Phiếu bài tập Lớp 2 - Tuần 6

docx 25 trang thienle22 6310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập Lớp 2 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_lop_2_tuan_6.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập Lớp 2 - Tuần 6

  1. Họ và tên: . Lớp 2A . Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2020 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ RÈN LUYỆN A. Rèn luyện, chăm sóc sức khỏe bản thân: - Con hãy thực hiện bài thể dục phát triển chung ít nhất 2 lần trong một ngày. - Thực hành rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, sau khi đi ra khỏi nhà và những lúc cần thiết. - Hạn chế xem ti vi, chơi điện thoại. - Lập thời gian biểu cho một ngày ở nhà, chú ý dành thời gian làm giúp bố mẹ các công việc vừa sức: quét nhà, dọn dẹp nhà cửa, thu và gấp quần áo B. Ôn tập kiến thức: TIẾNG VIỆT I. Đọc thầm đoạn văn sau: CON CÒ Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc sau một nấm gò. Màu thanh thiên bát ngát, buổi chiều lâng lâng. Chim khách nhảy nhót ở đầu bờ, người đánh giậm siêng năng không nề bóng xế chiều, vẫn còn bì bõm dưới bùn nước quá đầu gối. Một con cò trắng đang bay chầm chậm bên chân trời. Vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta không cất nổi chân khỏi đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình. Con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hóa. Nó thong thả đi trên doi đất. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động trong không khí. Theo Đinh Gia Trinh Đánh giậm: bắt tôm cá bằng cái giậm (đồ đan bằng tre, miệng rộng, có cán cầm) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Những con vật nào được nhắc tới trong bài: a. Con cò b. Con chim khách, con cò đ c. Con cò, con cá, con chim khách 2. Con cò xuất hiện vào lúc nào trong ngày ? a. Buổi sáng b. Buổi trưa c. Buổi chiều đ
  2. 3. Chi tiết nào nói lên dáng vẻ của con cò khi đang bay ? a. Bay vút lên bầu trời b. Bay là là rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất đ c. Bay lượn vòng trên không 4. Hình ảnh con cò toát lên vẻ đẹp gì ? a. Nhẹ nhàng, yên bình đ b. Hùng dũng, oai nghiêm c. Sôi nổi, tinh nghịch II. Luyện từ và câu: 1. Gạch dưới từ chỉ sự vật trong những khổ thơ sau: a) Hương rừng thơm đồi vắng Nước suối trong thầm thì Cọ xoè ô che nắng Râm mát đường em đi. b) Nắng chạy nhanh lắm nhé Chẳng ai đuổi được đâu Thoắt đã về vườn rau Soi cho ông nhặt cỏ Rồi xuyên qua cửa sổ Nắng giúp bà xâu kim. 2. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” a. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn tiếng chim trong các lùm cây tạo thành một bản hòa tấu. b. Buổi sáng, khi những tia nắng đầu tiên chiếu xuống, mặt hồ như được dát vàng. c. Thành phố trở nên lung linh, huyền ảo dưới ánh đèn vào ban đêm. 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: a) Mặt trời lúc hoàng hôn đỏ rực như khối cầu lửa khổng lồ. - Mặt trời lúc hoàng hôn như thế nào? đ b) Sáng sớm tinh mơ, những chú gà trống gáy vang báo hiệu một ngày mới bắt đầu. - Khi nào những chú gà trống gáy vang báo hiệu một ngày mới bắt đầu? đ c) Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt. - Các bà, các chị làm gì? đ 4. Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong đoạn văn dưới đây: Trong khu vườn nọ có một gia đình nhà ve sầu. Một chú ve sầu con đang tuổi ham chơi. Suốt ngày chú lêu lổng lang thang khắp vườn. Chú làm quen được với một thằng dế mèn con. Cả hai quậy phá khắp nơi, khiến bố mẹ chúng phải thường xuyên nghe lời phàn nàn của hàng xóm, láng giềng.
