính như hồ, sau khô đi thành một chất xốp, bền và khó thấm nước.
  3. Cả bầy ong làm việc thật đông vui ,nhộn nhịp nhưng con nào cũng biết tuân theo kỉ luật, con nào cũng hết sức tiết kiệm “vôi vữa”. Chỉ vài ba tháng sau, một tổ ong đã được xây xong. Đó là một tòa nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau. Cả đàn ong trong tổ là một khối hòa thuận. Câu 1: Các chú ong thợ trẻ làm gì để xây tổ? A. Lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra, trộn với nước bọt tạo thành một chất đặc biệt để xây thành tổ. B. Hết sáp, chú tự rút lui về phía sau để những chú khác tiến lên xây tiếp C. Dùng sức nóng của mình đến sưởi ấm cho những giọt sáp. Câu 2: Hình ảnh nào dùng để tả tổ của ong? A. Một tòa nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau. B. Một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy, đầy màu sắc. C. Một ngôi nhà nhỏ, xinh xắn, đáng yêu với nhiều cửa sổ. Câu 3: Câu văn nào khen cách làm việc của bầy ong? A. Các em hãy xem kìa, một bầy ong đang xây tổ. B. Cả bầy ong làm việc thật đông vui, nhộn nhịp nhưng con nào cũng tuân theo kỉ luật, con nào cũng hết sức tiết kiệm “vôi vữa” C. Cả đàn ong trong tổ là một khối hòa thuận. Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng các từ chỉ hoạt động, trạng thái? A. Lần lượt, rời, lấy, chất đặc biệt, xây. B. Tiết ra, trộn, đặc biệt, lấy, dưới. C. Rời, lấy, tiết ra, trộn, xây. Câu 5: Những câu văn sau thuộc kiểu câu nào? - Cả bầy ong làm việc thật đông vui. - Tổ ong là một tòa nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự. - Những chú ong thật chăm chỉ, cần cù, đoàn kết với nhau. Câu 6: Sau khi đọc xong câu chuyện, em hiểu được điều gì? PHẦN II: làm bài tập Bài 1: Điền vào chỗ trống I hoặc n; s hoặc x? L hoặc n? s hoặc x? - Của bằng .úi on chẳng bằng - Đua thuyền trên ông nghe con học ói. - lướt ván trên ông - .ười quá hóa vụng. - em đá bóng.
  4. Bài 2: Đọc đoạn thơ và hoàn thành bảng sau? Chớp rạch ngang trời khô khốc. Cây dừa sải tay bơi. Sấm ghé xuống sân chơi Ngọn mùng tơi Cười khanh khách. Nhảy múa. Sự vật được nhân hóa Từ ngữ thệ hiện sự nhân hóa Cách nhân hóa
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THỊNH PHIẾU BÀI TẬP ( Ngày 03/03/ 2020 ) ( Dành cho HS lớp 3 trong thời gian nghỉ do dịch viêm phổi cấp ) Họ và tên : Lớp 3 . Môn: TOÁN PHẦN I : TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu: Câu 1: Số Bốn nghìn năm trăm linh năm viết là: A. 4550 B. 4505 C. 4555 D. 4055 Câu 2: Số liền trước của số 7895 là: A.6895 B. 8895 C. 7894 D. 7896 Câu 3: Kết quả của phép tính 4735 + 2648 là: A.8383 B. 7373 C.7383 D. 8373 Câu 4: X + 1075 = 6568 Vậy giá trị của X là: A. 4493 B. 4593 C.5493 D.5593 Câu 5: Thời gian từ 8giờ 00 đến 9giờ kém 15 phút là: A. 15 phút B. 30 phút C. 35 phút D. 45 phút Câu 6: Đoạn thẳng AB có độ dài là 48cm. O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Vậy độ dài của đoạn thẳng OA là: Câu 7: Hình vuông có cạnh bằng 28cm. Chu vi hình vuông đó là . Câu 8: Một số cộng với 245 rồi nhân với 3 thì được kết quả bằng 882. Vậy số đó là: Câu 9: Nối dãy phép tính ở cột A với kết quả ở côt B sao cho đúng. 235 + 45 x 7 36 963 : 3 x 4 550 (345 – 237) : 3 1284 Câu 10: Hãy nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng trên hình biết AM = MB = PC = PD ; AQ = QD = BN = NC A M B , Trung điểm của đoạn thẳng AB là: b, Trung điểm của đoạn thẳng BC là: O c, Trung điểm của đoạn thẳng QN là: Q N d, Trung điểm của đoạn thẳng MP là: D P C
