Nhật ký dạy học - Tuần 23 - GV: Hoàng Thị Mai - Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 13 trang thienle22 2670
Bạn đang xem tài liệu "Nhật ký dạy học - Tuần 23 - GV: Hoàng Thị Mai - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnhat_ky_day_hoc_tuan_23_gv_hoang_thi_mai_truong_tieu_hoc_phu.doc

Nội dung text: Nhật ký dạy học - Tuần 23 - GV: Hoàng Thị Mai - Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. Nhật ký dạy học - Tuần 23 Năm học: 2020 - 2021 TUẦN 23 ĐẠO ĐỨC: LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI ( TIẾT 1) Dạy 2A – tiết 2 - sáng thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2021 Dạy 2D – tiết 3 - sáng thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2021 Dạy 2B – tiết 4 - sáng thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2021 Dạy 2E – tiết 3 - sáng thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2021 Dạy 2C – tiết 1 - sáng thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2021 I.Mục tiêu: Giúp HS hiểu - Khi nhận điện thoại phải biết chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn, không nói trống không. - Biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện sự tôn trọng người khác và chính bản thân mình. II. Đồ dùng dạy học: MHTV, MT, VBT III. Hoạt động học 1. Thảo luận tình huống Việc 1:Em nghe nội dung cuộc hội thoại, suy nghĩ trả lời tình huống. Chia sẻ câu trả lời với bạn bên cạnh. Nhóm Trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ.Nhận xét, bổ sung, thống nhất thái độ cho tình huống của nhóm.Báo cáo cô giáo khi hoàn thành; các nhóm chia sẻ cách giải quyết. 2. Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại hợp lý Việc 1: - Đọc đoạn hội thoại, suy nghĩ sắp xếp các câu trong đoạn hội thoại cho phù hợp. Em chia sẻ với bạn bên cạnh.Nhận xét cho bạn Nhóm Trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ.Nhận xét, bổ sung, tuyên dương những bạn làm đúng. *GV kết luận 3. Thảo luận và trả lời các câu hỏi Việc 1: - Đọc các câu hỏi, suy nghĩ và viết câu trả lời vào vở nháp Em chia sẻ với bạn bên cạnh.Nhận xét cho bạn Nhóm Trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ.Nhận xét, bổ sung, tuyên dương những bạn làm đúng. *GV kết luận * Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  2. Nhật ký dạy học - Tuần 23 Năm học: 2020 - 2021 TN VÀ XH: BÀI 22: CƠ THỂ CỦA EM ( T 1) Dạy 1D – tiết 1 – Chiều thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2021 Dạy 1A – tiết 2 – Chiều thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2021 Dạy 1B – tiết 3 – Chiều thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2021 Dạy 1E – tiết 4 - sáng thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2021 Dạy 1C – tiết 4 - sáng thứ năm ngày 4 tháng 3 năm 2021 I. MỤC TIÊU - Nói được tên và chỉ được vị trí một số bộ phận bên ngoài cơ thể. - Nêu được chức năng một số bộ phận bên ngoài cơ thể. - Xác định được trên hình những vùng riêng tư của cơ thể. *KT: Giúp em Quân ( 1C) Kể được một số bộ phận của cơ thể mình . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chuẩn bị của GV: Ba hình tròn đỏ có gạch chéo (vòng tròn cấm) - Chuẩn bị của HS: SHS; giấy, bút vẽ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Tổ chức hoạt động khởi động: HĐ 1: Bạn biết những gì về cơ thể của mình? Nói hoặc vẽ về những gì bạn biết? - Gv yêu cầu HS làm việc cá nhân, vẽ vào vở cơ thể người theo cách hiểu của mình. - Một số HS lên trình bày về hình vẽ trước lớp. - GV yêu cầu HS nhận xét: + Các bạn vẽ hình người như thế nào? + Các hình có điểm nào giống và khác nhau? - HS phát hiện điểm khác nhau trên hình các bạn đã vẽ. GV có thể gợi ý so sánh các bộ phận trên hình, HS phát hiện được: + Có bạn vẽ đầy đủ các bộ phận cơ thể người. + Có bạn vẽ khuôn mặt và thân người. + Có bạn vẽ không đầy đủ tay chân. - GV dẫn dắt vào bài mới: Vậy cơ thể chúng ta đều có những bộ phận chính nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở hoạt động tiếp theo? 2. Tổ chức hoạt động khám phá: HĐ 2: Tìm hiểu các bộ phận bên ngoài cơ thể: a, Làm việc với SGK: Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể của bạn trai, bạn gái trên hình. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi : Liên hệ cơ thể của mình quan sát hình 2,3 chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể của bạn trai, bạn gái trên hình. - HS chia sẻ với bạn sau khi làm việc cá nhân. - HS chia sẻ trước lớp kết quả sau khi làm việc cặp đôi.Đại diện các cặp HS lên bảng trình bày: + Các bộ phận chính của cơ thể: Đầu , mình , tay và chân. + HS có thể phân biệt được cơ thể con trai , con gái. b, Thảo luận và trả lời câu hỏi: Trên cơ thể chúng ta có những vùng riêng tư nào cần được giữ kín và bảo vệ? GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  3. Nhật ký dạy học - Tuần 23 Năm học: 2020 - 2021 * GV chiếu hình 3 phóng to lên bảng. GV đọc câu của bạn trong hình. - Một số HS lên bảng, chỉ trên hình các vùng riêng tư nào cần được giữ kín và bảo vệ: + Vùng mặc quần áo lót của bạn trai và bạn gái + Vùng má, miệng của bạn trai và bạn gái. * HS có thể chưa nói chính xác tên các vùng riêng tư, GV giúp HS nói chính xác tên các vùng riêng tư và đặt “vòng tròn cấm” hoặc khoanh vào vùng đó trên hình. - Hs thảo luận theo hướng dẫn của GV: Hãy nói những các để bảo vệ vùng riêng tư trên cơ thể. GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý: + Để không ai nhìn thấy các vùng riêng tư, chúng ta cần làm gì? + Để tránh người khác sờ, chạm vào vùng riêng tư, chúng ta cần làm gì? + Có nên đứng quá gần người lạ, người khác giới không? Có nên để người lạ, người khác giới động chạm vào cơ thể như: cầm tay, bế, ôm không? - HS chia sẻ các ý kiến. + Cần mặc quần áo kín đáo để che vùng riêng tư, không thay đồ ở chỗ có người khác, không nên để người không phải ruột thịt cầm tay, bế , ôm, Khi phải thăm khám cơ thể cần có người giám hộ. HĐ 3: Tìm hiểu hoạt động của cơ thể. a, Quan sát và nêu chức năng các bộ phận của cơ thể. - Gv yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: Quan sát từ hinh 4 đến 8 hỏi đáp theo hai câu hỏi: + Bạn nhỏ trong mỗi hình đang làm gì? + Cần sử dụng bộ phận nào của cơ thể để thực hiện hoạt động đó? - GV tổ chức trò chơi đoán xem bạn nhỏ trong hình đang làm gì? VD: + Hình 4: Bạn nhỏ đang đọc bài. Cần sử dụng mắt để nhìn, miệng để đọc. + Hình 5: Bạn nhỏ đang ăn cơm. Cần sử dụng tay mắt miệng, - HS lựa chọn hoạt động của bạn nhỏ trong hình mà em thích và thực hiện lại. các bạn dưới lớp đoán xem: +Bạn vừa thực hiện hoạt động gì ? + Cần sử dụng bộ phận nào của cơ thể để thực hiện hoạt động đó? b. Liên hệ hoạt động hằng ngày và nói về chức năng của các bộ phận cơ thể. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hằng ngày các bộ phận cơ thể giúp chúng ta thực hiện những hoạt động nào? - GV yêu cầu HS liệt kê thêm nhiều hoạt động hằng ngày. - HS trả lời: VD + Chân để đi, đá bóng, nhảy dây; miệng để ăn, nói, 3. Hoạt động mở rộng: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nếu tay, chân, miệng bị đau, mũi bị viêm, đau thì các bạn sẽ gặp khó khăn gì trong các hoạt động hằng ngày? - GV gợi ý để HS nhận ra: Hầu hết các hoạt động hằng ngày đều cần sử dụng một hay nhiều bộ phận của cơ thể. - Nhận xét tiết học. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  4. Nhật ký dạy học - Tuần 23 Năm học: 2020 - 2021 TN VÀ XH: BÀI 22: CƠ THỂ CỦA EM ( T 2) Dạy 1B – tiết 1 – Sáng thứ năm ngày 4 tháng 3 năm 2021 Dạy 1D – tiết 2 – Sáng thứ năm ngày 4 tháng 3 năm 2021 Dạy 1E – tiết 3 – Sáng thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2021 Dạy 1C – tiết 1 – Chiều thứ sáu ngày 5 tháng 3năm 2021 Dạy 1A – tiết 2 – Chiều thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2021 I. MỤC TIÊU - Nói được tên và hoạt động của các 00000000bộ phận bên ngoài cơ thể. - Nêu được chức năng một số bộ phận bên ngoài cơ thể. - Thực hành vận động các bộ phận bên ngoài của cơ thể. *KT: Giúp em Quân ( 1C) biết nêu được chức năng một số bộ phận bên ngoài cơ thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chuẩn bị của GV: Nội dung một số trò chơi. - Chuẩn bị của HS: SHS, giấy, bút vẽ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Tổ chức hoạt động khởi động: * Tổ chức TC: Làm theo hiệu lệnh - GV cho Quản trò lên điều hành trò chơi. - Muốn thực hiện được trò chơi trên em phải sử dụng những bộ phận bên ngoài nào của cơ thể. - GV nhận xét giới thiệu nội dung tiết học. 2. Tổ chức hoạt động luyện tập. HĐ 4: Cùng nói tên và các hoạt động của các bộ phận bên ngoài của cơ thể. - GV chia lớp thành các đội chơi. GV phổ biến luật chơi. Các đội kể được nhiều tên và đặt câu hỏi tìm hiểu chức năng của các bộ phận cơ thể. - Các đội chơi thảo luận và luyện tập đưa ra cách hỏi – cách trả lời - HS có thể đưa ra nhiều câu trả lời cho một câu hỏi như: mắt để nhìn; miệng để ăn hoặc để nói, hát, + Kể theo các phần cơ thể. + Kể theo thứ tự các bộ phận từ trên xuống dưới. - GV nhận xét 3. Tổ chức hoạt động vận dụng: HĐ 5: Cùng chơi “vận động cơ thể” theo lời bạn nói. - GV nêu luật chơi: HS làm theo lời nói của bạn, không làm theo hành động của bạn - Ở mỗi lượt chơi, GV cùng HS cùng nhau đánh giá người chơi thực hiện đúng hay sai. - GV nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại tên bài học. - Gv yêu cầu HS kể tên và chỉ được vị trí, chức năng một số bộ phần bên ngoài cơ thể? Xác định vùng riêng tư trên cơ thể? - GV nhận xét: GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  5. Nhật ký dạy học - Tuần 23 Năm học: 2020 - 2021 ĐẠO ĐỨC: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM ( T1) Điều chỉnh: Không yêu cầu học sinh làm BT4 trang 33 ( Dạy 5B – tiết 1 - sáng thứ năm ngày tháng 2 năm 2021) I.Mục tiêu: Giúp HS biết: 1.KT: Bước Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. 2.KN: Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam. 3.TĐ: GD HS ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. 4.NL: Phát triển năng lực giao tiếp, ứng xử lịch sự, tự tin; năng lực hợp tác; giải quyết vấn đề. *HS có năng lực: Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước. *GDTNMT biển và hải đảo: Yêu vùng biển, hải đảo của Tổ quốc. Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên môi trường biển đảo là thể hiện lòng yêu nước, yêu Tổ quốc Việt Nam. II.CHUẨN BỊ: Tranh ảnh minh họa. III.HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: *Khởi động: - Ban học tập cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài mới. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH *Việc 1: Tìm hiểu thông tin SGK. - Nhóm trưởng cho các bạn đọc các thông tin kết hợp quan sát các bức ảnh và giới thiệu ND một bức ảnh. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp - Nhận xét và chốt: Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày. - Nhận xét và chốt thành ghi nhớ. *Đá`=nh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: + Biết được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. + Biết được tình hình kinh tế ngày càng phát triển của đất nước ta. - Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng; nhận xét bằng lời. *Việc 2: Thảo luận nhóm. - Cặp đôi trao đổi với nhau theo nội dung: ? Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam? ? Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam? ? Nước ta còn có những khó khăn gì? GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  6. Nhật ký dạy học - Tuần 23 Năm học: 2020 - 2021 ? Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước? - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét và chốt: Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam. + Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, vì vậy chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc. *Liên hệ: Đất nước ta còn nghèo, còn gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn về thiều NL. Vì vậy sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng là rất cần thiết. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước Việt Nam. - Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi; nhận xét bằng lời. *Việc 3: Tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam. - Cá nhân quan sát các hình ảnh và nối những hình ảnh có liên quan đến Việt Nam. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt: Quốc kì VN là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Văn Miếu là trường học đầu tiên của nước ta. áo dài VN là một nét VH *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Nắm chắc một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. - Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng; nhận xét bằng lời. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, sự kiện lịch sử có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam. ———— ———— GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  7. Nhật ký dạy học - Tuần 23 Năm học: 2020 - 2021 ĐẠO ĐỨC: TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (tiết 2) ( Dạy 5C – tiết 3 - sáng thứ sáu ngày 06 tháng 12 năm 2019) I. Mục tiêu: 1. KT: Học xong bài này, HS biết: - Vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày. 2. KN: Thực hiện đối xử tốt với phụ nữ, bạn gái trong cuộc sống hằng ngày. - GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với các bà, mẹ, chị em gái, cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội. 3. TĐ: Giáo dục hs có thái độ tôn trọng phụ nữ. 4. NL: Hợp tác, ra quyết định II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ. - HS: Tài liệu HDH, vở bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Cho cả lớp hát - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp. A. Hoạt động thực hành HĐ1: Xử lí tình huống: Việc 1: GV đưa 2 tình huống trong SGK lên bảng. Việc 2: Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu cách xử lí và giải thích vì sao. Việc 3: Đại diện các nhóm nêu cách giải quyết Việc 4: Cách xử lí của các nhóm đã thể hiện được sự tôn trọng và quyền bình đẳng của phụ nữ chưa? GV nhận xét chung. * Đánh giá: -TCĐG: Biết xử lí các tình huống đưa ra -PPĐG: Vấn đáp. -KTĐG: Đặt câu hỏi. HĐ2: Làm việc với phiếu bài tập: Nội dung phiếu: Việc 1: Em hãy đánh dấu cộng trước ý đúng 1. Ngày dành riêng cho phụ nữ a. Ngày 20 tháng 10 b. Ngày 2 tháng 9 c. Ngày 8 tháng 3 2. Những ngày tổ chức dành riêng cho phụ nữ: GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  8. Nhật ký dạy học - Tuần 23 Năm học: 2020 - 2021 a. Câu lạc bộ nữ doanh nhân b. Hội phụ nữ c. Hội sinh viên. Việc 2: Các nhóm báo cáo. Việc 3: GV nhận xét chung * Đánh giá: -TCĐG: Khoàn thành phiếu học tập, biết các ngày dành riêng cho phụ nữ và những tổ chức dành cho phụ nữ. -PPĐG: Vấn đáp. -KTĐG: Đặt câu hỏi. HĐ3: Văn nghệ ca ngợi phụ nữ Việt Nam - HS trình bày những bài thơ, bài hát, mẫu chuyện về phụ nữ nói chung và bạn gái nói riêng. - Một số HS thực hiện các tiết mục văn nghệ - Em nêu suy nghĩ của em về người phụ nữ Việt Nam? - HS nêu. GV nhận xét kết luận: Người phụ nữ Việt Nam kiên cường, gan dạ, giàu nghị lực, giỏi việc nước đảm việc nhà ? Họ đã có những đóng góp như thế nào cho xã hội, cho giáo dục. Hãy lấy ví dụ. - Chúng ta cần phải làm gì đối với phụ nữ? * Đánh giá: -TCĐG: Biết hát, đọc thơ, kể chuyện ca ngợi người phụ nữ. -KTĐG: Đặt câu hỏi. B. Hoạt động ứng dụng: Các nhóm thực hiện việc giúp đỡ một số phụ nữ, các bạn gái theo khả năng của mình. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  9. Nhật ký dạy học - Tuần 23 Năm học: 2020 - 2021 Ôn Toán ÔN LUYỆN TUẦN 23 (T1) Dạy 2B – tiết 1 – Chiều thứ năm ngày 4 tháng 3 năm 2021 I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thuộc và vận dụng được bảng chia 2 vào giải toán, nhận biết được một phần hai. - Kĩ năng: Biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia và vận dụng viết phép chia từ phép nhân. - Thái độ: Ham thích học toán, tích cực tự giác trong học tập - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tính toán, tự học. II. Chuẩn bị: - SHD, BP III. Hoạt động dạy học: *ĐGTX: - Tiêu chí: + Vận dụng bảng chia 2,3,4,5 để điền đúng số vào ô trống và vận dụng vào giải toán có lời văn, trình bày khoa học (HĐ5,6,8). 5. 12 : 2 = 6 18 : 2 = 9 6 : 2 = 3 6. Bài giải Mỗi hộp có số chiếc cốc là: 12 : 2 = 6 ( chiếc cốc) Đáp số: 6 chiếc cốc 8. Bài giải Mỗi bạn được chia số chiếc keọ là: 14 : 2 = 7 ( chiếc) Đáp số: 7 chiếc kẹo + Xác định đúng một phần hai của một hình. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.  Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em điền đúng số thích hợp vào ô trống (BT5); vận dụng bảng chia 2 vào giải toán có lời văn (BT6,8), xác định được một phần hai của 1 hình (BT7). - HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và hỗ trợ các bạn hạn chế. Nêu nhanh cách xác định dạng toán.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn.  GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  10. Nhật ký dạy học - Tuần 23 Năm học: 2020 - 2021 Ôn TV LUYỆN VIẾT: BÀI 23 Dạy 2B – tiết 1 – Chiều thứ năm ngày 4 tháng 3 năm 2021 I. Mục tiêu: Rèn KN viết chữ: - Kiến thức: Biết viết chữ hoa T theo cỡ vừa và nhỏ (kiểu chữ đứng). Biết viết từ, câu ứng dụng của bài ở vở luyện chữ. - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Viết đúng mẫu chữ hoa nhanh đẹp. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, chữ mẫu. HS: Bảng con, vở III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa T. Việc 1: GT chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ. Việc 2: GV viết mẫu, nêu QT viết: T Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. HĐ2: Hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng. Việc 1: Giới thiệu từ ứng dụng của bài. Giải thích nghĩa từ vựng. Việc 2: Yêu cầu HS quan sát, nhận xét QT viết các từ, câu. Những chữ nào cao 2,5 ly; những chữ nào cao 1 ly; những chữ nào cao 1,5 ly? Việc 3: GV viết mẫu, nêu QT viết. Chú ý khoáng cách giữa các con chữ là nửa con chữ o, k/c giữa các chữ ghi tiếng là 1con chữ o. Việc 4: Cho HS viết bảng con - GV sửa sai. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chữ T. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết đẹp, đều chữ. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. + Cấu tạo của con chữ hoa T: Chữ hoa T cỡ vừa cao 5 li, gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản là 2 nét cong trái và một nét lượn ngang. + Quy trình viết chữ S: nét 1 ĐB giữa ĐK 4 và 5, viết nét cong trái nhỏ, DB trên ĐK 6. Nét 2 từ điểm DB của nét 1, viết nét lượn ngang từ trái sang phải, DB ở ĐK 6. Nét 3 từ điểm DB của nét 2, viết tiếp nét cong trái to. Cắt nét lượn ngang tjao vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ rồi chạy xuống dưới phần cuối nét uốn cong vào trong, DB ở ĐK 2. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động thực hành: Viết vở Luyện viết Việc 1: HS nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. Việc 2: GV cho học sinh viết lần lượt bài viết theo lệnh. Việc 3: GV theo dõi, uốn nắn, thu một số bài nhận xét. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chính tả. + Đối với HS tiếp thu nhanh: luyện thêm cho học sinh viết nhanh, đẹp. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  11. Nhật ký dạy học - Tuần 23 Năm học: 2020 - 2021 *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm tư thế ngồi viết, yêu cầu của bài, quy trình để viết đúng, đẹp. - PP: Quan sát, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, viết lời nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng: Nhận xét. Luyện viết chữ nghiêng.  ÔL TIẾNG VIỆT: Luyện đọc bài Chuyện ở lớp Dạy 1B – tiết 3 – Chiều thứ năm ngày 4 tháng 3 năm 2021 I. Mục tiêu - Đọc đúng từ, câu thơ, đoạn thơ trong bài Chuyện ở lớp. - HS làm BT 1,2 (trang 21) - HS nổi trội làm thêm bài tập 3( trang 21) II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học - GV: máy chiếu - HS: Vở BT Tiếng việt1, tập 2 III. Hoạt động dạy- học: *Hoạt động 1 : Khởi động - HS hát bài “ Quê hương tươi đẹp” khởi động tiết học. * Hoạt động 2: Luyện tập: - HS đọc bài “Chuyện ở lớp” theo nhóm, mỗi bạn đọc 1 khổ thơ - Các nhóm đọc trước lớp - HS nhắc lại nội dung bài thơ - Lắng nghe Gv nhận xét, chốt: Bài thơ nói về cuộc trò chuyện của bạn nhỏ với mẹ khi đi học về - HS làm các bài tập: 1,2(trang 21).GV hướng dẫn HS đọc bài thơ và trả lời câu hỏi: Theo em, bạn nhỏ muốn khuyên bạn ấy điều gì qua hai câu thơ cuối bài?Viết câu chuyện kể về việc em đã làm trên lớp - HS nổi trội làm Bt 3 (trang 21): GV hỗ trợ HS viết tiếp để hoàn thành câu * Hoạt động 3: Vận dụng: - HS nói cho nhau nghe về những việc làm trên lớp GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  12. Nhật ký dạy học - Tuần 23 Năm học: 2020 - 2021 ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC BÀI: BÚT VÀ THƯỚC KẺ I. MỤC TIÊU - HS luyện đọc to, rõ ràng mạch lạc đoạn, bài: Bút và thước kẻ - HS nói được nội dung bài theo gợi ý. Nói được nhận xét của mình về đò dùng bút và thước kẻ -Giáo dục HS trân trọng và giữ gìn đồ dùng học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Tranh ở HĐ1 HS: VTV, Vở BT, SGK, Bộ thẻ chữ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A.Khởi động *Tố chức HOẠT ĐỘNG KHỞ1 ĐỘNG HĐ1. Luyện nói - Cho HS nói tên các đò dùng học tập của em Bút, chì, tẩy, bảng con, phấn, vở, sách, thước kẻ, - Em cần làm gì để đồ dùng được bền lâu? HS trả lời theo ý mình - GV nhận xét nhắc nhở HS B. LUYỆN ĐỌC a. Đọc tiếng, từ - HS luyện đọc tiếng, từ khó: : cầm, gạch, vở sạch, thước kẻ, đường thẳng - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc đoạn: - HS luyện đọc đoạn theo nhóm: 3 HS đọc 3 đoạn - Các nhóm thi đọc đoạn trước lớp - Nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt. c. HS đọc cả bài - Gọi HS xung phong đọc cả bài. Em làm gì đồ dùng học tập được bền lâu? - GV nhận xét HS trả lời. C. LUYỆN TẬP Bài 1 : Em học được gì ở bút và thước kẻ trong bài đọc?: (Trang 19) - HS: Không nên chê bạn. Nên khiêm tốn không tự cho mình là giỏi *GV giúp đỡ HS viết chậm. Bài 2: Viết tên sự vật chứa tiếng có âm đầu v hoặc d (VBT trang 19) - HS quan sát tranh vẽ, tìm từ có d hoặc v - HS nối: Vườn hoa, chùm vải, rặng dừa, cầu vòng - GV theo dõi nhận xét, tuyên dương HS viết đúng - GV chốt nối d/ v Bài 3: Viết câu nói về đồ dùng học tập của em (VBT TV trang 19) - HS tự viết câu vào vở BTTV Cái thước là bạn thân của em Chiếc bút chì của em rấ đáng yêu. Quyển vở của em rất xinh xắn. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  13. Nhật ký dạy học - Tuần 23 Năm học: 2020 - 2021 - GV quan sát, giúp đỡ HS viết chậm - GV nhận xét chữ viết của HS và sửa sai nếu có D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy