Nhật kí dạy học lớp 3 - Tuần 2 - Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc - Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 23 trang thienle22 5440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nhật kí dạy học lớp 3 - Tuần 2 - Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnhat_ki_day_hoc_lop_3_tuan_2_giao_vien_phan_thi_thuy_ngoc_tr.doc

Nội dung text: Nhật kí dạy học lớp 3 - Tuần 2 - Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc - Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 TUẦN 2 Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020 Buổi sáng: SHTT: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN TOÁN: BÀI 4. TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ (CÓ NHỚ ) (T1) I. Mục tiêu: 1. KT: Biết cách trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm). 2. KN: Vận dụng KT để làm đúng các bài tập. Trình bày được cách thực hiện phép tính, tính toán nhanh, chính xác 3. TĐ: Yêu thích học toán, rèn luyện cho HS tính tích cực, tự giác trong học tập. 4. NL: HS phát triển NL toán học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - GV: SHD, bảng phụ; - HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX * Khởi động - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học: Truyền điện “ Cộng, trừ trọng phạm vi 20” * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nêu đúng, nhanh kết quả các phép tính cộng trong phạm vi 20. HS chơi đúng luật, nhanh nhẹn. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. - GV giới thiệu bài - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu bài. HĐ1. Đọc và giải thích cho bạn cách thực hiện phép cộng 432 - 215 * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Biết đặt tính, tính đúng kết quả. Biết hợp tác và chia sẻ tích cực trong nhóm. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. HĐ2.Thảo luận cách thực hiện phép cộng 627 - 143 * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nêu đúng các bước thực hiện và kết quả của phép tính. Tính đúng,nhanh + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * GV tương tác : So sánh điểm giống và khác nhau giữa 2 phép tính trên ? - HS trả lời – Nhận xét. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 1
  2. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 HĐ3. Tính: 537 543 537 543 - - - - 128 292 128 292 409 251 * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nêu đúng cách đặt tính và tính đúng kết quả. - Tính đúng,nhanh. + Phương pháp: vấn đáp, viết + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, viết nhận xét. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - HD thêm cách trừ có nhớ 1 lần sang hàng chục. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Em chia sẻ cách trừ các số có ba chữ số có nhớ với người thân. TIẾNG VIỆT: BÀI 2A . AI CÓ LỖI ? (T1) I. Mục tiêu: 1. KT: Đọc và hiểu câu chuyện Ai có lỗi? 2. KN: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng từ khó, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc diễn cảm bài văn. 3. TĐ: Biết quý trọng tình bạn. HS chăm học, hoạt động nhóm tích cực. 4. NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - GV: Tranh minh họa câu chuyện : “ Ai có lỗi ” , SHD - HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ1 (CB): Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Ai có lỗi? * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Quan sát tranh SGK trả lời được bức tranh nào về người có lỗi, đó là lỗi gì? - Tranh 1: Cậu bé có lỗi đã đánh vỡ bình hoa - Tranh 2: Hai cậu bé có lỗi đã bắt nhốt chim và ngắt hoa. - Tranh 4: Cậu bé có lỗi đã vẽ bậy lên tường. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ2 (CB): Nghe thầy cô đọc bài * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nắm được cách ngắt nghỉ khi đọc, nắm được cách chia các đoạn trong bài văn. Nắm được giọng đọc của các nhân vật. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 2
  3. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ3 (CB): Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Hiểu được nghĩa của các từ: Kiêu căng: cho rằng mình hơn người khác , coi thường người khác - Hối hận: Buồn, tiếc về lỗi lầm của mình - Can đảm: không sợ đau, không sợ xấu hổ hay nguy hiểm - Ngây : đơ người ra không biết nói gì , + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ4 (CB): Đọc nối tiếp * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Đọc đúng tiếng từ, câu, bài. - Ngắt nghỉ đúng sau dấu câu + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 5: Thảo luận để trả lời câu hỏi. - Trong câu chuyện En- ri- cô là người có lỗi. Đó là lỗi En- ri- cô chưa hiểu mọi chuyện đó mà đó tức giận bạn mình một cách vô lý. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Trả lời được câu hỏi. Diễn đạt bằng mạch lạc, tự tin theo cách hiểu của mình. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập, ghi chép ngắn. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Tiếp cận giúp các em đọc bài và nắm ND bài. - HSHTT: Yêu cầu các em thể hiện được giọng đọc, giọng của các nhân vật trong câu chuyện. VII. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà kể lại câu chuyện Ai có lỗi? cho ông,bà, bố mẹ nghe. TIẾNG VIÊT: BÀI 2A. AI CÓ LỖI? (T2) I. Mục tiêu 1. KT: Hiểu được nội dung câu chuyện: Câu chuyện khuyên các em phải biết yêu thương, đoàn kết với bạn bè. Biết đọc phân vai các nhân vật có trong bài. 2. KN: Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi tìm hiểu bài. 3. TĐ: Biết quý trọng tình bạn, dũng cảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn. 4. NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ, NL giao tiếp. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD, phiếu học tập; - HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 3