  6. PHẦN II: TRÌNH BÀY BÀI GIẢI Bài 1: Đặt tính rồi tính: 736 + 3847 2672 – 576 1327 x 4 2591 : 8 Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống: a, 1 giờ 20 phút = phút b, 2 ngày 8 giờ = giờ c, 2hm 3m = m d, 1 kg 32 g = . g Bài 3: Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài là 192m, chiều rộng bằng 1 nửa chiều dài. Tính chu vi khu đất đó? Bài 4: Khối lớp Ba có 252 học sinh chia đều vào 7 lớp, mỗi lớp xếp 4 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu học sinh? A B Bài 5: Hình bên có mấy góc vuông? Hãy kể tên? Hình bên có góc vuông Đó là :góc vuông đỉnh M, cạnh MA, MD; . . D M N C
  7. Môn Tiếng Việt ( ngày 3/3/2020) PHẦN I: Đọc bài văn sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn, lũ lũ bay về. Chúng gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy. Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Theo Vũ Tú Nam Câu 1: Bài văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm? A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông Câu 2: Từ xa nhìn lại cây gạo trông giống cái gì? A. Ngọn lửa hồng B. Ngọn nến trong xanh C. Tháp đèn D. Cái ô đỏ Câu 3: Các loài chim làm gì trên cây gạo? A. Làm tổ B. Bắt sâu C. Ăn quả D. Trò chuyện ríu rít Câu 4: Những chùm hoa gạo có màu sắc như thế nào? A. Đỏ chon chót B. Đỏ tươi C. Đỏ mọng D. Đỏ rực rỡ Câu 5: Hết mùa hoa, cây gạo như thế nào? A. Trở lại tuổi xuân B. Trở nên trơ trọi C. Trở nên xanh tươi D. Trở nên hiền lành Câu 6: Em thích hình ảnh nào trong bài thơ nhất? Vì sao? Câu 7: Câu văn “Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.” được viết theo mẫu câu nào? Câu 8: Bộ phận in đậm trong câu: “ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim” trả lời cho câu hỏi nào?
  8. Câu 9: Hãy viết lại những từ chỉ đặc điểm có trong những câu văn sau: Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn làm tiêu cho những con đò cập bến và những đứa con về quê thăm mẹ. PHẦN II: Làm bài tập Bài 1: Điền vào chỗ trống: a, s hay x? nhảy .a nhảy .ào .ới vật. b, triều hay chiều? buổi . thủy . đình . chuộng .cao Bài 2: Em hãy viết một đoạn văn kể về người hàng xóm mà em quý mến. Bài làm
  9. PHIẾU BÀI TẬP ( Ngày 04/03/ 2020 ) ( Dành cho HS lớp 3 trong thời gian nghỉ do dịch viêm phổi cấp ) Họ và tên : Lớp 3 . Môn: TOÁN PHÂN I :TRẮC NGHIỆM Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1 : Trong các số: 7599 ; 9579 ; 9795 ; 9957. Số lớn nhất là: A. 7599 B. 9579 C. 9795 D . 9957 Câu 2: Số liền sau của số 3899 là: A. 3890 B. 3900 C. 3998 D. 4000 Câu 3: Số dư trong phép chia 7552 : 5 là: A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 4: Kết quả phép cộng : 2609 + 5814 là: A. 7823 B. 8432 C. 8423 D. 7822 Câu 5: Tìm x biết: X x 6 = 4740 A. 790 B. 709 C. 1790 D. 1709 Câu 6: 5hm 50m = m? Số cần điền vào chỗ chấm là: A.5050 B. 550 C. 505 D. 5500 Câu 7 : Trong cùng một năm, ngày 26 tháng 1 là thứ ba thì ngày 3 tháng 2 là: A. Chủ nhật B. Thứ hai C. Thứ ba D. Thứ tư Câu 8: Một vườn rau hình chữ nhật có chiều dài là 32 m , chiều rộng bằng chiềudài . Tính chu vi hình chữ nhật. A. 80cm B. 180 m C. 80 m D. 160 m Câu 9: Chữ số 3 trong số 5367 có giá trị là: A. 3000 B. 30000 C. 300 D. 30 PHẦN II :TRÌNH BÀY BÀI GIẢI Bài 1: Đặt tính rồi tính: 5136 + 3869 9485 – 6967 2716 x 6 4418 : 7
