Nội dung ôn tập Ngữ văn 7 - Tuần 5 (2/3- 8/3) - GV:Đào Thị Thanh Nhẫn

docx 3 trang thienle22 3890
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Ngữ văn 7 - Tuần 5 (2/3- 8/3) - GV:Đào Thị Thanh Nhẫn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_ngu_van_7_tuan_5_23_83_gvdao_thi_thanh_nhan.docx

Nội dung text: Nội dung ôn tập Ngữ văn 7 - Tuần 5 (2/3- 8/3) - GV:Đào Thị Thanh Nhẫn

  1. TRƯỜNG THCS KIM SƠN GV: ĐÀO THỊ THANH NHẪN NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7- NGHỈ DỊCH CÔ-RÔ-NA TUẦN 5: (2/3- 8/3/2020) 1. Làm phần kiến thức cơ bản các bài Tập làm văn đã học từ đầu học kì 2: (3 bài) 2. Lập dàn ý và viết bài văn hoàn chỉnh cho các đề của tiết Viết bài văn sô 5 (5 đề/sgk trang 58) 3. Soạn chuẩn bị các bài của tuần học tới của 3 phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. * Hs tiếp tục làm ra vở học thêm ở trường. Riêng mục 3- hs soạn bài ra vở soạn Văn. * Hs làm các đề văn sau: Đề 1 : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim” a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lòng kiên trì nhân nại. Dẫn câu tục ngữ: “ Có công kim” b. Thân bài: - Xét về thực tế câu tục ngũ có nghĩa là có công sức, lòng kiên trì mãi mãi 1 thanh sắt to lớn sẽ trở thành 1 cây kim nhỏ bé - Vai trò lòng kiên trì nhẫn nại trong đời sống trong học tập và trong mọi lĩnh vực - Sự kiên trì, nhẫn nại giúp chúng ta thành công trong mọi lĩnh vực - Tìm dẫn chứng trong đời sống xung quanh, các gương sáng trong XH, trong các tác phẩm văn học và trong ca dao tục ngữ . c. Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ ấy Đề 4 : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : “Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. a.Mở bài: - Nêu tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh - Phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến chống quân thù - Nêu vấn đề: “Một cây núi cao”
  2. b.Thân bài: * Luận điểm giải thích: “Một cây không làm nên non, nên núi cao” - Ba cây làm nên non, nên núi cao - Câu tục ngữ nói lên đ/k là sức mạnh của cộng đồng dân tộc. * Luận điểm chứng minh: - Thời xa xưa Việt Nam đã trồng rừng, lấn biển, làm nên những cánh đồng màu mỡ. - Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước + Khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung + TK 13: Ngô Quyền chống quân Nam Hán + TK 15: Lê Lợi chống Minh + Ngày nay: chiến thắng 1954 + Đại thắng mùa xuân 1975 - Trên con đường phát triển công nông nghiệp, hiện đại hoá phấn đấu cho dân giàu nước mạnh: Hàng triệu con người đang đồng tâm c. Kết bài: - Đoàn kết trở thành 1 truyền thống quý báu của dân tộc - Là HS em cùng xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập. Đề 5 : Ca dao Việt Nam có những câu quen thuộc: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Em hãy chứng minh vấn đề trên trong câu ca dao ấy. a. Mở bài: - Dẫn vào đề: kho tàng Việt Nam rất phong phú, có những câu hay cả về tư tưởng và hình thức nghệ thuật, đặc biệt là về tư tưởng. - Định hướng và phạm vi chứng minh. Tư tưởng đoàn kết dân tộc thể hiện trong câu ca dao đã được thực tế đời sống của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay chứng minh là hùng hồn. b. Thân bài: - Giải thích ý nghĩa và bản chất của vấn đề.
  3. - Hình ảnh bầu – bí khác giống nhưng chung một giàn. Cần yêu thương là cách nói ẩn dụ tượng trưng nhằm thể hiện một cách kín đáo và sâu sắc tình yêu thương đoàn kết, đùm bọc nhau của các dân tộc Việt nam trong lịch sử dụng nước và giữ nước. - Luận chứng chúng minh theo 3 luận điểm. + Thương yêu giúp đõ nhau trong đời sống nghèo túng vấn vả “Chị ngã em nâng” , “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, + Đùm bọc nhau trong hoạn nạn thiên tai, lá lành đùm lá rách, cả nước giúp đỡ đồng bào lũ lụt, nhường cơm sẻ áo, + Đoàn kết thương yêu nhau trong hai cuộc kháng chiến. c. Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề. - Đoàn kết thương yêu nhau đã trở thành sức mạnh giúp ta thành công. - Rút ra bài học cho bản thân: khắc phục tính đố kị, cá nhân, ích kỉ, thực sự đoàn kết òa nhập và yêu thương các bạn trong lớp, làng xóm.