Nhật ký dạy học - Tuần 21 - GV: Hoàng Thị Mai - Trường Tiểu học Phú Thủy
Bạn đang xem tài liệu "Nhật ký dạy học - Tuần 21 - GV: Hoàng Thị Mai - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nhat_ky_day_hoc_tuan_21_gv_hoang_thi_mai_truong_tieu_hoc_phu.doc
Nội dung text: Nhật ký dạy học - Tuần 21 - GV: Hoàng Thị Mai - Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học - Tuần 21 Năm học: 2020 - 2021 TUẦN 21 ĐẠO ĐỨC: BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ - T 1 Dạy 2A – tiết 2 - sáng thứ hai ngày 01 tháng 2 năm 2021 Dạy 2D – tiết 3 - sáng thứ hai ngày 01 tháng 2 năm 2021 Dạy 2B – tiết 4 - sáng thứ hai ngày 01 tháng 2 năm 2021 Dạy 2E – tiết 3 - sáng thứ tư ngày 0 3 tháng 2 năm 2021 Dạy 2C – tiết 1 - sáng thứ sáu ngày 05 tháng 2 năm 2021 I.Mục tiêu: Giúp HS hiểu: KT: - KN: - Cần nói lời yêu cầu phù hợp trong các tình huống - Phê bình, nhắc nhở những ai không biết hoặc nói lời yêu cầu, đề nghị không phù hợp -TĐ: Yêu thích môn học, Quý trọng và học tập những ai biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp - NL: Học sinh thực hiện nói lời yêu cầu, đề nghị của mình trong cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập III. Hoạt động dạy - học Khởi động: TC trò chơi: Chuyền bóng. HS nhận được bóng thì trả lời câu hỏi: ? Vì sao khi nhặt dược của rơi thì cần tìm người trả lại. 1. Quan sát mẫu hành vi Mục Tiêu : HS biết một số mẫu câu đề nghị và ý nghĩa của chúng. Việc 1: GV cho hs quan sát tranh. -Gv nêu câu hỏi theo nội dung tranh. -Hs quan sát và nắm được nội dung tranh. .Việc 2: Chia sẻ câu trả lời với bạn bên cạnh. Việc 3: NT tổ chức cho các bạn chia sẻ.Hs phát biểu cá nhân. Nhận xét, bổ sung, thống nhất cách giải quyết tình huống chung của nhóm Báo cáo cô giáo khi hoàn thành; các nhóm chia sẻ cách giải quyết Nội dung ĐGTX: HS trả lời được các câu hỏi: Muốn mượn bút chì của bạn Tâm, Nam cần sử dụng những yêu cầu, Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, N/x bằng lời. 2. Đánh giá hành vi Mục tiêu : Hs biết phân biệt hành vi nên làm và không nên làm khi muốn yêu cầu người khác giúp đỡ. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học - Tuần 21 Năm học: 2020 - 2021 Việc 1:Em nhận PHT.Hoàn thành PBT , nhận xét những việc làm trong tranh Việc 2: :Đổi PHT kiểm tra bài làm của nhau.Nhận xét, bổ sung cho bạn Việc 3:NT tổ chức cho các bạn chia sẻ. Nhận xét, bổ sung, tuyên dương những bạn làm đúng -Nhận xét kết luận : Việc làm trong tranh 2,3 là đúng vì các bạn đã biết dùng lời đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ. 3.Tập nói lời đề nghị, yêu cầu Mục tiêu : Hs biết bày tỏ thái độ phù hợp trước những hành vi, -GV phát phiếu học tập. -Hs đánh dấu vào trước ô vuông ý kiến mà em tán thành. - BHT tổ chức cho các bạn trơi trò chơi Việc 1: TBHT phổ biến luật chơi Việc 2: Thực hiện chơi. Việc 3: Cả lớp cùng tuyên dương nhóm chiến thắng Việc 4: TBHT cho các bạn chia sẻ ý kiến sau trò chơi * Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. Kết luận chung : Ý kiến d là đúng Nội dung ĐGTX: + HS biết nhận xét hành vi và nói lời yêu cầu đề nghị trong các tình huống đã cho. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, N/x bằng lời. *Hoạt động kết thúc tiết học : GV liên hệ thực tế , giáo dục học sinh c. Hoạt động ứng dụng GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học - Tuần 21 Năm học: 2020 - 2021 TN&XH: Bài 21: CHĂM SÓC, BẢO VỆ CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI(T1) Dạy 1D – tiết 1 – Chiều thứ ba ngày 02 tháng 2 năm 2021 Dạy 1A – tiết 2 – Chiều thứ ba ngày 02 tháng 2 năm 2021 Dạy 1B – tiết 3 – Chiều thứ ba ngày 02 tháng 2 năm 2021 Dạy 1E – tiết 4 - sáng thứ tư ngày 03 tháng 2 năm 2021 Dạy 1C – tiết 4 - sáng thứ năm ngày 04 tháng 2 năm 2021 I. Mục