  10. Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức: 2507 x 3 - 2709 12907 + 4031 x 5 (2156 + 1468) : 4 1075 x 4 + 2948 Bài 3: Một tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài 48 cm và chiều dài gấp 4 lần chiều rộng. Tính chu vi tờ giấy đó? Bài 4: Một cửa hàng có 2530 gói kẹo và đã bán được 238 gói. Số kẹo còn lại đem đóng đều vào các thùng, mỗi thùng có 8 gói. Hỏi cửa hàng đóng được bao nhiêu thùng và còn thừa mấy gói kẹo? Bài 5: Cho các số 4; 3; 7; 8 Hãy viết tất cả các số có 4 chữ số khác nhau từ các số đó, sao cho mỗi số đều có chữ số hàng nghìn là 4; rồi xếp các số vừa tìm được theo thứ tự từ bé đến lớn.
  11. Môn Tiếng Việt ( ngày 4/3/2020) PHẦN I: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Hãy tin vào sức của mình Một ngày kia, ốc sên hỏi mẹ: “ Mẹ ơi, tại sao chúng ta phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế này? Thật mệt chết đi được!” Mẹ sên nói: - Con ơi, vì cơ thể chúng ta không có xương chống đỡ nên chúng ta cũng chỉ có thể bò và bò cũng không nhanh. Sên con nói: “ Chị sâu róm không có xương sống cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không phải đeo cái bình vừa cứng vừa nặng đó?” - Vì chị sâu róm sẽ trở thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy. - Nhưng em giun đất không có xương sống, bò cũng chẳng nhanh, cũng không biến hóa được, tại sao em ấy không đeo bình nặng giống như chúng ta? - Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy. Ốc sên con bật khóc, nói: “ Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.” Sên mẹ an ủi con: “ Vì vậy mà chúng ta có cái bình. Chúng ta không dựa vào trời cũng chẳng dựa vào đất. Chúng ta phải dựa vào chính bản thân mình con à!” Câu 1: Câu chuyện trên là cuộc đối thoại của gia đình nào? A. Gia đình sâu róm B. Gia đình ôc sên C. Gia đình giun đất Câu 2: Vì sao ốc con buồn? A. Vì ốc sên bò chậm. B. Vì ốc sên không biến hóa được. C. Vì ốc sên phải đeo cái bình nặng và cứng. Câu 3: Ốc sên mẹ an ủi con phải dựa vào đâu? A. Phải dựa vào trời. B. Phải dựa vào đất. C. Phải dựa vào bản thân mình. Câu 4: Cho câu: “ Tại sao chúng ta phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng?” A. Có 1 từ chỉ đặc điểm. Đó là B. Có 2 từ chỉ đặc điểm. Đó là
  12. C . Có 3 từ chỉ đặc điểm. Đó là Câu 5: Trong câu “ Em giun đất chui xuống đất để lòng đất sẽ bảo vệ em ấy.” Bộ phận in đậm trả lời câu hỏi: A. bằng gì ? B. thế nào? C. để làm gì ? Phần II: Làm bài tập Bài 1: Điền vào chỗ trống a, l hay n? Buổi trưa .im dim Nghìn con mắt .á Bóng cũng .ằm im Trong vườn êm ả. Huy Cận b, r , d hay gi? Hoa ấy đẹp một cách ản ị. Mỗi cánh hoa ống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc ực ỡ. Lớp lớp hoa ấy ải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn ó thoảng, chúng tản mát bay đi mất. Theo Trần Hoài Dương Bài 2: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong đoạn văn sau? Rồi chép lại đoạn văn vào vở. Mỗi bản nhạc mỗi bức tranh mỗi câu chuyện mỗi vở kịch mỗi cuốn phim, đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ họa si nhà văn nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài say mê để đem lại cho ta những giờ phút giải tri tuyệt vời giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
  13. TRƯỜNG TH PHÚ THỊNH PHIẾU BÀI TẬP ( Ngày 5 / 3 / 2020) ( Dành cho HS lớp 3 trong thời gian nghỉ do dịch viêm phổi cấp ) Họ và tên: Lớp: 3 Toán A: Trắc nghiệm (Em hãy khoanh vào đáp án đúng trong các câu sau): Câu 1. Có bao nhiêu số có 2 chữ số mà chữ số hàng đơn vị là 7: A. 8 số B. 10 số C. 7 số D. 9 số Cõu 2. Chữ số 5 ở số 45 678 thuộc hàng nào? A. Hàng nghìn B. Hàng chục nghìn C. Hàng chục D. Hàng trăm Câu 3. Một số khi chia cho 6 thỡ được thương là 8. Hỏi số đó đem chia cho 4 thỡ được thương là bao nhiêu? A. 10 B. 12 C. 2 D. 8 Câu 4. 3km 12m = m . Số cần điền vào chỗ chấm là: A. 312 B. 15 C. 3012 D. 36 Câu 5. Tìm x, biết: 182 : x = 7 A. 24 B. 175 C. 26 D. 1274 Câu 6. Chu vi hình chữ nhật có chièu dài là 20cm , chiều rộng 18cm là : A. 38cm B. 56cm C. 29cm D. 76 cm Câu 7. Thứ hai tuần này là ngày 25, thứ hai tuần trước là ngày A. 19 B. 18 C. 16 D. 17 Câu 8. Số gồm: 47 trăm, 5 chục, 18 đơn vị viết là: A. 4768 B. 6748 C. 7648 D. 4758 Câu 9. Một gia đình nuôi thỏ nhốt đều số thỏ nuôi vào 5 chuồng. Em đếm số thỏ trong 2 chuồng thì được 10 con. Hỏi gia đình đó nuôi bao nhiêu con thỏ? A. 25 con B. 12 con C. 20 con D. 15 con Cõu 10. Trong phép chia một số tự nhiên bất kì cho 3. Số dư lớn nhất có thể có là: A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
  14. B:Tự luận Bài 1: Ngày thứ nhất bán được 1358 kg gạo, ngày thứ hai bán được gấp 3 lần ngày thứ nhất. Hỏi cả hai ngày bán được bao nhiêu kg gạo ? Bài 2: Tuổi mẹ kém tuổi bố 4 tuổi. Tuổi bố gấp 4 lần tuổi con. Năm nay mẹ 32 tuổi. Hỏi con bao nhiêu tuổi? Bài 3: Cho 4 chữ số: 1, 0, 2, 4 . Em hãy viết tất cả các số có 4 chữ số khác nhau? Bài 4: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống: a. 200 x 4 700 b. 800 : 2 500 c. 300 x 3 900 d. 600 : 3 190 Bài 5: Tính nhanh: a. 24 x 5 + 24 x 3 + 24 x 2 b.(18 – 9 x 2) x (2 + 4 + 6 + 8 + 10) Tiếng việt Bài 1. Gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm được so sánh giữa hai sự vật trong các câu thơ, câu văn sau: a)Bế cháu ông thủ thỉ: - Cháu khỏe hơn ông nhiều! (Phạm Cúc) b) Ông trăng tròn sáng tỏ Soi rõ sân nhà em Trăng khuya sáng hơn đèn Ơi ông trăng sáng tỏ. (Trần Đăng Khoa) c) Quyển vở này mở ra Bao nhiêu trang giấy trắng Từng dòng kẻ ngay ngắn Như chúng em xếp hàng. (Quang Huy) d) Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngõa non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. (Ngô Quang Miện)
  15. Bài 2. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Thế nào?”: a) Những cánh rừng Việt Bắc xanh ngút ngàn từ bao đời nay b) Ngọn núi đá cao chót vót như chạm tới mây trời c) Đồng bào các dân tộc thiểu số trọn đời thủy chung với cách mạng Bài 3:Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị) .
