Phiếu bài tập Lớp 2 - Tuần 4

docx 24 trang thienle22 6160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập Lớp 2 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_lop_2_tuan_4.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập Lớp 2 - Tuần 4

  1. Họ và tên: . Lớp: 2 Thứ hai ngày 2 tháng 3 năm 2020 Môn: Tiếng Việt 1.Em hãy đọc thầm bài : “ Cái trống trường em” Cái trống trường em Buồn không hả trống Cái trống lặng im Kìa trống đang gọi Mùa hè cũng nghỉ Trong những ngày hè Nghiêng đầu trên giá Tùng! Tùng! Tùng! Tùng! Suốt ba tháng liền Bọn mình đi vắng Chắc thấy chúng em Vào năm học mới Trống nằm ngẫm nghĩ. Chỉ còn tiếng ve ? Nó mừng vui quá Giọng vang tưng bừng. 2.Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng Câu 1: Bạn học sinh xưng hô như thế nào với cái trống trường? A. Kính trọng B. Thân mật, gần gũi. C. Lạnh nhạt. Câu 2: Nội dung chính của bài là gì ? A. Tả cái trống trường em. B. Nỗi buồn của cái trống trường em trong ba tháng hè. C. Thể hiện tình cảm thân ái gắn bó của bạn học sinh với cái trống trường và trường học. Câu 3: Dòng nào dưới đây đều là các từ chỉ sự vật? A. Cái trống, buồn, đi vắng. B. Cái trống, chúng em, ve, trường. C. Ngày hè, nằm, ngẫm nghĩ. Câu 4. Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong các câu sau: a) Bạn Lan đang chăm chú làm bài tập. b) Bố đang giảng bài cho em. Câu 5. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau: a) Bạn Mai là học sinh giỏi ở khối lớp Hai. b) Cái trống trường là bạn của các học sinh.
  2. Toán Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C ( là đáp sốkết quả tính). Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 1 , Cho hình vẽ: a)Số hình vuông có trong hình vẽ là: A. 4 B. 5 C. 6 b)Số hình tam giác có trong hình vẽ là A. 4 B. 5 C. 6 2, Cho phép tính: 53 – 36 . Kết quả của phép tính trên là: A. 27 B. 17 C. 37 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: a/ 85 – 39 = ? A. 45 B. 46 C. 55 D. 56 b/ 29 – 5 + 15 = ? A. 49 B. 39 C. 19 D. 9 4. Viết các số vào ô trống: Đọc Viết Tám mươi lăm Chín mươi chín Phần 2: 1. Đặt tính rồi tính: 43 + 57 92 – 75 100 – 25 78 + 5 2. Tìm x a/ x – 22 = 38 b/ x + 14 = 4 c/ 78 – x = 19 3. Một cửa hàng buổi sáng bán được 45 kg đường, buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 24 kg đường. Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki lô gam đường?
  3. 4. Giải bài toán: Lan hái được 34 bông hoa, Mai hái được ít hơn Lan 8 bông hoa. Hỏi Mai hái được bao nhiêu bông hoa? Bài giải
  4. Họ và tên: Lớp: 2 Thứ ba ngày 3 tháng 3 năm 2020 Môn: Tiếng Việt I. Chính tả: Khỉ mũi dài Khỉ mũi dài là một loài khỉ quý hiếm sống chủ yếu ở vùng Đông Nam châu Á. Khỉ mũi dài rất thích đu mình trên cành cây cao. Chúng bơi giỏi, lặn giỏi và có thể vượt qua cả những con suối lớn. II. Tập làm văn: Em hãy viết từ 5 đến 7 câu về những việc làm tốt em đã giúp bố mẹ trong những ngày nghỉ dài.
