Nhật kí dạy học lớp 3 - Tuần 15 - GV: Phan Thị Thúy Ngọc - Trường tiểu học Phú Thủy

doc 34 trang thienle22 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nhật kí dạy học lớp 3 - Tuần 15 - GV: Phan Thị Thúy Ngọc - Trường tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnhat_ki_day_hoc_lop_3_tuan_15_gv_phan_thi_thuy_ngoc_truong_t.doc

Nội dung text: Nhật kí dạy học lớp 3 - Tuần 15 - GV: Phan Thị Thúy Ngọc - Trường tiểu học Phú Thủy

  1. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 TUẦN 15 Thứ hai ngày 02 tháng 12 năm 2019 TOÁN : CHIA SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ (T1) I. Mục tiêu: 1. KT: Biết cách chia số có ba chữ số cho số có một chữ số trong các trường hợp có dư và không có dư; trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị. 2.K N: Vận dụng chia số có bachữ số cho số có một chữ số vào giải toán. 3. TĐ: Yêu thích môn học 4. NL: Giúp phát triển năng lực tính toán, hợp tác nhóm. II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động: - Ban học tập tổ chức cho các bạn khởi động tiết học - Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. * Xác định mục tiêu: * Hình thành kiến thức: 1. Trò chơi Tìm nhà - Em quan sát tranh, đọc kĩ các nội dung trong SHD. - Em nói với bạn bên cạnh. - Chia sẻ trong nhóm. Gv tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Ôn lại phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời 2. Nghe thầy cô hướng dẫn đặt tính và tính: a. 648 : 3 = ? B1: Đặt tính B2: Tính 6 chia 3 được 2, viết 2 GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  2. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 2 nhân 3 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0. Hạ 4, 4 chia 3 được 1, viết 1 1 nhân 3 bằng 3, 4 trừ 3 bằng 1 Hạ 8, được 18 , 18 chia 3 được 6, viết 6 6 nhân 3 bằng 18, 18 trừ 18 bằng 0 Vậy 648: 3 = 216 Việc 1: Em lắng nghe thật kĩ nội dung cô giáo hướng dẫn. Việc 2: Em trao đổi cách hiểu với bạn bên cạnh. Việc 3: Báo cáo với cô giáo. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nắm được cách chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời b, Em và cho bạn đặt tính rồi tính 632 : 7 63 chia 7 bằng 9, viết 9 9 nhân 7 bằng 63, 63 trừ 63 bằng 0 Hạ 2, 2 chia 7 bằng 0, viế 0 0 nhân 7 bằng 0, 2 trừ 0 bằng 2 Vậy 632 : 7 = 90( dư 2) - Em đọc yêu cầu. Tự thực hiện phép chia để tìm kết quả. - Em trao đổi với bạn bên cạnh. - Cùng chia sẻ trong nhóm. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Em biết chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. - Học sinh biết so sánh hai phép chia trên. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời 3. Đặt tính rồi tính: 236 : 5 = ? 560 : 8 = ? Việc 1: Em tự thực hiện phép tính GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  3. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 Việc 2: Cùng chia sẻ với bạn * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Vận dụng được cách chia số có ba chữ số cho số có một chữ số để tìm đúng kết quả. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời B. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC - Báo cáo với cô giáo. - Giáo viên nhận xét. - Em ghi nhớ cách chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. TIẾNG VIỆT: BÀI 15A : NGƯỜI CHA GIÀ MONG ĐIỀU GÌ Ở CẬU CON TRAI (T1) I. Mục tiêu: 1. KT: Đọc đúng tiếng, từ, câu; ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; đọc trôi chảy lưu loát toàn bài Hũ bạc của người cha. 2. KN: Hiểu nghĩa các từ : hũ, thản nhiên, dành dụm. Hiểu nội dung câu chuyện. 3. TĐ: Biết yêu lao động. 4. NL: giúp HS phát triển NL ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD - HS: SHD, vở III. Các hoạt động học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ 1. Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: - Tranh vẽ những ai? Họ đang cầm cái gì? - Thử đoán xem họ nói những gì? Việc 1: Em quan sát tranh đọc các tin sau Việc 2: Em cùng hỏi đáp qua quan sát tranh nhận xét. Việc 3: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trình bày đánh, giá nhận xét. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nêu được trong tranh có những ai và họ đang làm gì? Họ đang nói về chuyện gì? + PP: quan sát, vấn đáp. GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  4. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 2. Nghe thầy cô đọc câu chuyện sau: - Hôm nay chúng ta sẽ đọc truyện “Hũ bạc của người cha” truyện cổ tích của dân tộc Chăm, một dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ. Qua truyện này, các em sẽ hiểu: Cái gì là của cải quý giá nhất với con người? Cách nghĩ của đồng bào Chăm có giống như cách nghĩ của đồng bào các dân tộc khác trên đất nước chúng ta không? Cô cùng các em sang bài học hôm nay. - Giọng đọc toàn bài: Giọng người kể: chậm rãi, khoan thai và hồi hộp cùng với sự phát triển tình tiết truyện. Giọng ông lão: khuyên bảo, nghiêm khắc, cảm động; ân cần, trang trọng trong lời nói với con ở cuối truyện khi trao hũ bạc cho con - Em lắng nghe cô đọc bài sau. * Đánh giá: - Nắm được giọng đọc toàn bài, lời các nhân vật. - Nắm được cách ngắt nghỉ khi đọc. - Nắm được cách chia đoạn. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. Người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm. Việc 1: Cá nhân đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. Việc 2: Hai bạn một bạn hỏi một bạn trả lời nghĩa từ ngữ HDH sau đó ngược lại. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng, trôi chảy các từ ngữ và nêu được nghĩa của các từ: Người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 4. a) Đọc một trong hai dòng từ ngữ dưới đây - Em đọc các từ khó: siêng năng, lười biếng, thản nhiên, nghiêm giọng, làm lụng. - CTHĐTQ điều hành đọc từ khó giữa lớp, nhận xét * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng tiếng từ. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  5. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 b) Luyện đọc mỗi bạn 1 đoạn, tiếp nối nhau đến hết bài Việc 1: Em và bạn đọc nối tiếp đoạn, nhận xét bổ sung cho nhau Việc 2: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đọc nối tiếp đoạn, chú ý đổi lượt và đọc lại,trong nhóm nhận xét, đánh giá. Chú ý đọc đúng giọng đọc dấu chấm câu. - Chủ tịch HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ với nhau * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: đọc rành mạch, trôi chảy, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ, biết phân biệt giọng đọc của các nhân vật + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 5. Cùng thảo luận để trả lời câu hỏi: Người cha mong muốn con trai trở thành người như thế nào? Việc 1: Em đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ Việc 3: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trình bày, nhận xét * Đánh giá: +Tiêu chí đánh giá: - Trả lời được câu hỏi: Người cha mong muốn con trai trở thành người siêng năng, chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Đọc bài cho người thân nghe. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng, lưu loát bài tập đọc + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời TIẾNG VIỆT: BÀI 15A:NGƯỜI CHA GIÀ MONG ĐIỀU GÌ Ở CẬU CON TRAI? (T2) I. Mục tiêu: 1. KT: Đọc và hiểu câu chuyện Hũ bạc của người cha. Nói về các dân tộc anh em. 2. KN:Thực hiện tìm hiểu được nội dung câu chuyện; kể được về các dân tộc anh em. 3. TĐ: Biết yêu lao động. GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  6. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 4. NL: giúp HS phát triển NL ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHD; HS: SDH III. Điều chỉnh hoạt động từng lo gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * HĐ1: Hoạt động nhóm lớn. Đọc từng đoạn thảo luận và trả lời câu hỏi: a) Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi : Khi con trai đưa tiền, ông lão vứt ngay xuống ao để làm gì? TL: Vì ông lão muốn thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình kiếm ra không. Nếu thấy tiền của mình vứt đi mà không xót nghĩa là tiền ấy không phải tự tay con vất vả làm ra. b) Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi : Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào? TL: Anh đi xay thóc thuê, mỗi ngày chỉ được 2 bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Ba tháng anh dành dụm được 90 bát gạo, anh bán lấy tiền mang về. c) Đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi : Khi ông lão vứt tiền vào đống lửa, người con đã làm gì? ? TL: Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, không hề sợ bỏng. d) Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện. TL: - Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền. - Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay của con. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Trả lời đúng nội dung câu hỏi. Nêu được nội dung chính của bài, trả lời to rõ ràng, phong thái tự tin. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời * HĐ2: Hoạt động nhóm lớn. Thi đọc giữa các nhóm: * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: đọc rành mạch, trôi chảy, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ, biết phân biệt giọng đọc của các nhân vật + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời *HĐ4: Hoạt động nhóm lớn Dựa vào các bài đọc trong chủ điểm Anh em một nhà, cùng nói về một dân tộc mà em biết. Gợi ý: - Nơi sinh sống. - Trang phục. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Kể được tên 1 sô dân tộc như: Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường, Vân Kiều, Khơ-me, Chăm + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  7. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Tiếp cận giúp các em đọc yếu đọc bài và nắm ND. - HS HT, HTT: Tiếp cận giúp các em đọc diễn cảm. Cùng giúp đỡ bạn trong nhóm. VI. Hoạt động ứng dụng. - Em đọc bài Hũ bạc của người cha cho người thân nghe. Thø ba ngày 03 th¸ng 12 n¨m 2019 TOÁN: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (T2) Mục tiêu: 1. KT: Biết cách chia số có ba chữ số cho số có một chữ số trong các trường hợp có dư và không có dư; trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị. 2. KN: Vận dụng chia số có ba chữ số cho số có một chữ số vào giải toán. 3. TĐ: Yêu thích môn học 4. NL: Giúp phát triển năng lực tính toán, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV : SHD; - HS : SHD, vở, ĐDHT. III. Điều chỉnh hoạt động từng lo gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * HĐ1. Hoạt động cá nhân Tính: 375 : 5 = 75 390 : 6 = 65 906 : 5 = 181 dư 1 578 : 3 = 192 dư 2 260 : 2 = 130 350 : 7 = 50 361 : 3 120 dư 1 725 : 6 = 120 dư 5 * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Vận dụng chia số có ba chữ số cho số có một chữ số để tính đúng kết quả. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời * HĐ2: Hoạt động cá nhân sau đó chia sẻ nhóm đôi: a) Bài giải Mỗi xe có số học sinh là: 135 : 3 = 45 (học sinh) Đáp số: 45 học sinh. b) Bài giải Thực hiện phép chia ta có: 365 : 7 = 52 (dư 1) Vậy năm đó gồm 52 tuần lễ và 1 ngày Đáp số: 52 tuần lễ và 1 ngày GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  8. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Vận dụng chia số có ba chữ số cho số có một chữ số để giải đúng bài toán + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ3: Hoạt động cá nhân sau đó chia sẻ trong nhóm: Chọn đúng, sai. a) 185 : 6 = 30 dư 5 (đúng) b) 283 : 7 = 4 dư 3 (sai) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Vận dụng chia số có ba chữ số cho số có một chữ số để điền đúng, sai vào ô trống. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời * HĐ4: Hoạt động cá nhân Viết (theo mẫu) Số đã cho 672 kg 280 giờ 588 m 308 ngày Giảm 4 lần 168 kg 70 giờ 147 giờ 77 ngày Giảm 7 lần 96 kg 40 giờ 84 giờ 44 ngày *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Em nhớ cách gấp, giảm đi một số lần để vận dụng vào làm bài. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Tiếp cận giúp HS thực hiện được phép chia. - HSHT, HTT: Cùng giúp đỡ bạn trong nhóm. VI. Hoạt động ứng dụng. - Chia sẻ nội dung bài học với người thân. - Em đặt một đề toán có chia số có ba chữ số cho số có một chữ số rồi giải vào vở. TIẾNG VIỆT: BÀI 15B: HAI BÀN TAY QUÝ HƠN VÀNG BẠC (T1) I. Mục tiêu: 1. KT: Dựa vào tranh và gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện Hũ bạc của người cha. Dấu chấm, dấu phẩy. 2. KN: Biết kể theo ngôn ngữ của mình và kết hợp điệu bộ khi kể. 3. TĐ: Yêu thích môn học. 4. NL: Giúp HS phát triển NL xã hội, NL ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD - HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lo gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  9. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN - Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học. - Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. - HS viết đề bài vào vở - HS tự đọc thầm phần mục tiêu. HĐ1. Hoạt động nhóm lớn Xếp tranh đúng theo thứ tự trong câu chuyện Hũ bạc của người cha. TL: Thứ tự đúng của tranh là: 3 – 5 – 4 – 1 – 2 * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Xếp tranh đúng theo trình tự câu chuyện. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ2. Hoạt động nhóm lớn Viết vào vở đoạn truyện ứng với mỗi tranh * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nhớ lại trình tự nội dung câu chuyện qua sắp xếp tranh và viết câu. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 3. Hoạt động nhóm lớn Dựa vào tranh, mỗi bạn kể một đoạn, tiếp nối nhau đến hết câu chuyện. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Kể lại được từng đoạn theo gợi ý. - Biết dùng thêm từ ngữ, điệu bộ, cử chỉ trong khi kể. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HSCHT: Tiếp cận, giúp các em kể từng đoạn câu chuyện. - HSHT,HTT: Tiếp cận giúp các em kể toàn bộ câu chuyện kết hợp thêm điệu bộ khi kể và hiểu được câu chuyện. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Em kể lại câu chuyện “Hũ bạc của người cha” cho người thân nghe. ÂM NHẠC: HỌC BÀI: NGÀY MÙA VUI (L2) GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC Dân ca Thái Lời mới:Hoàng Lân I. Mục tiêu: - KT: GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  10. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 + Biết hát theo giai và lời ca lời 2. + Biết hát kết hợp động tác phụ hoa + Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc - KN: Thuộc bài hát tại lớp, thể hiện bài hát to, rõ ràng. Mạnh dạn, tự tin. - TĐ: Yêu ca hát, tích cực tham gia các hoạt động múa hát. - NL: Biết sáng tạo ra các động tác phụ họa phù hợp với bài hát. Thể hiện bài hát với tính chất trong sáng, vui tươi, hồn nhiên. (Nghe nhạc không dạy theo nội dung điều chỉnh) II.Chuẩn bị: GV: Đàn bộ gõ. HS: Sách âm nhạc lớp 3. Thanh phách III. Tiến trình dạy học: A. Hoạt động cơ bản. Việc 1: Ổn định lớp Việc 2: Trưởng ban văn nghệ : Tổ chức trò chơi “ Thi ai nhanh nhất” Việc 3: GV giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ học tiếp lời 2 của bài hát và làm quen với một vài nhạc cụ dân tộc. *Đánh giá + Tiêu chí đánh giá: - HS Tham gia trò chơi tích cực. - Hiểu được nội dung tiết học. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. + Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành. Hoạt động1 : Học hát bài: Ngày mùa vui lời 2 Việc 1: Cả lớp khởi động giọng theo đàn: Hướng dẫn cách luyện thanh bằng các âm o,u,a. Việc 2: Đọc lời ca lời 2 theo tiết tấu: Dùng thanh phách gõ tiết tấu lời ca từng câu hát khoảng 1- 2 lần, đọc ! HS đọc theo hướng dẫn của GV Việc 3: Nghe GV hát mẫu Việc 4: Tập hát từng câu: chú ý những tiếng có luyến trong bài hát (những tiếng gạch chân) + Đàn giai điệu câu 1 + Đàn giai điệu câu 1 lần 2 + Sửa sai Tập cho HS hát câu tiếp theo (tập tương tự) - Đàn giai điệu cả bài hát 2 lần ! Hát tập thể GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  11. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 ! Hát cá nhân. *Đánh giá + Tiêu chí đánh giá: - HS nắm được bố cục của bài hát. - Hát tốt bài hát theo hướng dẫn của GV. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. + Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động 2: Luyện tập bài hát Việc 1: Tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. Chú ý sửa sai cho HS nào chưa đúng *Đánh giá + Tiêu chí đánh giá: Hát tốt bài hát theo hướng dẫn của GV. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. + Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động 3: Hát kết hợp vỗ đệm Việc 1: ? Đệm hát theo phách là đệm như thế nào? 1HS tự đệm theo phách - Nhận xét Việc 2: ? Đệm tiết thì như thế nào? 1HS tự đệm theo tiết tấu - Nhận xét - Lưu ý hướng dẫn HS hát nhấn vào các phách mạnh của nhịp2 và gõ đệm đúng yêu cầu. ! Hát đệm tiết tấu Việc 3: Thực hiện theo dãy 2 cách đệm bằng nhạc cụ gõ *Đánh giá + Tiêu chí đánh giá: HS biết hát kết hợp vỗ đệm. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. + Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động 4: trình bày bài hát Việc 1: Trưởng ban văn nghệ mời 1 bạn trình bày bài hát gồm lời và lời 2. Việc 2: Cho HS hoạt động luyện tập theo nhóm , các nhóm trưởng điều hành cho cả nhóm hát kết hợp vỗ đệm - Các bạn nhận xét nhóm bạn Việc 3: Cô giáo nhận xét, tuyên dương các em. Nhắc các em thể hiện tình cảm vui tươi, sôi nổi và tập phát âm gọn tiếng. *Đánh giá + Tiêu chí đánh giá: HS thực hiện tốt các hoạt động. GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  12. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. + Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Nội dụng 2: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc Việc 1: GV treo tranh minh hoạ hình ảnh các nhạc cụ và lần lượt giới thiệu tên và tính năng từng nhạc cụ 1. Đàn bầu : Còn gọi là đàn độc huyền. (đàn một dây). Cấu trúc đơn giản nhưng âm thanh thật độc đáo 2. Đàn nguyệt : Đàn có 2 dây. Đàn nguyệt dùng trong nhạc dân tộc 3. Đàn tranh : Đàn gồm 16 dây. Đàn này có âm thanh trong trẻo, . Việc 2: GV chỉ vào tranh cho HS nhắc lại tên các loại đàn. GV nhận xét, tuyên dương động viên. *Đánh giá + Tiêu chí đánh giá: - HS ghi nhớ được cấu trúc cũng như các tính năng của các nhạc cụ dân tộc. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. + Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng Việc 1: Củng cố: Giờ học hôm nay chúng học gì? Việc 3: Dặn dò: Nhắc HS học thuộc bài, vận động bài hát. *Đánh giá + Tiêu chí đánh giá: - HS ghi nhớ được nội dung của tiết học cũng như lời dặn dò của giáo viên. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. + Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. TN-XH: BÀI 11: CUỘC SỐNG XUNG QUANH EM (T3) I. Mục tiêu: 1. KT: Kể tên được một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, ở tỉnh( thành phố) nơi em sống. 2. KN: Nêu được một số đặc điểm của làng quê và đô thị. Nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thị 3. TĐ: Thêm yêu và gắn bó với quê hương. 4. NL: Giúp phát triển NL xã hội, tự nhiên, hợp tác nhóm. III. Điều chỉnh hoạt động từng lo gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1. Hoạt động nhóm lớn Lần lượt hỏi và trả lời a) Em đã biết những cơ quan nào ở tỉnh (thành phố) nơi em sống? b) Nói tên một số cơ quan và địa chỉ của chúng theo bảng sau: GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  13. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 Tên cơ quan Địa chỉ UBND huyện Lệ Thủy TT Kiến Giang Cơ quan hành chính Huyện ủy Lệ Thủy TT Kiến Giang Phòng VH-TT TT Kiến Giang Cơ quan văn hóa Nhà truyền thống TT Kiến Giang Phòng GD-ĐT TT Kiến Giang Cơ quan giáo dục Trường THCS Kiến Giang TT Kiến Giang Bệnh viện Lệ Thủy TT Kiến Giang Cơ quan Y tế TT Y tế Dự phòng TT Kiến Giang c) Kể một số hoạt động diễn ra ở một cơ quan mà em đã từng đến. TL: Em đến Bệnh viện huyện Lệ Thủy để thăm mẹ ốm em thấy: Các bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, phát thuốc và tiêm cho bệnh nhân *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Kể tên được một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, ở tỉnh( thành phố) trong tranh và nơi em sống. Kể được một số hoạt động diễn ra ở nơi mà em đến. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ2. Hoạt động nhóm lớn Chơi trò chơi “Em thích sống ở làng quê hay đô thị?” a) Chúng em thành lập nhóm “Thích sống ở làng quê” và “Thích sống ở đô thị”. b) Mỗi nhóm sẽ đưa ra những lí do tại sao thích sống ở làng quê hay đô thị. c) Nhóm nào đưa ra được nhiều lí do và hợp lí thì nhóm đó thắng. Thích sống ở làng quê Thích sống ở đô thị - Yên bình, không ồn ào - Có nhiều nhà cao tầng - Không khí không bị ô nhiễm - Có siêu thị và khu vui chơi - Nhà có vườn rộng rãi, thoáng mát - Đường sá đi lại thuận lợi - Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đảm bảo. *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nêu được một số đặc điểm của làng quê và đô thị. Nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thị. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ3. Hoạt động nhóm lớn Triển lãm tranh vẽ GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  14. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 a) Hãy vẽ một bức tranh thể hiện nơi em thích sống? b) Treo sản phẩm của em lên tường? c) Quan sát tranh vẽ của các bạn khác? d) Nhận xét tranh của các bạn và lựa chọn bức tranh em thích nhất. Hãy giải thích vì sao? *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Vẽ được một bức tranh về nơi em đang sống. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HSCHT: Nêu được một số đặc điểm của làng quê và đô thị. Nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thị. - HS HT, HTT: Cựng giỳp bạn nắm kiến thức bài học. VI. Hoạt động ứng dụng: - Em thực hiện theo bài học. HĐNGLL: TRÒ CHƠI DÂN GIAN (GD ĐP) I. Mục tiêu 1. KT: HS biết tên gọi, đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian và biết cách chơi trò chơi ‘’Dung dăng dung dẻ”. 2. KN: Phát triển khả năng vận động qua trò chơi, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho HS. 3. TĐ: Giáo dục HS có tinh thần đoàn kết trong luyện tập và vui chơi. Giáo dục HS yêu quý những trò chơi dân gian và biết tham gia chơi cùng bạn. 4. NL: Phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề II. Chuẩn bị: - Máy tính, nhạc. - Một số bài hát trong chủ đề. - Dạy HS đọc thuộc bài đồng dao trước khi tổ chức cho HS chơi. - Sân trường sạch sẽ an toàn với HS III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức: Cho HS hát bài hát : Lớp chúng mình 2. Tìm hiểu về các trò chơi dân gian: - Việc 1: GV giới thiệu về các trò chơi dân gian phổ biến - Việc 2: HS thảo luận về trò chơi và cách chơi của các trò chơi dân gian - Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - HS biết được tên và đặc điểm, luật chơi của một số trò chơi dân gian. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  15. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 3. Tổ chức trò chơi - Trước khi chơi cô cho HS xem trò chơi “Dung dăng dung dẻ”. - Hỏi: Các em vừa được xem trò chơi gì? Các bạn chơi như thế nào? + Cách chơi: Cả lớp đứng lên nắm tay nhau thành hàng ngang và đi xung quanh sân vừa đi vừa vung tay ra trước ra sau theo nhịp và đọc theo lời ca: Dung dăng dung dẻ. Dắt trẻ đi chơi. Đến ngõ nhà trời. Lạy cậu lạy mợ. Cho cháu về quê. Cho dê đi học. Cho cóc ở nhà. Cho gà bới bếp. Xì xà xì xụp. Ngồi thụp xuống đây. Khi đọc đến câu cuối ‘’Xì xà xì xụp, ngồi thụp xuống đây’’ thì tất cả các con cùng ngồi thụp xuống. + Luật chơi: Tất cả cùng ngồi xuống khi đọc đến câu cuối và trò chơi lại bắt đầu lại từ đầu. + Mục đích: Trò chơi này giúp HS phát triển ngôn ngữ mạch lạc và phát triển vận động. - HS tham gia chơi, GV nhận xét . * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - HS biết được tên một số trò chơi dân gian, biết cách chơi trò chơi dân gian + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. IV. Hoạt động ứng dụng Chia sẻ với người thân về tên và cách chơi một số trò chơi dân gian. Thø tư ngày 04 th¸ng 12 n¨m 2019 TOÁN: GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN BẢNG CHIA (T1) I. Mục tiêu: 1. KT: Em biết cách sử dụng bảng nhân, bảng chia. 2. KN: Vận dụng KT để làm đúng các bài tập. 3. TĐ: Có ý thức tích cực trong học tập. 4. NL: HS phát triển NL tính toán, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: TL, BP - HS: SHD, vở, ĐDHT III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh VI. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh * HĐ 1. Hoạt động nhóm lớn Tính nhẩm và điền số vào ô trống (theo mẫu): x 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 3 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 x 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 8 8 16 24 32 40 48 56 64 72 80 9 9 18 27 30 45 54 63 72 81 90 GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  16. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Ôn lại bảng nhân 2, 3 , 8, 9. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời * HĐ 2. Hoạt động nhóm lớn a) Quan sát bảng nhân: b) Nghe thầy/cô giáo hướng dẫn và thực hiện từng bước: Tính: 4 x 6 = ? Có thể thực hiện như sau: Từ số 4 cột 1 theo chiều mũi tên sang phải. Từ số 6 ở hàng 1 theo chiều mũi tên xuống dưới. Hai mũi tên gặp nhau ở số 24. Ta có 4 x 6 = 24. c) Trả lời câu hỏi: Trong bảng nhân trên: Hai số nào nhân với nhau được kết quả là 21? Hai số nào nhân với nhau được kết quả là 35? Hai số nào nhân với nhau được kết quả là 100? *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Biết cách sử dụng bảng nhân. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời * HĐ 3. Hoạt động nhóm lớn a) Quan sát bảng chia: b) Nghe thầy/cô giáo hướng dẫn và thực hiện từng bước: Tính: 42 : 6 = ? Có thể thực hiện như sau: Từ số 6 cột 1 theo chiều mũi tên sang phải đến số 42. Từ số 42 theo chiều mũi tên lên hàng 1 gặp số 7. Ta có 42 : 6 = 7. c) Trả lời câu hỏi: Trong bảng nhân trên: 42 có thể là số bị chia của các phép chia nào? 15 có thể là số bị chia của các phép chia nào? 80 có thể là số bị chia của các phép chia nào? *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Biết cách sử dụng bảng chia. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HSCHT: Tiếp cận giỳp HS nắm được cách sử dụng bảng nhân, chia. - HSHT,HTT: Cùng giúp đỡ bạn trong nhóm. VI. Hoạt động ứng dụng: - Em ghi nhớ cách sử dụng bảng nhân, chia. GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  17. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 TIẾNG VIỆT: Bài 15B HAI BÀN TAY QUÝ HƠN VÀNG BẠC (T2) I. Mục tiêu 1. KT: Mở rộng vốn từ về dân tộc, miền núi. Củng cố cách viết chữ hoa L. 2. KN: Viết đúng chữ hoa G.Tìm điền đúng từ ngữ về dân tộc, miền núi. 3. TĐ: Biết yêu thương, quan tâm đến mọi người và có trách nhiệm khi sống trong cộng đồng. 4. NL: giúp HS phát triển NL ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: - GV: SHD, Mẫu chữ, PHT - HS: SHD III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học. - Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. - HS viết đề bài vào vở - HS tự đọc thầm phần mục tiêu. HĐ1. (TH). Viết vào vở theo mẫu: - 4 lần chữ hoa L - 2 lần tên riêng Lê Lợi - 1 lần câu ứng dụng: Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. - Em tự viết vào vở. - Em và bạn đổi vở, cùng nhận xét, đánh giá. - Nhận xét, bổ sung cho bạn. - Báo cáo với thầy cô khi hoàn thành. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng mẫu chữ. - Chữ viết rõ ràng, trình bày vở sạch sẽ. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ2 (TH). Chọn từ gữ thích hợp để điền vào ô trống: nhà rông, nhà sàn, Chăm, bậc thang GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  18. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 a. Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang. b. Những ngày lễ hội, đồng bào Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát. c. Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm nhà sàn để ở. d. Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc Chăm. - Em tự đọc và tự điền vào phiếu. - Chia sẻ cùng bạn . - NT tổ chức cho các bạn chia sẻ. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Chon đúng từ ngữ để điền vào chỗ chấm. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời - Báo cáo với thầy cô. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ hoạt động 2. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Em chia sẻ bài học với người thân. TIẾNG VIỆT: bµi 15B: HAI BÀN TAY QUÝ HƠN VÀNG BẠC (t3) I. Mục tiêu: 1. KT: Nghe - viết đoạn văn ngắn Hũ bạc của người cha. Từ chứa tiếng có vần âc/ ât. 2. KN: Làm đúng các BT với KT trên. 3. TĐ: Có ý thức tích cực trong học tập. 4. NL: HS phát triển NL ngôn ngữ, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: SHD - HS: SHD, Vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh VI. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh *HĐ3 (TH) Nghe - viết: Hũ bạc của người cha (từ Hôm đó đến biết quý đồng tiền) * Đánh giá: GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  19. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng chính tả. - Chữ viết đẹp, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời * HĐ4 (TH): Hoạt động nhóm lớn Thi tìm từ chứa tiếng có vần âc/ât. Từ chứa tiếng có vần âc Từ chứa tiếng có vần ât Bậc, nấc, tấc, gấc Đất, thật, vật, tật, gật, hất * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Viết đúng từ có vần âc/ât vào vở. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HSCHT: Tiếp cận giúp các em viết đúng chính tả. Tìm được tiếng chứa vần âc/ât. - HSHTT: Viết đẹp, trình bày đẹp. VI. Hoạt động ứng dụng. - Em chia sẻ bài học với người thân. Thứ năm ngày 05 tháng 12 năm 2019 TOÁN: GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN BẢNG CHIA – T 2 I. Mục tiêu: 1. KT: Em biết cách sử dụng bảng nhân, bảng chia. 2. KN: Vận dụng KT để làm đúng các bài tập. 3.TĐ: Có ý thức tích cực trong học tập. 4. NL: HS phát triển NL toán học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD, máy tính, máy chiếu, bảng phụ - HS: SHD, vở, PHT III. Điều chỉnh hoạt động: Không có điều chỉnh. IV. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ 1. Hoạt động cá nhân. a) Dùng bảng nhân để tìm số thích hợp ở bông hoa (theo mẫu) 6 3 18 GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  20. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 b) Dùng bảng chia để tìm số thích hợp ở bông hoa (theo mẫu) 6 7 42 *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Vận dụng bảng nhân, chia để tìm đúng kết quả phép nhân, chia. + PP: quan sát, vấn đáp. HĐ2. Hoạt động cá nhân a) Thừa số 2 3 4 7 8 9 Thừa số 3 3 9 9 6 6 Tích 6 9 36 63 48 54 b) Số bị chia 21 40 64 36 72 49 Số chia 7 5 8 9 8 7 Thương 3 8 8 4 9 7 *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Em nhớ cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính để làm đúng bài tập. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐ 3. Hoạt động cá nhân Giải các bài toán a) Bài giải Số huy chương bạc của đội tuyển giành được là: 8 x 3 = 24 (huy chương bạc) Đội tuyển giành được tất cả số huy chương là: 8 + 24 = 32 (huy chương) Đáp số: 32 huy chương. b) Bài giải Số trang sách Minh đã đọc được là: 132 : 4 = 33 (trang sách) Số trang sách còn lại Minh phải đọc là: 132 – 33 = 99 (trang sách) GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  21. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 Đáp số: 99 trang sách *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Vận dụng cách tìm số lớn gấp mấy lần số bé để giải toán bằng 2 phép tính. - Vận dụng cách tìm một phần mấy của một số để giải toán hai phép tính. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn V.Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HSCHT: Tiếp cận giỳp HS vận dụng được bảng nhân, chia. - HSHT,HTT: Cùng giúp đỡ bạn trong nhóm. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Em ghi nhớ cách sử dụng bảng nhân, chia. TIẾNG VIỆT: bµi 15C: NHÀ RÔNG CỦA NGƯỜI TÂY NGUYÊN (t1) I. Mục tiêu 1. KT: Đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu và đọc lưu loát toàn bài Nhà rông ở Tây Nguyên. Biết đọc ngắt, nghỉ sau dấu câu. 2. KN: Hiểu nghĩa một số từ ngữ : rông chiêng, nông cụ. 3. TĐ: Yêu quê hương, đất nước, đoàn kết vói các dân tộc anh em. 4. NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ ; hợp tác trong học tập. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: SHD - HS: SHD III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh VI. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *HĐ1: Hoạt động nhóm lớn Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi. - Bức tranh vẽ gì? - Nhà rông trong tranh trên có gì khác so với những ngôi nhà em thường thấy? * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nêu được nội dung tranh. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời * HĐ2 (CB): Nghe thầy cô đọc bài sau: Nhà rông ở Tây Nguyên Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được biết một kiểu nhà của các dân tộc anh em ở Tây Nguyên – nhà rông. Nhà rông là nhà sinh hoạt tập thể của buôn làng. Mỗi buôn làng thường có một nhà rông để làm nơi thờ cúng, hội họp, vui chơi. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay. Giọng đọc toàn bài: Đọc bài với giọng kể, chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông ở Tây Nguyên như bền chắc, không đụng sàn, * Đánh giá: GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  22. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 + Tiêu chí đánh giá: Nắm được cách ngắt nghỉ khi đọc, giọng đọc toàn bài. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời * HĐ3 (CB): Hoạt động cặp đôi Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. - Rông chiêng: một điệu múa của đồng bào Tây Nguyên. - Nông cụ: đồ dùng để làm ruộng (cuốc, cày, búa, liềm, hái .). * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Hiểu được nghĩa từ: Rông chiêng, nông cụ. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời * HĐ4 (CB): Nghe thầy cô hướng dẫn đọc a) Đọc từ ngữ - múa rông chiêng, ngọn giáo, vướng mái, truyền lại, chiêng trống, trung tâm, tập trung, buôn làng. b) Đọc câu: - Nó phải cao/ để đàn voi đi qua mà không đụng sàn/ và khi múa rông chiêng trên sàn,/ ngọn giáo không vướng mái. - Xung quanh hòn đá thần,/ người ta đan những cành hoa treo bằng tre,/ vũ khí,/ nông cụ của cha ông truyền lại/ và chiêng trống dùng khi cúng tế. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng từ ngữ trên. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 5. Hoạt động nhóm lớn Luyện đọc. Mỗi bạn đọc 1 đoạn, tiếp nối nhau đến hết bài. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Đọc đúng tiếng từ, câu, bài. - Ngắt nghỉ đúng sau dấu câu. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời * HĐ 6 (CB): Hoạt động nhóm lớn Thảo luận và trả lời câu hỏi. a) Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Vì sao nhà rông phải chắc và cao? - Nhà rông phải chắc để dùng lâu dài, chịu được gió bão; chứa được nhiều người khi hội họp, tụ tập nhảy múa. Sàn cao để voi đi qua không đụng sàn. Mái cao để khi múa, ngọn giáo không vướng mái. b) Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào? - Gian đầu là nơi thờ thần làng nên bài trí rất nghiêm trang: một giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách. Xung quanh hòn đá thần treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ, chiêng trống dùng khi cúng tế. GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  23. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 c) Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông? - Vì gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi các già làng thường tụ họp để bàn việ lớn, nơi tiếp khách của làng. d) Qua bài tập đọc này em nghĩ gì về nhà rông ở Tây Nguyên? - Qua đọc bài em thấy nhà rông rất độc đáo, lạ mắt, đồ sộ. Nhà rông rất tiện lợi với người Tây Nguyên. Nhà rông thể hiện nét đẹp văn hóa của người Tây Nguyên. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Trả lời đúng nội dung câu hỏi. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HSCHT: Tiếp cận giúp các em đọc đúng tiếng, từ, câu, ngắt nghỉ đúng sau dấu câu. - HSHTT : Hướng dẫn các em đọc thuộc lòng toàn bài và trả lời đúng các câu hỏi. VI. Hoạt động ứng dụng. - Em chia sẻ bài học với người thân. ĐẠO ĐỨC: QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (T2) I.Mục tiêu: 1. KT: Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. 2. KN: Biết làm một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. 3. TĐ: Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 4. NL: Vận dụng thực hiện những hoạt động thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. *GDKNS: - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm. - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức. II. Chuẩn bị ĐD DH: Vở VBT, Phiếu BT III. Các hoạt động dạy học: B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp HĐ 1. Tiểu phẩm chuyện hàng xóm. Việc 1: Em đọc tiểu phẩm Chuyện hàng xóm. Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ cách xử lí tình huống GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  24. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 Việc 3: NT yêu cầu các bạn đóng tiểu phẩm trước nhóm - CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm đóng tiểu phẩm xử lí tình huống. - Qua tiểu phẩm em rút ra được bài học gì? * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Phân tích được câu chuyện, xử lý được tình huống và giải thích + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 2. Thảo luận nhóm Việc 1: Em suy nghỉ ghi đúng hay sai vào phiếu. Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ, nhận xét Việc 3: NT yêu cầu các bạn chia sẻ hoàn thành phiếu thảo luận - CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp, nhận xét * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: phân tích được hành vi đúng /sai và viết vào phiếu. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 3. Thảo luận tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ Việc 1: Em suy nghỉ tìm câu ca dao tục ngữ nói về tình hàng xóm láng giềng Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ Việc 3: NT yêu cầu các bạn chia sẻ trong nhóm, nhận xét - CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nêu được các câu ca dao tục ngữ nói về tình hàng xóm láng giềng. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học. * Qua bài học trên chúng ta cần làm gì để giúp đỡ làng xóm và mọi người xung quanh? HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG GDHS biết vận dụng quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: biết vận dụng quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  25. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 Thứ sáu ngày 06 th¸ng 12 n¨m 2019 TIẾNG VIỆT: bµi 15C: NHÀ RÔNG CỦA NGƯỜI TÂY NGUYÊN (t2) I. Mục tiêu 1. KT: Từ chứa tiếng mở đầu bằng s/x, vần ưi/ ươi. Câu có hình ảnh so sánh. 2. KN: Làm đúng các BT với KT trên. 3. TĐ: Có ý thức tích cực trong học tập. 4. NL: HS phát triển NL ngôn ngữ, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD - HS: SHD,vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ 1(TH): Hoạt động nhóm lớn. Thi ghép từ - Lấy bảng nhóm - Mỗi nhóm tìm các tiếng có thể ghép với mỗi tiếng ở cột bên trái để tạo thành từ ngữ: Bảng a Tiếng Từ ngữ Xâu Xâu kim, xâu chuỗi, xâu xẻ, xâu cá, xâu bánh Sâu Sâu xa, sâu sắc, chim sâu, nông sâu, sâu rộng Xẻ Xẻ gỗ, mổ xẻ, thợ xẻ, xẻ rãnh, xẻ tà, máy xẻ Sẻ Chia sẻ, chim sẻ, san sẻ, nhường cơm sẻ áo * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Tìm được từ có âm đầu là s, x. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ2 (TH): Hoạt động nhóm lớn. Chọn vần ưi hoặc ươi thích hợp với mỗi chỗ trống. - Cưỡi ngựa xem hoa. - Tháng mười chưa cười đã tối. - Gửi thư cho bạn. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Điền, viết đúng từ chứa tiếng có vần ươi/ ưi. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3 (TH): Hoạt động cá nhân. Viết vào vở các từ ngữ đã điền. - Cưỡi ngựa xem hoa. GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  26. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 - Tháng mười chưa cười đã tối. - Gửi thư cho bạn. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Viết đúng từ chứa tiếng có vần ươi/ ưi. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4 (TH): Hoạt động nhóm lớn. Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh. - Trăng tròn như quả bóng. - Bạn Hà xinh như một bông hoa hồng. - Ánh trăng sáng rọi xuống như ánh điện. - Hình dạng đất nước Việt Nam cong cong như chữ S. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Viết được câu có hình ảnh so sánh sau khi quan sát tranh. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HSCHT: Giúp các em viết đúng chính tả. - HS HT,HTT: Viết đẹp, rõ ràng; Hoàn thành tốt BT rồi giúp đỡ các bạn trong nhóm. VI. Hoạt động ứng dụng: - Em chia sẻ bài học cho người thân. TIẾNG VIỆT: bµi 15C: NHÀ RÔNG CỦA NGƯỜI TÂY NGUYÊN (t2 I. Mục tiêu: 1. KT: Viết về tổ em. 2. KN: Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ em theo gợi ý. 3. TĐ: Có ý thức tích cực trong học tập. 4. NL: HS phát triển NL ngôn ngữ, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD , PHT - HS: SHD,vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ5 (TH): Hoạt động cá nhân Viết vào vở lời giới thiệu về tổ em theo gợi ý sau: - Tổ em có mấy bạn? Có mấy bạn trai, mấy bạn gái? - Mỗi bạn có đặc điểm gì tốt? *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Viết được đoạn văn ngắn theo gợi ý. + PP: quan sát, vấn đáp. GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  27. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 6 (TH): Hoạt động nhóm lớn. Cùng chọn, đọc những bài viết hay của các bạn trong lớp. *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Đọc bài văn giới thiệu về tổ mình cho các bạn nghe. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HSCHT: Giúp các em viết được đoạn văn theo gợi ý. - HS HT, HTT: Biết sử dụng các từ có hình ảnh để viết bài. VI. Hoạt động ứng dụng: - Em đọc bài văn cho người thân nghe. TOÁN: BÀI 41: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. KT: Biết cách làm tính nhân, tính chia (với cách viết gọn). 2. KN: Vận dụng phép tính nhân, phép tính chia vào giải toán có hai phép tính. 3. TĐ: Yêu thích môn học 4. NL: Giúp phát triển năng lực toán học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: SHD. - HS: SHD, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh VI. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1 (TH): Hoạt động cá nhân Đặt tính rồi tính: 342 x 2 = 684 219 x 4 = 876 *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - HS đặt tính và tính đúng các phép nhân. HS thực hiện tính nhanh, trình bày đep. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Hoạt động nhóm lớn Đặt tính rồi tính (theo mẫu): Mẫu: 948 : 4 = ? - 9 chia 4 được 2, viết 2. 2 nhân 4 bằng 8; 9 trừ 8 bằng 1. 948 4 - Hạ 4; được 14; 14 chia 4 được 3, viết 3. 3 nhân 4 bằng 14 237 12; 14 trừ 12 bằng 2. 28 - Hạ 8; được 28, 28 chia 4 được 7, viết 7. 7 nhân 4 bằng 0 28; 28 trừ 28 bằng 0. GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  28. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 a) 369 : 3 = 123 b) 630 : 7 = 90 c) 754 : 4 = 188 dư 2 *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - HS đặt tính và tính đúng các phép chia hết, phép chia có dư. HS thực hiện tính nhanh, trình bày đep. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 3: Hoạt động cá nhân Giải các bài toán a) Bài giải Quãng đường BC dài là: 102 x 3 = 306 (m) Quãng đường AC dài là: 102 + 306 = 408 (m) Đáp số: 408 m. b) Bài giải Số bó rau cô Hòa đã mang về là: 117 : 3 = 39 (bó rau) Số bó rau cô Hòa còn phải mang về là: 117 – 39 = 78 (bó rau) Đáp số: 78 bó rau. *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - HS biết giải bài toán bằng 2 phép tính. - Rèn kĩ năng tư duy giải toán tốt. - Hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HSCHT: Tiếp cận giúp HS biết cách thực hiện được phép nhân số có 1 chữ số với số có 3 chữ số, phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số; vận dụng để giải toán có lời văn. - HSHT, HTT: Cùng giúp đỡ bạn trong nhóm. VI. Hoạt động ứng dụng. - Về nhà cùng người thân vận dụng thực hiện giải một số bài toán có lời văn. TN-XH: HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC (T1) I. Mục tiêu: 1. KT: Kể được một số hoạt động thông tin liên lạc. 2. KN: Nêu được lợi ích của hoạt động thông tin liên lạc đối với cuộc sống. 3.TĐ: Có ý thức giũ gìn bảo vệ những phương tiện thông tin liên lạc. 4. NL: Giúp phát triển NL xã hội, tự nhiên, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  29. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 - GV : SHD, tranh - HS : SHD III. Điều chỉnh hoạt động từng lo gô: Không điều chỉnh VI. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1 (CB): Hoạt động cá nhân Liên hệ thực tế a) Ở địa phương em có bưu điện không? b) Em đã đến bưu điện bao giờ chưa? Em đến đó để làm gì? c) Kể một số hoạt động em đã thấy ở bưu điện? d) Trao đổi với bạn về câu trả lời của mình? * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nêu được một số hoạt động thông tin liên lạc ở nơi em sống. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ2 (CB): Hoạt động cặp đôi. Quan sát, trả lời và thảo luận a) Quan sát hình 2 và với hiểu biết của mình, hãy trả lời: - Ở bưu điện thường diễn ra hoạt động gì? - Nêu lợi ích của các hoạt động ở bưu điện trong đời sống. - Ngoài cách gửi thư và gọi điện ở bưu điện, chúng ta có thể gửi thư hoặc gọi điện bằng cách nào? b) Thảo luận: Khi nhận thư từ hoặc bưu phẩm, em sẽ làm gì và nói gì với nhân viên bưu điện? * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Biết được các hoạt động diễn ra ở bưu điện. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời - Nêu được ích lợi của các hoạt động của bưu điện trong đời sống. HĐ3 (CB): Hoạt động cá nhân Liên hệ thực tế a) Hằng ngày, em biết được nhiều thông tin là nhờ những phương tiện nào? b) Khi sử dụng những phương tiện đó em cần lưu ý gì? * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Biết được ích lợi của các phương tiện thông tin liên lạc trong đời sống. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 4 (CB): Hoạt động nhóm lớn Thực hiện nhiệm vụ a) Lấy bảng dưới đây ở góc học tập GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  30. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 Tên chương trình (1) Tác dụng (2) Tên chương trình Tác dụng (4) (3) Chương trình thiếu nhi Giải trí cho trẻ Sức khỏe đời sống Nói về cách em phòng tránh 1 số bệnh thường gặp b) Viết tên các chương trình vào cột 1 và 3. c) Hoàn thành các cột còn lại. d) Trao đổi kết quả với nhóm khác * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Biết được tên của các chương trình truyền hình, chương trình phát thanh. - Biết được ích lợi, tác dụng của các chương trình truyền hình, chương trình phát thanh. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 5 (CB): Hoạt động cá nhân Đọc và cho biết a) Đọc đoạn văn sau: b) Hãy cho biết: - Tên một số hoạt động thông tin liên lạc. - Em nên làm gì để giữ gìn và bảo vệ các phương tiện thông tin liên lạc? * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Biết được ích lợi, tác dụng của các hoạt động thông tin liên lạc trong đời sống. - Biết việc nên làm để gìn giữ, bảo vệ các phương tiện thông tin liên lạc. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HSCHT: Nêu được các hoạt động của thông tin liên lạc, biết ích lợi của các hoạt động đó. - HS HT, HTT: Cùng giúp bạn nắm kiến thức bài học. VI. Hoạt động ứng dụng: - Em ghi nhớ bài học. ÔLTV: LUYỆN TUẦN 14 I. Mục tiêu: 1. KT: Đọc và hiểu truyện Cao nguyên đá ĐồngVăn. Từ chỉ đặc điểm; bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai thế nào? Từ chứa tiếng có vần i/iê. 2. KN: Hiểu được vẻ đẹp của Cao nguyên đá Đồng Văn. Làm đúng các BT với các KT trên. 3. TĐ: Biết yêu quý cảnh đẹp đất nước. 4. NL: Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ, hợp tác. II. Chuẩn bị ĐDDH: - Vở ÔL III. Các hoạt động học: GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  31. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 HĐ1. Đọc truyện và TLCH. - Câu 1: Cao nguyên đá Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang. - Câu 2: Mùa đông : Hoa tam giác mạch, hoa cải Mùa xuân : Hoa đào, hoa mơ, hoa mận - Câu 3: Trả lời theo ý hiểu của mình. - Câu 4: Bởi vì cao nguyên đá đẹp lãng mạn và ấm áp lạ kì, *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: TL đúng các câu hỏi. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ2. Chọn từ điền vào chỗ chấm: trắng muốt, trong veo, vàng tươi. Trắng muốt, trong veo, vàng tươi *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Điền đúng từ chỉ đặc điểm vào chỗ chấm. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ3. Tìm sự vật so sánh a. trăng tròn – quả bóng b. những cánh buồm – đàn bướm c. mảnh trăng khuyết – mảnh bạc *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Gạch chân được các sự vật so sánh với nhau. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ 4. Xếp bộ phận câu a. những tảng đá/ sáng hẳn lên. b. Hoa sấu/ thơm nhẹ. c. Cây rau khúc/ rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Xác định được các bộ phận câu rồi xếp vào cột thích hợp. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ5. Điền vào chỗ trống i/iê Chiếc, chị, mình *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Điền đúng từ có chứa i/iê vào chỗ chấm. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời IV. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - Đối với HSCHT: Đọc - hiểu được văn bản. Gạch đúng sự vật được so sánh, từ chỉ đặc điểm. - HSHT, HTT: Trả lời tốt các câu hỏi theo cách diễn đạt của mình. Cùng giúp đỡ bạn hoàn thành BT. V. Hướng dẫn phần ứng dụng: GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  32. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 - Em chia sẻ bài học với người thân. Ô L.TOÁN: LUYỆN TUẦN 14 I. Mục tiêu: 1. KT: Thuộc bảng chi 9, vận dụng trong giải toán. Chia hết và chia có dư. So sánh khối lượng . Tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Giải toán bằng hai phép tính. 2. KN: Vận dụng KT trên làm đúng các BT. 3. TĐ: Có ý thức tích cực trong học tập. 4. NL: HS phát triển NL toán học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: SHD - HS: SHD, vở III.Các hoạt động dạy học: IV. Điều chỉnh ND DH phù hợp với vùng miền: Không điều chỉnh - Làm các bài tập sau : Bài 1: Điền dấu? *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Điền đúng dấu vào chỗ chấm. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời Bài 2: Viết kết quả *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Vận dụng bảng chia 9 để tìm đúng kết quả. + PP: vấn đáp,quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn Bài 3: Viết vào chỗ chấm *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Vân dụng cách tìm một phần mấy của một số để làm BT. - Làm đúng BT với đơn vị là gam. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời Bài 4: Viết số thích hợp *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Em vận dụng cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính để điền vào ô trống. + PP: quan sát, vấn đáp GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  33. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời Bài 5: Đặt tính rồi tính *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Em vận dụng cách chia số có hai chữ số để tìm kết quả. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời Bài 6,7,8: Giải toán *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Em giải đúng bài toán giải bằng hai phép tính. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS CHT: Lần lượt HD để các em làm đúng BT. - HS HT,HTT: Cùng giúp đỡ các bạn hoàn thành BT. VI. Hoạt động ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình. HĐTT: SINH HOẠT SAO Hoạt động CLBTDTT I. Mục tiêu: 1. KT: Biết chia sẻ và thực hiện các hoạt động sinh hoạt trong CLB TDTT . Biết tự nhận xét về tình hình tuần qua và hoạt động tuần tới. 2. KN: Tham gia các hoạt động của CLB TDTT. Rèn luyện, phát triển sức khỏe của bản thân, đóng góp vào hoạt động của CLB TDTT. 3. TĐ: HS tham gia buổi sinh hoạt nghiêm túc. Giáo dục tinh thần tham gia các hoạt động tập thể. 4. NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp tác nhóm. II. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - TB VN điều hành lớp hát. GV nêu nội dung yêu cầu của tiết sinh hoạt sao. 1. Hoạt động câu lạc bộ học tập. HĐ 1: Ban chủ nhiệm câu lạc bộ TDTT tổ chức trò chơi khởi động. Tổ chức trò chơi “Kết bạn”, “Mèo đuổi chuột” *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - HS chơi trò chơi vui vẻ, nhanh nhẹn. Có ý thức đoàn kết với bạn bè. + PP: Quan sát, vấn đáp. GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy
  34. Nhật kí bài dạy lớp 3A- Tuần 15 Năm học : 2019 -2020 + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 2. CLBTDTT chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của CLB Việc 1: Ban chủ nhiệm CLB giới thiệu chủ điểm hoạt động của CLB Việc 2: Ban chủ nhiệm CLB báo cáo với cả lớp về ý nghĩa, cách thực hiện các hoạt động thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe. Việc 3: Các nhóm thảo luận về các hoạt động rèn luyện thân thể. * Đánh giá: +Tiêu chí đánh giá: - HS nắm được ý nghĩa và các biện pháp để nâng cao sức khỏe bản thân. - Tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 3.Tổ chức các hoạt động rèn luyện Việc 1: Ban chủ nhiệm CLB điều hành và giới thiệu chương trình, Việc 2 : Tổ chức một số hoạt động rèn luyện sức khỏe: trò chơi, thi chạy, Việc 3: Chia sẻ kết quả, tuyện dương các bạn thực hiện các nội dung sinh hoạt tốt. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - HS nhiệt tình tham gia các hoạt động để rèn luyện. - Có ý thức rèn luyện sức khỏe bản thân. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập 2. Sinh hoạt cuối tuần - Việc 1: CTHĐTQ nhận xét hoạt động tuần 15, nêu kế hoạch tuần 16 - Việc 2: HS tham gia ý kiến, bầu HS tham gia tốt các hoạt động trong tuần. - Việc 3: GV nhận xét, phổ biến thêm các kế hoạch mới, tôn vinh các học sinh xuất sắc trong tuần. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - HS nắm được tình hình hoạt động trong tuần và phương hướng tuần tới. + PP: Quan sát, vấn đáp. + KT: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời III. Hoạt động ứng dụng Dặn dò HS đảm bảo an toàn giao thông, an toàn sông nước, trong các ngày nghỉ GV : Phan Thị Thúy Ngọc Trường Tiểu học Phú Thủy