  3. (TRỌNG BẢO) 5. a) Gạch dưới chữ viết sai chính tả rồi viết lại từng từ cho đúng (Viết vào chỗ trống ở dưới) : Nghơ ngác Ngỗ nghược Ngiêm nghị Ngơ ngác Ngỗ ngược Nghiêm nghị Nge ngóng Nghi nghờ Ngô ngê Nghe ngóng. Nghi ngờ Ngô nghê b) Viết các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng : * tr hoặc ch - con tr âu /con trâu - châu báu / châu báu - lá tr e/lá tre - che chở / che chở * ngả hoặc ngã - dấu ngã/ dấu ngã - nghiêng ngả/nghiêng ngả - ngả mũ / ngả mũ -ngã ngửa/ ngã ngửa 6. Viết các từ sau vào đúng cột trong bảng : tre ngà, trẻ em, xe ngựa, học sinh, sư tử, sách vở, gà trống, lúa xuân Chỉ người Chỉ đồ vật Chỉ con vật Chỉ cây cối Trẻ em Xe ngựa Sư tử Tre ngà Học sinh đ Sách vở đ Gà trống đ Lúa xuân đ 7. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo câu kể : Ai (cái gì, con gì ) là gì ? Mẹ của em là kế toán. Hà Vy là người bạn thân nhất của em. 8. a) Viết số thứ tự 1, 2 , 3, 4, 5 vào chỗ chấm theo đúng diễn biến câu chuyện “Hai con dê” : 2 Dê trắng đi đằng kia sang. 3 Dê đen đi đằng này lại. 1 Dê đen và dê trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. 5 Chúng húc nhau, cả hai đều rơi tòm xuống suối. 4 Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào. b) Chép lại toàn bộ câu chuyện trên .
  4. TOÁN Phần 1. Bài tập trắc nghiệm : 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống : a) Tính 18 + 2 + 29 + 3 = ? A. 97 s B. 52 đ b) Tính tổng của năm số bốn: A. 5 + 5 + 5 + 5 = 20 s B. 4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 20 đ c) A. 3 x 4 = 12 , tức là 4 được lấy 3 lần s B. 3 x 4 = 12 , tức là 3 được lấy 4 lần đ 2. Nối tích với tổng thích hợp : 3. Điền dấu phép tính vào ô trống : 3 + 4 = 7 đ 3 x 4 = 12 2 + 2 = 4 2 x 2 = 4 Phần 2. Tự luận : 4. Viết tổng các số hạng bằng nhau và viết phép nhân thích hợp :
  5. 5. Có tất cả bao nhiêu lít dầu ? Cách 1 Bài giải . . . Cách 2 Bài giải . . . 6. Giải bài toán bằng phép nhân : Đoạn thẳng AD dài bao nhiêu xăng-ti-mét ? Bài giải CÙNG KHÁM PHÁ, CÙNG THỰC HÀNH (30 PHÚT) 1. Theo các con, chúng ta có thể sống không có mặt trời được không? Vì sao? 2. Vì sao bướm lại thích hoa? .
  6. 3. Hãy vẽ một bức tranh phong cảnh mà con thích ra giấy khổ A3 hoặc A4 rồi tô màu thật đẹp nhé!
