Ôn tập môn Toán lớp 3 (từ ngày 02/3 đến ngày 06/3)
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Toán lớp 3 (từ ngày 02/3 đến ngày 06/3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- on_tap_mon_toan_lop_3_tu_ngay_023_den_ngay_063.doc
Nội dung text: Ôn tập môn Toán lớp 3 (từ ngày 02/3 đến ngày 06/3)
- ÔN TẬP MÔN TOÁN LỚP 3 Ngày thứ hai (02/3/2020) Phần I: Trắc nghiệm: Bài 1. Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng. Câu 1: a. Số gồm 4 nghìn 3 trăm 2 chục 6 đơn vị là: A. 4326 B. 3426 C. 2436 b. Số lớn nhất có 4 chữ số là : A. 1111 B. 8888 C. 9999 c. Số nhỏ nhất có 4 chữ số là: A. 1000 B. 9000 C. 9999 Câu 2: a. Đoạn thẳng AB dài 8cm, điểm O là trung điểm của đoạn thẳng AB, điểm O cách điểm B số cm là: A. 2cm B. 3cm C. 4cm b. Đoạn thẳng CD có điểm M là trung điểm. So sánh đoạn thẳng MC với đoạn thẳng MD. A. Độ dài đoạn thẳng MC > Độ dài đoạn thẳng MD B. Độ dài đoạn thẳng MC < Độ dài đoạn thẳng MD C. Độ dài đoạn thẳng MC = Độ dài đoạn thẳng MD Câu 3: Giá trị của biểu thức 4007 – 1324 + 972 là: A. 3650 B. 3655 C. 3665 Câu 4: x – 4105 = 3008. Giá trị của x là : A. 1097 B. 7113 C. 7213 Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm. Câu 1: Xe thứ nhất chở được 4075 kg gạo. Xe thứ hai chở được 1085 kg gạo. Vậy xe thứ nhất chở được nhiều hơn xe thứ hai là kg gạo. Câu 2: Xe ô tô nhỏ chở được 984 kg hàng, xe ô tô lớn chở được gấp đôi xe ô tô nhỏ. Vậy xe ô tô lớn chở được số kg hàng là: kg. PHẦN II. TỰ LUẬN : Bài 1. Đặt tính rồi tính: 238 x 3 2375 + 5209 7428 – 1574 932 : 6
- Bài 2. Lớp 3A trồng được 8 cây, lớp 3B trồng được nhiều hơn số cây của lớp 3A là 64 cây. Hỏi số cây lớp 3A bằng một phần mấy số cây lớp 3B? Bài giải Bài 3: Một cửa hàng có 466 kg gạo tám thơm đóng vào các bao nhỏ, mỗi bao 8 kg. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu bao để chứa hết số gạo đó? Bài giải Bài 4: Một nhóm khách du lịch mang theo 4 bình nhỏ, mỗi bình đựng 2 lít nước và một bình lớn đựng 5 lít nước. Hỏi nhóm đó mang theo bao nhiêu lít nước? Bài giải
- ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 Ngày thứ ba (03/3/2020) Phần I. Đọc thầm văn bản sau: CON ĐÊ TUỔI THƠ Vào làng tôi phải băng qua con đê sông Hồng. Tuổi thơ tôi gắn với con đê sông Hồng như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên. Chẳng riêng gì tôi mà hầu hết những đứa trẻ trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà. Tuổi học trò cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về là cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi cho đến khi hoàng hôn xuống mới về. Những đêm trăng thanh gió mát, lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt vời và thú vị làm sao! Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí lễ hội của trẻ em kéo dài. Vào mùa bão, những trận lũ lớn ngầu phù sa hung dữ đổ về, con đê lại gồng mình lên để bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc và mùa màng của người dân quê tôi. Phần II. Dựa vào nội dung bài học, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu dưới đây. Câu 1. Sự vật nào ở làng quê gắn bó thân thiết với bạn nhỏ như “hình với bóng”? a. Con đê sông Hồng b. Những đêm trăng thanh gió mát c. Những đêm Trung thu Câu 2. Vì sao bạn nhỏ coi con đê là bạn? a. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê. b. Vì con đê này đã gắn bó với bạn từ thuở chập chững đi, bạn nhỏ đã được nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu trên đê.
- c. Vì con đê ngăn nước lũ cho dân làng. Câu 3. Nội dung của bài văn trên là gì? a. Kể về sự đổi mới của quê hương. b. Kể về kỉ niệm những ngày bạn nhỏ được nghỉ hè về thăm quê. c. Kể về những kỉ niệm của bạn nhỏ gắn bó với con đê quê hương. Câu 4. Qua đoạn văn trên, em hiểu thêm về điều gì? Câu 5. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? Hãy viết lại những hình ảnh so sánh đó? Câu 6. Tìm từ chỉ âm thanh thích hợp để điền vào chỗ chấm ở mỗi dòng sau: a. Tiếng chuyện trò của bầy trẻ ríu rít như b. Tiếng sóng rì rầm như Câu 7. Hãy gạch một gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động có trong câu văn sau: Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên. Câu 8. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong đoạn văn sau. Bao tháng bao năm mẹ bế anh em chúng con trên đôi tay mềm mại ấy cơm chúng con ăn nước chúng con uống đều do bàn tay mẹ nấu mẹ đun trời nóng gió từ tay mẹ đưa chúng con vào giấc ngủ trời rét bàn tay mẹ ủ ấm cho chúng con
- ÔN TẬP MÔN TOÁN LỚP 3 Ngày thứ tư (04/3/2020) Bài 1. Đọc các số sau: 4971: 7001: 3025: Bài 2. Viết số ? a) Số gồm năm nghìn, hai trăm, hai chục, chín đơn vị viết là: . b) Số gồm một nghìn, năm trăm, tám chục, bốn đơn vị viết là: . c) Số gồm bảy nghìn, ba trăm, chín chục, ba đơn vị viết là: A B C E G H I Bài 3. 1 cm a) Trung điểm của đoạn thẳng AI là điểm nào? b) Trung điểm của đoạn thẳng BH là điểm nào? c) Trung điểm của đoạn thẳng AG là điểm nào? d) Trung điểm của đoạn thẳng CI là điểm nào? Bài 4. Trong các số sau: 3675, 4211, 4573, 2141, 7735, 1142 a) Số lớn nhất là số: b) Số bé nhất là số : Bài 5. Viết vào ô trống (theo mẫu) : Cạnh hình 8 cm 31cm vuông Chu vi hình 84 cm 96 cm vuông Bài 6. Tính giá trị của biểu thức : a) 288 + 24 : 6 = b. 138 x (174 – 168) = .
- Bài 7. Hãy nêu các cách đọc giờ ở đồng hồ bên. Bài 8. Đặt tính rồi tính: 123 x 3 728 x 4 474 : 6 295 : 3 Bài 9. Một cửa hàng có 846 máy bơm, người ta đã bán 1 số máy bơm đó. Hỏi cửa hàng còn 6 lại bao nhiêu máy bơm? Bài giải Bài 10. Tính chiều rộng hình chữ nhật, biết chu vi hình chữ nhật đó là 180m và chiều dài là 60m. Bài giải Bài 11. Mẹ nhờ Lan đi mua 5 quả trứng, mỗi quả có giá là 3000 đồng. Mẹ đưa Lan 2 tờ 10 000 đồng. Hỏi sau khi mua, Lan phải trả lại mẹ bao nhiêu tiền? Bài giải
- ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 Ngày thứ năm (05/3/2020) Phần I. Đọc văn bản sau: Ba người bạn - Chuồn Chuồn, Ong và Bướm là ba người bạn cùng sống với nhau trong một khu vườn. Trong khi Ong suốt ngày cặm cụi tìm hoa làm mật thì Chuồn Chuồn và bướm cứ mải miết rong chơi. Chuồn Chuồn chế nhạo : - - Cậu thật ngốc, chẳng biết gì là niềm vui trên đời này. Bướm chê bai: - - Siêng năng thì được ai khen đâu chứ? Ngày nọ, một cơn bão ập đến. Cây cỏ trong vườn bị phá tan hoang. Chuồn Chuồn và Bướm chẳng có gì để ăn cả, riêng Ong vẫn đầy ắp mật ngọt. Ong rủ: - - Các cậu về sống chung với tớ đi! Chuồn Chuồn và Bướm rất cảm động: - - Cảm ơn cậu. Chúng tớ ân hận lắm. Từ giờ, chúng tớ sẽ chăm chỉ làm việc. Khuê Văn Phần II. Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Vì sao Chuồn Chuồn và Bướm chê bai Ong ? A. Vì Ong không biết đến niềm vui trong cuộc sống. B. Vì Ong làm việc chăm chỉ một cách vô ích. C. Vì Ong không chịu chơi với Chuồn Chuồn và Bướm. Câu 2. Chuyện gì đã xảy ra với khu vườn ? A. Bị con người tàn phá. B. Bị hạn hán. C. Bị bão lũ tàn phá. Câu 3. Ong đã làm gì giúp Chuồn Chuồn và Bướm trong cơn hoạn nạn ? A. Giúp Chuồn Chuồn và Bướm hiểu ra lỗi lầm của mình. B. Rủ Chuồn Chuồn và Bướm về nhà mình sống cùng . C. Chia sẻ thức ăn cho Chuồn Chuồn và Bướm. Câu 4. Bài văn có mấy con vật? A. 2 con. Đó là B. 3 con. Đó là C. 4 con. Đó là
- Câu 5. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm và gạch chân? - Cây cỏ trong vườn bị phá tan hoang. Câu 6. Câu “Chuồn Chuồn, Ong và Bướm là ba người bạn cùng sống với nhau trong rừng.” thuộc mẫu câu nào? A. Ai – là gì? B. Ai – làm gì? C. Ai – thế nào? Câu 7. Câu“ Trong khi Ong suốt ngày cặm cụi tìm hoa làm mật thì Chuồn Chuồn và Bướm cứ mải miết rong chơi.” có mấy từ chỉ hoạt động? Đó là những từ nào? Câu 8. Bộ phận được gạch chân trong câu “ Ngày nọ, một cơn bão ập đến.” trả lời cho câu hỏi nào? A.Ở đâu? B. Khi nào? C. Vì sao? Câu 9. Sự vật nào trong bài được nhân hóa? Nhân hóa bằng cách nào? Câu 10. Em có suy nghĩ gì sau khi đọc xong câu chuyện “ Ba người bạn”?
- ÔN TẬP MÔN TOÁN LỚP 3 Ngày thứ sáu (06/3/2020) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu: Câu 1: Số chín nghìn tám trăm mười hai viết là: A. 9822 B. 9082 C. 9812 D. 8912 Câu 2: Số liền trước số 7890 là: A. 6895 B. 7889 C. 7894 D. 7896 Câu 3: Chu vi hình vuông là 96cm. Độ dài cạnh hình vuông là: A. 30cm B. 30cm C. 24cm D. 48cm Câu 4: Cho số bé là 5, số lớn là 35. Hỏi số lớn gấp mấy lần số bé? A. 8 lần B. 6 lần C. 30 lần D. 7 lần Câu 5: Số bé nhất có bốn chữ số khác nhau là: A. 1020 B. 1001 C. 1023 D. 1000 Câu 6: Giá trị của biểu thức 840 : (2 + 2) là: A. 210 B. 220 C. 120 D. 422 Câu 7: Cho phép chia có dư có số chia bằng 9, số dư lớn nhất là: A. 9 B. 8 C. 7 D. 6 Câu 8: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 2 dam 4m = m; 7 hm 50 m = m ; 17 hm 5 dam = dam 530 m = hm m; 860m = hm dam; 54 m = dam m Câu 9: 4 giờ 9 phút = . phút. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. 49 B. 409 C. 249 D. 13 Câu 10: Đồng hồ chỉ mấy giờ? A. 10 giờ 10 phút B. 10 giờ 9 phút C. 2 giờ 10 phút D. 10 giờ 2 phút
- PHẦN II. TỰ LUẬN: Bài 1. Đặt tính rồi tính. a. 2017+ 2195 b. 4309 – 815 c. 135 x 7 d. 157: 3 Bài 2. Tìm x: x x 8 = 240 x3x : 7 = 300 – 198 807 : x = 5 (dư 2) Bài 3. Trên xe buýt có 405 người. Tới bến thứ nhất có thêm 129 người lên xe. Tới bến thứ hai có 257 người xuống xe. Hỏi trên xe còn bao nhiêu người? Bài giải Bài 4. Hình chữ nhật được ghép bởi 2 hình vuông, mỗi hình vuông có cạnh là 18cm. Tính chu vi hình chữ nhật đó: 18cm Bài giải