Ôn tập môn Toán lớp 3 (từ ngày 24/2 đến ngày 28/2)

doc 10 trang thienle22 6960
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Toán lớp 3 (từ ngày 24/2 đến ngày 28/2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_mon_toan_lop_3_tu_ngay_242_den_ngay_282.doc

Nội dung text: Ôn tập môn Toán lớp 3 (từ ngày 24/2 đến ngày 28/2)

  1. ÔN TẬP MÔN TOÁN LỚP 3 Ngày thứ hai (24 /2/2020) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu: Câu 1: Số 7415 đọc là: Câu 2: Số liền sau của 7846 là: A. 7844 B. 7845 C. 7846 D. 7847 Câu 3: Tháng nào trong năm có ít ngày nhất. A. Tháng 2 B. Tháng 4 C. Tháng 6 D. Tháng 3 Câu 4: Tổng của số lớn nhất có 3 chữ số khác nhau và số nhỏ nhất có 3 chữ số là: A. 1100 B. 1087 C. 1099 D. 10089 Câu 5: Thời gian từ 7 giờ 15 đến 8 giờ kém 15 phút là: A. 15 phút B. 30 phút C. 35 phút D. 45 phút Câu 6: Đoạn thẳng MN dài 28cm, O là trung điểm của đoạn thẳng MN. Vậy độ dài đoạn MO là: A. 9cm B. 14cm C. 28cm D. 7cm Câu 7: Chu vi hình vuông có cạnh bằng 28cm là: A. 7cm B. 112cm C. 112dm D. 28cm Câu 8: Viết số thích hợp vào ô trống Thêm 8 Giảm 5 lần Tăng 9 lần Bớt 18 122 Câu 9: Viết kết quả vào ô trống: Khối lớp Ba đồng diễn thể dục: Nếu xếp hàng ngang thì được 10 hàng, mỗi hàng 9 em. Hỏi nếu xếp 6 hàng dọc thì mỗi hàng có bao nhiêu em?
  2. PHẦN II. TỰ LUẬN Bài 1. Đặt tính rồi tính: 3946 + 3524 8253 - 5739 560 x 4 409 : 7 Bài 2. Điền dấu (>, =, <) thích hợp vào chỗ chấm: giờ 12 phút 3kg 50g 3500g 56m 8cm 5608cm 4m 4000mm Bài 3. Tìm x x x 7 = 882x : 7 = 653 Bài 4. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 108cm, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó. Bài giải Bài 5. Em hãy kẻ thêm 2 đoạn thẳng vào hình chữ nhật dưới đây để được 4 hình tam giác.
  3. ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 Ngày thứ ba (25/2/2020) Phần I. Đọc thầm bài văn sau: Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy. Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. (Theo Vũ Tú Nam ) Phần II. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Bài văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm ? A. Mùa xuân. B. Mùa hạ. C. Mùa thu D. Mùa đông. Câu 2. Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì ? A. Ngọn lửa hồng. B. Ngọn nến trong xanh. C. Tháp đèn. D. Cái ô đỏ Câu 3. Các loài chim làm gì trên cây gạo ? A. Làm tổ. B. Bắt sâu. C. Ăn quả. D. Trò chuyện ríu rít. Câu 4. Những chùm hoa gạo có màu sắc như thế nào ? A. Đỏ chon chót B. Đỏ tươi. C. Đỏ mọng. D. Đỏ rực rỡ. Câu 5. Hết mùa hoa, cây gạo như thế nào ? A. Trở lại tuổi xuân. B. Trở nên trơ trọi. C. Trở nên xanh tươi. D. Trở nên hiền lành.