  5. Toán Phần 1: 1.Nối: 57 20 + 30 84 - 27 50 24 40 - 16 65 + 35 100 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a. 87; 88; 89; .; .; ; ; 94; 95 b. 82; 84; 86; ; ; ; ;97; 98 3. a/ Xem lịch rồi cho biết: Thứ hai 7 14 21 28 Thứ ba 1 8 15 22 29 11 Thứ tư 2 9 16 23 30 Thứ năm 3 10 17 24 Thứ sáu 4 11 18 25 Thứ bảy 5 12 19 26 Chủ nhật 6 13 20 27 - Tháng 11 có ngày. - Có ngày chủ nhật. b) Viết tiếp vào chỗ chấm 19 giờ hay .giờ tối 23 giờ hay giờ đêm 4.Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:Hình bên có: A. 3 hình tam giác B. 5 hình tam giác C. 4 hình tam giác D. 6 hình tam giác
  6. Phần 2: Bài 1.Đặt tính rồi tính : a) 95 - 57 b) 46 + 58 c) 100 - 29 d) 26 + 43 Bài 2. Tìm x: 29 + x = 52 x – 35 = 47 Bài 3.Một cửa hàng đồ chơi có 74 ô tô và máy bay, trong đó có 38 máy bay.Hỏi cửa hàng đó có bao nhiêu ô tô ? Bài giải Bài 4.Có hai thùng đựng nước. Sau khi chuyển từ thùng thứ hai sang thùng thứ nhất 12 lít thì số lít nước trong hai thùng bằng nhau. Hỏi lúc đầu thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu lít nước ? Bài giải
  7. Họ và tên: Lớp: 2 Thứ tư ngày 4 tháng 3 năm 2020 Môn: Tiếng Việt CON CHÓ BUN-KA CỦA TÔI Tôi có một con chó nhỏ. Tên nó là Bun-ka, lông nó đen tuyền, trừ hai đầu bàn chân trước màu trắng. Mõm nó to, mắt to, đen óng ánh. Răng nó trắng, lúc nào cũng nhe ra. Nó không dữ và chẳng cắn ai bao giờ. Nhưng nó vô cùng mạnh mẽ và bền bỉ. Khi nó bám vào cái gì thì hai hàm răng của nó cắn chặt đến nỗi nó dính vào đó như một mớ giẻ. Một hôm, nó được suỵt xông vào một con gấu trắng. Nó ngoạm vào tai gấu và cứ bám mãi như một con đỉa. Con gấu cào và lắc tứ tung vẫn không tài nào thoát ra được. Cuối cùng gấu lăn ra đất định đè bẹp Bun-ka nhưng con chó chỉ chịu buông ra khi mọi người lấy nước lạnh dội vào nó. Tôi có nó từ khi nó bé tí và tự tay tôi đã nuôi nấng nó. Khi đi Cáp-ca không thể đem nó theo, tôi đã nhốt nó lại và lén ra khỏi nhà. Đến trạm dừng chân đầu tiên, tôi chợt thấy trên đường có cái gì đó vừa đen vừa óng ánh. Đó là con Bun-ka với chiếc vòng cổ bằng đồng. Nó lao đến nhảy chồm vào người tôi, liếm tay tôi rồi nằm lăn dưới bóng râm của xe trượt tuyết. Lưỡi nó thè ra như một bàn tay. Nó thở hồng hộc, hai bên sườn run rẩy, nó quằn quại, đuôi đập xuống đất. Sau đó, tôi được biết rằng, khi tôi ra đi, nó đã nhảy qua cửa sổ làm vỡ cả cửa kính. Và theo dấu vết tôi, nó đã chạy nước đại trên quãng đường dài gần hai chục dặm. (Theo Lép Tôn-xtôi) II. Khoanh tròn vào đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu: 1. Chú chó Bun-ka có đặc điểm gì về hình dáng? A. Lông màu vàng, mõm nhỏ, mắt màu nâu. B. Lông đen tuyền, hai đầu bàn chân trước màu trắng, mõm to, mắt to, đen óng ánh, răng trắng. C. Lông màu trắng, mắt nhỏ, đen tròn. 2. Tính tình của chú chó Bun-ka như thế nào? A. Dữ tợn, hay cắn mọi người. B. Hiền lành, nhút nhát. C. Không dữ và chẳng cắn ai bao giờ, nhưng mạnh mẽ và bền bỉ.