  16. TRƯỜNG TH PHÚ THỊNH PHIẾU BÀI TẬP ( Ngày 6 / 3 / 2020) ( Dành cho HS lớp 3 trong thời gian nghỉ do dịch viêm phổi cấp ) Họ và tên: Lớp: 3 Toán A: Trắc nghiệm (Em hãy khoanh vào đáp án đúng trong các câu sau): Câu 1. Tìm một số biết rằng số đó nhân với 7 thì bằng 72 trừ đi 9. Số đó là: A. 8B. 6C. 9D. 7 Câu 2. Số nhỏ nhất có 5 chữ số khác nhau là: A. 10123 B. 10234 C. 12345 D. 10000 Câu 3. 253 + 10 x 4 = ? A. 200 B. 250 C. 300 D. 293 Câu 4. Một kilôgam táo giá 6.000 đồng. Để mua được 3 kg táo cần phải trả bao nhiêu tiền? A. 12.000 đồng B. 9.000 đồng C. 6.000 đồng D. 18.000 đồng Câu 5. X - 5732 = 1293. X = ? A. 6925 B. 4439 C. 4449 D. 7025 Câu 6. Biết: A = 345 - a ; B = 354 - a Hãy so sánh A và B: A. A > B B. B > A C. Không thể so sánh được D. A = B Câu 7: 1/5 của một giờ là:? Phút A. 15 phút B. 10 phút C. 12 phút D. 20 phút Câu 8. 100 g + 48 g - 40 g = ? A. 108 g B. 140 g C. 188 g D. 148 g Câu 9. 5 m 6 cm = cm. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là A. 506 B. 5006 C. 56 D. 560 Câu 10. 8 hộp bút chì như nhau có 96 cái bút chì. Hỏi 6 hộp như thế có bao nhiêu cái bút chì? A. 18 cái. B. 72 cái. C. 12 cái. D. 62 cái. B:Tự luận
  17. Bài 1: a.Tính giá trị của biểu thức: 267 + 125 – 278 538 – 38 x 3 b.Tìm x: X : 7 = 100 + 8 X x 7 = 357 Bài 2: Một xe ô tô trong 4 giờ đi được 240 km. Hỏi trong 6 giờ ô tô đi được bao nhiêu kilômét? Bài 3:Một cửa hàng có 453 kg gạo, đã bán được 1/3 số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki- lô- gam gạo? Bài 4: Có 5 thùng sách, mỗi thùng đựng 207 quyển sách, Số sách đó chia đều cho 9 thư viện trường học. Hỏi mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển sách? Tiếng việt Bài 1: Đọc thầm bài "Chiếc áo rách" và làm bài tập: CHIẾC ÁO RÁCH Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc. Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện cùng mẹ Lan, rồi giảng bài cho Lan. Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường. (Khoanh tṛòn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây hoặc viết vào chỗ chấm): 1. Vì sao các bạn trêu chọc Lan? a. Vì Lan bị điểm kém. b. Vì Lan mặc áo rách đi học. c. Vì Lan không chơi với các bạn. 2. Khi các bạn đến thăm Lan thì thấy bạn Lan đang làm gì? a. Lan giúp mẹ cắt lá để gói bánh. b. Lan đang học bài. c. Lan đi chơi bên hàng xóm. 3. Khi đó hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, cô và các bạn đó làm gì? a. Mua bánh giúp gia đình Lan. b. Hàng ngày đến nhà giúp Lan cắt lá để gói bánh. c. Gúp tiền mua tặng Lan một tấm áo mới. 4. Câu chuyện trên khuyên em điều gì? a. Cần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn. b. Thấy bạn mặc áo rách không nên chê cười. c. Cần giúp đỡ bạn bè làm việc nhà. 5. Bộ phận in đậm trong câu: "Các bạn hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước." trả lời cho câu hỏi nào?
  18. a. Làm gì? b. Như thế nào? c. Là gì? 6. Hãy đặt một câu theo mẫu câu: Ai - làm gì? 7.Đặt một câu theo mẫu câu: Ai- thế nào? 8.Đặt một câu có sử dụng biện pháp so sánh ngang bằng? Bài 2: Hãy viết một bức thư ngắn thăm hỏi một người thân mà em quý mến.