  7. Họ và tên: . Lớp 2A . Thứ ba ngày 17 tháng 3 năm 2020 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ RÈN LUYỆN A. Rèn luyện, chăm sóc sức khỏe bản thân: - Con hãy thực hiện bài thể dục phát triển chung ít nhất 2 lần trong một ngày. - Thực hành rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, sau khi đi ra khỏi nhà và những lúc cần thiết. - Hạn chế xem ti vi, chơi điện thoại. - Lập thời gian biểu cho một ngày ở nhà, chú ý dành thời gian làm giúp bố mẹ các công việc vừa sức: quét nhà, dọn dẹp nhà cửa, thu và gấp quần áo B. Ôn tập kiến thức: TOÁN I. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng trong mỗi bài tập sau: Câu 1. Kết quả của phép tính: 9 + 3 + 6 = ? A. 17 B. 18 C. 11 D. 20 Câu 2. Cách đọc nào đúng? A. 3 x 4 = 12 đọc là “Bốn nhân ba bằng mười hai” B. 3 x 4 = 12 đọc là “Ba bốn mười hai” C. 3 x 4 = 12 đọc là “Ba nhân bốn bằng mười hai” Câu 3. 4 được lấy 5 lần, ta có phép nhân: A. 4 x 5 B. 5 x 4 C. 4 + 5 D. 5 + 4 Câu 4. Trong phép nhân 3 x 4 = 12 A. 3 là số hạng, 4 là số hạng, 12 là tổng. B. 3 là thừa số, 4 là thừa số, 12 là tích. C. 3 là thừa số, 4 tích, 12 là thừa số. D. 3 x 4 là thừa số, 12 là tích. Câu 5. Mỗi con chim có 2 cái chân. Hỏi 8 con chim có bao nhiêu chân? Đáp số của bài toán là: A. 14 chân B. 10 chân C. 16 con chim D.16 chân II. Tự luận: Bài 1. Đặt tính rồi tính: 37 + 35 + 18 42 + 9 + 15 25 + 25 + 25 + 25 14 + 14 + 14 + 14
  8. Bài 2. Điền dấu phép tính vào chỗ chấm: 3 4 = 7 3 4 = 12 2 2 = 4 2 2 = 4 Bài 3. Thầy giáo thưởng cho 9 bạn học sinh giỏi, mỗi bạn 2 quyển vở. Hỏi thầy cần phải mua bao nhiêu quyển vở ? Bài giải Bài 4. Viết tiếp ba số nữa: a) 8, 10, 12, , , , 20. b) 20, 18, 16, , , , 8. Bài 5. Thực hiện dãy tính: 2 x 4 + 19 = 2 x 9 + 29 = = = 3 x 6 – 5 = 100 – 2 x 8 = = = Bài 6. Một ngôi sao có 5 cánh. Hỏi 2 ngôi sao có bao nhiêu cánh sao ? Bài giải
  9. TIẾNG VIỆT I. Đọc hiểu: Đọc thầm bài Nhà Gấu ở trong rừng và làm bài tập: NHÀ GẤU Ở TRONG RỪNG Cả nhà Gấu ở trong rừng. Mùa xuân, cả nhà Gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong. Mùa thu, Gấu đi nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con cùng béo rung rinh, bước đi lặc lè, lặc lè. Béo đến nỗi khi mùa đông tới, suốt ba tháng rét, cả nhà Gấu đứng tránh gió trong gốc cây, không cần đi kiếm ăn, chỉ mút hai bàn chân mỡ cũng đủ no. Sang xuân ấm áp, cả nhà Gấu đi bẻ măng, tìm uống mật ong và đến mùa thu lại nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con lại béo rung rinh, chân lại nặng những mỡ, bước đi lặc lè, lặc lè Theo TÔ HOÀI Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Nhà gấu có những ai? A. Có gấu ông, gấu bà. B. Chỉ có gấu bố, gấu mẹ. C. Có gấu bố, gấu mẹ, gấu con. 2. Gấu ăn những gì? A. Ăn măng, ăn hạt dẻ, uống mật ong. B. Chỉ ăn măng tre trong rừng. C. Không ăn gì, chỉ ngủ. 3. Mùa nào nhà gấu không đi kiếm ăn? A. Mùa xuân B. Mùa hạ. C. Mùa thu. D. Mùa đông. 4. Đoạn văn trên cho em biết điều gì? A. Gấu là loài vật không ăn vẫn béo. B. Đặc điểm, thói quen sinh hoạt của nhà gấu. C. Gấu dự trữ thức ăn trong hang để sống qua mùa đông. 5. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: Mùa xuân, cả nhà gấu đi bẻ măng và uống mật.