tiêu: - Kể được một số việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi. - Thực hiện được một số việc làm phù hợp với khả năng để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi ở xung quanh nơi sống. - Thể hiện được tình cảm, thái độ của bản thân trước những việc làm có hại cho cây trồng và vật nuôi. *KT: Giúp em Quân ( 1C) Kể được một số cây trồng và vật nuôi ở gia đình mình . II. Đồ dùng dạy học: GV: Một số hình ảnh những việc thường làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi. Dụng cụ tưới cây, làm vườn phù hợp với HS. HS: Một số dụng cụ thực hành và bảo hộ cá nhân khi chăm sóc cây trồng và vật nuôi (bình tưới, khẩu trang, găng tay, ). III. Các hoạt động chủ yếu: 1/ Hoạt động khởi động: * Khởi động: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Nhìn tranh đoán vật - GV đính tranh hoặc bấm máy một số loài cây hoặc con vật quen thuộc cho HS quan sát và đoán nhanh tên cây hoặc tên con vật - GV nhận xét sau đó giới thiệu để vào bài. HĐ1: Nhà bạn đã trồng cây hay nuôi những con vật nào? Kể những việc bạn đã làm để chăm sóc chúng. Mục tiêu: Kể được một số việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi. Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình Gv cho hs quan sát tranh, trả lời câu hỏi: + Nhà bạn đã trồng cây hay nuôi những con vật nào? Kể những việc bạn đã làm để chăm sóc chúng. - HS hs quan sát tranh, trả lời câu hỏi - Hs nhận xét, bổ sung - GV giải thích những việc làm đó để chăm sóc con chó, bảo vệ các quả không bị hỏng, tưới cho cây để cây luôn phát triển tốt. - Gv cho HS tiếp tục liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi: - Nhà bạn đã trồng những cây hay nuôi con vật nào? - Kể những việc bạn đã làm để chăm sóc chúng. - HS tiếp tục liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi. - Hs nhận xét, bổ sung - GV gợi ý để HS có thể nói lại những điều HS biết hoặc từng nhìn thấy người lớn thường làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi. HS không nhất thiết nói được toàn bộ hay chính xác các việc đã làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng - Giáo viên chốt , tuyên dương . 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học - Tuần 21 Năm học: 2020 - 2021 Mục tiêu : Thực hiện được một số việc làm phù hợp với khả năng để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi ở xung quanh nơi sống. HĐ2: Quan sát và thảo luận: Cần làm gì để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi? a) Quan sát và nói những việc làm có lợi hay không có lợi cho cây trồng, vật nuôi. - Gv cho hs hoạt động cặp đôi quan sát hình từ 2 đến 6, trả lời câu hỏi: - Trong hình vẽ gì? - Việc đó có lợi hay không có lợi/không tốt cho cây trồng, vật nuôi? - GV gợi ý HS quan sát từng chi tiết trong hình. - Cho hs chia sẻ trước lớp VD: Hình 2: Mẹ đang cho trâu ăn trong chuồng. Việc đó có lợi cho con trâu, giúp trâu không bị đói, rét + Hình 3: Con chó được đi tiêm phòng bệnh. Việc đó có lợi cho con chó, giúp chó khoẻ mạnh - GV nhận xét b) Trả lời câu hỏi: Cần làm gì để chăm sóc cây trồng và vật nuôi? - Yêu cầu HS quan sát lại các hình từ 2 đến 6, trả lời câu hỏi: - Trong các hình đó, cây trồng và vật nuôi nào chưa được chăm sóc tốt? - Điều gì có thể xảy ra với chúng? - Nếu không được tưới nước thì cây sẽ như thế nào? - Nếu con mèo không được vào nhà, phải đứng ngoài trời mưa, nắng thì sẽ như thế nào? - GV cho HS liên hệ thực tế, chia sẻ thêm các ý kiến về những hành động đối xử chưa tốt gây nguy hại cho cây trồng và vật nuôi khiến cây trồng có thể bị chết, vật nuôi có thể bị ốm. 3. Hoạt động mở rộng: - Gv cho HS liên hệ với những việc có thể làm ở trường; kể thêm những việc làm để chăm sóc, bảo vệ những vật nuôi khác như cho gà, lợn, trâu, dê, ăn, uống; chăm sóc những cây cảnh ở sân trường, cây ở xung quanh lớp học. - Nhận xét tiết học. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học - Tuần 21 Năm học: 2020 - 2021 Đạo Đức: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ( PHƯỜNG) EM ( T1) ( Dạy 5B – tiết 1 - sáng thứ tư ngày 03 tháng 2 năm 2021) I.Mục tiêu: - KT- KN: Bước đầu biết vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân xã ( phường) đối với cộng đồng.Kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã ( phường) đối với trẻ em trên địa bàn. - TĐ: Tôn trọng ủy ban nhân dân xã ( phường) nơi em ở. - NL: Vận dụng thể hiện những hành vi, việc làm đúng đắn. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV : Phiếu HT III. Hoạt động học * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Tìm hiểu truyện: Đến ủy ban nhân dân phường Việc 1: Em đọc và tìm hiểu truyện. Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ Việc 3: NT điều hành các bạn trong nhóm chia sẻ. HĐTQ tổ chức xử lí tình huống trước lớp. Nhận xét.Bổ sung. - Nội dung đánh giá:H biết được UBND xã( phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương.H biết tôn trọng và giúp đỡ UBND hoàn thành công việc. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi và nhận xét bằng lời. 2. Làm BT1,3. Việc 1: Em đọc và làm BT Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ Việc 3: NT điều hành các bạn trong nhóm chia sẻ.Thống nhất. HĐTQ tổ chức cho các nhóm thể hiện trước lớp. - Nội dung đánh giá:H biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã (phường) - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi và nhận xét bằng lời. - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nói cảm nhận của mình khi được học bài này cho người thân của mình. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học - Tuần 21 Năm học: 2020 - 2021 TN&XH: Bài 21: CHĂM SÓC, BẢO VỆ CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI(T2) Dạy 1B – tiết 1 – Sáng thứ năm ngày 04 tháng 2 năm 2021 Dạy 1D – tiết 2 – Sáng thứ năm ngày 04 tháng 2 năm 2021 Dạy 1E – tiết 3 – Sáng thứ sáu ngày 05 tháng 2 năm 2021 Dạy 1C – tiết 1 – Chiều thứ sáu ngày 05 tháng 2 năm 2021 Dạy 1A – tiết 2 – Chiều thứ sáu ngày 05 tháng 2 năm 2021 I. Mục tiêu: - HS kể và giải thích được việc nào nên làm, việc nào không nên làm để chăm sóc, bảo vệ những cây trồng và vật nuôi . - Thể hiện được tình cảm, thái độ của bản thân trước những việc làm có hại cho cây trồng và vật nuôi. *KT: Kể được một số việc làm để bảo vệ cây trồng và vật nuôi . II. Đồ dùng dạy học: GV: Một số hình ảnh những việc thường làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi. Một số biển báo. HS: Một số dụng cụ thực hành và bảo hộ cá nhân khi chăm sóc cây trồng và vật nuôi (bình tưới, khẩu trang, găng tay, ). III. Các hoạt động chủ yếu: 1. Khởi động: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Nhìn tranh đoán vật 2. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ3: Việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao? Mục tiêu: Kể được việc nào nên làm, việc nào không nên làm để chăm sóc, bảo vệ những cây trồng và vật nuôi Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình - Gv cho hs hoạt động cặp đôi quan sát các hình từ 7 đến 10, có thể liên hệ những việc làm diễn ra trong cộng đồng để xác định: + Hình nào mô tả những việc nên làm? + Hình nào mô tả những việc không nên làm? - Gv cho từng cặp HS so sánh kết quả, chia sẻ ý kiến với bạn. - Gv cho HS chia sẻ kết quả trước lớp, nói được những việc nên làm, những việc không nên làm. - GV gợi ý để HS có thể nói được ý nghĩa một số việc nên làm và hậu quả của những việc không nên làm sẽ ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi như thế nào, VD: + Hình 7: Không nên khuấy nước, gây nguy