  4. Câu 6. Em thích hình ảnh nào trong bài văn nhất? Vì sao ? Câu 7. Câu văn “Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.” được viết theo mẫu câu nào? . Câu 8. Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim” trả lời cho câu hỏi nào? Câu 9. Hãy viết lại các từ chỉ đặc điểm có trong những câu văn sau : Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Câu 10. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về một loài cây em thích, trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
  5. ÔN TẬP MÔN TOÁN LỚP 3 Ngày thứ tư (26/2/2020) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu: Câu 1. Số Bốn nghìn năm trăm linh năm viết là: A. 4550 B. 4505 C. 4555 D. 4055. Câu 2. Số liền trước của số 7895 là : A. 6895 B. 8895 C. 7894 D. 7896 Câu 3. Kết quả của phép tính 4735 + 2648 là: A. 8383 B. 7373 C. 7383 D. 8373 Câu 4. x + 1075 = 5668 Vậy giá trị của x là A. 4493 B. 4593 C. 5493 D. 5593 Câu 5. Thời gian từ 8 giờ đến 9 giờ kém 15 phút là: A. 15 phút B. 30 phút C. 35 phút D. 45 phút Câu 6. Đoạn thẳng AB có độ dài là 48cm. O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Vậy độ dài của đoạn thẳng OA là : Câu 7. Hình vuông có chu vi là 72cm. Cạnh của hình vuông đó là Câu 8. Một số cộng với 245 rồi nhân với 3 thì được kết quả bằng 882. Vậy số đó là : . Câu 9. Nối dãy phép tính ở cột A với kết quả ở cột B sao cho đúng. Cột A Cột B 235 + 45 x 7 36 963 : 3 x 4 550 ( 345 – 237 ) : 3 1284 Câu 10. Hãy nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng trong hình dưới đây, biết AM = MB = PC = PD; AQ = QD = BN = NC M A B a. Trung điểm của đoạn thẳng AB là . b. Trung điểm của đoạn thẳng BC là . O Q O N c. Trung điểm của đoạn thẳng QN là . . d. Trung điểm của đoạn thẳng MP là . D P C
  6. PHẦN II. TỰ LUẬN. Bài 1. Đặt tính rồi tính: 730 + 2947 2672 – 576 227 x 4 591: 8 . . Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a. 1 giờ 20 phút = phút b. 2 ngày 8 giờ = . giờ c. 2hm 3m = . m d. 1kg 32g = g Bài 3. Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài là 192m, chiều rộng bằng một nửa chiều dài. Tính chu vi khu đất đó? . Bài 4. Khối lớp Ba có 252 học sinh chia đều vào 7 lớp, mỗi lớp xếp 4 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu học sinh? . Bài 5. Viết vào chỗ chấm cho thích hợp. A B Hình bên có góc vuông Đó là các góc vuông : . . D M N C .
  7. ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 Ngày thứ năm (27/2/2020) Phần I. Đọc bài văn sau: Ong xây tổ Các em hãy xem kìa, một bầy ong đang xây tổ. Lúc đầu chúng bám vào nhau thành từng chuỗi như cái mành mành. Con nào cũng có việc làm. Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hang, lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ. Hết sáp, chú tự rút lui về phía sau để những chú khác tiến lên xây tiếp. Những bác ong thợ già, những anh ong non không có sáp thì dùng sức nóng của mình để sưởi ấm cho những giọt sáp của ong thợ tiết ra. Chất sáp lúc đầu dính như hồ, sau khô đi thành một chất xốp, bền và khó thấm nước. Cả bầy ong làm việc thật đông vui, nhộn nhịp nhưng con nào cũng biết tuân theo kỉ luật, con nào cũng hết sức tiết kiệm “vôi vữa”. Chỉ vài ba tháng sau, một tổ ong đã được xây xong. Đó là một tòa nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau. Cả đàn ong trong tổ là một khối hòa thuận. Phần II. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu : Câu 1. Các chú ong thợ trẻ làm gì để xây tổ ? A. Lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra, trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ . B. Hết sáp, chú tự rút lui về phía sau để những chú khác tiến lên xây tiếp. C. Dùng sức nóng của mình để sưởi ấm cho những giọt sáp. Câu 2. Hình ảnh nào dùng để tả tổ của ong ? A. Một tòa nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau. B. Một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy, đầy màu sắc. C. Một ngôi nhà nhỏ, xinh xắn, đáng yêu với nhiều cửa sổ. Câu 3. Câu văn nào khen cách làm việc của bầy ong ? A. Các em hãy xem kìa, một bầy ong đang xây tổ. B. Cả bầy ong làm việc thật đông vui, nhộn nhịp nhưng con nào cũng biết tuân theo kỉ luật, con nào cũng hết sức tiết kiệm “vôi vữa”. C. Cả đàn ong trong tổ là một khối hòa thuận. Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng các từ chỉ hoạt động, trạng thái ? A. Lần lượt, rời, lấy, chất đặc biệt, xây. B. Tiết ra, trộn, đặc biệt, lấy, dưới. C. Rời, lấy, tiết ra, trộn, xây.