  10. II. Chính tả: Nhà gấu ở trong rừng Mùa xuân, cả nhà gấu đi bẻ măng và uống mật ong. Mùa thu, gấu đi nhặt hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con béo rung rinh, bước đi lặc lè. Suốt ba tháng mùa đông, cả nhà gấu tránh rét, không đi kiếm ăn, chỉ mút hai bàn chân mỡ cũng no. III. Tập làm văn: Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) kể về một việc tốt của em (hoặc bạn em). Ví dụ : - Săn sóc mẹ khi mẹ ốm. - Cho bạn đi chung áo mưa. - Giúp đỡ cụ già đi qua đường. - Trông em nhỏ giúp đỡ hàng xóm, . Bài làm
  11. TÌM HIỂU VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG Nối hành động con tán thành vào chNữN không tán thành vàoTOKÀN 1 Chở nhiều người trên xe đạp 2 Không đi xe đạp trên vỉa hè 3 Để trẻ em ngồi trước giỏ xe 4 Khi gặp đèn đỏ phải dừng xe lại N 5 Chở trên xe hàng hóa cồng kềnh 6 Không đi xe vào đường ngược chiều Đi xe đạp hàng hai, hàng ba trên 7 đường K 8 Vừa đi vừa cầm ô che nắng (che mưa) 9 Khi đi xe đạp cần đi bên phải 10 Bỏ hai tay khi đi xe đạp
  12. Họ và tên: . Lớp 2A . Thứ tư ngày 18 tháng 3 năm 2020 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ RÈN LUYỆN A. Trắc nghiệm kĩ năng phòng virus Corona: Khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng: 1. Virus Corona lây lan như thế nào ? A. Lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh (chất thải, nước bọt, ) B. Người chăm sóc bệnh nhân có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lí các chất thải của người bệnh C. Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. 2. Rửa tay như thế nào để đảm bảo an toàn cho chính mình trong mùa dịch ? A. Rửa tay trong trung bình 10 giây B. Rửa tau thường xuyên với xà phòng và nước từ vòi C. Rửa tay kĩ sau khi đã về nhà và tháo bỏ khẩu trang 3. Rửa tay trong bao lâu là đủ ? A. Nhiều nhất 10 giây B. Nhiều nhất 15 giây C. Ít nhất 20 giây B. Ôn tập kiến thức: TIẾNG VIỆT I. Đọc đoạn văn sau: BỘ LÔNG RỰC RỠ CỦA CHIM THIÊN ĐƯỜNG Chim Thiên Đường đi tha rác về lót tổ, chuẩn bị cho mùa đông đang tới gần. Mỗi khi tìm chiếc lá đẹp, các bạn chim như: Sáo Đen, Gõ Kiến ngỏ lời xin, Thiên Đường đều vui vẻ tặng lại các bạn. Lâu lắm, Thiên Đường mới lại tìm được cụm cỏ mật khô vàng như màu nắng. Về qua tổ Chích Choè, thấy bạn ốm, tổ tuềnh toàng, Thiên Đường gài cụm cỏ che gió cho bạn. Rồi Thiên Đường lấy mỏ rứt từng túm lông mịn trên ngực mình, lót tổ cho Chích Choè. Mùa đông đến, gió lạnh buốt cứ thổi vào chiếc tổ sơ sài của Thiên Đường. Bộ lông nâu nhạt của Thiên Đường xù lên trông thật xơ xác, tội nghiệp. Chèo Bẻo bay ngang qua, thấy vậy vội loan tin cho các bạn chim. Các bạn chim lập tức bay đến sửa lại tổ giúp Thiên Đường. Chẳng mấy chốc, Thiên Đường đã có một chiếc tổ thật đẹp, vững chắc. Mỗi bạn còn rứt một chiếc lông quý, dệt thành chiếc áo tặng Thiên Đường. Từ đó, Thiên Đường luôn khoác chiếc áo rực rỡ sắc màu, kỉ niệm thiêng liêng của biết bao loài chim bè bạn. Theo Trần Hoài Dương
