Nội dung ôn tập Sinh học 10

doc 2 trang thienle22 5040
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_sinh_hoc_10.doc

Nội dung text: Nội dung ôn tập Sinh học 10

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP SINH HỌC 10 (TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19) I. Enzim và vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất Cho một lát khoai tây sống vào đĩa thứ nhất; một lát khoai tây chín vào đĩa thứ hai; một lát khoai tây để trong đá lạnh 2 – 3 giờ vào đĩa thứ 3. Cả 3 đĩa đều để ở nhiệt độ phòng (khoảng 26 0C – 270C) rồi nhỏ vào mỗi lát khoai tây một vài giọt H2O2 thì lượng khí thoát ra ở mỗi đĩa như thế nào? Giải thích? II. Hô hấp tế bào Câu 1: Hô hấp tế bào là gì? Viết phương trình tổng quát của hô hấp tế bào. Câu 2: Hãy phân biệt các giai đoạn của hô hấp tế bào theo mẫu bảng sau: Nội dung Đường phân Chu trình Crep Chuỗi truyền electron Nơi diễn ra Nguyên liệu Sản phẩm Năng lượng ATP Câu 3: Trong hô hấp tế bào oxi tham gia vào giai đoạn nào? Giai đoạn nào tạo nhiều ATP nhất? Câu 4: Dựa vào nội dung bài Hô hấp tế bào, hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Tại sao trong giờ ra chơi không nên ngồi lại trong lớp học? 2. Điểm khác biệt cơ bản giữa quá trình hô hấp tế bào và quá trình đốt cháy nhiên liệu là gì? 3. Quá trình hít thở của con người có liên quan như thế nào với quá trình hô hấp tế bào? 4. Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao? 5. Ở người, tại sao khi luyện tập quá sức, cần nghỉ ngơi xoa bóp? III. Quang hợp Câu 1: Quang hợp là gì? Viết phương trình tổng quát của quang hợp. Những nhóm sinh vật nào có khả năng quang hợp? Vai trò của quang hợp. Câu 2: 1. Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp theo mẫu bảng sau: Điểm phân biệt Pha sáng Pha tối Điều kiện Nơi diễn ra Nguyên liệu Sản phẩm 2. Nêu mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối. 3. Bản chất pha sáng của quang hợp là gì? 4. Bản chất pha tối của quang hợp là gì? IV. Phân bào Câu 1: 1. Chu kì tế bào là gì? Vẽ sơ đồ và mô tả diễn biến các pha của kì trung gian; các kì của nguyên phân. 2. Vẽ sơ đồ và mô tả diễn biến các kì của giảm phân I, giảm phân II. 3. Nguyên phân, giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào? Câu 2: Mô tả sự biến đổi hình thái NST qua các kì của nguyên phân; giảm phân. Câu 3: Trong nguyên phân, giảm phân NST có những hoạt động nào? Những hoạt động nào của NST trong nguyên phân giúp NST ở tế bào con giống tế bào mẹ? Những hoạt động nào của NST trong giảm phân tạo ra sự đa dạng di truyền trong các giao tử? 1
  2. Câu 4: Tế bào của một loài có bộ NST lưỡng bội kí hiệu là 2n = 14 thực hiện nguyên phân. Hãy xác định số tâm động, số cromatit, số NST đơn, số NST kép trong mỗi tế bào ở từng kì của nguyên phân theo mẫu bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Pha G1 Pha S Pha G2 Số NST đơn Số NST kép Số tâm động Số cromatit Câu 5: Tế bào của một loài có bộ NST lưỡng bội kí hiệu là 2n = 8 thực hiện giảm phân. Hãy xác định số tâm động, số cromatit, số NST đơn, số NST kép trong mỗi tế bào ở từng kì của giảm phân theo mẫu bảng sau: Kì trung gian Giảm phân I Giảm phân II Pha G1 Pha S Pha G2 Kì đầu Kì Kì sau Kì Kì đầu Kì Kì sau Kì I giữa I I cuối I II giữa II II cuối II Số NST đơn Số NST kép Số tâm động Số cromatit Câu 6: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân và giảm phân. 2