Phiếu bài tập Lớp 2 - Tuần 5

docx 17 trang thienle22 4300
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập Lớp 2 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_lop_2_tuan_5.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập Lớp 2 - Tuần 5

  1. Họ và tên: . Lớp: 2 Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2020 Môn: Tiếng Việt 1. Tìm các từ chỉ sự vật trong các từ sau và phân thành 4 nhóm : chỉ người, chỉ đồ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối. vui vẻ, công nhân, bộ đội, kĩ sư, vàng, đỏ, công an, giáo viên, ngoan ngoãn, bàn, xe đạp, vịt, bò, thỏ, sẩu riêng, gấu, măng cụt, ô tô, nhà, cửa, chôm chôm, xoài, chạy nhảy, trâu. - Chỉ người: . - Chỉ đồ vật: . . - Chỉ con vật: . - Chỉ cây cối: . 2. Đặt câu theo từng yêu cầu sau: a) Câu có mẫu Ai là gì? . b) Câu có mẫu Cái gì – là gì? . c) Câu có mẫu Con gì – là gì? . 3. Tìm các câu có mẫu Ai là gì? trong đoạn văn sau và viết vào dòng chấm. Hoa phượng là hoa học trò. Mỗi mùa hè, phượng nở đỏ rực trên cành cây. Những chú ve sầu là bạn của mùa hè. Thật thú vị! Khi hè sang.
  2. Toán 1. Tính: 4 x 6 = 2 x 4 = 4 x 9 = 3 x 4 = 4 x 4 = 4 x 7 = 4 x 8 = 4 x 10 = 5 x 4 = 5 x 6 = 5 x 7 = 5 x 10 = 5 x 8 = 5 x 2 = 5 x 3 = 5 x 9 = 2. Tính: 4 x 3 + 6 = 5 x 5 – 12 = 34 + 4 x 5 = 67 – 4 x 6 = 3. Đặt tính rồi tính: 23 + 19 45 – 28 45 + 16 90 – 25 4. Tìm x: 34 + x = 18 x + 12 = 40 x – 23 = 29 67 – x = 20 5. Mỗi hộp có 4 bút chì. Hỏi 5 hộp như thế có bao nhiêu bút chì? Bài giải
  3. Họ và tên: . Lớp: 2 Thứ ba ngày 10 tháng 3 năm 2020 Môn: Tiếng Việt I. Chính tả: Có gì lạ Én có gì lạ? Nắng có gì lạ? Báo mùa xuân sang. Bừng sáng không gian. Đất có gì lạ? Gió có gì lạ? Nuôi cánh mai vàng. Tung bay khăn quàng. Tết có gì lạ? Bút có gì lạ? Làm em rộn ràng. Viết bài xuân sang. ( Định Hải) II. Tập làm văn: Phần thưởng của em trong học kì 1 vừa qua là buổi đi xem xiếc thú cùng với bố mẹ. Em hãy nói với bố ( khoảng 3 – 4 câu) để thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú của em.
  4. Toán 1. Đặt tính rồi tính: 16 + 8 + 35 4 + 19 + 27 8 + 8 + 8 + 8 12 + 12 + 12 2. Tính: 2 x 5 = 4kg x 6 = 3dm x 8 = 4 x 1 = 5l x 3 = 5cm x 9 = 3. Tìm x: 14 + x = 28 x + 42 = 70 x – 53 = 29 97 – x = 29 4. Mỗi đôi dép có 2 chiếc dép. Hỏi 5 đôi dép có tất cả bao nhiêu chiếc dép? Bài giải 5. Tìm số tự nhiên có hai chữ số, biết tổng các chữ só bằng tích các chữ số.
  5. Họ và tên: Lớp: 2 Thứ tư ngày 11 tháng 3 năm 2020 Môn: Tiếng Việt Nhà Nhích và Bồ Nâu Trên cây ngái sau vườn nhà tôi, vợ chồng Chích nuôi bốn chú Chích con và hai “ thằng” Bồ Nâu. Ngày ngày, vợ chồng Chích như con thoi tha mỗi về mớm cho lũ con. Lũ chim non lớn dần. Bốn chú Chích tập bay chuyền trên cây ngái, quấn quýt theo sau cha mẹ. Hai con Bồ Nâu đứng bên mép tổ,đập cánh rỉa lông, nhìn ra xa phía chân trời xa tít. Rồi đột nhiên chúng vọt lên, phóng đi giữa nắng. Vợ chông Chích hoảng hốt theo hai con Bồ Nâu một quãng, rồi thảng thốt quay về. Dưới bóng là cây ngái xanh mát, cả nhà Chích ríu ran. ( Theo Vũ Tú Nam) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau: 1. Vợ chống chim Chích nuôi những con vật nào? a. Hai con chim Bồ Nâu mới nở. b. Bồn con Chích và hai con Bồ Nâu. c. Bốn con chim Chích con mới nở. 2. Tại sao vợ chồng chim Chích hoảng hốt và thảng thốt? a. Hai con Bồ Nâu vụt bay mất. b. Lũ chim non lớn nhanh như thổi. c. Bốn chú Chích con tập chuyền cành. 3. Tình cảm của vợ chồng chim Chích với hai con Bồ Nâu như thế nào? a. Rất giận hai con Bồ Nâu. b. Thương tiếc hai con Bồ Nâu. c. Yêu thương hai con Bồ Nâu như các con của mình.
  6. 4. Từ ngữ in đậm trong câu “ Bốn chú Chích tập bay chuyền trên cây ngái.” a. Vì sao? b. Ở đâu? c. Khi nào? 5. Câu nào dưới đây có bộ phận câu trả lời câu hỏi “ Ở đâu?” ? a. Hai con Bồ Nâu nhìn ra phía chân trời xa tít. b. Dưới bóng lá cây ngái xanh mát, cả nhà Chích ríu ran. c. Vợ chồng Chích hoảng hốt bay theo hai con Bồ Nâu một quãng. 6. Dòng nào dưới đây có hình ảnh so sánh? a. Vợ chống Chích như con thoi. b. Bốn chú Chích quấn quýt theo sau cha mẹ. c. Bốn chú Chích con và hai “ thằng” Bồ Nâu.
  7. Toán Câu 1. Nối hai đồng hồ chỉ cùng thời gian vào buổi chiều hoặc buổi tối : Câu 2. Điền số thích hợp vào ô trống trong tờ lịch tháng 4 ( có 30 ngày ) Tháng 4 Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật 18 22 26 Xem tờ lịch tháng 4 rồi viết chữ thích hợp vào chỗ chấm : a) Ngày 30 tháng 4 là thứ b) Ngày 1 tháng 5 cùng năm đó là thứ c) Ngày 7 tháng 5 cùng năm đó là thứ II. Tự luận: Bài 1: Viết ( theo mẫu ) : 13 giờ gọi là 1 giờ chiều vì : 13 – 12 = 1 14 giờ còn gọi là 16 giờ còn gọi là 19 giờ còn gọi là 23 giờ còn gọi là
  8. Bài 2:. Mỗi ngày bố làm việc ở nhà máy từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều . Hỏi mỗi ngày bố làm việc mấy giờ ở nhà máy ? Bài giải Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm : a) Hôm nay là thứ ngày tháng Sau 7 ngày nữa là thứ ngày tháng b) Ngày mai là thứ ngày . tháng Bài 4: Chủ nhật tuần này là ngày 19 tháng 8 . Hỏi chủ nhật tuần sau là ngày tháng nào ? Bài giải Vậy chủ nhật tuần sau là ngày tháng Bài 5: Điền số thích hợp vào chỗ chấm . Chủ nhật tuần này là ngày 19 tháng 8. Chủ nhật tuần trước là ngày . tháng . Bài 6: Tính: a) 3 x 8 – 15 = . c) 3 x 7 – 16 = = = b) 3 x 6 + 34 = d) 3 x 8 + 28 = = = Bài 7: Mỗi giá vẽ có 3 chân. Muốn chống 4 cái giá vẽ thì cần bao nhiêu chân giá?
  9. Họ và tên: Lớp: 2 Thứ năm ngày 12 tháng 3 năm 2020 Môn: Tiếng Việt I. Chính tả: Bác Hồ với thiếu nhi Bác Hồ rất thương yêu thiếu niên, nhi đồng. Sinh thời, mặc dù rất bận nhưng hằng năm, vào ngày khai giảng năm học mới, Ngày Quốc Tế Thiếu nhi, Tết Trung thu, Bác thường viết thư, làm thơ, gửi quà cho thiếu nhi cả nước. II. Tập làm văn: Viết một đoạn văn ( khoảng 4 – 5 câu) trao đổi qua điện thoại theo một trong hai nội dung sau: a) Em gọi điện thoại hỏi thăm cô chú và các em ở quê. b) Em gọi điện chúc mừng anh hoặc chị con bác em vừa đoạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi.
  10. Toán 1. Điền dấu + ; - thích hợp: 78 52 26 = 0 29 38 3 = 70 35 35 18 = 18 11 28 39 = 78 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: Số bốn mươi lăm viết là 405 Số 31 đọc là ba một Số 79 đọc là bảy mươi chin Số sáu mươi hai viết là 62 Số tám mươi tám viết là 808 Số 55 đọc là năm mươi năm 3. Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là: 19 và 7 45 và 18 29 và 25 36 và 28 4. Túi gạo nếp nặng 25kg và nhẹ hơn túi gạo tẻ 19kg. Hỏi tú gạo tẻ nặng bao nhiêu ki – lô – gam ? Bài giải . 5. Số cân của Cường là số có hai chữ số giống nhau có hàng chục bằng 3. Số cân của Thọ là số lớn nhất có hai chữ số có hàng chục bằng 2. Hỏi cả hai bạn cân nặng bao nhiêu ki – lô – gam ? Bài giải
  11. 6. Dì Năm bán cá ở cửa hàng. Sau khi bán 28kg cá chép thì số cá chép còn lại là hai chục ki – lô – gam. Số cá chép lúc chưa bán nhiều hơn cá da trơn 16kg. Hỏi: a) Trước khi bán, cửa hàng dì có bao nhiêu ki – lô – gam cá chép? b) Dì Năm có bao nhiêu ki – lô – gam cá da trơn bán ở cửa hàng? c) Cửa hàng dì có bao nhiêu ki – lô –gam cá cả hai loại? Bài giải
  12. Họ và tên: Lớp: 2 Thứ sáu ngày 13 tháng 3 năm 2020 Môn: Tiếng Việt Dê Đen và Dê Trắng Vào một buổi sáng mùa đông giá rét, Dê Đen và Dê Trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Dê Đen đi từ bên này sang, Dê Trắng đi từ bên kia lại. Thỏ Nâu thấy vậy bèn nói lớn: “Hai bạn ơi, cầu hẹp lắm! Phải lần lượt mà qua mới được!”. Nhưng hai con dê ngang ngược không chịu nhường nhau. Chúng vẫn cứ đi. Đến giữa cầu, Dê Đen nói: - Này, con Dê Trắng kia, mày tránh ra cho ta đi trước! Dê Trắng tức giận, bảo: - Ta không tránh! Không con nào chịu nhường bước cho con nào. Chúng húc nhau và cả hai cùng rơi tõm xuống suối sâu. ( Theo La Phông – ten) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất: 1. Thỏ Nâu khuyên Dê Đen và Dê Trắng điều gì? a. Đừng qua cầu. b. Cầu rất hẹp, đừng qua. c. Phải nhường nhau qua cầu. 2. Dê Đen và Dê Trắng làm gì sau lời khuyên của Thỏ Nâu? a. Không đi qua cầu. b. Nhường nhau qua cầu. c. Vẫn đi qua cầu, húc nhau, cãi nhau. 3. Tại sao Dê Đen và Dê Trắng rơi xuống suối? a. Vì cầu hẹp và rất trơn. b. Vì chúng không nhường nhau. c. Vì trời mưa, rét, cầu hẹp và trơn. 4. Bộ phận nào trong câu “Thỏ Nâu là con vật khôn ngoan.” trả lời câu hỏi “Là gì?” ? a. Thỏ Nâu. b. Là con vật c. Là con vật khôn ngoan.
  13. * Luyện từ và câu: 1. Gạch chân dưới những từ chỉ hoạt động trong dãy từ sau: học, đọc, viết, chạy, uống nước, sách vở, vẽ, đá bóng, bàn ghế, lái xe 2. Đặt 1 câu trong đó có sử dụng từ chỉ hoạt động trong bài 1: 3. Nối từ ở cột A với từ thích hợp ở cột B để tạo câu theo mẫu Ai là gì? A B Hoa cúc là thắng cảnh của nước ta. Gà trống là nắng của mùa thu. Sư tử là sứ giả của bình minh. Hạ Long là chúa sơn lâm. 4. Viết các từ sau vào đúng cột trong bảng: tre ngà, trẻ em, xe ngựa, học sinh, sư tử, sách vở, gà trống, đu đủ Chỉ người Chỉ đồ vật Chỉ con vật Chỉ cây cối 5. Đặt dấu phẩy thích hợp vào câu văn sau: Chúng em luôn ngoan ngoãn vâng lời ông bà cha mẹ. 6. Câu “Em không đi xem phim” có nghĩa giống câu nào? A. Em không đi xem phim đâu ! B. Em đâu có đi xem phim ! C. Cả A và B đều đúng.
  14. Toán 2. Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là: 38 và 29 45 và 46 57 và 23 17 và 28 3. Tính: 56 – 6 + 25 = 35 + 35 + 7 = 37 + 39 – 12 = 12 + 29 + 34 = 4. Tìm x: x + 23 = 65 45 + x = 95 x - 12 = 38 28 – x = 9 5. Lớp 2A có 28 học sinh, lớp 2B có 35 học sinh. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh? Bài giải 6. Vẽ thêm 2 nét vào hình bên để được 3 hình tam giác và 3 hình tứ giác.
  15. ĐỌC TIẾNG Đề 1 Cá rô lội nước Những bác rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ chúng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước. (Theo Tô Hoài) ? Câu 1. Cá rô có màu như thế nào? Câu 2. Mùa đông, cá rô ẩn náu ở đâu? Câu 3. Đàn cá rô lội ngược trong mưa tạo ra tiếng động như thế nào? Đề 2 Ba điều uớc Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi. Lần kia, gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kế, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui. Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rồi cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê. Lò rèn của Rít lại đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng mơ ước. ? Câu 1. Chàng Rít được tiên ông tặng cho những gì ? Câu 2: Chuyện gì xảy ra với Rít khi chàng có của ?
  16. Đề 3 Lòng mẹ Đêm đã khuya. Mẹ Thắng vẫn ngồi cặm cụi làm việc. Chiều nay trời trở rét. Mẹ cố may cho xong tấm áo để ngày mai Thắng có thêm áo ấm đi học. Chốc chốc, Thắng trở mình, mẹ dừng mũi kim, đắp lại chăn cho Thắng ngủ ngon. Nhìn khuôn mặt sáng sủa, bầu bĩnh của Thắng, mẹ thấy vui trong lòng. Tay mẹ đưa mũi kim nhanh hơn. Bên ngoài, tiếng gió bấc rào rào trong vườn chuối. ? 1. Mẹ Thắng ngồi làm việc vào lúc nào? 2. Mẹ Thắng làm gì? 3. Vì sao mẹ phải cố gắng may cho xong chiếc áo trong đêm? 4. Vì sao làm việc khuya mà mẹ vẫn thấy vui? Đề 4: Quả sầu riêng Sầu riêng có họ hàng xa với mít nhưng quả bé hơn. Gai quả sầu riêng vừa to vừa dài, cứng và sắc. Vỏ dày như vỏ quả mít nhung cứng và rất dai. Khi quả chín muồi, vỏ sầu riêng tự tách ra thành bốn hoặc năm mảnh theo chiều dọc, để lộ những múi sầu riêng béo ngậy, nằm gối lên nhau trong các khe hở. Cơm (còn gọi là cùi) sầu riêng màu ngà hoặc màu mỡ gà bọc quanh hạt. Cơm càng dày thì càng ngọt, béo và thơm. ( Theo Phạm HữuTùng ) ? 1. Sầu riêng có họ hàng xa với quả gì ? 2. Gai quả sầu riêng như thế nào ? Vỏ sầu riêng có đặc điểm gì ?
  17. Đề 5: NHỮNG CON CHIM NGOAN Tôi vừa đặt chân tới mép vũng nước, chợt thấy ba con chim non vừa bơi qua, còn một con mới đến bờ. Chim mẹ thấy tôi, khẽ ra lệnh: -Pi u! Nằm xuống! Ba con chim non nhất tề nằm rạp xuống bãi cỏ. Riêng con thứ tư nằm bẹp ngay xuống nước. Tôi đến cạnh chú chim ấy. Nó vẫn không nhúc nhích. Toàn thân nó ướt sũng. Thương quá, tôi nhẹ nâng chú chim đặt lên bờ. Nó vẫn nằm như chết. Tôi thư bước đi. Chim mẹ nấp đâu đó, hốt hoảng gọi bầy con: -Cru, cru ! Nhảy lên! Chạy đi! Loáng một cái, cả bốn con chim non bật dậy, vừa kêu chích chích, vừa cắm cổ chạy đến với mẹ. “ À ra thế! Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”. THEO N.XLA-TKÔP ? 1. Nghe lệch “ Nằm xuống!” của chim mẹ, con chim non thứ tư đã làm gì? 2. Nghe chim mẹ gọi “ Nhảy lên! Chạy đi!”, cả bốn con chim non đã làm gì?