  13. II. Khoanh tròn vào đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu 1. Thiên Đường đã làm gì với những chiếc lá kiếm được? A. Làm một chiếc lá mới. B. Tặng cho các bạn chim. C. Lót thêm vào tổ. 2. Về qua tổ Chích Choè, thấy bạn ốm, Thiên đường làm gì? A. Xù lên trông thật xơ xác, tội nghiệp. B. Gài cụm cỏ che gió cho bạn. Rồi Thiên Đường lấy mỏ rứt từng túm lông mịn trên ngực mình, lót tổ cho Chích Choè. C. Rứt một chiếc lông quý, dệt thành chiếc áo tặng các bạn. 3. Các bạn chim làm lại tổ và tặng lông quý cho Thiên Đường vì Thiên Đường: A. Biết quan tâm, giúp đỡ bạn lúc khó khăn. B. Tìm được cụm cỏ mật khô vàng như màu nắng C. Biết lót tổ, chuẩn bị cho mùa đông đang tới gần 4. Em có nhận xét gì về chim Thiên Đường: 5. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? 6. Chim Thiên Đường được mệnh danh là loài chim đẹp nhất thế giới bởi : A. Những bộ lông sặc sỡ tuyệt mỹ cùng với những điệu nhảy xòe cánh và múa đuôi B. Luôn khoác chiếc áo rực rỡ sắc màu C. Vui vẻ cùng các loái chim khác 7. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh ? A. Chim Thiên Đường đi tha rác về lót tổ, chuẩn bị cho mùa đông đang tới gần. B. Lâu lắm, Thiên Đường mới lại tìm được cụm cỏ mật khô vàng như màu nắng. C. Bộ lông nâu nhạt của Thiên Đường xù lên, trông thật xơ xác, tội nghiệp. 8. Điền dấu phẩy vào câu “Thức ăn chủ yếu của chim Thiên Đường là trái cây côn trùng.” A. Thức ăn, chủ yếu của chim Thiên Đường là trái cây côn trùng. B. Thức ăn chủ yếu của chim, Thiên Đường là trái cây côn trùng. C. Thức ăn chủ yếu của chim Thiên Đường là trái cây, côn trùng. 9. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân: “Mùa đông đến, gió lạnh buốt cứ thổi vào chiếc tổ sơ sài của Thiên Đường.”
  14. TOÁN Bài 1: Đặt tính rồi tính: 32 – 4 100 – 56 68 – 7 83 – 25 100 – 91 Bài 2: Tìm x: x – 15 = 42 78 + x = 100 53 – x = 37 100 – x = 16 Bài 3: Anh cao 17 dm, em thấp hơn anh 9 dm. Hỏi em cao bao nhiêu đề xi mét? Tóm tắt Bài giải Bài 4: Trên cây có 37 con chim đậu. Một số con bay đi, còn lại 8 con. Hỏi có bao nhiêu con chim bay đi? Tóm tắt Bài giải Bài 5: Vẽ đường thẳng: a) Đi qua hai điểm P, Q b) Đi qua điểm M P Q M . . . Chấm thêm một điểm và đặt tên cho điểm đó để có Chấm thêm hai điểm và đặt tên cho 3 điểm thẳng hàng. hai điểm đó để có 3 điểm thẳng hàng. Bài 6: Điền số thích hợp vào ô trống: 57 - = 26 - 18 = 26 + 29 = 63 48 - = 9 27 + = 15 + 34 = 49 20 - = 15 - 16 = 37
  15. Bài 7: Một bao đường cân nặng 45kg, người ta lấy ra bớt một số ki-lô-gam đường, còn lại trong bao16kg đường. Hỏi người ta đã lấy ra bao nhiêu ki-lô-gam đường? Tóm tắt Bài giải CÙNG KHÁM PHÁ, CÙNG THỰC HÀNH (30 PHÚT) Em hãy kể lại : a. Một số loại cây trồng lấy lá mà em biết là : b. Những loại cây trồng để lấy gỗ.
