Ôn tập Ngữ văn 7 - Tuần 21: Tục ngữ, câu rút gọn và câu đặc biệt

doc 3 trang thienle22 4080
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 7 - Tuần 21: Tục ngữ, câu rút gọn và câu đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_ngu_van_7_tuan_21_tuc_ngu_cau_rut_gon_va_cau_dac_biet.doc

Nội dung text: Ôn tập Ngữ văn 7 - Tuần 21: Tục ngữ, câu rút gọn và câu đặc biệt

  1. ÔN TẬP TUẦN 21 Tục ngữ, Câu rút gọn và câu đặc biệt 1. Câu rút gọn là câu A. Chỉ có thể vắng chủ ngữ C. Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ B. Chỉ có thể vắng vị ngữ D. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ 2. Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi hằng ngày cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất : A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất. D. Đọc sách B. Đọc sách là việc mình dành thời gian nhiều nhất. C. Tất nhiên là đọc sách. 3. Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn : A. Học đi đôi với hành C. Anh trai tôi học đi đôi với hành. B. Ai cũng phải học đi đôi với hành. D. Rất nhiều người học đi đôi với hành. 4. Câu Cần phải ra sức phấn đấu cho cuộc sống tốt đẹp hơn được rút gọn thành phần nào : A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Bổ ngữ 5. Khi ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người chúng ta sẽ lược bỏ thành phần nào : A. Chủ ngữ B. Vị ngữ 6. Câu đặc biệt là gì A. Là câu cấu tạo theo mô hình ngữ pháp chủ ngữ - vị ngữ C. Là câu chỉ có chủ ngữ B. Là câu không cấu tạo theo mô hình ngữ pháp chủ ngữ - vị ngữ D. Là câu chỉ có vị ngữ 7. Trong các dòng sau đây, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt A. Bộc lộ cảm xúc B. Gọi đáp C. Làm cho lời nói được ngắn gọn D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng 8. Trong các loại từ sau đây, từ nào không được sử dụng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc A. Từ hô gọi B. Từ tình thái C. Từ quan hệ D. Số từ 9. Trong các câu sau đây, câu nào là câu đặc biệt A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây C. Hoa sim ! B. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều D. Mưa rất to 10. Trong các câu sau, câu nào không phải câu đặc biệt A. Giờ ra chơi B. Tiếng suối chảy róc rách D. Câu chuyện của bà tôi C. Cánh đồng làng 11. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất các loại từ có thể dùng làm trạng ngữ A. Danh từ, động từ, tính từ B. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ C. Các quan hệ từ D. Cả A, B đều đúng 12. Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào? A.Trạng ngữ. B. Chủ ngữ. C. Vị ngữ. D. Bổ ngữ. 13. Câu đặc biệt "Một hồi còi" được dùng để: A. Gọi đáp.B. Nêu thời gian. C. Bộc lộ cảm xúc. D. Thông báo về sự tồn tại của sự vật. 14. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn? A. Bán anh em xa, mua láng giềng gần. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C. Người ta là hoa đất. D. Uống nước nhớ nguồn. 15. Câu đặc biệt là: A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. B. Là câu chỉ có chủ ngữ. C. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. D. Là câu chỉ có vị ngữ. 16. Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi : “ Hằng ngày cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất A. Hằng ngày mình dành nhiều thời gian cho việc đọc sách. B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất. C. Việc mình dành nhiều thời gian nhất là đọc sách. D. Đọc sách. 17. Trong các câu sau, câu nào có sử dụng câu đặc biệt ? A. Một đêm mùa xuân, trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác Tài Phán từ từ trôi. B. - Chị gặp anh ấy bao giờ? - Một đêm mùa xuân. C. Vào một đêm mùa xuân, tôi đã gặp mẹ. D. Vào một đêm mùa xuân, Mai nhận được thư của bố.