hiểm cho con cá. + Hình 8: Nên cho gà ăn. + Hình 9: Không nên bẻ cành, ngắt lá các loại cây trồng ở nơi công cộng. + Hình 10: Không được đánh mèo (các con vật nuôi khác) vì có thể gây ra thương tích, nguy hiểm cho chúng và trên hết, các con vật đều có quyền được chăm sóc và bảo vệ. - GV nhận xét 3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ4: Cùng thực hiện chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi. - Gv chia lớp thành các nhóm 4, cho từng nhóm HS lựa chọn các đồ dùng, dụng cụ bảo hộ và nghe GV hướng dẫn cách đảm bảo an toàn khi thực hiện các hoạt động. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học - Tuần 21 Năm học: 2020 - 2021 - Yêu cầu các nhóm HS lựa chọn những công việc phù hợp với mình theo hướng dẫn của GV: tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu; cho vật nuôi ăn, uống nước; treo biển hướng dẫn bảo vệ cây, - Yêu cầu HS thực hiện chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi theo sự phân công. - Gv nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm *Củng cố, dặn dò - Thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi khi ở nhà. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học - Tuần 21 Năm học: 2020 - 2021 ÔLTV LUYỆN VIẾT: BÀI 21 Dạy 2B – tiết 1 – Chiều thứ năm ngày 04 tháng 2 năm 2021 I. Mục tiêu: Rèn KN viết chữ: - Kiến thức: Biết viết chữ hoa R theo cỡ vừa và nhỏ (kiểu chữ đứng). Biết viết từ, câu ứng dụng của bài ở vở luyện chữ. - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Viết đúng mẫu chữ hoa nhanh đẹp. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, chữ mẫu. HS: Bảng con, vở III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa R. Việc 1: GT chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ Việc 2: GV viết mẫu, nêu QT viết: R Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. HĐ2: Hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng. Việc 1: Giới thiệu từ ứng dụng của bài. Giải thích nghĩa từ vựng. Việc 2: Yêu cầu HS quan sát, nhận xét QT viết các từ, câu. Những chữ nào cao 2, 5 ly; những chữ nào cao 1 ly; những chữ nào cao 1,5 ly? Việc 3: GV viết mẫu, nêu QT viết. Chú ý khoáng cách giữa các con chữ là nửa con chữ o, k/c giữa các chữ ghi tiếng là 1con chữ o. Việc 4: Cho HS viết bảng con - GV sửa sai. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đung chữ R. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết đẹp, đều chữ. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. Chữ R hoa cao 5 li. Chữ R hoa gồm 2 nét: nét 1 là nét móc ngược trái; nét 2 là nét kết hợp của nét cong trên và nét móc ngược phải, hai nét nối với nhau tạo thành vòng xoắn giữa thân chữ. QT: đặt bút tại giao điểm của ĐKN 6 và ĐKD 3, sau đó viết nét móc ngược trái đuôi nét lượn cong vào trong. Điểm dừng bút nằm trên ĐKN 2 và ở giữa ĐKD 2 và 3. // Từ điểm dừng bút của nét thứ nhất, chúng ta lia bút lên ĐKN 5 viết tiếp nét cong trên, cuối nét lượn vào giữa thân chữ tạo thành vòng xoắn như ở chữ K hoa đã học rồi viêt tiếp nét móc ngược, dừng bút tại ĐKN 2, nằm ngoài ĐKD 6. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động thực hành: Viết vở Luyện viết Việc 1: HS nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. Việc 2: GV cho học sinh viết lần lượt bài viết theo lệnh. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học - Tuần 21 Năm học: 2020 - 2021 Việc 3: GV theo dõi, uốn nắn, thu một số bài nhận xét. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chính tả. + Đối với HS tiếp thu nhanh: luyện thêm cho học sinh viết nhanh, đẹp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm tư thế ngồi viết, yêu cầu của bài, quy trình để viết đúng, đẹp. - PP: Quan sát, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, viết lời nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng: Nhận xét. Luyện viết chữ nghiêng. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học - Tuần 21 Năm học: 2020 - 2021 Ôn Toán ÔN LUYỆN TUẦN 21 (T1) Dạy 2B – tiết 2 – Chiều thứ năm ngày 04 tháng 2 năm 2021 I. Mục tiêu: - KT: Biết nhận dạng, gọi tên và tính độ dài đường gấp khúc. Biết tính giá trị biểu thức có hai dấu phép tính. Biết vận dụng các bảng nhân đã học để giải toán. - KN: Nhận dạng, gọi tên và tính độ dài đường gấp khúc. Tính giá trị biểu thức có hai dấu phép tính. Vận dụng các bảng nhân đã học để giải toán. - TĐ: Tích cực hoạt động học tập. - NL: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, tự học, hợp tác, giải quyết vđ. II. Chuẩn bị ĐDDH -GV: Sách ôn luyện Toán 2 -HS: Sách ôn luyện Toán 2, vở III. Hoạt động dạy – học: * Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Hướng dẫn em hoàn thành các bài tập, cách tính, vận dụng các bảng nhân để hoàn thành các bài tập. - HS tiếp thu nhanh : Giao thêm bài tập 6. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Vẽ được các đoạn gấp khúc theo yêu cấu cho sắn (HĐ1). + Tính đúng độ dài các đường gấp khúc (HĐ2). + Vận dụng các bẳng nhân để tính nhẩm nhanh và chính xác (HĐ3). + Tính đúng giá trị biểu thức có hai dấu phép tính: nhân và cộng hoặc trừ (HĐ4,5) - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn. GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học - Tuần 21 Năm học: 2020 - 2021 ÔL TIẾNG VIỆT: Luyện đọc bài Trăng của bé Dạy 1B – tiết 3 – Chiều thứ năm ngày 04 tháng 2 năm 2021 I.Mục tiêu Đọc đúng từ, câu thơ, đoạn thơ trong bài Trăng của bé; Hiểu ý chính của bài thơ là bé yêu trăng,thấy trăng như bạn của bé HS làm BT 1,2, (trang 13) HS nổi trội làm BT 3(trang 13) II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học -HS: Vở BT Tiếng việt tập 2 III. Hoạt động dạy- học: *Hoạt động 1 : Khởi động -HS hát bài “ Quê hương tươi đẹp” khởi động tiết học. * Hoạt động 2: Luyện tập: - HS đọc bài “ Trăng của bé” theo nhóm, mỗi bạn đọc 1 khổ thơ - Các nhóm đọc trước lớp - HS nêu ý chính của bài thơ: Bé yêu trăng, thấy trăng như bạn của bé - Lắng nghe Gv nhận xét, chốt: Trăng là bạn của bé trong bài thơ và cũng là bạn của tất cả mọi người. -HS làm các bài tập: 1,2,3 (trang 13).GV hướng dẫn HS chéo một câu thơ mà em thích trong bài Trăng của bé. Gợi ý giúp HS viết được 1 câu nói về trăng -HS nổi trội : Biết chọn đúng từ thích hợp để hoàn thành câu * Hoạt động 3: Vận dụng: HS nói cho nhau nghe khi đi học về gặp người thân các em đã chào như thế nào? GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học - Tuần 21 Năm học: 2020 - 2021 ÔL TIẾNG VIỆT: Luyện đọc bài: Giọng hót chim sơn ca Dạy 1E – tiết 4 – Sáng thứ sáu ngày 05 tháng 2 năm 2021 I.Mục tiêu Đọc đúng và đọc trơn từ, câu,đoạn trong bài Giọng hót chim sơn ca; rút ra được bài học từ câu chuyện HS làm BT 1,2, (trang 11) HS nổi trội làm thêm bài tập 3( trang 11) II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học -HS: Vở BT Tiếng việt tập 2 III. Hoạt động dạy- học: *Hoạt động 1 : Khởi động -HS hát bài “ Cái cây xanh xanh” khởi động tiết học. * Hoạt động 2: Luyện tập: - HS đọc bài “Giọng hót chim sơn ca” theo nhóm - Các nhóm đọc và nêu nội dung câu chuyện - Các nhóm đọc trước lớp - Lắng nghe Gv nhận xét -HS làm các bài tập: 1,2 (trang 7).GV giúp HS đọc bài “Giọng hót chim sơn ca” và tìm từ ngữ điền vào chỗ trống để hoàn thành câu. HS quan sát tranh và tìm từ ngữ có chứa vần ưu/iu hoặc ai/ay vào chỗ trống -HS nổi trội làm thêm bài tập 3( trang 7). GV hỗ trợ HS viết câu nói về một điều tốt em mong muốn cho loài chim * Hoạt động 3: Vận dụng: HS nói cho nhau nghe về các loài chim mà em biết ,lợi ích của các loài chim đó GV: Hoàng Thị Mai Trường Tiểu học Phú Thủy