  8. 3. Những chi tiết nào được dùng để tả sự mạnh mẽ và bền bỉ của Bun-ka khi xông vào cắn gấu? A. Nó ngoạm vào tai con gấu và bám mãi như một con đỉa, gấu cào và lắc tứ tung vẫn không thoát ra được. B. Bun-ka được suỵt xông vào con gấu. C. Gấu lăn ra đất định đè bẹp Bun-ka nhưng Bun-ka cũng không chịu buông tha. 4. Chú chó Bun-ka đã vượt qua những khó khăn gì để đi theo chủ? A. Chú nhảy qua cửa sổ, nằm trên xe trượt tuyết. B. Chú nhảy qua cửa sổ, làm vỡ cả cửa kính và chạy nước đại gần hai chục dặm theo dấu xe trượt tuyết. C. Chú chạy gần hai chục dặm trong ngày hè nóng nực. 5. Những chi tiết nào trong bài nói lên tình cảm của chú chó Bun-ka khi gặp được chủ? A. Nó lao đến, nhảy chồm vào người chủ, liếm chủ, nằm lăn dưới bóng râm của xe trượt tuyết. B. Nó run rẩy, quằn quại người, đuôi đập xuống đất. C. Đuôi nó ngoáy tít. 6. Qua bài đọc trên, em có nhận xét gì về chú chó Bun-ka? 7. Những từ nào viết sai chính tả? a. chăn b. chiếu c. chậu d. chum e. trạn g. chĩnh h. trõng k. trén 8. Gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa trong các câu sau: a) Việc nhỏ nghĩa lớn. b) Chết vinh còn hơn sống nhục. c) Chân cứng đá mềm. d) Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. 9. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Thế nào?” trong các câu sau: Chú gà trống nhà em đẹp làm sao! Bộ lông của chú vàng óng, mượt như tơ. Cái mào của chú đỏ chót. Cái mỏ vàng cong cong. 10. Chú chó Bun-ka trong câu chuyện "Con chó Bun-ka của tôi" được tác giả Lép Tôn- xtôi miêu tả rất đẹp, mạnh mẽ và tình nghĩa. Em cũng biết một con vật nuôi trong nhà rất đáng yêu. Hãy viết một đoạn văn ngắn vào vở HDH nói về con vật đó dựa vào những câu hỏi gợi ý sau: - Đó là con vật nào? - Hình dáng của nó có gì đặc biệt? Lông nó màu gì? Mắt nó ra sao? - Tính tình của nó như thế nào? - Tình cảm của nó với em như thế nào? - Em đã chăm sóc và bảo vệ nó ra sao?
  9. Toán 1. Viết số thích hợp vào ô trống Số hạng 36 19 29 Số hạng 25 25 32 Tổng 60 80 Số bị trừ 89 60 90 Số trừ 4 34 Hiệu 25 34 38 2.Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 2 x 5 = 3 x 3 = 4 x 1 = 5 x 1 = 2 x = 12 3 x = 15 4 x 4 = 5 x 5 = 2 x = 4 3 x 8 = 4 x = 28 5 x = 40 2 x = 8 3 x 1 = 4 x = 36 5 x = 15 2 x = 16 3 x = 12 4 x = 20 5 x = 30 2 x 1 = 3 x = 27 4 x 8 = 5 x 9 = 2 x 7 = 3 x = 21 4 x 2 = 5 x 2 = 2 x = 50 3 x 2 = 4 x = 24 5 x = 35 5 x 2 = . 3. Tìm x: a) 52 - x = 25 b) x - 34 = 46 c) x + 45 = 61 d) 78 + x = 90
  10. 4. Một cái bàn có 4 chân, hỏi 3 cái bàn có tất cả bao nhiêu chân? 5. Có tất cả 2 lọ hoa. Mẹ cắm 3 bông hoa vào một lọ. Hỏi cần có bao nhiêu bông hoa để cắm đủ số lọ? 6. Một can chứa 5l nước. Hỏi 4 can chứa được bao nhiêu lít nước? 7.Có 3 hộp bánh mà mỗi hộp đựng 5 chiếc bánh. Hỏi có tất cả bao nhiêu chiếc bánh? 8. Một con mèo có bốn chân còn một con gà thì có hai chân. Hỏi 3 con mèo và 5 con gà có tất cả bao nhiêu chân?
  11. Họ và tên: . Lớp: 2 Thứ năm ngày 5 tháng 3 năm 2020 Môn: Tiếng Việt I. Chính tả: Kho báu của tôi Kho báu của tôi ! Đó là những cuốn truyện bố mang về với lời đề tặng. Có khi đó là những truyện cổ mẹ cắt ra từ báo và dán lại hoặc quyển truyện tranh bằng tiếng Nga bố đã cặm cụi dịch ra tiếng Việt. Những quyển truyện ấy có khi hơi cũ một tí, có khi lại mất bìa dù đã được bọc lại cẩn thận và phần nhiều là truyện tranh không màu. Dù vậy, những câu chuyện vẫn mở ra một thế giới kì thú cho một cô bé sáu tuổi là tôi. II. Tập làm văn : Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 6 câu) kể về ông (hoặc bà) của em.