  4. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ 1: Thi đọc giữa các nhóm. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Đọc đúng tiếng, từ, câu; ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài. - Đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập, ghi chép ngắn. HĐ 2,3,4,5: Trả lời các câu hỏi. 1:Hai bạn nhỏ giận nhau vì Cô- rét- ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng. En-ri-cô giận bạn, để trả thù đã đẩy Cô-rét-ti làm hỏng hết trang viết của Cô-rét-ti. 2: En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti vì sau cơn giận, En-ri-cô bình tĩnh, nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm. 3: Hai bạn đó làm lành với nhau bằng cách: Tan học, thấy Cô-rét-ti đi theo mình, En-ri-cô nghĩ là bạn định đánh mình nên rút cây thước cầm tay. Nhưng Cô-rét-ti cười hiền hậu đề nghị “ Ta lại thân nhau như trước đi! Khiến En-ri-cô ngạc nhiên, rồi vui mừng ôm chầm lấy bạn vì cậu rất muốn làm lành với bạn. 4: +Bạn En ri-cô có điểm đáng khen là: vì cậu biết ân hận, biết thương bạn, khi bạn làm lành, cậu cảm động ôm chầm lấy bạn. + Cô – rét –ti đáng khen vì cậu biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Trả lời đúng các câu hỏi có trong bài. Tự tin diễn đạt lưu loát theo cách hiểu của mình.Hoạt động nhóm tích cực, hiệu quả. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Tiếp cận giúp các em đọc bài và nắm ND bài. - HS hoàn thành : Tiếp cận giúp các em đọc diễn cảm bài tập đọc và rút ra được bài học cho bản thân. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em tập kể câu chuyện Ai có lỗi? cho người thân nghe. Buổi chiều: TN-XH: BÀI 1. CẦN LÀM GÌ ĐỂ CƠ QUAN HÔ HẤP LUÔN KHỎE MẠNH? (T1) I. Mục tiêu: 1. KT: Biết ích lợi của việc tập thở buổi sáng. Nêu những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. Nêu được tên, nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh đường hô hấp thường gặp. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 4
  5. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 2. KN: Vận dụng các kiến thức vào thực tế phòng và chữa các bệnh về cơ quan hô hấp. 3. TĐ:Có ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp của mình. 4. NL: HS có năng lực hợp tác II. Chuẩn bị - GV: SHD, tranh minh họa; - HS: Sách hướng dẫn, vở III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động - Hội đồng tự quản điều hành cho lớp hát bài “ Cô dạy em?” - Bài hát khuyên chúng ta phải làm gì? - Việc tập thể dục buổi sáng có lợi gì? - Hội đồng tự quản mời cô giáo vào bài học. - HS đọc và cha sẻ mục tiêu * Hình thành kiến thức: HĐ1. Nhận biết những việc nên và không nên làm Việc 1: Em quan sát các hình 1.2.3.4.5.6.7.8 và trả lời câu hỏi. Việc 2: Thảo luận câu trả lời với bạn bên cạnh. Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu: một bạn trả lời nội dung một câu hỏi. Việc 2: Nhóm trưởng hỏi: trong nhóm mình có bạn nào không nhất trí với câu trả lời của bạn. Việc 3: Nhóm trưởng thống nhất ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo những điều em chưa hiểu (nếu có). * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Biết được việc làm ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp. Tích cực trao đổi, hợp tác trong nhóm. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ2. Liên hệ thực tế. Việc 1: Đọc thầm các câu hỏi có trong mục 2 trang 9 Việc 2: Viết các câu trả lời ra vở. Việc 1: Nhóm trưởng cho thảo luận trả lời các câu hỏi trên Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 5
  6. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 Việc 2: Trao đổi, đánh giá những câu trả lời của bạn, cùng thống nhất câu trả lời. Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả với cô giáo hoặc cả lớp. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Kể được các bệnh về đường hô hấp, cảm giác khi mắc bệnh. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn. HĐ3. Đọc và trả lời: Việc 1: Quan sát, đọc thông tin trong các hình 9,10 trả lời câu hỏi. Việc 2: Chủ động chia sẻ với bạn và lắng nghe ý kiến của bạn. Việc 1: Nhóm trưởng mời các bạn nêu ý kiến của mình, nếu có ý kiến khác biệt thì đề nghị giải thích rõ, nhóm trưởng cho các bạn thống nhất ý kiến. Việc 2: Nhóm trưởng thống nhất câu trả lời của cả nhóm. Việc 3: Nhóm trưởng đề nghị bạn thư kí tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo. * Hội đồng tự quản cho cả lớp chia sẻ các hoạt động vừa thực hiện. Việc 1: - Trưởng ban học tập điều hành - Các bạn hãy trả lời câu hỏi sau: + Kể tên các bệnh đường hô hấp mà mình biết? + Nêu ích lợi của việc tập thể dục buổi sáng? + Những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp? + Cần làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp? Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm. Việc 3: Chia sẻ - Bạn viết một thông điệp việc cần làm để bảo vệ cơ quan hô hấp. - Các bạn chuyển thư vào hòm thư của bạn hoặc hòm thư điều em muốn nói. - Chủ tịch Hội đồng tự quản gọi các bạn chia sẻ thư của mình. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Biết được nguyên nhân dẫn đến bệnh và cách đề phòng bệnh. Tích cực học tập, chia sẻ kết quả hoạt động + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * Hoạt động ứng dụng: Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 6
  7. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 - Cùng với người thân thi kể những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. HĐNGLL : ATGT: BÀI 1. ĐI BỘ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN TẠI NƠI ĐƯỜNG GIAO NHAU. I. Mục tiêu: 1. KT: H/S biết được các loại đường giao nhau và biết cách qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau. 2. KN: H/S vận dụng kiến thức để qua đường an toàn tạo nơi đường giao nhau. 3. TĐ: Chấp hành nghiêm luật giao thông, có ý thức bảo vệ an toàn cho bản thân và mọi người khi tham gia giao thông. 4. NL: phát triển năng lực quan sát, năng lực tự giải quyết vấn đề và vận dụng vào thực tế. II. Chuẩn bị: - GV: Tài liệu ATGTCNCTT, tranh ảnh về các loại đường giao nhau, phiếu BT HĐ2 III. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1: Xem tranh và thảo luận về các loại đường giao nhau. Việc 1: Quan sát hình ảnh SGK Việc 2: Thảo luận câu hỏi sau: ? Hai đường giao nhau trong tranh có điểm gì khác nhau? Việc 3: Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung Việc 4: GV giải thích thêm cho HS hiểu về điểm khác nhau về hai loại đường giao nhau: Đường giao nhau có đèn tín hiệu và đường giao nhau không có đèn tín hiệu. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá:HS biết được các loại đường giao nhau trong thực tế. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ2: Tìm hiểu các bước qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau Việc 1: Yêu cầu HS đọc tài liệu và trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập: - Đèn tín hiệu cho người đi bộ có mấy màu và ý nghĩa của mỗi màu là gì? - Qua đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông như thế nào để đảm bảo an toàn? - Qua đường giao nhau không có đèn tín hiệu giao thông như thế nào để đảm bảo an toàn? Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 7
  8. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 Việc 2: Chủ động trao đổi phiếu BT với bạn bên cạnh và lắng nghe ý kiến của bạn, cùng thống nhất kết quả. Việc 3: NT tổ chức cho các bạn chia sẻ ý kiến. Nhóm trưởng đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo với cô giáo. TBHT tổ chức cho các nhóm chia sẻ nội dung bài học. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS biết cách qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông và không có đèn tín hiệu giao thông. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn ,nhận xét bằng lời HĐ3: Góc vui học Việc 1: Quan sát hình ảnh SGK Việc 2: Thảo luận sắp xếp các bức tranh Việc 3: Đại diện nhóm trình bày. Gv nhận xét. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS nắm chắc các bước qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời * Hoạt động ứng dụng - Cùng người thân tìm hiểu về đường giao nhau và cách qua đường an toàn. ÔN TVIỆT: LUYỆN TUẦN 1 (T2) I. Mục tiêu: 1. KT: Tìm được các từ ngữ nói về thiếu nhi. Đặt được câu hỏi theo mẫu Ai là gì? 2. KN: Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc tiếng có ăn/ ăng 3. TĐ: Yêu thích môn học 4. NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ. II.Chuẩn bị ĐDDH: - GV: SHD, Vở ÔLTV; - HS: SHD, Vở ÔLTV III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX * Khởi động: Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 8
  9. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. HĐ4: Theo tài liệu * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS viết được tên các sự vật có trong bức tranh: ngôi nhà, mặt trời, cây, hàng rào, cỏ, + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ5 .Theo tài liệu * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS tìm và viết tên được các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn Cá kim – que diêm; Cá Khoai – miếng nước đá; cá Song – võ sĩ; cá Hồng – ánh lửa. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: : Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn. HĐ6 .Theo tài liệu * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Điền đúng ao/oao vào chỗ chấm. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - Gợi ý cho HS chưa hoàn thành - HSHTT: Yêu cầu các em thực hiện hoạt động 7,8 VII. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ bài học cho người thân. Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020 Buổi sáng: TOÁN: BÀI 4. TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ (CÓ NHỚ ) (T2) I. Mục tiêu: 1. KT: Biết cách trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm). 2. KN: Vận dụng KT để làm đúng các bài tập. Trình bày được cách thực hiện phép tính, tính toán nhanh, chính xác 3. TĐ: Yêu thích học toán, rèn luyện cho HS tính tích cực, tự giác trong học tập. 4. NL: HS phát triển NL toán học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD, BP; - HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ 1,2 : Tính, đặt tính rồi tính * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đặt tính và thực hiện tính đúng. Làm nhanh, trình bày đẹp + Phương pháp: vấn đáp, viết Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 9
  10. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. HĐ 3 : Viết số thích hợp vào ô trống. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Điền đúng vào phiếu học tập. Nắm chắc cách tìm số bị trừ, số trừ. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp, viết + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, kí hiệu. HĐ 4 : Giải toán * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Giải đúng bài toán với số có ba chữ số. - Giải nhanh, trình bày đẹp. + Phương pháp: vấn đáp, viết + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, kí hiệu VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - HSCHT : Gợi ý BT 1,2 Đặt tính rồi tính em phải làm mấy bước? Khi đặt tính ta chú ý điều gì? Thực hiện tính từ đâu? - HHTT: Giúp đỡ bạn trong nhóm VII. Hoạt động ứng dụng: - Em chia sẻ bài học hôm nay với người thân. TIẾNG VIỆT: BÀI 2B . AI LÀ CON NGOAN? (T1) I.Mục tiêu: 1. KT: Biết dựa vào tranh và gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện Ai có lỗi? 2. KN: Kể câu chuyện theo ngôn ngữ của mình và kết hợp điệu bộ khi kể. 3. TĐ: Biết yêu quý và tôn trọng tình bạn. 4. NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ, NL giao tiếp thông qua hoạt động kể chuyện. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - GV: SHD, Tranh minh họa; - HS: SHD III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ 1,2 : Xem tranh, dựa vào gợi ý kể từng đoạn câu chuyện * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nắm nội dung, kể được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. Biết sử dụng vốn ngôn ngữ của bản thân, tự tin, kể lưu loát. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 3 : Thi kể từng đoạn trước lớp * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 10
  11. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 - Kể được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. - Biết dùng ngôn ngữ của mình, tự tin, kết hợp điệu bộ để kể chuyện + Phương pháp: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời,tôn vinh học tập, ghi chép ngắn. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Tiếp cận giúp các em kể từng đoạn câu chuyện. - HSHTT: Tiếp cận giúp các em kể toàn bộ câu chuyện kết hợp thêm điệu bộ khi kể và hiểu được câu chuyện. VII. Hoạt động ứng dụng: - Em lại kể câu chuyện cho người thân nghe. Buổi chiều: TIẾNG VIỆT: BÀI 2B. AI LÀ CON NGOAN (T2) I. Mục tiêu 1. KT: Mở rộng vốn từ về trẻ em. Nhận biết bộ phận câu trong kiểu câu Ai là gì? Viết đúng chính tả một đoạn văn. 2. KN: Tìm và ghi được các từ chỉ trẻ em. Đặt được câu hỏi cho bộ phận in đậm. 3. TĐ: Yêu quý môn học, tích cực học tập và chia sẻ kết quả hoạt động. 4. NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ , tự tin, hợp tác nhóm II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD, PHT, bảng phụ; - HS: SHD III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ4 (CB): Tìm và ghi các từ chỉ trẻ em vào bảng nhóm (theo mẫu) Từ chỉ trẻ em Từ chỉ tính nết trẻ em Từ chỉ tình cảm với trẻ em Thiếu niên, thiếu Ngây thơ, ngoan ngõan, lễ Thương yêu, yêu quý, quý nhi, nhi đồng, trẻ phép, thật thà, hiền mến, quan tâm, chăm sóc, lo con, trẻ nhỏ lành, lắng, * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Tìm được các từ chỉ trẻ em, ghi đúng chính tả các từ tìm được. + Phương pháp: vấn đáp, viết + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập, viết nhận xét. HĐ 5: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm (CB) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đặt được câu hỏi cho bộ phận in đậm. Viết nhanh, đẹp. + Phương pháp: vấn đáp, viết + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét HĐ1,2: (TH) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS viết đúng chính tả, các từ khó, tên riêng.Viết đảm bảo tốc độ, đúng chính tả, chữ đều, trình bày đẹp. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 11
  12. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 + Phương pháp: quan sát, viết + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, viết nhận xét VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT : Tiếp cận giúp các em tìm các từ chỉ trẻ em - HSHTT: Giúp các em tìm được nhiều từ hơn và đặt câu với các từ tìm được. VII. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân tìm thêm các từ về trẻ em. TN-XH: BÀI 2. CẦN LÀM GÌ ĐỂ CƠ QUAN HÔ HẤP LUÔN KHỎE MẠNH? (T2) I. Mục tiêu: 1. KT: Biết nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lao 2. KN: Hiểu tác hại của bệnh lao, thực hiện các biện pháp để bảo vệ cơ quan hô hấp của bản thân và gia đình. 3. TĐ: Có ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp của mình. HS có ý thức hợp tác nhóm, chia sẻ với bạn. 4. NL: Phát triển năng lực tìm hiểu thực tế. II.Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD, Tranh SGK; - HS: SHD III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ 4 (CB): Đọc và trả lời * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Biết được bệnh lao phổi do một loại vi khuẩn gây ra. Biết cách phòng bệnh + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 5: Quan sát và trả lời * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Kể được việc làm dễ mắc bệnh lao phổi và cách phòng tránh.Có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của bản thân. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 6: Đọc và trả lời * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nêu được nguyên nhân, cách đề phòng của bệnh lao phổi và bệnh viêm đường hô hấp. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 12
  13. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 - HSCHT: Giúp học sinh thực hành một số BT có liên quan đến các bộ phận của cơ quan hô hấp và vai trò của hoạt động thở đối với sự sống chúng ta. - HSHTT: Nêu một số việc nên làm, không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp? VII. Hoạt động ứng dụng: - Em cùng người thân thực hiện thở bằng mũi và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. ĐẠO ĐỨC : KÍNH YÊU BÁC HỒ ( T2) I. Mục tiêu: 1. KT: Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước và dân tộc. 2. KN: Hiểu tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm thiếu nhi đối với Bác Hồ. Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. 3. TĐ: Kính yêu và biết ơn Bác Hồ. Ngoan ngoãn, vâng lời Bác Hồ dạy. 4. NL: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD, BP; - HS: SHD, vở III. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn trò chơi khởi động tiết học. - GV ghi đề bài trên bảng - Đọc mục tiêu bài - HS chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - Làm các bài tập ở vở BT Đạo Đức: Từng cá nhân làm các bài tập 1,2,3,4 ở vở BT Đạo Đức. Việc 1: Đổi vở kiểm tra bài làm của nhau Việc 2: Chia sẻ cách làm bài Nhóm trưởng điều hành chia sẻ, đánh giá kết quả của các bạn.Thống nhất ý kiến báo cáo với cô giáo. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 13
  14. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 - Ban học tập mời từng nhóm lần lượt làm các bài tập, nhóm khác lắng nghe, bổ sung, nhận xét. - Giáo viên chia sẻ giờ học cùng cả lớp. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - HS tự đánh giá được việc thực hiện được 5 điều Bác Hồ dạy. Hoàn thành các bài tập nhanh, chính xác. - HS trình bày, giới thiệu được những tư liệu đã sưu tầm được về Bác Hồ + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập, viết nhận xét C. Hoạt động ứng dụng: - Kể cho người thân nghe về Bác Hồ, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2020 Buổi sáng: TOÁN BÀI 5. ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN VÀ BẢNG CHIA (T1) I. Mục tiêu: 1. KT: Ôn lại bảng nhân, chia 2,3,4,5. Biết nhân nhẩm với số tròn trăm, tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2,3,4 (phép chia hết ) 2. KN: HS vận dụng làm được các bài tập hai phép tính liên tiếp. Tính toán cẩn thận, chính xác. 3. TĐ: Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích học toán. 4. NL: Giúp HS phát triển năng lực tính toán, tư duy II.Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD, PHT hoạt động 2; - HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ1,2: Ôn tập bảng nhân, bảng chia 2,3,4,5 * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Thuộc bảng nhân 2,3,4,5 - Biết nêu kết quả phép chia từ một phép nhân, nhẩm đúng các số tròn trăm khi nhân hoặc chia cho 2,3,4. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn. HĐ 3 : Tính * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Tính đúng 2 phép tính liên tiếp. Có ý thức tự học. Tích cực chia sẻ kết quả với bạn Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 14