  2. 18:Tục ngữ nào không đúc rút kinh ngiệm dự đoán nắng mưa A. Trăng quầng trời hạn, trănng tán trời mưa B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa C. Tháng tam nắng rám trái bởi D. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa 19: Dòng nào không đúng về tục ngữ A. Ngắn gọn B. Lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh C. Các vế thường đối nhau cả về nội dung và hình thức D. Thường có vần, nhất là vần chân 20: Câu nào có ý nghĩa giống như câu tục ngữ “đói cho sạch, rách cho thơm” A.Giấy rách phải giữ lấy lề B.Ăn trông nồi, ngồi trông hướng C.Ăn phải nhai, nói phải nghĩ D.Đói Ăn vụng, túng làm liều 21: Câu tục ngữ: “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh B. Chơi chữ C. Biện pháp ẩn dụ D. Nhân hóa 22. X¸c ®Þnh ®óng c©u tôc ng÷ nãi vÒ kinh nghiÖm dù b¸o thêi tiÕt? A. NhÊt n­íc, nh× ph©n, tam cÇn, tø gièng. B. R¸ng vµng th× giã, r¸ng ®á th× m­a. C. TÊc ®Êt, tÊc vµng. D. T«m ®i ch¹ng v¹ng, c¸ ®i r¹ng ®«ng. 23. C©u tôc ng÷ “M­a th¸ng ba hoa ®Êt”cÇn ®­îc hiÓu nh­ thÕ nµo? A. M­a th¸ng ba ®Ó l¹i vÕt nh­ hoa trªn ®Êt. B. M­a vµo th¸ng ba hoa sÏ në. C. M­a th¸ng ba kh«ng lín. D. M­a th¸ng ba sÏ tèt cho mïa vô. 24. C©u tôc ng÷ nµo d­íi ®©y ®­îc diÔn ®¹t b»ng h×nh ¶nh Èn dô? A. Ng­êi ta lµ hoa ®Êt. B. Kh«ng thÇy ®è mµy lµm nªn. C. Häc thÇy kh«ng tµy häc b¹n. D. Th­¬ng ngêi nh­ thÓ th­¬ng th©n. TỰ LUẬN 1.Tìm những câu rút gọn trong mỗi đoạn trích văn bản sau. Theo em, rút gọn như vậy để làm gì? a) Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước. (Võ Quảng, Quê nội) b) Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng mở ra. Đã đến Trung Phước. (Võ Quảng, Quê nội) 2. Chỉ ra những câu đặc biệt trong những trường hợp sau. Câu nào bộc lộ cảm xúc, thái độ, thông báo, liệt kê sự việc? a) Thế rồi bao nhiêu thứ âm thanh cùng vang lên. Tiếng mõ. Tiếng tù và. Tiếng trống giục. b) “ Trời ơi!” Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. 3. Cho đoạn trích sau: “ Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Vế chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng.” a) Hãy chỉ ra các thành phần trạng ngữ có trong đoạn trích và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì trong câu ? b/ Hãy biến đổi câu sau: “Vế chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng.” thành ba câu trong đó có một câu đặc biệt. c/ Hãy biến đổi câu sau: “ Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày.” thành câu có trạng ngữ chỉ thời gian đứng trước chủ ngữ? 4.Cho đoạn trích sau: “ Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.” ( Trích Rừng cọ quê tôi- Nguyễn Thái Vận) a) Hãy ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của chúng? b) Hãy chỉ ra các thành phần trạng ngữ có trong đoạn trích và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì trong câu? (1, điểm) c) Hãy biến đổi câu sau: “Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ.” thành hai câu trong đó có một câu đặc biệt. d) Hãy biến đổi câu sau: “Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ.” thành câu có trạng ngữ chỉ không gian ( địa điểm, nơi chốn)? 5. Em hãy viết một đoạn văn biểu cảm về chủ đề mùa xuân. Trong đoạn có sử dụng trạng ngữ, câu rút gọn, câu đặc biệt. (Gạch chân dưới các câu đã dùng)