Ôn tập Văn học 6

pdf 4 trang thienle22 4690
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Văn học 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfon_tap_van_hoc_6.pdf

Nội dung text: Ôn tập Văn học 6

  1. ÔN TẬP VĂN HỌC I. Trắc nghiệm: 1.“ Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương trong tác phẩm nào? A. Truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí”. B. Truyển tập Tô Hoài. C. Nhà văn Tô Hoài. D. Những cuộc phiêu liêu của Dế Mèn. 2. “Bài học đường đời đầu tiên” tác giả là? A. Tạ Duy Anh. B. Minh Huệ. C. Tô Hoài. D. Võ Quảng. 3. Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” trích từ: A. Chương I trong “ Dế Mèn” của Nguyễn Sen. B. Chương IV trong “ Dế Mèn” của Nguyễn Sen. C. Chương IV trong “ Dế Mèn” của Tô Hoài. D.Chương I trong “ Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài. 4. Nhân vật Dế Mèn trong “Bài học đường đời đầu tiên” là chú dế như thế nào ? A. Tự tin, dũng cảm. B. Hung hăng, hèng hách. C. Xem thường mọi người. D. Kiêu căng, tự phụ. 5. Cái chết của Dế Choắt nói lên bài học gì đối với Dế Mèn? A. Ở đời phải trung thực, tự tin. B. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. C. Ở đời phải cẩn thận khi hành động nếu không sẻ mang vạ vào thân. D. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ mang vạ vào mình 6. Nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào? A. Kiêu căng B. Dũng cảm C. Hung hăng D. Xốc nổi 7.Trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, Dế Mèn không có nét tính cách nào? A.Tự tin, dũng cảm B. Tự phụ, kiêu căng C. Xem thường mọi người D. Hung hăng, xốc nổi 8. Chi tiết nào không có trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”? A. Dế Mèn ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực B. Dế Mèn kết bạn với Dế Trũi C. Dế Mèn quát mấy chị Cào Cào, ghẹo anh Gọng Vó D. Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết 9.Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn có thái độ như thế nào? A. Buồn rầu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. B. Thương xót, hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên. C. Ngẫm nghĩ về cách ứng xử không tốt của mình đối với Dế Choắt. D. Than thở và ân hận vì mình quá hung hăng, dại dột. 10. Dòng nào nhận xét đúng về nhân vật trong văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên” ?
  2. A. Đó là nhân vật vốn là con người mang lốt vật. B. Đó là những nhân vật được tả thực như chúng muốn thế. C. Đó là những nhân vật được gán cho những nét tâm lí, tính cách, tư duy và quan hệ như người. D. Đó là những nhân vật biểu tượng cho luân lí, đạo đức. 11. Dòng nào không thể hiện vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn? A. Đôi càng mẵm bóng B. Râu dài uốn cong một vẽ hùng dũng C. Đầu to nõi từng tảng D. Đưa hai chân lên vuốt râu. 12.Em nhận xét gì về ngoại hình của Dế Mèn? A. Vẽ đẹp dịu dàng, thướt tha. B. Gầy gò, ốm yếu. C. Vẽ ®ẹp cường tráng, trẻ trung, mhạnh mẽ của tuổi trẻ D. Bóng bảy, giã tạo. 13. Chi tiết nào cho thấy Dế Mèn khinh thường bạn bè ? A. Đặt tên bạn là Dế Choắt vì thấy bạn yếu đuối B. Không giúp Dế Choắt đào hang C. Nằm im khi thấy Dế Choắt bị chị Cốc mổ D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc 14.Bài văn “Sông nước Cà Mau” của tác giả nào? A. Đoàn Giỏi. B. Võ Quãng. C. Tô Hoài. D. Minh Huệ. 15. Đoạn trích “Sông nước Cà Mau” trích từ tác phẩm nào? A. Quê nội. B. Đất rừng phương nam. C. Liệt Nữ truyện. D. Nam ông mộng lục. 16. Đoạn trích “Sông nước Cà Mau” kể về điều gì ? A. Tả cảnh thiên nhiên. B. Tả lại cảnh thiên nhiên cuộc sống trù phú, hùng vĩ, tấp nập tràn đầy sức sống C. Kể chuyện du thuyền của tác giả đầy thú vị. D. Tả lại cảnh chợ đông vui ở vùng Cà Mau. 17. Vị trí của người miêu tả trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau” là: A. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch B. Trên con thuyền xuôi theo kênh rạch C. Từ trên cao nhìn bao quát toàn cảnh D. Ngồi một nơi mà tưởng tượng ra 18. Đoạn trích “Sông nước Cà Mau” thuộc tác phẩm nào sau đây? A. Quê nội B. Rừng U Minh C. Đất rừng Phương Nam D. Đất Phương Nam 19.Dòng nào nói không đúng ấn tượng chung của người miêu tả về cảnh quan thiên nhiên sông nước Cà Mau? A. Không gian rộng lớn. B. Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít C. Một màu xanh bao trùm D. Thuyền bè đi lại tấp nập 20. Rừng đước dựng lên cao ngất như: A. Dãy núi Thái Sơn hùng vĩ B. Dãy Trường Sơn vô tận C. Hai dãy Trường Sơn vô tận D. Hai dãy trường thành vô tận 21. Chi tiết nào không nhằm thể hiện sự hùng vĩ của sông nước Cà Mau?
  3. A.Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác. B.Hai bên bờ mọc toàn những cây mái giầm. C.Rộng hơn ngàn thước D.Rừng đước mọc lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận 22. Bài văn nào sau đây nhà văn Tạ Duy Anh sáng tác? A. Dế Mèn phiêu lưu kí. B. Buổi học cuối cùng. C. Bức tranh em gái tôi. D. Đên nay Bác không ngủ. 23.Trong truyện “Bức tranh em giá tôi” ai là nhân vật chính? A. Anh trai B. Kiều Phương. C. Cả hai anh em Kiều Phương D. Chú Tiến Lê. 24.Truyện “Bức tranh em gái tôi” tác giả sử dụng phương thức biểu đạt gì trong truyện?. A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Biểu cảm. D. Miêu tả và tự sự. 25.Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”, diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh em gái vẽ là : A. Ngỡ ngàng→ xấu hổ→ hãnh diện B. Hãnh diện → ngỡ ngàng→ xấu hổ C. Ngỡ ngàng→ hãnh diện→ xấu hổ D. Xấu hổ→ ngỡ ngàng→ hãnh diện 26.Nhận xét nào sau đây không thể hiện đúng giá trị nội dung bài học của truyện “Bức tranh của em gái tôi”? A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác. B. Trân trọng và vui mừng trước thành công của người khác. C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua tính ích kỉ của cá nhân. D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác. 27.Tại sao khi đứng trước bức tranh được giải của em gái, người anh muốn nói với mẹ “ Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”? A. Vì anh hối hận về những gì mình đã dành cho em và thấy không xứng đáng. B. Vì bức tranh không vẽ với tấm lòng trong sáng của em gái. C. Vì anh cảm thấy hãnh diện về bản thân D. Vì anh nhận được tình cảm của em và thấy mình không đẹp như bức tranh 28.Vì sao khi xem trộm tranh của em, người anh lén trút tiếng thở dài? A. Buồn vì thấy mình không có tài năng như em. B. Ghen tức vì em được mọi người quan tâm, chăm sóc. C. Buồn vì mình bất tài, thầm cảm phục tài năng của em. D. Sung sướng vì em vẽ quá giỏi. 29. Vì sao khi vẽ tranh dự thi người em lại chọn vẽ anh trai mình? A. Anh đẹp và có đường nét dễ vẽ. B. Yêu quý anh vì anh là người thân thuộc nhất. C. Tức anh, cố tình vẽ trêu anh. D. Muốn làm anh thay đổi cách nghĩ về mình
  4. 30. Em có nghĩ gì về Anh trai Kiều Phương trong truyện “Bức tranh em gái tôi”. A. Luôn coi thường người khác. B. Là người có thói xấu ghen tỵ mặc cảm tự ti khi thấy người khác hơn mình. C. Là người biết nhận ra lỗi lầm của mình. D. Là người có điểm đáng trách, có tính nhỏ nhen ghen tỵ nhưng có điểm tốt kịp nhận ra cái xấu của bản thân mình và sửa đổi ăn năn. II. Tự luận: Cho đoạn trích sau: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín đến tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chôc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa hai chân lên vuốt râu.” a. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn thứ nhất trong đoạn trích? c. Viết một đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật “ tôi” trong đoạn trích trên?