  15. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 + PP: vấn đáp, viết, + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, kí hiệu VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT : Gợi ý BT 3: Khi thực hiện dãy tính có 2 dấu phép tính ta thực hiện mấy bước? - HHTT: Giúp đỡ bạn trong nhóm VII. Hoạt động ứng dụng: - Em chia sẻ các bảng nhân, chia đã học với người thân. TIẾNG VIỆT: BÀI 2B. AI LÀ CON NGOAN? (T3) I. Mục tiêu 1. KT: Củng cố cách viết chữ hoa Â. Biết viết đúng từ ngữ có tiếng chứa vần s/x hoặc từ ngữ có vần ăn/ ăng 2. KN: Viết đúng chữ hoa Â. Viết đúng từ ngữ có tiếng chứa vần s/x hoặc từ ngữ có vần ăn/ ăng 3. TĐ: Có ý thức viết đúng Tiếng Việt, rèn chữ viết. 4. NL: Phát triển năng lực thẩm mĩ, năng lực ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD, mẫu chữ hoa  và từ ứng dụng. - HS: SHD, VBT III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐTH 3,4, 5: (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS tìm đúng các từ có vần uêch và uyu, phân biệt được các tiếng có chứa s/x, ăn/ ăng. Viết đúng chính tả các từ vừa tìm được. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ6 (TH): Viết vào vở theo mẫu: - 4 lần chữ hoa  cỡ nhỏ - 2 lần tên riêng Âu Lạc - 1 lần câu ứng dụng: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng mẫu chưa hoa Â. - Viết đẹp, nhanh. Có ý thức luyện chữ viết. + Phương pháp: vấn đáp, viết + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Tiếp cận giúp các em đọc từ viết đúng và viết vào vở: khuỷu tay,cơn giận, hối hận. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 15
  16. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 - HSHTT: Yêu cầu các em viết chữ đẹp, đều nét, đúng khoảng cách, tốc độ. Luyện viết chữ nghiêng VII. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà luyện viết lại bài chính tả Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2020 Buổi sáng: TOÁN: BÀI 5. ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN VÀ BẢNG CHIA (T2) I. Mục tiêu: 1. KT: Nắm chắc các bảng nhân chia và biết vận dụng bảng nhân, chia đó học để làm tính và giải toán. Biết tính chu vi của hình tam giác. 2. KN: HS giải được bài toán bằng một phép tính thành thạo. 3. TĐ: Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích học toán. 4. NL: Giúp HS phát triển năng lực tính toán, tư duy II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD,BP; - HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ4: Theo tài liệu * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Tính đúng chu vi của hình tam giỏc - Tích cực chia sẻ kết quả với bạn + Phương pháp: vấn đáp, viết + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, kí hiệu. HĐ 5 : Tính * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Tính đúng 2 phép tính liên tiếp - Có khả năng tự học, năng chia sẻ kết quả với bạn + Phương pháp: vấn đáp, viết + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. HĐ 6 : Giải toán * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS giải đúng bài toán có một phép nhân. Tính toán nhanh, trình bày sạch sẽ. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT : Gợi ý BT6: HS tìm được 6 hộp bánh có 24 chiếc bánh. - HSHTT: Giúp đỡ bạn trong nhóm VII. Hoạt động ứng dụng: - Em chia sẻ bài học hôm nay với người thân. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 16
  17. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 TIẾNG VIỆT: BÀI 2C. THẬT LÀ NGOAN! (T1) I. Mục tiêu 1. KT: Đọc – hiểu bài Cô giáo tí hon. 2. KN: Đọc đúng tiếng, từ, câu; ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Hiểu nghĩa các từ : khúc khích, khoan thai, tỉnh khô, núng nính 3. TĐ: Yêu nghề làm cô giáo. Yêu thích môn học. 4. NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD, PHT, tranh minh họa; - HS: SHD, VBT III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ1 (CB): Nói về từng bức ảnh * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nêu được tên nghề nghiệp có trong bức tranh. Mô tả sơ lược về công việc của những người trong tranh. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng. Ghi chép ngắn. HĐ2 (CB): Nghe thầy cô đọc bài * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS chú ý lắng nghe GV đọc. Nắm được cách ngắt nghỉ khi đọc. Nắm được giọng đọc trong bài. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Trình bày miệng, ghi chép ngắn HĐ 3,4 (CB): Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nghĩa của các từ :khúc khích, khoan thai, tỉnh khô, núng nính + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ5 (CB): Đọc nối tiếp * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS đọc trôi chảy, đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng. Biết nhấn gọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện giọng của bài đọc + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Tiếp cận giúp các em đọc trôi chảy toàn bài - HSHTT :Tiếp cận giúp các em đọc diễn cảm toàn bài. VII. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà đọc bài Cô giáo tí hon cho người thân nghe. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 17
  18. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 TIẾNG VIỆT: BÀI 2C. THẬT LÀ NGOAN (T2) I. Mục tiêu 1. KT: Hiểu được bài Cô giáo tí hon. Biết nghe – viết đúng chính tả một đoạn văn. 2. KN: Viết đúng chính tả và từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s /x hoặc từ ngữ có vần ăn/ ăng. 3. TĐ: Yêu thích môn học. Có ý thức rèn luyện chữ viết đẹp. 4. NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ ; hợp tác trong học tập. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD, PHT; - HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ6,7 ( CB): Trả lời câu hỏi - Câu a: Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi lớp học. - Câu b: Những cử chỉ của cô giáo bé làm em thích thú: - Kẹp lại tóc, thả ống quần xuống lấy nón của má đội lên đầu, đi khoan thai vào lớp, treo nón, mặt tỉnh khô - Câu c: Tên của nhân vật trong bức tranh : Bé, Thằng Hiển, cái Thanh, Cái Anh * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Trả lời đúng các câu hỏi có trong bài a. Các bạn nhỏ trong bài chơi trò đóng giả cô giáo. b. Cô giáo Bé bắt chước dáng đi khoan thai của cô giáo. c. Các nhân vật: cô giáo Bé, cái Anh, cái Hiển, cái Thanh. - Vẽ được 1 nhân vật trong câu truyện + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn. HĐ 1, 2(TH): Trò chơi : Ghép chữ * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Tìm được tiếng ghép với tiếng đó cho - Viết được các từ đã hoàn thành ở bài 1 + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ 2(TH): Nghe viết Cô giáo tí hon (Từ bé treo nón đến ríu rít đánh vần theo) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nghe, viết đúng chính tả. Trình bày sạch, đẹp + Phương pháp: vấn đáp, quan sát, viết + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn, viết nhận xét. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - Gợi ý giúp HS nắm được ND bài: Cô giáo tí hon VII. Hoạt động ứng dụng: Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 18
  19. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 - Kể lại câu chuyện Cô giáo tí hon cho người thân nghe Buổi chiều: ÔL.TOÁN: LUYỆN TUẦN 1 (T2) I. Mục tiêu: 1. KT: Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 3 chữ số (không nhớ, có nhớ một lần). Biết tìm thành phần chưa biết, giải bài toán có lời văn. 2. KN: Vận dụng KT đã học để làm đúng các bài tập. 3. TĐ: Có ý thức tích cực trong học tập. 4. NL: HS phát triển NL tư duy , hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: vở ÔLT; - HS: vở ÔLT III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ 5,7: Đặt tính rồi tính * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nắm chắc cách đặt tính và tính cộng, trừ với số có ba chữ số. Tính đúng, tình bày đẹp. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát, viết + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn, viết nhận xét. HĐ6: Giải bài toán * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Giải đúng bài toán. Trình bày đẹp. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ8: Tìm x * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS nắm đúng các thành phần của phép tính và cách tìm thành phần chưa biết. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - Gợi ý cho HS chưa hoàn thành VII. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân biết về cách tính cộng trừ các số có 3 chữ số . Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2020 Buổi chiều: TOÁN: BÀI 6. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. KT: Ôn thực hiện 2 phép tính liên tiếp trong đó có phép nhân hoặc phép chia. 2. KN: Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân) 3. TĐ: Có ý thức tích cực trong học tập. 4. NL: HS phát triển NL toán học, hợp tác nhóm. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 19
  20. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD, hình minh họa HĐ2; - HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX HĐ 1(TH) : Tính * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Thực hiện được 2 phép tính liên tiếp trong dãy tính. Tính nhanh, trình bày sạch sẽ. + Phương pháp: viết, vấn đáp. + Kĩ thuật: Kí hiệu, nhận xét bằng lời HĐ 2 : Theo TL * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nhận biết được 1 ở hình vẽ 2 5 + Phương pháp: quan sát ,vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ 3 : Giải toán * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Giải đúng bài toán có một phép nhân. Trình bày đẹp. + PP: vấn đáp, quan sát, viết + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn, kí hiệu. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Giúp học sinh thực hiện tính từ trái sang phải. - HSHTT: BT giao thêm: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD có độ dài là: 123 dm; 232dm; 116dm. VII. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ phần ứng dụng ở SGK Trang 19 TIẾNG VIỆT: BÀI 2C. THẬT LÀ NGOAN (T3) I. Mục tiêu 1. KT: Nhận biết được các bộ phận của mẫu câu Ai là gì? Biết hoàn thành mẫu đơn xin vào Đội. 2. KN: Tìm được các bộ phận của mẫu câu Ai là gì? Viết được các câu theo mẫu câu Ai là gì? Hoàn thành mẫu đơn xin vào Đội 3. TĐ: Có ý thức cố gắng phấn đấu để được vào Đội. Yêu thích môn học. 4. NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ; hợp tác trong học tập. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD, PHT HĐ5, 7; - HS: SHD, III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 20