  16. Họ và tên: . Lớp 2A . Thứ năm ngày 19 tháng 3 năm 2020 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ RÈN LUYỆN A. Trắc nghiệm kĩ năng phòng virus Corona: Khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng: 1. Rửa tay như thế nào sẽ đảm bảo đã rửa tay sạch ? A. Miễn rửa tay với nước và xà phòng là được, bất kể trong bao lâu B. Theo quy trình rửa tay 6 bước khuyến cáo bởi Bộ Y Tế để không bỏ sót bất cứ vị trí nào trên tay 2. Vị trí nào dễ bị bỏ qua khi rửa tay ? A. kẽ ngón tay B. Giữa móng và ngón tay C. Giữa các đường chỉ tay 3. Nếu chẳng may bị ho hoặc hắt hơi, bạn cần bảo vệ những người khác khỏi nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách nào ? A. Dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay áo che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi B. Bỏ khăn giấy vào thùng rác bất kì, gần nhất sau khi sử dụng C. Rửa sạch tay sau khi ho hoặc hắt hơi D. Đeo khẩu trang B. Ôn tập kiến thức: TOÁN Bài 1.Tính: 3 x 4 = . 4 x 4 = . 3 x 9 = . 5 x 4 = . 2 x 4 = . 4 x 6 = . 5 x 6 = . 4 x 8 = . 2 x 6 = . 4 x 9 = . 2 x 7 = . 3 x 7 = . 2 x 9 = . 5 x 7 = . 2 x 10 = . 5 x 3 = . 3 x 3 = . 5 x 6 = . 3 x 6 = . 5 x 10 = . 5 x 2 = . 4 x 2 = . 5 x 5 = . 5 x 9 = . 2 x 8 = . Bài 2. Tính và viết phép tính (theo mẫu): a, 4cm x 2 + 4cm x 3 b, 4cm x 5 + 4cm x 2 c, 4cm x 7 - 4cm x 2 = 8cm + 12cm = = = 20cm = = d, 4cm x (3 + 2) e, 4cm x (5 + 2) g, 4cm x (7 - 2) = 4cm x 5 = = = = = *Ghi nhớ: Nếu dãy tính có dấu ngoặc đơn ( ) ta làm phép tính trong ngoặc trước.
  17. Bài 3. Tính: 5 x 6 + 18 = 4 x 9 - 18 = 5 + 5 x 7 = = = = Bài 4. Mỗi bàn có 5 người ăn. Hỏi 9 bàn như thế có bao nhiêu người ăn? Bài giải Bài 5: Mỗi chai dầu đựng được 3l dầu. Hỏi 7 chai như thế có bao nhiêu lít dầu? Bài giải Bài 6. Tìm hai số có tổng là 11 và tích là 30. Bài 7. Tìm hai số có tích là 24 và hiệu là 5 Bài 8. Viết tiếp 3 số nữa vào chỗ chấm: a) 12, 15, 18, , ., ., 30. b) 24, 21, 18, , ., ., 6. Bài 9. Điền dấu + , - , x vào chỗ chấm thích hợp: 4 . 4 4 = 4 4 . 4 4 = 12 4 . 4 4 = 20 4 . 4 4 = 4 4 . 4 4 = 12 4 . 4 4 = 20
  18. TIẾNG VIỆT I. Chính tả: Nai tắm suối Những ngày hè nắng gắt, trời đất lặng gió, bạn hãy chịu khó ngồi yên ở một nơi khuất nẻo nào đó bên bờ suối, nơi quê hương của hươu nai thì bạn sẽ nhìn thấy đàn nai xuống suối. II. Tập làm văn: Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu kể về anh (hoặc chị) của em dựa vào gợi ý sau: + Anh ( chị ) em tên là gì ? Năm nay bao nhiêu tuổi ? + Anh ( chị ) em là con thứ mấy trong gia đình ? + Anh ( chị ) em học lớp mấy ? trường nào ? + Anh ( chị ) em học có giỏi không ? hoặc ngưòi đó đã có nghề nghiệp thì làm nghề gì ? + Em thích nhất điều gì ở anh ( chị) ? + Tình cảm của anh ( chị ) em đối với em như thế nào và tình cảm của em đối với anh ( chị ) em như thế nào ? Bài làm Có thể bạn chưa biết : 1, Hãy thử tra Google để tìm hiểu xem có những loại đường giao thông nào nhé! . 2, Nêu một vài phương tiện giao thông em đã thấy trên đường đi học? . . .