  8. Câu 5. Những câu văn sau thuộc kiểu câu nào? - Cả bầy ong làm việc thật đông vui. - Tổ ong là một tòa nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự. -Những chú ong thật chăm chỉ, cần cù, đoàn kết với nhau. Câu 6. Sau khi đọc xong câu chuyện, em hiểu được điều gì? Câu 7. Đọc đoạn thơ và hoàn thành bảng sau? Chớp rạch ngang trời khô khốc. Cây dừa sải tay bơi. Sấm ghé xuống sân chơi Ngọn mùng tơi Cười khanh khách Nhảy múa. Sự vật được nhân hóa Từ ngữ thể hiện sự nhân hóa Cách nhân hóa . . . . . .
  9. ÔN TẬP MÔN TOÁN LỚP 3 Ngày thứ sáu (28/2/2020) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu: Câu 1. Cho phép chia có dư có số chia bằng 8. Số dư lớn nhất của phép chia là: A. 7 B. 0 C. 9 D. 1 Câu 2. Cho phép chia có dư có số chia bằng 4. Số dư nhỏ nhất của phép chia là : A. 3 B. 0 C. 5 D. 1 Câu 3. Cho phép chia có dư có số chia bằng 6, các số dư có thể là : A. 0, 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 4, 5, 6 C. 1, 2, 3, 4, 5 D. 0, 1, 2, 3, 4, 5 Câu 4. a. Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 3003, 7067, 5055, 1921 b. Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 2307, 2489, 2498, 5432 Câu 5. Điền dấu >; <; = vào chỗ chấm. 2109 1920 2012 + 1222 . 3333 3621 2999 231 x 3 . .384 : 8 5188 3168 + 2020 130 x 5 735 – 85 Câu 6: x + 1256 = 4673 vậy giá trị của x là : A. 3417 B. 3418 B. 5929 C. 5992 Câu 7. Mẹ mua về 2 gói kẹo và gói bánh. Mỗi gói kẹo nặng 125g và gói bánh nặng 350g. Vậy mẹ mua về tất cả số gam bánh và kẹo là Câu 8. Một hình vuông có chu vi là 84 cm. Vậy cạnh của hình vuông đó có độ dài là Câu 9. Một hình chữ nhật có chiều dài là 67cm và chiều rộng là 35cm. Chu vi của hình chữ nhật đó là cm. Câu 10. Có bao nhiêu góc không vuông trong hình bên?
  10. PHẦN II. TỰ LUẬN Bài 1. Đặt tính rồi tính 2476 + 3487 8165 - 5248 924 x 7 632 : 8 Bài 2. Tính giá trị biểu thức. 967 – 72 x 6 = . 579 + 847 : 7 = . . . Bài 3. Tìm x x x 6 = 126 x : 7 = 143 604 : x = 4 x : 7 = 267 (dư 5) 802 : x = 5 (dư 2) Bài 4. Một cửa hàng có 847 chiếc ti vi, cửa hàng đó đã bán được 1 số ti vi đó. Hỏi cửa 7 hàng đó còn lại bao nhiêu chiếc ti vi? Bài giải Bài 5. Một khúc gỗ dài 45m. Bác thợ gỗ cưa khúc gỗ thành các đoạn, mỗi lần cưa được 1 đoạn dài 5m. Hỏi bác thợ gỗ phải cưa tất cả bao nhiêu lần?