  12. Toán Phần 1: 1. Viết số thích hợp vào ô trống: Số bị trừ 83 52 94 Số trừ 57 28 Hiệu 39 45 76 2. Dưới đây là tờ lịch tháng 1 năm 2016: THÁNG 1 Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy Chủ nhật 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Nhìn vào tờ lịch trên hãy điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm: a) Ngày 8 tháng 1 là thứ . ; ngày 25 tháng 1 là thứ b) Trong tháng 1, các ngày thứ bảy là ngày: 3. Tính: 18kg – 9kg = 100l – 24l = . 37dm + 5dm = 64cm + 8cm = . 4. Sắp xếp các số 48; 21; 9; 82 a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: . b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: .
  13. 5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: D M a) Ba điểm A, B, C thẳng hàng. B b) Ba điểm A, D, B thẳng hàng. C A c) Ba điểm A, D, B không thẳng hàng. E Phần 2: 1. Đặt tính rồi tính: 76 + 27 42 – 19 48 + 52 100 – 25 2. Tìm x: x – 33 = 19 42 – x = 25 39 + x = 61 x + 37 = 63 3. An nặng 32kg, Bình nặng hơn An 18kg. Hỏi Bình cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ? Bài giải
  14. 4. Cô bán hàng có 10l dầu dừa, cô muốn đổ vào ba loại can: 5l, 2l và 1l. Em tính giúp xem cô cần mỗi loại mấy chiếc can Bài giải
  15. Họ và tên: Lớp: 2 Thứ sáu ngày 6 tháng 3 năm 2020 Môn: Tiếng Việt I. Đọc đoạn văn sau: KHO BÁU CỦA TÔI Kho báu của tôi! Đó là những cuốn truyện bố mang về với lời đề tặng. Có khi đó là những truyện cổ mẹ cắt ra từ báo và dán lại hoặc quyển truyện tranh bằng tiếng Nga bố đã cặm cụi dịch ra tiếng Việt. Những quyển truyện ấy có khi hơi cũ một tí, có khi lại mất bìa dù đã được mẹ bọc lại cẩn thận và phần nhiều là truyện tranh không màu. Dù vậy, những câu chuyện vẫn mở ra một thế giới kì thú cho một cô bé sáu tuổi là tôi. Một lần, tôi thấy thằng Tun có cuốn sách Bác sĩ Ai-bô-lít. Quyển sách to, dày, những trang giấy bóng loáng, thơm ơi là thơm và đầy những con vật kì lạ. Tôi bần thần cả người vì mê quyển sách đến mức mơ thấy bố tặng tôi quyển sách ấy và kì lạ là để nó trong tủ lạnh. Tôi đã kể giấc mơ ấy cho mẹ. Thế rồi, sau chuyến công tác của bố, tôi đã tìm thấy quyển sách ấy trong tủ lạnh, giống hệt như trong mơ. Khi ấy tôi sáu tuổi, tôi không để ý rằng những bữa cơm chỉ có tôi được ăn thịt cá, còn bố mẹ giành phần ăn rau “cho mát”. Tôi không để ý rằng trong những ngày tháng khó khăn ấy, bố mẹ đã không để cho tôi cảm thấy mình thiếu thốn. Và tôi không thiếu sách bao giờ. Tôi chỉ biết là bố mẹ đã mang đến một phép lạ, phép lạ đầy màu sắc. Màu sắc ấy tôi không nhìn thấy từ những quyển sách in màu bóng loáng. Tôi nhìn thấy nó từ những trang báo mẹ cắt ra để dành cho tôi, từ những chữ in hoa bố viết trên băng giấy dán trên quyển sách dịch, từ nụ cười của bố mẹ khi tôi mở cánh cửa tủ lạnh ra, như mở ra cánh cửa đến một thế giới diệu kì mà bố mẹ đã tạo dựng cho tôi. (Theo Đỗ Trần Mai Trâm) II. Khoanh tròn vào đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu: 1. “Kho báu” của bạn nhỏ trong câu chuyện là gì? A. Một tủ toàn đồ chơi rất đẹp. B. Những cuốn truyện bố mẹ mang về. C. Một con lợn đất đầy tiền xu. 2. Do đâu mà bạn nhỏ có được “kho báu” đó? A. Do bạn bè tặng. B. Do bạn nhỏ mua bằng tiền mừng tuổi của mình. C. Do bố mẹ bạn dày công sưu tầm.
  16. 3. Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện tình yêu thương của bố mẹ dành cho bạn nhỏ? A. Cặm cụi cắt dán, dịch những quyển truyện cho con. B. Bố mẹ chỉ ăn rau, dành thịt cá cho con, dành dụm tiền để mua quyển sách mà con yêu thích. C. Trong những năm tháng khó khăn, bố mẹ đã không để cho bạn nhỏ cảm thấy mình bị thiếu thốn. D. Bố mẹ đưa bạn nhỏ đi du lịch. 4. Điều gì đã tạo ra phép lạ đầy màu sắc và thế giới diệu kì của bạn nhỏ? A. Màu sắc của cuốn sách in màu bóng loáng bố mẹ đã mua cho bạn nhỏ. B. Những tri thức kì diệu nằm trong những quyển sách bố mẹ dành cho bạn nhỏ. C. Tất cả tình yêu thương mà bố mẹ đã dành cho bạn nhỏ. 5. Em có nhận xét gì về bố mẹ của bạn nhỏ? 6. Theo em, khi gọi những gì bố mẹ dành cho mình là “kho báu của tôi”, bạn nhỏ muốn bày tỏ tình cảm gì? Hãy viết từ một đến hai câu để trả lời. 7. Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? Những trang giấy bóng loáng, thơm ơi là thơm. A. Là gì? B. Làm gì? C. Thế nào? 8. Điền ai hay ay vào chỗ chấm(thêm dấu thanh cho thích hợp): a) máy b b) ban m c) nước ch d) bàn t e) sai tr g) s sưa 9. Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau: Mùa xuân, trên những cành cây mọc đầy những lá non xanh biếc. Hoa chanh, hoa bưởi tỏa hương thơm ngát. Những cánh hoa trắng muốt rắc đầy sân. Mùa xuân, tiết trời ấm áp. Những cây rau trong vườn mơn mởn vươn lên đón ánh nắng tươi ấm của mặt trời.
  17. 10. Xếp những từ sau vào ô thích hợp trong bảng: bộ đội, học sinh, làm, nhìn, trâu, ghế, học tập, ghi chép, nhảy múa, sách vở, điện thoại, đèn, khuyên bảo, hứa. Từ chỉ người, vật, con vật Từ chỉ hoạt động M: học sinh M: khuyên bảo
  18. Toán Bài 1: Nối phép tính với kết quả: 8 + 4 12 - 6 9 + 6 18 - 9 8 + 6 2 x 7 7 + 8 3 x 5 12 - 8 3 x 4 9 12 6 4 15 14 Bài 2: Viết số vào chỗ chấm: 3 x = 21 4 x = 20 x 7 = 28 3 x = 24 2 x = 18 5 x = 35 x 6 = 30 x 3 = 12 Bài 3: Đặt tính rồi tính: 38 + 25 45 + 55 100 - 7 81 - 27 Bài 4: Nối (theo mẫu): a. 92 – 36 + 27= 1. 28 – 9 + 16 b. 23 + 18 – 36= 2. 45 – 27 + 65 c. 45 – 37 + 56= 3. 46 + 37 – 12 d. 75 – 28 + 24= 4. 13 + 9 – 17 e. 25 + 36 – 26= 5. 82 – 56 + 38 Bài 5: Mẹ mang 47 quả trứng ra chợ bán. Sau khi mẹ bán một số quả thì còn lại một chục quả. Hỏi mẹ đã bán bao nhiêu quả trứng? Bài giải
  19. Bài 6: Em cao 87cm. Nếu em cao thêm 13cm nữa thì em sẽ cao bằng chị Hỏi chị cao bao nhiêu đề-xi-mét? Bài 7: Với một cái can 3 lít và một cái can 5 lít. Làm thế nào em có thể đong được 2 lít dầu từ một thùng dầu? Bài 8: Điền chữ số vào chỗ 6 + 6 = 100 7 + 3 = 91 100- 5 = 5 8 - 7 = 54 Bài 9: Có 67 lít dầu đựng trong hai thùng. Sau khi chuyển 8 lít từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì thùng thứ hai có 33 lít. Trước khi chuyển: a. Thùng thứ hai có lít b. Thùng thứ nhất có lít Bài 10: Tìm x: a. x + 36 = 94 - 29 b. x- 27 = 95 - 38 c. x- 38 = 86 - 48 d. 36 + x = 86 – 29