  21. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 HĐ 5 (CB): Tìm các bộ phận câu * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS xác định đúng các bộ phận trong mẫu câu Ai là gì. Hoàn thanh nhanh phiếu học tập. Tích cực chia sẻ kết quả học tập. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn. HĐ 6: Viết câu theo mẫu Ai là gì? * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS viết đúng một câu theo mẫu Ai là gì. Viết đúng cấu trúc câu, trình bày sạch sẽ. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát, viết + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn, kí hiệu. HĐ 7: Hoàn thành mẫu đon Xin vào Đội * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS viết đúng mẫu đơn xin vào Đội. Tham gia tích cực vào hoạt động học tập. + Phương pháp: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Giúp đỡ HS xác định các thông tin cần thay thế trong mẫu đơn. - HSHTT: Nêu được các biện pháp phấn đấu để được vào Đội. Giúp đỡ các bạn. VII. Hoạt động ứng dụng: - Phấn đấu học tập và rèn luyện để được kết nạp vào Đội SHTT: SINH HOẠT SAO - THÀNH LẬP CÁC CLB SAO I. Mục tiêu: 1. KT: Biết thành lập các CLB sao. Biết lập kế hoạch hoạt động cho các tiết sinh hoạt sao của những tuần tới. HS nắm được những việc chưa làm được của nhi đồng trong tuần qua để khắc phục. 2. KN: Vận dụng, thực hiện những kế hoạch hoạt động của sao. 3. TĐ: Giáo dục cho các em có ý thức tổ chức kỷ luật và ý thức tự quản trong các buổi sinh hoạt tập thể. 4. NL: Phát triển năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ. II. Các hoạt động 1. Sinh hoạt văn nghệ: Trưởng ban văn nghệ cho lớp hát tập thể và chơi trò chơi khởi động. 2. Triển khai nội dung sinh hoạt Sao HĐ 1: Mục đích ý nghĩa của việc thành câu lạc bộ sao. Việc 1: Các nhóm thảo luận theo suy nghĩ của mình. Việc 2: Các nhóm chia sẻ trước lớp. Việc 3: GV tổng hợp ý kiến và thống nhất mục tiêu cơ bản. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đưa ra mục đích ý nghĩa của việc thành lập câu lạc bộ sao. Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 21
  22. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 (Thành lập CLB để điều hành các hoạt động của lớp nhi đồng, chỉ đạo các ban hoạt động nhịp nhàng và có hiệu quả, giúp đỡ các nhi đồng trong các hoạt động của liên đội) + Phương pháp: Quan sát,vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 2: Tiêu chí để tham gia CLB sao. Việc 1: Các nhóm thảo luận theo suy nghĩ của mình. Việc 2: Các nhóm chia sẻ trước lớp. Việc 3: GV tổng hợp ý kiến và thống nhất mục tiêu cơ bản. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Xây dựng được một tiêu chí thuyết phục, phù hợp với vai trò của CLB. (Các bạn tham gia vào CLB sao phải là những bạn yêu thích CLB, thích hoạt động sao. Các em có năng lực tổ chức vận động phong trào sao cho đồng bộ đạt được quy mô lớn, thu hút đông đảo các bạn nhi đồng tham gia, đồng thời tạo được sự đồng tình ủng hộ của liên đội, gia đình.) + Phương pháp: Quan sát,vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 3: Thành lập CLB Việc 1: Các cá nhân thấy mình yêu thích CLB tự nguyện xin gia nhập vào CLB sao. Việc 2: Đề cử các bạn có năng lực vào ban chủ nhiệm CLB Việc 3: Biểu quyết thống nhất ý kiến. Việc 4: Ban chủ nhiệm CLB ra mắt, thống nhất lên kế hoạch hoạt động của sao (Tên sao, thời gian sinh hoạt sao, kế hoạch hoạt động sao, nội quy và quy định của sao, ) ( trong quá trình HS thành lập các CLB sao GV theo dõi và định hướng cho HS) - Việc 5: GV tập cho cả lớp hát bài hát truyền thống “ Nhanh bước nhanh nhi đồng” và đọc lời hứa của nhi đồng: “ Vâng lời Bác Hồ dạy Em xin hứa sẵn sàng Là con ngoan trò giỏi Cháu Bác Hồ kính yêu” * Đánh giá: +Tiêu chí đánh giá: - Thu hút được các nhi đồng yêu thích hoạt động sao tham gia vào câu lạc bộ để phát huy các kĩ năng ,năng lực của mình. - Chọn được ban chủ nhiệm CLB đủ năng lực, nhiệt tình để điều hành các hoạt động của các sao. - Lên được kế hoạch hoạt động của CLB và kế hoạch hoạt động dự kiến theo kế hoạch của Liên đội. - Dự kiến bộ máy quản lý, điều hành CLB. - Xây dựng quy chế hoạt động CLB (Cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Câu lạc bộ, quyền hạn của Ban Chủ nhiệm, từng thành viên Ban Chủ nhiệm và thành viên CLB). Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 22
  23. Nhật kí dạy học lớp 3C – Tuần 2 Năm học: 2020 - 2021 - Xây dựng điều lệ, nội quy hoạt động của CLB, biểu mẫu đăng ký thành viên. - Đặt tên, khẩu hiệu phù hợp với đặc trưng riêng của CLB, phù hợp với đặc điểm của lớp nhi đồng. + Phương pháp: Quan sát,vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 4. Nhận xét hoạt động tuần 2 và kế hoạch tuần 3. - Đại diện các ban nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần. - HĐTQ nhận xét chung các mặt hoạt động của lớp. - HS tham gia phát biểu ý kiến. - Tuyên dương các học sinh có thành tích nổi bật và tiến bộ trong tuần - GV phổ biến một số hoạt động trong tuần 3. - HS thảo luận đưa ra biện pháp thực hiện kế hoạch hoạt động tuần tới. * ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS tự đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm trong tuần. HS nắm được kế hoạch tuần 3. HS tự đưa ra được các phương pháp để phát huy ưu điểm và khắc phục các nhược điểm. Có ý thức phấn đấu, nâng cao chất lượng hoạt động của lớp. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. III. Hoạt động ứng dụng - Nhắc HS thực hiện tốt ATGT, an toàn đuối nước trong các ngày nghỉ Giáo viên: Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy 23