Ôn tập Ngữ văn 7 - Tuần 24: Ôn tập trạng ngữ
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 7 - Tuần 24: Ôn tập trạng ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- on_tap_ngu_van_7_tuan_24_on_tap_trang_ngu.doc
Nội dung text: Ôn tập Ngữ văn 7 - Tuần 24: Ôn tập trạng ngữ
- ễN TẬP TUẦN 24 ÔN TậP TRạNG NGữ Câu 1: Xác định câu đặc biệt trong đoạn văn sau: Rầm! Mọi người ngoảnh lại nhìn. Hai chiếc xe máy đã tông vào nhau. Thật khủng khiếp! Câu 2:Gạch chân dưới TRN trong những câu sau và cho biết chúng thuộc loại TRN nào? a. Để trở thành trò giỏi, em cố gắng học tốt. b. Ông tôi thường đi dạo bằng chiếc xe đạp cũ. c. Bé cười – cái cười chúm chím – rất dễ thương. d Sáng tinh mơ, mẹ tôi đã dậy nấu nướng. e Trên đường về nhà, chúng em gặp bạn Nam. g Vì ốm, bạn Nam phải nghỉ học bốn ngày. h Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc, mọi người phải tuân thủ luật lệ giao thông i Như một luồng gió lốc, bốn chiếc máy bay nối đuôi nhau ào tới. k Bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại, họ đã sản xuất được hàng hoá chất lượng cao. l Hôm nay, lớp em đi lao động. m Chúng ta cần học hành chăm chỉ để xây dựng đất nước. r Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử. Câu 3: Việc tách TRN thành câu riêng có tác dụng gì? Tìm các TRN được tách thành câu riêng trong những đoạn trích sau và cho biết tác dụng của chúng? a. Dự định mà còn biết bao ngập ngừng, cả cô Quyên và bà tôi đều im lặng, nghĩ đến các trắc trở ngoài sức cố gắng của mình. Cho đến lúc ngoài sân nhà cô Đại Bàng có hai đứa con gái. Đó là con Vàng Anh và con Vành Khuyên. (Ma Văn Kháng) b. Hoa cúc xanh, có hay là không có? Trong đầm lầy tuổi nhỏ của ta xưa! (Xuân Quỳnh) c. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả ( Hoàng Hữu Bội ) d. Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm. Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. ( Theo Sọ Dừa ) Câu 4: Biến từng đôi câu sau thành một câu có trạng ngữ: Mẫu: Hôm ấy là thứ bẩy. Lớp tôi đi lao động. -> Hôm thứ bẩy, lớp tôi đi lao động. a. Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng buổi sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhoè dần trong muôn ngàn tia phản chiếu chói chang. b. Đêm đã về khuya. Không gian trở nên yên tĩnh. c. Con đường này dẫn tới bờ biển. Buổi sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm. d. Trời nhá nhem tối. Những người bán hàng thu dọn, sửa soạn về nhà.
- Câu 5: Điền thêm trạng ngữ thích hợp vào những chỗ trống trong các câu sau: a. / / trời mưa tầm tã, / / trời lại nắng chang chang. b. / / cây cối đâm chồi nảy lộc. c. / / tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ huyện. d. / / họ chạy về phía có đám cháy. e. / / em làm sai mất bài toán cuối. Câu 6: Cho các trạng ngữ sau, hãy thêm các cụm C-V để tạo thành câu cho thích hợp: a. Trong giờ ra chơi, ngoài sân trường, / / b. Vào mùa thu, / / c. Trong lớp, / / Câu 7: Tìm trạng ngữ trong các câu sau và cho biết có thể lược bỏ chúng được không? Tại sao? a. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. b. _ Hôm qua, ai trực nhật? _ Thưa cô, hôm qua, em trực nhật ạ. c. Chiều chiều, khi mặt trời gần lặn, chú tôi lại đánh một hồi mõ rồi tung thóc ra sân. Câu 8: Tìm các trạng ngữ có tác dụng liên kết trong đoạn trích sau: Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân. ( Nguyễn Quỳnh) Câu 9: Tìm các TRN được tách thành câu riêng trong các đoạn trích sau và cho biết giá trị của chúng: a. Đôi mắt ấy nhìn tôi, ngập ngừng nhiều lần. Lặng im nhiều lần. Rồi mới hỏi. ( Nguyễn Thị Ngọc Tú) b. Dung là cô gái rượu bà béo chủ nhà. Chẳng đẹp gì nhưng cũng mũm mĩm và trắng trẻo. Mà lại con một. Mà lại diện. Cô diện nhất vùng này. Câu 10: Em có nhận xét gì về vị trí của TRN trong 2 trường hợp sau: a. Ngạc nhiên, tôi nhìn bạn. b. Tôi nhìn bạn, ngạc nhiên. Câu 11: Đạt câu có trạng ngữ chỉ a., Thời gian b, Địa điểm c, Nơi chốn d Nguyên nhân, kết quả e, Cách thức g Mục đích Câu 12: Viết đoạn văn ngán theo chủ đề Nêu ý kiến của em về hiện tượng một số bạn học sinh mải chơi điện tử lơ là việc học tập bằng đoạn văn khoảng 10 cõu Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ chỉ mục đích và 1 câu có trạng ngữ tách riêng thành câu