  20. Bài 11: Kéo dài đoạn thẳng AB thêm 15cm thì đoạn AB vẫn ngắn hơn đoạn CD 25cm. Khi chưa kéo dài thì đoạn AB ngắn hơn đoạn CD dm. Bài 12: Từ 12 giờ đêm hôm trước đến: a. 9 giờ sáng hôm sau có giờ. b. 11 giờ trưa hôm sau có giờ. c. 8 giờ tối hôm sau có giờ. d. 10 giờ đêm hôm sau có giờ. Bài 13: Mỗi tuần Lan đi học 5 ngày. Hỏi 4 tuần Lan đi học bao nhiêu ngày? Bài 14: Lớp em xếp thành 9 hàng mỗi hàng có 4 bạn. Hỏi lớp em có bao nhiêu bạn? Bài 15: Mẹ đổ số gạo mẹ có vào 5 túi, mỗi túi có 3kg thì còn thừa 2kg. Vậy số gạo mẹ có là kg Bài 16: Hình sau có: a. 11 tứ giác b. 6 tứ giác c. 3 tứ giác Bài 17: Đúng ghi Đ, sai ghi S: a. Ba điểm A,B,C thẳng hàng M b. Ba điểm A,D,B thẳng hàng D c. Ba điểm A,D,B không thẳng hàng B A d. Ba điểm D,B,E thẳng hàng C e. Ba điểm E,C,M thẳng hàng E f. Ba điểm B,E,C không thẳng hàng
  21. Đọc tiếng Đề 1: SƯ TỬ VÀ KIẾN CÀNG Sư tử chỉ kết bạn với các con vật to khỏe như mình và cho rằng những con vật bé nhỏ chẳng có ích gì. Một lần, Kiến Càng đến xin kết bạn với Sư Tử, liền bị Sư Tử xua đuổi. Một hôm, Sư Tử cảm thấy đau nhức trong tai, không thể ra khỏi hang được. Bạn bè của Sử Tử đến thăm, Sư Tử nhờ các bạn chữa chạy giúp. Nhưng Voi, Hổ, Gấu, đều từ chối, mặc cho Sư Tử đau đớn. Nghe tin Sư Tử đau tai, Kiến Càng không để bụng chuyện cũ, vào tận hang thăm Sư Tử. Kiến Càng bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con rệp. Sư Tử khỏi đau, hối hận vì đã đối xử không tốt với Kiến Càng. Sư Tử vội vàng xin lỗi Kiến Càng và từ đó coi Kiến Càng là người bạn thân nhất. Câu hỏi: 1.Ai đã bị Sư Tử từ chối kết bạn ? 2. Vì sao Sư Tử không kết bạn với con vật đó ?
  22. Đề 2: Chim sơn ca Trưa mùa hè, nắng vàng như mật ong trải nhẹ trên khắp các cánh đồng cỏ. Những con sơn ca đang nhảy nhót trên sườn đồi. Chúng bay lên cao và cất tiếng hót. Tiếng hót lúc trầm, lúc bổng, lảnh lót vang mãi đi xa. Bỗng dưng lũ cơn ca không hót nữa mà bay vút lên nền trời xanh thẳm. Câu hỏi: Chim sơn ca nhảy nhót ở nơi nào trong buổi trưa hè ? Đề 3: Hai con chim Khi tia nắng óng ánh vừa rơi xuống chỗ ẩn nấp, con chim lớn mở choàng mắt. Nó giũ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài để nắng sưởi ấm cho chim bé. Con chim bé đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên. Câu hỏi: Khi tia nắng rơi xuống chỗ ẩn nấp, chim lớn nhích ra ngoài để làm gì ? Đề 4: Hai anh em Ngày xưa có hai anh em mồ côi cha mẹ. Hằng ngày , anh lên rừng kiếm củi bán lấy tiền nuôi em. Cô em ở nhà chăm sóc mảnh vườn, ca hát, vui đùa với bầy chim nhỏ. Tiếng hát của cô bé được gió mang đi rất xa, lọt vào tai quỷ dữ.Quỷ tìm cách bắt cô bé và bầy chim, nhốt vào lồng sắt để hát cho nó nghe. Câu hỏi: Quỷ dữ bắt cô bé và bầy chim nhốt vào lồng sắt để làm gì ?
  23. Đề 5: Tây Nguyên giàu đẹp Tây Nguyên đệp lắm. Mùa xuân và mùa thu ở đây trời mát dịu, hương rừng thoang thoảng đưa. Bầu trời trong xanh, tuyệt đẹp. Bên bờ suối, những khóm hoa đủ màu sắc đua nở. Đàn ong dập dìu bay đi khắp nơi hút nhụy hoa về làm mật. Câu hỏi: Trời Tây Nguyên mát dịu vào những mùa nào ?