Nhật ký dạy học - Tuần 22 - GV: Hoàng Thị Mai - Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 10 trang thienle22 3560
Bạn đang xem tài liệu "Nhật ký dạy học - Tuần 22 - GV: Hoàng Thị Mai - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnhat_ky_day_hoc_tuan_22_gv_hoang_thi_mai_truong_tieu_hoc_phu.doc

Nội dung text: Nhật ký dạy học - Tuần 22 - GV: Hoàng Thị Mai - Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. Nhật ký dạy học - Tuần 22 Năm học: 2020 - 2021 TUẦN 22 ĐẠO ĐỨC: BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ - T 2 Dạy 2A – tiết 2 - sáng thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2021 Dạy 2D – tiết 3 - sáng thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2021 Dạy 2B – tiết 4 - sáng thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2021 Dạy 2E – tiết 3 - sáng thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2021 Dạy 2C – tiết 1 - sáng thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2021 I.Mục tiêu: Giúp HS hiểu: KT: + Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự. + Giúp hs biết cần nói lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huống phù hợp. + Quý trọng và học tập những ai biết nói lờiyêu cầu đề nghị phù hợp. +Thực hiện nói lời yêu cầu đề nghị trong các tình huống cụ thể. KN: Mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường găp hàng ngày. TĐ: Quý trọng và học tập những ai biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp. Phê bình nhắc nhở những ai không biết nói lời yêu cầu, đề nghị không phù hợp. - NL: Thực hiện nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường găp hàng ngày. * Tích hợp KNS: Nói được lời yêu cầu đề nghị lịch sự trong giao tiếp người khác. Thể hiện được sự tự trọng và tôn trọng người khác. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập III. Hoạt động dạy - học Khởi động: TC : Chuyền bóng. HS nhận được bóng thì trả lời câu hỏi:Vì sao cần phải nói lời yêu cầu, đề nghị ? ĐGTX: Tiêu chí: HS trả lời được Khi muốn nhắc nhở ai đó một việc gì các em cần nói lời yêu cầu, đề nghị một cách nhẹ nhàng chân thành, lịch sự. Phương pháp: vấn đáp Kỹ thuật: đặt câu hỏi – nhận xét bằng lời -GV giới thiệu vào bài mới. - HS đọc mục tiêu bài học. 1. Bày tỏ thái độ Việc 1:Em nhận PHT, hoàn thành nội dung PHT Việc 2:Chia sẻ câu trả lời với bạn bên cạnh. Việc 3:Nhóm Trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ. Nhận xét, bổ sung, thống nhất thái độ cho mỗi tình huống của nhóm.Báo cáo cô giáo khi hoàn thành; các nhóm chia sẻ cách giải quyết - GV chốt : Cách ứng xử d là đúng, Nội dung ĐGTX: Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, N/x bằng lời. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  2. Nhật ký dạy học - Tuần 22 Năm học: 2020 - 2021 2. Liên hệ thực tế. Việc 1:GV yêu cầu kể lại những trường hợp bản thân nói lời yc, đề nghị Việc 2: Hs tự liên hệ, trình bày. Việc 3: Nhận xét khen ngợi. 3. Đóng vai: Việc 1: Gv nêu tình huống. Việc 2: Hs thảo luận, đóng vai theo từng cặp Việc 3: Hs trình bày. * Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. Khi cần đến sự giúp đỡ, dù nhỏ của người khác, em cần có lời nói và hành động, cử chỉ phù hợp GVKL: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày là tự tôn trọng và tôn trọng người khác. Nội dung ĐGTX: + HS biết nhận xét hành vi và nói lời yêu cầu đề nghị trong các tình huống đã cho. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, N/x bằng lời. *Hoạt động kết thúc tiết học : GV liên hệ thực tế , giáo dục học sinh KNS c. Hoạt động ứng dụng Chia sẻ những kiến thức em vừa ôn tập với bố mẹ. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  3. Nhật ký dạy học - Tuần 22 Năm học: 2020 - 2021 TN XH: Bài 21: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT T1 Dạy 1D – tiết 1 – Chiều thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2021 Dạy 1A – tiết 2 – Chiều thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2021 Dạy 1B – tiết 3 – Chiều thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2021 Dạy 1E – tiết 4 - sáng thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2021 Dạy 1C – tiết 4 - sáng thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2021 I. Mục tiêu: - Trình bày và sắp xếp được cây và con vật vào sơ đồ cho sẵn; giới thiệu được về một cây hoặc con vật mình biết hoặc yêu thích. - Xác định một số dấu hiệu không an toàn qua tình huống và lựa chọn được cách xử lí an toàn cho bản thân. *KT: Giúp em Quân ( 1C) Kể được các bộ phận của cây và con vật . II. Đồ dùng dạy học - GV: 6 thẻ hình cây, con vật có ích hoặc nguy hiểm - HS: Sản phẩm tự sưu tầm (tranh ảnh, tranh vẽ, cây, con vật) về chủ đề. + Dây kẹp để treo, đính sản phẩm theo nhóm. III. Các hoạt động dạy học HĐ 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Cho HS hát bài Lí cây xanh - GTB: Ghi bảng HĐ 2: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Khám phá: - YC HS hoạt động nhóm 4 - Lựa chọn một sản phẩm mình thích trong bộ sưu tập của cá nhân để giới thiệu trong nhóm. - Các nhóm tạo sản phẩm của nhóm, trình bày và sắp xếp theo + Hình ảnh về thực vật + Hình ảnh về động vật + Các sản phẩm sáng tạo: Tự vẽ hay cắt, dán. - YC các nhóm trình bày sản phẩm - Các nhóm trình bày sản phẩm và đại diện các nhóm giới thiệu sản phẩm - HS trong lớp hỏi thêm thông tin về sản phẩm của nhóm bạn: + Con vật tên là gì? Có ích lợi gì? Có gây nguy hiểm không? + Cây tên là gì? Có ích lợi gì? điều gì xảy ra nếu chạm vào? - Các nhóm nhận xét nhóm có sản phẩm đẹp, đa dạng hình ảnh nhất. - Nhận xét 2: Chọn hình phù hợp với ô chữ - YC HS hoạt động nhôi HD HS thảo luận. - Quan sát và đọc nội dung ô chữ - Quan sát hình, nói được tên các cây, con vật thuộc nhóm "Cây và con vật có ích đối với con người" hay "Cây và con vật có thể gây hại hoặc nguy hiểm đối với con người" - Từng cặp HS trao đổi so sánh kết quả sắp xếp hình ảnh. - Nhận xét và yêu cầu HS liệt kê thêm các con vật khác nữa và xếp chúng vào nhóm. * Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  4. Nhật ký dạy học - Tuần 22 Năm học: 2020 - 2021 TN - XH : ÔN TẬP CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (T2) Dạy 1B – tiết 1 – Sáng thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2021 Dạy 1D – tiết 2 – Sáng thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2021 Dạy 1E – tiết 3 – Sáng thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2021 Dạy 1C – tiết 1 – Chiều thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2021 Dạy 1A – tiết 2 – Chiều thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2021 I. MỤC TIÊU - Trình bày và sắp xếp được cây và con vật vào sơ đồ cho sẵn; giới thiệu được về một cây hoặc con vật mình biết hoặc yêu thích. - Xác định một số dấu hiệu không an toàn qua tình huống và lựa chọn được cách xử lí an toàn cho bản thân. - Làm được một sản phẩm về chủ đề ( tranh vẽ, sưu tập về cây, con vật; hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây, con vật ). - Nhận xét được những việc đã làm liên quan đến tìm hiểu, chăm sóc cây, con vật và tự bảo vệ bản thân phòng tránh con vật gây nguy hiểm. *KT: Giúp em Quân ( 1C) Kể được một số cây trồng và vật nuôi ở gia đình mình . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: 6 thẻ hình cây, con vật có ích hoặc nguy hiểm - HS: Sản phẩm tự sưu tầm (tranh ảnh, tranh vẽ, cây, con vật) về chủ đề. + Dây kẹp để treo, đính sản phẩm theo nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ3: Xử lí tình huống a. Quan sát và mô tả tình huống - Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi và HD HS thảo luận và trả lời câu hỏi theo nhóm. + Bạn nhỏ và em gái đang làm gì? Em gái muốn điều gì? + Đây có phải con chó của hai anh em hay của gia đình khác? b. Xử lí tình huống - Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi và HD HS thảo luận. - YC HS trình bày - Nhận xét và cùng học sinh phân tích các phương án đó có phù hợp hay không HĐ4: Bạn đã làm những việc nào dưới đây? Việc nào không nên làm? - YC HS quan sát hình, nói được việc làm của các bạn trong từng hình - YC HS kể trước lớp - Nhận xét, khen ngợi - YC học sinh chia sẻ - YC HS kể thêm một số việc làm khác tương tự như các bạn nhỏ trong hình. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn dò chuẩn bị bài 23 GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  5. Nhật ký dạy học - Tuần 22 Năm học: 2020 - 2021 ÔL TIẾNG VIỆT: Luyện đọc bài Ngôi nhà I.Mục tiêu - Đọc đúng từ, câu thơ, đoạn thơ trong bài Ngôi nhà; Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình. - HS làm BT 1,2(trang 17) HS nổi trội làm thêm bài tập 3( trang 17) II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học -HS: Vở BT Tiếng việt tập 2 III. Hoạt động dạy- học: *Hoạt động 1 : Khởi động -HS hát bài “ Quê hương tươi đẹp” khởi động tiết học. * Hoạt động 2: Luyện tập: - HS đọc bài “Ngôi nhà” theo nhóm, mỗi bạn đọc 1 khổ thơ - Các nhóm đọc trước lớp - HS nhắc lại nội dung bài thơ - Lắng nghe Gv nhận xét, chốt: Bài thơ ói về tình cảm của một bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình ở một làng quê bình dị -HS làm các bài tập: 1,2(trang 17).GV hướng dẫn HS đọc bài thơ và trả lời câu hỏi em thích nhất cảnh vật nào ở ngôi nhà của bạn nhỏ trong bài thơ “ Ngôi nhà”. Viết câu kể về ngôi nhà của em. -HS nổi trội làm Bt 3 (trang 17): GV hỗ trợ HS xem tranh và viết 1-2 câu về ngôi nhà mình yêu thích * Hoạt động 3: Vận dụng: HS nói cho nhau về cảnh vật xung quanh nhà mình cho bạn nghe GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  6. Nhật ký dạy học - Tuần 22 Năm học: 2020 - 2021 Luyện Tiếng Việt: LUYỆN ĐỌC BÀI: BÀY THỎ BIẾT ƠN MẸ. I. Mục tiêu: - Đọc đúng và đọc trơn từ, câu,đoạn trong bài Bầy thỏ biết ơn mẹ; rút ra được bài học từ câu chuyện. - Giáo dục cho học sinh biết thể hiện lòng biết ơn với bố mẹ. - Hình thành ở học sinh năng lực ngôn ngữ, giao tiếp hợp tác. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Ti vi. Bảng phụ. - HS: VBT, SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1 : Khởi động - HS nói về những việc làm để thể hiện lòng biết ơn bố mẹ. Hoạt động 2 : Luyện tập a. Luyện đọc bài Bầy thỏ biết ơn mẹ - Nghe GV đọc mẫu bài. Chú ý ngắt nghỉ sau dấu câu. - HS đọc thầm theo GV. - Một số HS đọc một số từ dễ phát âm sai : quần quật, quên, suốt ngày, - HS luyện đọc bài theo nhóm. Mỗi HS trong nhóm đọc 1 đoạn, đọc nối tiếp các đoạn đến hết bài. - Thi đọc giữa các nhóm. HS khác nhận xét bạn đọc, bình chọn bạn đọc bài tốt nhất. - Nghe GV nhận xét, tuyên dương. - Một số học sinh luyện đọc đoạn trước lớp. GV chỉnh sửa lỗi nếu sai. b. Đọc hiểu - HS đọc thầm đoạn1, trả lời câu hỏi : Vì sao bầy thỏ con rất thương mẹ ? - HS vừa chỉ tranh và trả lời: vì thỏ mẹ suốt ngày đào củ, kiếm lá để nuôi bảy chú thỏ con. HS khác nhận xét câu trả lời. - Nghe GV nhận xét, tuyên dương. - HS