  19. 3, Tinh mắt - nhanh tay: Biển báo “nói” gì? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Và cuối cùng, bạn hãy nhớ luôn giữ đôi bàn tay sạch sẽ nhé. Hãy thực hành rửa tay theo 6 bước
  20. Họ và tên: . Lớp 2A . Thứ sáu ngày 20 tháng 3 năm 2020 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ RÈN LUYỆN A. Rèn luyện, chăm sóc sức khỏe bản thân: - Con hãy thực hiện bài thể dục phát triển chung ít nhất 2 lần trong một ngày. - Thực hành rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, sau khi đi ra khỏi nhà và những lúc cần thiết. - Hạn chế xem ti vi, chơi điện thoại. - Lập thời gian biểu cho một ngày ở nhà, chú ý dành thời gian làm giúp bố mẹ các công việc vừa sức: quét nhà, dọn dẹp nhà cửa, thu và gấp quần áo B. Ôn tập kiến thức: TOÁN Câu 1: Nối phép tính với kết quả đúng: Câu 2: Xem tờ lịch tháng 9 rồi điền vào chỗ chấm : Ngày 5 tháng 9 là thứ . Câu 3: 78kg – 39kg = 52l – 24l = 37 5 64cm + 18cm = . Câu 4: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm 35 15 80 10 15
  21. Câu 5: Quan sát hình rồi khoanh vào đáp án đúng (1 điểm) Trong hình vẽ bên có mấy hình tam giác A. 2 hình B. 3 hình C. 4 hình D. 5 hình Câu 6: Điền Đ hoặc S vào ô trống A.100 80 20 B. 10 5 7 9 C. 30 20 50 D. 12 4 2 7 Câu 7: Tìm x a)x 48 63 b) x 24 16 Câu 8: Nhà chú Ba nuôi 100 con gà. Nhà cô Tư nuôi ít hơn nhà chú Ba 17 con gà. Hỏi nhà cô Tư nuôi bao nhiêu con gà Bài giải Câu 9: Tìm x biết 35 < x – 18 < 37
  22. TIẾNG VIỆT I. Đọc hiểu: Đọc thầm câu chuyện sau: Quyển sổ liên lạc Ai cũng bảo bố Trung lắm hoa tay. Bố làm gì cũng khéo, viết chữ thì đẹp. Chẳng hiểu sao, Trung không có được hoa tay như thế. Tháng nào, trong sổ liên lạc, cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà. Một hôm, bố lấy trong tủ ra một quyển sổ mỏng đã ngả màu, đưa cho Trung. Trung ngạc nhiên: đó là quyển sổ liên lạc của bố ngày bố còn là một cậu học trò lớp hai. Trang sổ nào cũng ghi lời thầy khen bố Trung chăm ngoan, học giỏi. Nhưng cuối lời phê, thầy thường nhận xét chữ bố Trung nguệch ngoạc, cần luyện viết nhiều hơn. Trung băn khoăn: - Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê? Bố bảo: - Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều, chữ mới được như vậy. - Thế bố có được thầy khen không? Giọng bố buồn hẳn: - Không. Năm bố học lớp ba, thầy đi bộ đội rồi hi sinh. Nguyễn Minh Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Trong sổ liên lạc cô giáo nhắc Trung điều gì? a. Phải rèn chữ viết. b. Phải tập viết thêm ở nhà c. Phải giữ vở cẩn thận Câu 2: Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ của bố cho Trung xem để làm gì? a. Để cho Trung biết bố lúc nhỏ học cũng giỏi. b. Để cho Trung biết lúc nhỏ bố viết chữ rất đẹp. c. Để cho Trung biết lúc nhỏ bố cũng viết chữ xấu nhưng nhờ thầy khuyên bố tập viết nhiều nên ngày nay chữ mới đẹp. Câu 3: Những cặp từ nào sau đây trái nghĩa với nhau: a. Khéo – đẹp b. Khen – chê c. Cha – bố Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: Cô giáo nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà. Câu 5: Câu: "Bố làm gì cũng khéo" thuộc mẫu câu nào ? a. Ai – thế nào? b. Ai – là gì? c. Ai – làm gì?
  23. II. Chính tả: Cây và hoa bên lăng Bác Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng băng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt. III. Tập làm văn Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một người thân của em (ông, bà, bố, mẹ, cô, chú )
  24. ĐỌC TIẾNG Bài 1: Chim bói cá Trên một cành tre mảnh dẻ, một chú chim bói cá đậu coi rất cheo leo. Lông cánh nó xanh biếc như tơ, mình nhỏ, mỏ dài, lông ức màu hung nâu, coi xinh lạ. Nó thu mình trên cành tre, cổ rụt lại, đầu cúi xuống như kiểu soi gương. Nó lẳng lặng như vậy khá lâu, ai cũng tưởng nó nghỉ. 1. Chú chim bói cá đậu ở đâu ? 2. Lông cánh nó như thế nào ? Bài 2: Những ngày giáp Tết Trời ấm. Lại pha lành lạnh. Tết sắp đến. Hôm qua, cơn gió nồm hây hẩy, chiếc lá ổi cong lên, đốm đỏ gắt, vồng cải phấn trắng nở hoa vàng hơn hớn. Ai cũng lo trời nồm, bánh chưng chóng thiu, hoa cắm lọ cũng chóng tàn. Sớm nay, trời đổ gió mùa đông bắc. Gió thổi se se rung trong cuống thì là. Trời ren rét thế lại càng ra vẻ Tết 1. Hôm qua, thời tiết như thế nào ? 2. Sớm nay, thời tiết như thế nào ? Bài 3: Hoa mai vàng Những cánh hoa mai ánh lên một sắc vàng muốt, mượt mà. Một mùi thơm lựng như nếp hương phảng phất bay ra. Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào. Vì thế, khi cành mai rung rinh cười với gió xuân, ta liên tưởng đến hình ảnh một đàn bướm vàng rập rờn bay lượn. 1. Hoa mai có mùi thơm như thế nào ? 2. Khi cành mai rung rinh cười với gió xuân, tác giả liên tưởng đến hình ảnh nào ? Bài 4: Chim sẻ Trong khu vườn nọ có các bạn Kiến, Ong, Bướm, Chuồn Chuồn, Chim Sâu chơi với nhau rất thân. Sẻ cũng sống ở đó nhưng nó tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu biết hơn cả nên không muốn làm bạn với ai trong vườn mà chỉ kết bạn với Quạ. Một hôm, đôi bạn đang đứng ở cây đa đầu làng thì bỗng một viên đạn bay trứng đầu Sẻ. Sẻ hốt hoảng kêu la đau đớn. Sợ quá, Quạ vội bay đi mất. Cố gắng lắm sẻ mới bay về đến nhà. Chuồn Chuồn bay qua nhìn thấy Sẻ bị thương nằm bất tỉnh. Chuồn Chuồn gọi Ong, Bướm bay đi tìm thuốc chữa vết thương còn Kiến và Chim Sâu đi tìm thức ăn cho Sẻ.
  25. 1. Lúc đầu, Sẻ chơi với ai ? 2. Khi Sẻ bị viên đạn bay trúng đầu, Quạ, Chuồn Chuồn, Ong, Bướm đã làm gì ? Bài 5: Qua suối Trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phải qua một con suối. Một chiến sĩ đi sau sẩy chân ngã vì dẫm phải hòn đá kênh. Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc chắn để người đi sau khỏi bị ngã. 1. Khi thấy một chiến sĩ bị sẩy chân Bác Hồ đã làm gì? Điều ấy thể hiện Bác là người như thế nào?