thảo luận nhóm: Theo em, thỏ mẹ sẽ nói gì khi nhận món quà của các con. - Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp, học sinh khác nhận xét. - Nghe GV nhận xét, tuyên dương, ghi nhận một só ý kiến : Cảm ơn các con thật nhiều, mẹ rất hạnh phúc hoặc mẹ rất vui khi nhận được món quà của các con. Các con thật là ngoan - HS trả lời : Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì ? - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến : Phải biết thể hiện lòng biết ơn đối với bố mẹ. * Hoạt động 3 : Vận dung -Hãy cùng bạn hỏi đáp về ngôi nhà mà mình thích. -Nghe GV nhận xét tiết học. dặn dò HS chuẩn bị bài sau. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  7. Nhật ký dạy học - Tuần 22 Năm học: 2020 - 2021 Ô.L.T. Việt LUYỆN VIẾT BÀI 22 Dạy 2B – tiết 1 – Chiều thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2021 I.Mục tiêu: Rèn KN viết chữ: - Kiến thức: + Biết viết chữ hoa T theo cỡ vừa và nhỏ ( kiểu chữ đứng ). +Biết viết từ, câu ứng dụng của bài ở vở luyện chữ - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Viết đúng mẫu chữ hoa nhanh đẹp. II. Đồ Dùng dạy học: GV: Bảng phụ, chữ mẫu. HS: Bảng con, vở III.Các HĐDH chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1Hướng dẫn viết chữ hoa T Việc 1:GT chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ R Việc 2: GV viết mẫu, nêu QT viết: T Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. + Tiêu chí đánh giá: Nắm được quy trình viết chữ hoa T + PP: Vấn đáp. Quan sát, hỏi đáp + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. HĐ2Hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng: Việc 1: Giới thiệu từ ứng dụng của bài. Giải thích nghĩa từ vựng Tam Tam Tòa Việc 2: - Yêu cầu HS quan sát, nhận xét QT viết các từ, câu. Những chữ nào cao 2, 5 ly; những chữ nào cao 1 ly; những chữ nào coa 1,5 ly? Việc 3: GV viết mẫu, nêu QT viết Chú ý khoáng cách giữ các con chữ là nửa con chữ o, k/c giữa các chữ ghi tiếng là 1con chữ o. Việc 4: Cho HS viết bảng con - GV sửa sai. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đung chữ P câu ứng dụng + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết đẹp, đều chữ. + Tiêu chí đánh giá: Nắm được câu ứng dụng, nghĩa của câu câu ứng dụng. + PP: vấn đáp, hỏi đáp + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Viết vở Luyện viết Việc 1: HS Nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. Việc 2: GV Cho học sinh viết lần lượt bài viết theo lệnh Việc 3: GV theo dõi, uốn nắn. thu một số bài nhận xét. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chính tả. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết nhanh, đẹp. + Tiêu chí đánh giá Viết đúng đẹp vào vở luyện viết trình bày sạch sẽ + PP: vấn đáp, hỏi đáp + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời . C .HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nhận xét.Luyện viết chữ nghiêng. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  8. Nhật ký dạy học - Tuần 22 Năm học: 2020 - 2021 Đạo Đức: BÀI 10: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ( PHƯỜNG) EM (T2) ( Dạy 5B – tiết 1 - sáng thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2021) I.Mục tiêu: - KT: Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường). -KN: Thực hiện tốt các quy định của UBND xã ( phường) - TĐ: Tôn trọng ủy ban nhân dân xã ( phường) nơi em ở. - NL: Tích cực tham gia tốt các hoạt động phù hợp với khả năng của mình do xã ( phường) mình tổ chức. II. Chuẩn bị ĐD DH: Tranh ảnh. III. Hoạt động học * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động thực hành 1. Xử lí tình huống (BT 2) Việc 1: Em đọc và tìm cách xử lí tính huống hợp lí. Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ Việc 3: NT điều hành các bạn trong nhóm chia sẻ. HĐTQ tổ chức xử lí tình huống trước lớp. Nhận xét.Bổ sung. - Nội dung đánh giá:H lựa chọn cách xử lí phù hợp, nhanh. Tự tin, mạnh dạn. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi và nhận xét bằng lời. 2. Bày tỏ ý kiến. (BT4) Việc 1: Em đọc và làm BT Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ Việc 3: NT điều hành các bạn trong nhóm chia sẻ.Thống nhất. HĐTQ tổ chức cho các nhóm thể hiện trước lớp. - Nội dung đánh giá:H thể hiện được những ý kiến của mình. Biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền địa phương.Mạnh dạn khi bày tỏ ý kiến. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi và trình bày miệng. - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học. B. Hoạt động ứng dụng: Nói cảm nhận của mình khi được học bài này cho người thân của mình. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  9. Nhật ký dạy học - Tuần 22 Năm học: 2020 - 2021 ĐẠO ĐỨC: TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (tiết 2) ( Dạy 5C – tiết 3 - sáng thứ sáu ngày 06 tháng 12 năm 2019) I. Mục tiêu: 1. KT: Học xong bài này, HS biết: - Vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày. 2. KN: Thực hiện đối xử tốt với phụ nữ, bạn gái trong cuộc sống hằng ngày. - GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với các bà, mẹ, chị em gái, cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội. 3. TĐ: Giáo dục hs có thái độ tôn trọng phụ nữ. 4. NL: Hợp tác, ra quyết định II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ. - HS: Tài liệu HDH, vở bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Cho cả lớp h - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp. A. Hoạt động thực hành HĐ1: Xử lí tình huống: Việc 1: GV đưa 2 tình huống trong SGK lên bảng. Việc 2: Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu cách xử lí và giải thích vì sao. Việc 3: Đại diện các nhóm nêu cách giải quyết Việc 4: Cách xử lí của các nhóm đã thể hiện được sự tôn trọng và quyền bình đẳng của phụ nữ chưa? GV nhận xét chung. * Đánh giá: -TCĐG: Biết xử lí các tình huống đưa ra -PPĐG: Vấn đáp. -KTĐG: Đặt câu hỏi. HĐ2: Làm việc với phiếu bài tập: Nội dung phiếu: Việc 1: Em hãy đánh dấu cộng trước ý đúng 1. Ngày dành riêng cho phụ nữ a. Ngày 20 tháng 10 b. Ngày 2 tháng 9 c. Ngày 8 tháng 3 2. Những ngày tổ chức dành riêng cho phụ nữ: GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
  10. Nhật ký dạy học - Tuần 22 Năm học: 2020 - 2021 a. Câu lạc bộ nữ doanh nhân b. Hội phụ nữ c. Hội sinh viên. Việc 2: Các nhóm báo cáo. Việc 3: GV nhận xét chung * Đánh giá: -TCĐG: Khoàn thành phiếu học tập, biết các ngày dành riêng cho phụ nữ và những tổ chức dành cho phụ nữ. -PPĐG: Vấn đáp. -KTĐG: Đặt câu hỏi. HĐ3: Văn nghệ ca ngợi phụ nữ Việt Nam - HS trình bày những bài thơ, bài hát, mẫu chuyện về phụ nữ nói chung và bạn gái nói riêng. - Một số HS thực hiện các tiết mục văn nghệ - Em nêu suy nghĩ của em về người phụ nữ Việt Nam? - HS nêu. GV nhận xét kết luận: Người phụ nữ Việt Nam kiên cường, gan dạ, giàu nghị lực, giỏi việc nước đảm việc nhà ? Họ đã có những đóng góp như thế nào cho xã hội, cho giáo dục. Hãy lấy ví dụ. - Chúng ta cần phải làm gì đối với phụ nữ? * Đánh giá: -TCĐG: Biết hát, đọc thơ, kể chuyện ca ngợi người phụ nữ. -KTĐG: Đặt câu hỏi. B. Hoạt động ứng dụng: Các nhóm thực hiện việc giúp đỡ một số phụ nữ, các bạn gái theo khả năng của mình. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy