Nhật kí dạy học Lớp 2 - Tuần 23 - GV: Trần Thị Sương - Trường Tiểu học Phú Thủy
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nhật kí dạy học Lớp 2 - Tuần 23 - GV: Trần Thị Sương - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nhat_ki_day_hoc_lop_2_tuan_23_gv_tran_thi_suong_truong_tieu.doc
Nội dung text: Nhật kí dạy học Lớp 2 - Tuần 23 - GV: Trần Thị Sương - Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 TUẦN 23 Thứ hai ngày 11 tháng 5 năm 2020 GDTT: CHÀO CỜ TẠI LỚP I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - KT: HS nắm được cách phòng tránh covid 19. - KN: Rèn tính tự lập, mạnh dạn cho HS. HS có thể tự phòng tránh covid 19. - TĐ: Nghiêm túc, chấp hành tốt các nội quy, quy định của lớp. Thực hiện tốt các quy định về an toàn sức khỏe. - NL: Phát triển năng lực sáng tạo, năng lực ứng phó với tình huống khẩn cấp. II. Chuẩn bị: - Tài liệu phòng chống dịch. III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Hoạt động chào cờ HĐ2: Hướng dẫn các nội dung phòng chống dịch Covid-19 1: Thông tin về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở nhà, ở trường. Việc 1: HS nghe GV cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch ở trường và ở nhà. Việc 2: HS đọc, ghi nhớ các thông tin và chia sẻ trước lớp. 2: Hướng dẫn cách đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách Việc 1: HS nghe GV hướng dẫn các bước rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách. Việc 2: HS ghi nhớ các thông tin và chia sẻ trước lớp Việc 3: HS thực hiện đeo khẩu trang và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn tại lớp. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS nắm được cách đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách. Có ý thức tự giác thực hiện các việc trên. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. * Hoạt động ứng dụng - HS cùng người thân thực hiện các biện pháp phòng dịch ở nhà và ở trường. TIẾNG VIỆT: BÀI 23B: RUỘT NGỰA CÓ THẲNG KHÔNG? (T1) I. Mục tiêu: - KT: Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Bác sĩ Sói. - KN: Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp. Tập trung theo dõi bạn kể chuyện: biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn. - TĐ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. - NL: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, tranh III. Hoạt động dạy học: Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Chuyền quà: đọc lại từng đoạn câu chuyện Bác sĩ Sói.” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1: Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS biết quan sát tranh, kể lại theo nội dung câu chuyện Bác sĩ Sói trôi chảy, mạch lạc và tham gia chơi hào hứng, tích cực. Bức tranh 1 vẽ một chú Ngựa đang ăn cỏ và một con Sói đang thèm rỏ dãi. Bức tranh 2, lúc này Sói mặc áo khoác trắng, đầu đội một chiếc mũ có thêu chữ thập đỏ, mắt đeo kính, có đeo ống nghe. Sói đang đóng giả làm bác sĩ. Bức tranh 3 vẽ cảnh Sói mon men lại gần Ngựa, dỗ dành Ngựa để nó khám bệnh cho, Ngựa bình tĩnh đối phó với Sói. Bức tranh 4: Ngựa tung vó đã cho Sói một cú trời giáng. Sói bị hất tung về phía sau, mũ văng ra, kính vỡ tan, + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ3: Tập kể phân vai. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Kể phân vai được đoạn 2 của câu chuyện. Thể hiện đúng điệu bộ, giọng nói của từng nhân vật: Người dẫn truyện: Vui, pha chút hài hước. Ngựa: Điềm tính, giả bộ lễ phép, cầu khẩn. Sói: Vẻ gian xảo, giả bộ nhân từ. Khi đến gần Ngựa vẻ mặt mừng rỡ, đắc ý. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. * Hoạt động ứng dụng: - Kể lại điều em thích trong câu chuyện Bác sĩ Sói. TIẾNG VIỆT: BÀI 23B: RUỘT NGỰA CÓ THẲNG KHÔNG? (T2) I. Mục tiêu: - KT: Biết viết chữ T hoa theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Thẳng như ruột ngựa cỡ nhỏ. - KN: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. Viết đúng các từ ngữ có vần ươt/ươc. - TĐ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. - NL: Hình thành và phát triển năng lực thẩm mĩ, ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 - GV: TLHDH, chữ mẫu, BP - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ3: Viết chữ hoa T. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. + Cấu tạo của con chữ hoa T: Chữ hoa T cỡ vừa cao 5 li, gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản là 2 nét cong trái và một nét lượn ngang. + Quy trình viết chữ S: nét 1 ĐB giữa ĐK 4 và 5, viết nét cong trái nhỏ, DB trên ĐK 6. Nét 2 từ điểm DB của nét 1, viết nét lượn ngang từ trái sang phải, DB ở ĐK 6. Nét 3 từ điểm DB của nét 2, viết tiếp nét cong trái to. Cắt nét lượn ngang tjao vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ rồi chạy xuống dưới phần cuối nét uốn cong vào trong, DB ở ĐK 2. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Viết. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. Viết đúng chữ hoa T, viết đúng câu ứng dụng, nắm nghĩa câu ứng dụng Thẳng như ruột ngựa (Nghĩa đen: đoạn ruột ngựa từ dạ dày đến ruột non dài và thẳng. Nghĩa bóng: chỉ người thẳng thắn, không ưng điều gì thì nói ngay). Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. Đảm bảo khoảng cách giữa các con chữ. + PP: Quan sát, vấn đáp, viết. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết lời nhận xét. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1: Thi tìm nhanh từ. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS tìm được các tiếng có vần ươt, ươc. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. * Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 TOÁN: BÀI 64: SỐ BỊ CHIA – SỐ CHIA – THƯƠNG I. Mục tiêu: - KT: Biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia. - KN: Củng cố cách tìm kết quả của phép chia. - TĐ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. - NL: Hình thành và phát triển năng lực tính toán, tự học, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, thẻ, BP - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Lập phép chia: hãy ghép các thẻ số và thẻ dấu thành các phép chia.” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. + PP: Tích hợp. + Kĩ thuật: Trò chơi. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2,3: Đọc kĩ nội dung sau. Sau đó nêu số bị chia, số chia, thương trong các phép chia. 6 (Số bị chia) : 2 (Số chia) = 3 (Thương) - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia: a) 6 : 2 = 3, 6 là số bị chia – 2 là số chia – 3 là thương. b) 10 : 2 = 5, 10 là số bị chia – 2 là số chia – 5 là thương. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1: Điền số thích hợp vào ô trống. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Phép chia Số bị chia Số chia Thương 10 : 2 = 5 10 2 5 12 : 2 = 6 12 2 6 14 : 2 = 7 14 2 7 16 : 2 = 8 16 2 8 + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 Buổi chiều: TIẾNG VIỆT: BÀI 23B: RUỘT NGỰA CÓ THẲNG KHÔNG? (T3) I. Mục tiêu: - KT: Chép đúng một đoạn văn trong bài Bác sĩ Sói. - KN: Chép đúng đoạn chính tả, không mắc lỗi đoạn văn. - TĐ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch, luyện viết chữ đẹp. - NL: Phát triển năng lực viết, năng lực tự học cho HS. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, phiếu bài tập. - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: B. Hoạt động thực hành: HĐ2,3: Viết. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Nắm nội dung, nghe viết đúng tốc độ, viết hoa đúng từ chỉ tên riêng trong đoạn viết. Trình bày đúng, chữ viết đẹp. Chữ đầu đoạn văn ta viết lùi vào một ô vuông và viết hoa chữ cái đầu tiên. Lời của Sói nói với Ngựa được viết sau dấu hai chấm và nằm trong dấu ngoặc kép. Viết hoa tên riêng của Sói, ngựa và các chữ đầu câu. + PP: Quan sát, vấn đáp, viết. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Thực hiện phần ứng dụng. TIẾNG VIỆT; BÀI 23C: VÌ SAO KHỈ NÂU LẠI CƯỜI (T1) I. Mục tiêu: - KT: Đọc và hiểu câu chuyện Nội quy Đảo Khỉ. - KN: Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghĩ hơi đúng. Đọc rõ, rành rẽ từng điều quy định. - TĐ: Giáo dục HS phải chấp hành các nội quy. - NL: Hình thành và phát triển năng lực tự học, ngôn ngữ. * BVMT: Thông qua Nội quy đảo Khỉ, học sinh nâng cao ý thức bản thân trong việc bảo vệ các loại động vật. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ PV nhỏ tuổi: Quan sát tranh và TLCH: Tranh vẽ con gì? Dòng chữ đầu tiên trên tấm bảng trong tranh viết gì? GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá:: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS quan sát và trả lời được các câu hỏi. + PP: Tích hợp. + Kĩ thuật: Trò chơi. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: HĐ2: Chuyển lên phần khởi động. HĐ3,5: Nghe thầy (cô) đọc câu chuyện: Nội qua Đảo Khỉ. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng các từ khó: tham quan, khành khạch, khoái chí, nội quy, du lịch, đảo khỉ, cảnh vật, + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Chọn từ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ ở cột A và lời giải nghĩa ở cột B (2-3 lần). Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với cột A. Việc 2: Chia sẻ trước lớp, nhận xét lẫn nhau. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Nắm được từ ngữ và lời giải nghĩa A B a) Du lịch 1. những điều quy định mà mọi người phải theo b) Nội quy 2. đi chơi xa cho biết đó đây c) Bảo tồn 3. xem, thăm một nơi để mở rộng hiểu biết d) Tham quan 4. giữ lại, không để mất đi e) Quản lí 5. thích thú g) Khoái chí 6. trông coi và gìn giữ + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ6: Cùng luyện đọc Việc 1: Em đọc bài Nội quy Đảo Khỉ (2-3 lần) Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung về cách đọc. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Đọc lưu loát toàn bài. Ngắt nghĩ hơi đúng. Đọc bài với giọng hào hứng ngạc nhiên. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. * Hoạt động ứng dụng: - Đọc diễn cảm câu chuyện Nội quy Đảo Khỉ cho mẹ nghe. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 TOÁN; BÀI 65: BẢNG CHIA 3. MỘT PHẦN BA (T1) I. Mục tiêu: - KT: Lập bảng chia 3 và thuộc bảng chia 3. Nhận biết được một phần ba. - KN: Thực hành chia 3, vận dụng bảng chia 3 trong tính toán. - TĐ: HS yêu thích học toán. - NL: Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện tính toán trong thực tế. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, BP, MT, - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - BHT tổ chức trò chơi khởi động tiết học. “Ôn lại bảng nhân 3” - GV giới thiệu bài học, tiết học. HS viết đề bài vào vở. - HS tự đọc thầm phần mục tiêu, chia sẻ trong nhóm. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS thuộc bảng nhân 3. Tham gia chơi tích cực, sôi nổi. + PP: Tích hợp. + Kĩ thuật: Trò chơi. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: HĐ2. Thành lập bảng chia 3. Việc 1: Đọc nội dung hoạt động 2.Thực hiện thao tác theo yêu cầu của đề bài. Việc 2: Chia sẻ trước lớp. Nhận xét, sửa kết quả nếu bạn chưa đúng. GV kết luận. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS nêu được phép nhân tương ứng với bài toán 3 x 4 = 12 HS xác định được số tấm bìa và nêu được phép chia tương ứng 12 : 3 = 4 HS rút ra được phép chia từ phép nhân tương ứng 3 x 4 = 12 ta viết được 12 : 3 = 4 + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3. Tìm các kết quả các phép tính trong bảng chia 3. Việc 1: Dựa vào bảng nhân 3, em tìm kết quả các phép chia trong bảng chia 3.Viết các kết qủa vào vở. Việc 2: Chia sẻ kết quả trước lớp. Nhận xét, bổ sung bài làm. Việc 3: Em đọc thuộc bảng chia 3. Báo cáo khi hoàn thành. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Dựa bảng nhân 2 để tìm được nhanh kết quả các phép chia. 3: 3 = 1 6 : 3 = 2 9 : 3 = 3 12 : 3 = 4 15 : 3 = 5 18 : 3 = 6 21 : 3 = 7 24 : 3 = 8 27 : 3 = 9 30 : 3 = 10 HS đọc thuộc bảng chia 3. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 HĐ4. Nhận biết một phần ba. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS thực hiện tô màu vào một phần của mỗi hình. Hiểu được thế nào là một phần ba. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. * Hoạt động ứng dụng: - Em đọc thuộc bảng chia 3 cho người thân nghe. Thứ ba ngày 12 tháng 5 năm 2020 TOÁN: BÀI 65: BẢNG CHIA 3. MỘT PHẦN BA (T2) I. Mục tiêu: - KT: Lập bảng chia 3. Em tự học thuộc bảng chia 3. Nhận biết được một phần ba. - KN: Vận dụng được bảng chia 3 trong tính toán. - TĐ: HS yêu thích học toán và rèn luyện HS tính cẩn thận. - NL: Vận dụng vào trong tính toán thực tế II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH,MHTV, MT, BP - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: *Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học. “Ôn lại bảng chia 2” - GV giới thiệu bài học. HS viết đề bài vào vở - HS tự đọc thầm phần mục tiêu, chia sẻ trước lớp. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS thuộc bảng chia 2. Tham gia chơi tích cực. + PP: Tích hợp. + Kĩ thuật: Trò chơi. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1. Tính nhẩm. Việc 1: HS đọc yêu cầu và làm vào vở. Việc 2: Chia sẻ trước lớp. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Vận dụng bảng chia 2 tính nhẩm nhanh, đúng. Nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia trong phạm vi 3 a) 3 : 3 = 1 15 : 3 = 5 24 : 3 = 8 6 : 3 = 2 b) 3 x 3 = 9 3 x 7 = 21 3 x 1 = 3 9 : 3 = 3 21 : 3 = 7 3 : 3 = 1 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Giải bài toán. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 Việc 1: HS đọc bài toán và phân tích đề bài. Xác định bài toán cho biết gì, hỏi gì, phép tính cần thực hiện. Việc 2: Giải bài toán. Báo cáo khi hoàn thành. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá:: Giải được bài toán bằng một phép chia. Bài giải Mỗi giỏ có số quả bóng là: 9 : 3 = 3 (quả bóng) Đáp số: 3 quả bóng + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3: Đã tô màu 1/3 hình nào? Việc 1: HS đọc đề bài, quan sát hình vẽ và tự làm bài. Việc 2: Chia sẻ cách làm trước lớp. GV nhận xét. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Nhận biết được 1/3: hình a,b. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. * Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + HS còn hạn chế: Hướng dẫn HS vận dụng bảng chia 3 vào thực hiện các bài tập và xác định được một phầm ba của một hình. + HS tiếp thu nhanh: Làm hết phần bài tập và làm thêm bài: Người ta lắp 24 cánh quạt thành các quạt trần như hình bên. Hỏi lắp được bao nhiêu cái quạt như thế? C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH. TIẾN VIỆT: BÀI 23C: VÌ SAO KHỈ NÂU LẠI CƯỜI (T2) I. Mục tiêu: - KT: Đọc hiểu nội dung của bài: nội quy là những quy định mà mọi người đều phải tuân theo. - KN: Hiểu nắm nội dung bài. - TĐ: HS chấp hành nội quy, chăm học, hoạt động tích cực. - NL: Hình thành và phát triển NL ngôn ngữ, tự học, hợp tác. - BVMT: Thông qua Nội quy đảo Khỉ, học sinh nâng cao ý thức bản thân trong việc bảo vệ các loại động vật. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn thi đọc từng đoạn bài Nội quy Đảo Khỉ. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1: Thảo luận, trả lời câu hỏi. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu: Người ta đề ra nội quy Đảo Khỉ để mọi người chấp hành khi vào Đảo Khỉ. 1. a) Nội quy Đảo Khỉ có 4 điều. b) Điều xảy ra nếu ta trêu chọc làm chúng hoảng sợ gây tai nạn. c) Điều xảy ra nếu ta cho thú ăn thức lạ làm thú mắc bệnh, ốm hoặc chết. d) Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu lại cười vì bản nội quy này bảo vệ loài Khỉ, yêu cầu mọi người giữ sạch đẹp hòn đảo nơi khỉ sinh sống. e) Thực ra Khỉ Không biết đọc + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. * Hoạt động ứng dụng: - Hỏi người thân về loài khỉ (chúng ăn gì? Chúng biết làm gì? ) Thứ tư ngày 13 tháng 6 năm 2020 TOÁN: BÀI 66: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - KT: Học thuộc bảng chia 3, củng cố lại một phần ba. - KN: Vận dụng bảng chia 3 vào tính toán, xác định được một phần ba của hình. - TĐ: Giáo dục HS tính cẩn thận, kiên trì trong học toán. - NL: Vận dụng vào trong tính toán thực tế. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, hình - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học : Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi “ Truyền điện: ôn lại bảng nhân 3 và bảng chia 3” khởi động tiết học. - GV giới thiệu bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS đọc thuộc bảng nhân 3, bảng chia 3; nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia; hào hứng tích cực khi tham gia chơi. + PP: Tích hợp. + Kĩ thuật: Trò chơi. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 HĐ1: Chuyển lên phần KĐ. HĐ2: Giải bài toán. Việc 1: HS đọc bài toán và phân tích đề bài. Xác định bài toán cho biết gì, hỏi gì, phép tính cần thực hiện. Việc 2: Giải bài toán. Báo cáo khi hoàn thành. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Giải được bài toán bằng một phép chia. Bài giải Mỗi ngăn xếp số quyển truyện là: 15 : 3 = 5 (quyển) Đáp số: 5 quyển truyện + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3: Đã tô màu 1/3 hình nào? Việc 1: HS đọc đề bài, quan sát hình vẽ và tự làm bài. Việc 2: Chia sẻ cách làm trước lớp. GV nhận xét. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Nhận biết được 1/3: hình a. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HSHTT: Có 27l sữa rót vào các can, mỗi can 3l. Hỏi rót được mấy can sữa như thế? C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Ôn lại các bảng chia 3. TIẾNG VIỆT BÀI 24A: VÌ SAO CÁ SẤU KHÔNG CÓ BẠN (T1) I. Mục tiêu: - KT: Đọc và hiểu câu chuyện Quả tim khỉ - KN: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng từ khó. Giải nghĩa các từ khó. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - TĐ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. HS chăm học, hoạt động tích cực. - NL: Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: - TLHDH, tranh, vở III. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ 1. Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ PV nhỏ tuổi: Quan sát tranh và TLCH: - Tranh vẽ những con vật nào? - Những con vật nào đang chơi với nhau? - Vì sao không con vật nào chơi với cá sấu? GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS quan sát và trả lời được các câu hỏi. + PP: Tích hợp. + Kĩ thuật: Trò chơi. HĐ2: Nghe thầy (cô) đọc câu chuyện: Quả tim khỉ Việc 1: GV đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. Việc 2: GV nêu giọng đọc, cách ngắt giọng, nội dung bài. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá:: Biết giọng người kể chuyện; đoạn 1 vui vẻ; đoạn 2 hồi hộp, đoạn 3,4 hả hê. Giọng Khỉ: chân thật, hồn nhiên ở đoạn kết bạn với Cá Sấu; bình tĩnh, khôn ngoan khi nói với Cá Sấu ở giữa sông; phẫn nộ khi mắng Cá Sấu. Giọng Cá Sấu giả dối. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Đọc từ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa (2-3 lần) Việc 2: TBHT điều hành các bạn đố nhau về từ và lời giải nghĩa của các từ đó. Nhận xét, bổ sung cho nhau. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Nắm được nghĩa của từ: Dài thượt: dài quá mức bình thường. Ti hí: Mắt quá hẹp và nhỏ. Trấn tĩnh: lấy lại bình tĩnh. Bội bạc: xử tệ với người đã cứu giúp mình. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Luyện đọc từ ngữ. Việc 1: Em đọc những từ ngữ, câu đã cho ở HDH. Việc 2: Một bạn đọc từ ngữ - cả lớp nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn. Nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng các từ khó: leo trèo, quẫy mạnh, sần sùi, nhọn hoắt, lưỡi cưa, nước mắt, trấn tĩnh, lủi mất, quả tim, ven sông, dài thượt, ngạc nhiên, hoẳng sợ. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Cùng luyện đọc Việc 1: Em đọc bài Quả tim khỉ (2-3 lần) Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung về cách đọc. - ĐGTX: GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 + Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng giọng nhân vật, nhấn giọng từ ngữ quẫy mạnh, sần sùi, dài thượt, nhọn hoắt, ngạc nhiên, trấn tĩnh, đu vút, mắng, bội bạc, tẽn tò, lủi mất, + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. * Hoạt động ứng dụng: - Đọc diễn cảm câu chuyện Quả tim khỉ cho mẹ nghe. TIẾNG VIỆT BÀI 24A: VÌ SAO CÁ SẤU KHÔNG CÓ BẠN (T2) I. Mục tiêu: - KT: Hiểu nội dung câu chuyện Quả tim khỉ: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa những đã nghĩ ra mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn. - KN: Biết nội dung câu chuyện sẵn sàng ứng phó với các tình huống khi bị lừa gạt. - TĐ: HS chăm học, yêu thích môn học, hoạt động tích cực. - NL: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp. II. Chuẩn bị: - bảng nhóm, PBT, TLHDH, III. Hoạt động dạy học: - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS đọc rành mạch và ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. + PP: Tích hợp. + Kĩ thuật: Trò chơi. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1: Thảo luận, trả lời câu hỏi. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS thảo luận và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài: a. Khỉ thấy Cá Sấu khóc vì không có bạn nên Khỉ mời Các Sấu kết bạn. b. Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến chơi nhà mình. Khỉ nhận lời, ngồi lên lưng nó. Đi đã xa bờ, Cá Sấu mới nói cần quả tim của Khỉ để dâng cho vua Cá Sấu ăn. c. Khỉ giả vờ sẵn sàng giúp Cá Sấu, bảo Cá Sấu đưa nó trở lại bờ, lấy quả tim để ở nhà. d. Vì Cá Sấu là người bội bạc, giả dối. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 3: Tìm từ ngữ. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS nêu được tính nết của hai con vật trong bài và viết vào vở Khỉ: tốt bụng, thật thà, thông minh Cá Sấu: giả dối, bội bạc, độc ác. + PP: Quan sát, vấn đáp. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HSHTT: Theo em, khóc và chảy nước mắt có giống nhau không? Khóc là do buồn khổ, thương xót hay đau đớn còn chảy nước mắt có thể do nguyên nhân khác như bị hạt bụi bay vào mắt, cười nhiều, Giảng thêm: Cá Sấu thường chảy nước mắt, do khi nhai thức ăn, tuyến nước mắt của cá sấu bị ép lại chứ không phải do nó thương xót hay buồn khổ điều gì. Chính vì thế nhân dân ta có câu “nước mắt cá sấu” là để chỉ những kẻ giả dối, giả nhân, giả nghĩa. * Hoạt động ứng dụng: - Luyện kỹ năng trả lời câu hỏi. Buổi chiều: ÔN TOÁN: ÔN LUYỆN TUẦN 22 (T1) I. Mục tiêu: - KT: Biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia và vận dụng viết phép chia từ phép nhân. Thuộc và vận dụng bảng chia 2 vào tính toán. - KN: Vận dụng bảng nhân, chia đã học để tính toán. - TĐ: Ham thích học toán, tích cực tự giác trong học tập - NL: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: - SHD, BP, vở III. Hoạt động dạy học: * Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp học sinh tính nhanh kết quả phép nhân và phép chia và nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia (BT 1,2,4). Vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện tính toán ( BT 3) - HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và hướng dẫn các bạn còn hạn chế. Làm thêm phần ứng dụng. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS tính nhanh đúng kết quả phép tính nhân và chia. Nhận ra được mối quan hệ giữa phép chia và phép nhân. 1. 2 x 4 = 8 2 x 5 = 10 2 x 9 = 18 2 x 7 = 14 8 : 2 = 4 10 : 2 = 5 18 : 2 = 9 14 : 2 = 7 2 x 3 = 6 2 x 6 = 12 2 x 2 = 4 2 x 8 = 16 6 : 2 = 3 12 : 2 = 6 4 : 2 = 2 16 : 2 = 8 2. 2 x 1 = 2 2 : 2 = 1 2 x 3 = 6 6 : 2 = 3 Vận dụng bảng chia 2 để thực hiện tính kết quả các phép tính. 3. 4 : 2 = 2 12 : 2 = 6 2 : 2 = 1 18 : 2 = 9 8 : 2 = 4 16 : 2 = 8 14 : 2 = 7 20 : 2 = 10 + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. * Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 ÔN T VIỆT: ÔN LUYỆN TUẦN 23 (T1) I. Mục tiêu: - KT: Đọc hiểu câu chuyện Không vâng lời mẹ, nêu được những đặc điểm của các muông thú. - KN: Đọc hiểu bài và trả lời được các câu hỏi, nắm được nội dung bài. Biết phát biểu ý kiến nhận xét về đặc điểm của một số loài thú. - TĐ: Biết vâng lời mẹ. - NL: Vận dụng vào bài học trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: - Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Hoạt động dạy học: * Khởi động HĐ1: Giải câu đố. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS biết giải các câu đố với ô chữ có lời giải nghĩa. Con gì bốn vó Oai nhất rừng xanh Ngực nở bụng thon Tính nết chẳng lành Bờm vờn trong gió Muôn loài đều sợ Phi nhanh như bay Tránh xa cho nhanh + PP: Tích hợp. + Kĩ thuật: Trò chơi. Ôn luyện HĐ3: Đọc câu chuyện sau và TLCH (a đến d). - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS đọc hiểu bài, nắm nội dung bài, trả lời chính xác câu hỏi trong bài Không vâng lời mẹ: a) Bạn cùng chơi với loài thỏ là: Cáo b) Thỏ mẹ nhận xét như thế nào về những người bạn của các con vật? Đó là loài vật rất độc ác. c) Vì sao bầy thỏ không nghe lời mẹ? - Vì bầy thỏ thấy bạn cáo hền lành, tốt bụng. d) Theo em bầy thỏ con đã hiểu ra những điều gì? - Phải vâng lời mẹ dặn. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. * Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ bài học với người thân. ÔN T VIÊT: ÔN LUYỆN TUẦN 23 (T2) I. Mục tiêu: - KT: Biết phát biểu ý kiến nhận xét về đặc điểm của một số loài thú. Sử dụng được các từ ngữ về loài thú: đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n (hoặc tiếng có vần ươt/ươc). Biết đáp lời khẳng định phù hợp với tình huống: bước đầu biết viết nội quy. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 - KN: Phân biệt l/n, đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? và nhận xét đặc điểm của loài thú. - TĐ: Có thái độ tích cực trong học tập và yêu thích môn học. - NL: Vận dụng viết văn vào trong các bài học. II. Chuẩn bị: - Sách em tự ôn luyện TV 2, BP III. Hoạt động dạy học: Ôn luyện HĐ4,5,6: Từ ngữ nói về đặc điểm của mỗi loài thú. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Biết gạch nhanh từ chỉ đặc điểm của mỗi loài thú, hỏi đáp nhanh về đặc điểm của loài thú trong đoạn văn và trong tranh. Đặc điểm của các loài thú: hổ: dữ, ăn các động vật ăn cỏ, sống trong rừng, tắm dưới ao hồ, Hươu cao cổ: cao nhất, sống thảo nguyên ( HĐ 4). Hổ là loài thú dữ Chúng thường sống ở trong rừng. Thức ăn của chúng là các động vật ăn cỏ như hươu, nai, lợn rừng, trâu.( HĐ 5) Mắt voi to. Vòi voi rất dài. Chân voi to như cột đình. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ7: l/n, ươc/ươt. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Biết sử dụng phân biệt l/n, ươc/ươt. + Nắng lắm mưa nhiều. + Nước sôi lửa bỏng. + Kiến đen tha trứng lên cao, thế nào cũng có mưa rào rất to. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. * Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ bài học người thân. Thứ năm ngày 14 tháng 6 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 24A: VÌ SAO CÁ SẤU KHÔNG CÓ BẠN (T3) I. Mục tiêu: - KT: Nói đặc điểm của các con vật theo cách nói so sánh. - KN: Mở rộng vốn từ về các loài thú. - TĐ: HS chăm học, hoạt động nhóm tích cực. - NL: Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: - GV: bảng nhóm, TLHDH, MHTV, thẻ, PBT. - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. - ĐGTX: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ 4 ( như tài liệu) + Tiêu chí đánh giá: Đọc đảm bảo tốc độ, đúng ngắt nghỉ, giọng của các nhân vật. + PP: Tích hợp. + Kĩ thuật: Trò chơi. Đ5: Tìm tên con vật. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS tìm đúng tên các con vật để hoàn thành câu có hình ảnh so sánh. a. Nhanh như cắt b. Khỏe như voi c. Dữ như hổ d. Nhát như thỏ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Nói cho người thân nghe về chú khỉ trong câu chuyện quả tim khỉ. TOÁN BÀI 67: TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN I. Mục tiêu: - KT: Em tìm được một thừa số khi biết tích và thừa số kia. - KN: NBiết cách tìm một thừa số chua biết của phép nhân, biết cách trình bày bài giải - TĐ: HS yêu thích học toán. - NL: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, toán học, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: - TLHDH, thẻ số, vở III. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1: ( như tài liệu) - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS ghép đúng các thẻ để tạo thành các phép tính đúng. Hào hứng khi tham gia trò chơi. + PP: Tích hợp. + Kĩ thuật: Trò chơi. HĐ2,3: Thực hiện các hoạt động. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Xác định được tên gọi các thành phần của phép nhân: trong phép nhân 2 x 3 = 6 thì 2 và 3 là thừa số, 6 là tích. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 HS nhận ra được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia: trong phép nhân 2 x 3 = 6 thừa số này bằng tích chia cho thừa số kia. Xác định được X x 2 = 8 đâu là thừa số đã biết và thừa số chưa biết: thừa số đã biết là 2, thừa số chưa biết là X Nêu được cách tìm thừa số chưa biết của phép nhân: ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. Biết cách trình bày khi tìm thừa số chưa biết của phép nhân. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ 1,2: Tìm x. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS tìm được thừa số khi biết tích và thừa số kia. a) X x 2 = 10 3 x X = 9 X = 10 : 2 X = 9 : 3 X = 5 X = 3 b) y x 2 = 8 y x 3 = 15 y = 8 : 2 y = 15 : 3 y = 4 y = 5 + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 3: Điền số thích hợp. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS điền đúng số thích hợp vào ô trống. Thừa số 2 3 2 3 Thừa số 5 8 6 3 Tích 10 24 12 9 + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 4: Giải bài toán. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá:Vận dụng bảng chia 3 vào giải toán có lời văn Bài giải Mỗi túi có số ki – lô – gam gạo là: 12 : 3 = 4 (kg) Đáp số: 9 kg gạo + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. * Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Hướng dẫn HS vận dụng cách tìm thừa số khi biết tích và thừa số kia, xác định thành phần của phép chia và giải toán có lời văn. - HS tiếp thu nhanh: Làm hết phần bài tập và làm thêm bài: em giúp mẹ trồng hoa, có 18 cây hoa, mỗi hàng trồng 3 cây. Hỏi trồng được mấy hàng? C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 - Về làm bài tập phần ứng dụng. Buổi chiều: ĐẠO ĐỨC: LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (T1) I. Mục tiêu: Giúp HS: - KT: Nêu được một số yc tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng. - KN: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biêú hiện của nếp sống văn minh. Biết xử lý một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại. - TĐ: Giáo dục HS thường xuyên thực hiện lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. - NL: Hình thành và phát triển năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: - Bộ đồ chơi điện thoại, PBT, vở BT đạo đức L2 III. Hoạt động dạy-học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1: Tổ chức trò chơi nhận và gọi điện thoại. Việc 1: Y/c HS biết sắp xếp các câu hội thoại một cách hợp lý. Việc 2: Giới thiệu 4 câu trong đoạn hội thoại lên 4 tấm bìa lớn Việc 3: Mời 4 HS lên thực hiện (mỗi em mỗi câu ứng với mỗi tấm bìa) Việc 4: Cử 1 em khác lên sắp xếp lại vị trí các tấm bìa cho hợp lý, các em di chuyển theo sự sắp xếp của bạn. - GV KL: Chốt cách sắp xếp đúng nhất. HĐ2: Những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại. - Nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại - Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì? - Em đã lịch sự khi nhận và gọi điện thoại, sử dụng nhấc, đặt, máy đúng chưa? - Chốt kiến thức trên. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS nêu được một số y/c tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.VD:Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biêú hiện của nếp sống văn minh + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. * Hoạt động ứng dụng: - Dặn HS thường xuyên thực hiện lịch sự khi nhận và gọi, sử dụng máy đúng. TNXH CUỘC SỐNG XUNG QUANH EM (T2) I. Mục tiêu: - KT: Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi HS ở. - KN: HS có thể mô tả được một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn hay thành thị. - TĐ: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 - NL: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, tự học, giải quyết vấn đề. Tích hợp GDBVMT: Biết được môi trường cộng đồng: cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và các vấn đề môi trường cuộc sống. Có ý thức bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: - PBT. Các hình trong SGK. Sưu tầm tranh ảnh về nghề nghiệp và hoạt động chính của người dân. III. Hoạt động dạy học: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1: Thi hùng biện về gia đình, nhà trường và cuộc sống xung quanh. Yêu cầu: Bằng những tranh, ảnh đã sưu tầm được, kết hợp với việc nghiên cứu SGK và huy động vốn kiến thức đã được học, các nhóm hãy thảo luận để nói về các nội dung đã được học. + Dãy 1 – Nói về gia đình. + Dãy 2 – Nói về nhà trường. + Dãy 3 – Nói về cuộc sống xung quanh. *Đội nào được nhiều điểm nhất, sẽ là đội thắng cuộc. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS kể được về gia đình, trường học của em, nghề nghiệp chính của người dân nơi em sống. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ2: Làm phiếu bài tập. *PHIẾU HỌC TẬP 1. Đánh dấu x vào ô trước các câu em cho là đúng: a) Chỉ cần giữ gìn môi trường ở nhà. b) Cô hiệu trưởng có nhiệm vụ đánh trống báo hết giờ. c) Không nên chạy nhảy ở trường, để giữ gìn an toàn cho mình và các bạn. d) Chúng ta có thể ngắt hoa ở trong vườn trường để tặng các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam: 20 – 11. e) Đường sắt dành cho tàu hỏa đi lại. g) Bác nông dân làm việc trong các nhà máy. h) Không nên ăn các thức ăn ôi thiu để đề phòng bị ngộ độc. i) Thuốc tây cần phải để tránh xa tầm tay của trẻ em. 2. Hãy kể tên: ? Hai ngành nghề ở vùng nông thôn: ? Hai ngành nghề ở thành phố: ? Ngành nghề ở địa phương bạn: - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: So sánh về cảnh quan thiên nhiên, nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thành thị. Giáo dục học sinh yêu quê hương, đất nước nơi mình sinh sống. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 Học sinh biết bảo vệ các cảnh quan, thiên nhiên nơi mình sống. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Chia sẻ nội dung bài học cùng người thân. Thứ sáu ngày 15 tháng 6 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 24B: CHÚ KHỈ TỐT BỤNG (T1) I. Mục tiêu: - KT: Kể được câu chuyện: Quả tim khỉ. Nắm cách viết chữ hoa U, Ư. - KN: Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. - TĐ: Chăm chỉ học tập, hoạt động nhóm tích cực. - NL: Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: - TLHDH, Chữ mẫu U, Ư. III. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1,2: Kể lại từng đoạn câu chuyện. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS biết quan sát tranh và nói tiếp nội dung mỗi tranh trong câu chuyện Quả tim khỉ. + HS kể lại từng đoạn của câu chuyện đúng nội dung, hay và phù hợp với giọng điệu nhân vật. Tham gia thi kể chuyện nhiệt tình, sôi nổi. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ3: Viết chữ hoa U, Ư. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ U, Ư. Cấu tạo: Chữ hoa U cao 5 li, gồm 2 nét là nét móc hai đầu và nét móc ngược phải. Chữ hoa Ư gồm 3 nét, nét 3 là nét râu. Cách viết: Nét 1 ĐB trên ĐK 5, viết nét móc hai đầu (đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài), DB giữa ĐK 2 và 3. Nét 2 từ điểm DB của nét 1, rê bút lên thẳng ĐK 6, rồi chuyển hướng bút ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới, DB ở ĐK 2. Chữ hoa Ư viết giống chữ hoa U, viết thêm nét 3 ( từ điểm DB của nét 2, lia bút lên ĐK 6 gần đầu nét 2 viết nét râu, DB khi chạm vào nét 2 ( nét râu không nhỏ hoặc to quá). + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. * Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 24B: CHÚ KHỈ TỐT BỤNG (T2) I. Mục tiêu: - KT: Viết chữ hoa U, Ư. Viết đúng các từ chưa tiếng bắt đầu bằng s/x; các từ chứa tiếng có vần uc/ut. - KN: Mở rộng vốn từ về loài thú. - TĐ: Chăm chỉ học tập, hoạt động tích cực. - NL: Biết vận dụng viết đúng và đẹp chữ U, Ư trong các bài viết khác. II. Chuẩn bị: - TLHDH, chữ mẫu U, Ư, BP III. Hoạt động dạy học: - BVN tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học - GV giới thiệu bài học, tiết học. HS viết đề bài vào vở - HS đọc, chia sẻ mục tiêu bài học. A. HOẠT ĐỘNGCƠ BẢN: HĐ4: Viết. Việc 1: HS viết vào bảng con chữ hoa: U, Ư, Ươm Việc 2: GV tổ chức nhận xét, sửa lỗi cho HS. Việc 3: HS viết vào vở: - 1 dòng (2 lần) chữ hoa U cỡ vừa; (2 lần) chữ hoa U cỡ vừa. - 1 dòng (2 lần) chữ hoa U cỡ nhỏ, (2 lần) chữ hoa Ư cỡ nhỏ. - 1 dòng (4 lần) chữ Ươm cỡ nhỏ. - 1 dòng (1 lần) từ ngữ cỡ nhỏ: Ươm cây gây rừng. GV quan sát, nhận xét vở 1 số học sinh. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. Viết đúng chữ hoa U, Ư, viết đúng câu ứng dụng, nắm nghĩa câu ứng dụng (Ươm cây gây rừng là công việc mà tất cả mọi người cần tham gia để bảo vệ môi trường, chống hạn hán và lũ lụt). + PP: Quan sát, vấn đáp, viết. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1: Chọn cho mỗi con vật trong tranh sau một từ ngữ chỉ đúng đặc điểm của nó Việc 1: HS quan sát tranh và đọc các từ chỉ đăc điểm cho sẵn, sau đó làm việc cá nhận, tự chọn cho mỗi con vật trong tranh một từ ngữ chỉ đúng đặc điểm của nó. Việc 2: Tổ chức chia sẻ kết quả bài tập trước lớp. GV tương tác với HS. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS chọn đúng từ chỉ đặc điểm cho mỗi con vật trong tranh. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2. Viết vào phiếu hoặc bảng nhóm từ chỉ đặc điểm phù hợp với mỗi con vật Việc 1: HS viết vào phiếu các từ chỉ đặc điểm phù hợp với các con vật: Hổ, thỏ, gấu, hươu, sóc, cáo. Việc 2: Tổ chức chia sẻ kết quả bài tập trước lớp. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS viết đúng các từ chỉ đặc điểm phù hợp với các con vật. Hổ dữ tợn Thỏ nhút nhát Gấu to khỏe Hươu hiền lành Sóc nhanh nhẹn Cáo tinh ranh. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Điền vào chỗ trống s hay x. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS điền đúng s/x vào chỗ trống. + say sưa, xay lúa + xông lên, dòng sông + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. * Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho người thân nghe về đặc điểm những con vật em đã tìm được trong bài học. TOÁN BÀI 68: BẢNG CHIA 4. MỘT PHẦN TƯ (T1) I. Mục tiêu: - KT: Lập bảng chia 4 và thuộc bảng chia 4. Nhận biết được một phần tư. - KN: Thực hành chia 4, vận dụng bảng chia 4 trong tính toán. - TĐ: HS yêu thích học toán. - NL: Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện tính toán trong thực tế. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, BP, MT, - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: *Khởi động: - BHT tổ chức trò chơi khởi động tiết học. “Ôn lại bảng nhân 4” - GV giới thiệu bài học, tiết học. HS viết đề bài vào vở. - HS tự đọc thầm phần mục tiêu, chia sẻ trong nhóm. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS thuộc bảng nhân 4. Tham gia chơi tích cực, sôi nổi. + PP: Tích hợp. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 + Kĩ thuật: Trò chơi. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: HĐ2. Thành lập bảng chia 4. Việc 1: Đọc nội dung hoạt động 2.Thực hiện thao tác theo yêu cầu của đề bài. Việc 2: Chia sẻ trước lớp. Nhận xét, sửa kết quả nếu bạn chưa đúng. GV kết luận. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS nêu được phép nhân tương ứng với bài toán 4 x 3 = 12 HS xác định được số tấm bìa và nêu được phép chia tương ứng 12 : 4= 3 HS rút ra được phép chia từ phép nhân tương ứng 4 x 3 = 12 ta viết được 12 : 4 = 3 + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3. Tìm các kết quả các phép tính trong bảng chia 4. Việc 1: Dựa vào bảng nhân 4, em tìm kết quả các phép chia trong bảng chia 4.Viết các kết qủa vào vở. Việc 2: Chia sẻ kết quả trước lớp. Nhận xét, bổ sung bài làm. Việc 3: Em đọc thuộc bảng chia 4. Báo cáo khi hoàn thành. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Dựa bảng nhân 2 để tìm được nhanh kết quả các phép chia. 4 : 4 = 1 8 : 4 = 2 12 : 4 = 3 16 : 4 = 4 20 : 4 = 5 24 : 4 = 6 28 ; 4 = 7 32 : 4 = 8 36 : 4 = 9 40 : 4 = 10 HS đọc thuộc bảng chia 4. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4. Nhận biết một phần ba. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS thực hiện tô màu vào một phần của mỗi hình. Hiểu được thế nào là một phần tư. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. * Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện giải bài toán: bà mua 20 quả hồng, bà chia đều cho 4 cháu. Hỏi mỗi cháu được mấy quả hồng? TIẾNG VIỆT BÀI 24B: CHÚ KHỈ TỐT BỤNG (T3) I. Mục tiêu: - KT: Chép đúng một đoạn văn trong câu chuyện Quả tim Khỉ. - KN: Chép đúng đoạn chính tả. - TĐ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch, luyện viết chữ đẹp. - NL: Vận dụng đặt dấu chấm, dấu phẩy thích hợp trong câu văn. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, phiếu bài tập. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 III. Hoạt động dạy học: HĐ4: Viết. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Nắm nội dung, nghe viết đúng tốc độ, viết hoa đúng từ chỉ tên riêng đoạn viết. Trình bày đúng, chữ viết đẹp. Cá Sấu, Khỉ là tên riêng phải viết hoa. Bạn, Vì, Tôi, Từ viết hoa vì là những chữ đầu câu. Lời nói của Khỉ và Cá Sấu được đặt sau dấu gạch đầu dòng. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Chọn đúng dấu chấm hoặc phẩy điền vào ô trống. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS điền đúng dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Thực hiện phần ứng dụng. ÔN T VIỆT: LUYỆN VIẾT: BÀI 23 I. Mục tiêu: Rèn KN viết chữ: - KT: Biết viết chữ hoa T theo cỡ vừa và nhỏ (kiểu chữ đứng). Biết viết từ, câu ứng dụng của bài ở vở luyện chữ. - KN: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - TĐ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - NL: Viết đúng mẫu chữ hoa nhanh đẹp. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, chữ mẫu. HS: Bảng con, vở III. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa T. Việc 1: GT chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ. Việc 2: GV viết mẫu, nêu QT viết: T Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. HĐ2: Hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng. Việc 1: Giới thiệu từ ứng dụng của bài. Giải thích nghĩa từ vựng. Việc 2: Yêu cầu HS quan sát, nhận xét QT viết các từ, câu. Những chữ nào cao 2,5 ly; những chữ nào cao 1 ly; những chữ nào cao 1,5 ly? Việc 3: GV viết mẫu, nêu QT viết. Chú ý khoáng cách giữa các con chữ là nửa con chữ o, k/c giữa các chữ ghi tiếng là 1con chữ o. Việc 4: Cho HS viết bảng con - GV sửa sai. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chữ T. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết đẹp, đều chữ. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. Cấu tạo của con chữ hoa T: Chữ hoa T cỡ vừa cao 5 li, gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản là 2 nét cong trái và một nét lượn ngang. Quy trình viết chữ S: nét 1 ĐB giữa ĐK 4 và 5, viết nét cong trái nhỏ, DB trên ĐK 6. Nét 2 từ điểm DB của nét 1, viết nét lượn ngang từ trái sang phải, DB ở ĐK 6. Nét 3 từ điểm DB của nét 2, viết tiếp nét cong trái to. Cắt nét lượn ngang tjao vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ rồi chạy xuống dưới phần cuối nét uốn cong vào trong, DB ở ĐK 2. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ 3: Viết vở Luyện viết Việc 1: HS nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. Việc 2: GV cho học sinh viết lần lượt bài viết theo lệnh. Việc 3: GV theo dõi, uốn nắn, thu một số bài nhận xét. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chính tả. + Đối với HS tiếp thu nhanh: luyện thêm cho học sinh viết nhanh, đẹp. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Nắm tư thế ngồi viết, yêu cầu của bài, quy trình để viết đúng, đẹp. + PP: Quan sát, viết. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, viết lời nhận xét. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Nhận xét. Luyện viết chữ nghiêng. ÔN T VIỆT: TỰ CHỌN: LUYỆN ĐỌC BÀI VÈ CHIM ( Tuần 21) I. Mục tiêu: - KT: Đọc - hiểu bài Vè chim - KN: Đọc đún nhịp thơ, trả lời được các câu hỏi về nội dung bài - TĐ: có ý thức yêu quý, bảo vệ loài chim. - NL: Phát triển ngôn ngữ. II. Đồ dùng dạy học: - GV, HS : SHDH III. Các hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ 2: Nghe thầy cô đọc bài sau ( trang 31) - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Nghe theo dõi cô giáo đọc bài. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 + PP: Quan sát + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn. HĐ 3. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa Việc 1: Em đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. Việc 2: Em trình bày trước lớp từ ngữ và giải nghĩa. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Hiểu nghĩa từ. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 4. Đọc bài thơ Vè chim. Việc 1: Em đọc bài thơ 2 – 3 lần Việc 2: Đọc đọc to bài thơ trước lớp. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: đọc đúng bài thơ Vè chim + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 5: Nêu tên các loài chim được tả trong bài. Việc 1: Em tìm các loài chim được nói tới trong bài. Việc 2: Em chia sẻ với cô giáo tên các loài chim có trong bài. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: nêu được tên các loài chim: gà mới nở, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, chim khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 6: Trả lời câu hỏi: Việc 1: Em trả lời câu hỏi: Em thích con chim nào? Con chim đó có đặc điểm nào được tả như người? Việc 2: Em chia sẻ câu trả lời trước lớp. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: trả lời theo ý thích và giải thích được lý do em thích con chim đó. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. * Hướng dẫn ứng dụng: - Em đọc bài vè chim cho người thân nghe. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy
- Nhật ký dạy học lớp 2C – Tuần 23 Năm học: 2019 - 2020 HĐTT: SINH HOẠT CLB TOÁN. SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - KT: Ôn tập các bảng nhân 2,3,4,5 vào tính toán; ôn tập tính giá trị biểu thức có hai dấu phép tính: nhân và cộng hoặc trừ. Biết tự nhận xét về tình hình tuần qua và hoạt động tuần tới. - KN: Vận dụng được các kiến thức đã học để thực hiện tính toán nhanh, đúng, vận dụng giải toán. - TĐ: Tích cực trong hoạt động học tập, chăm chỉ cẩn thận trong tính toán. - NL: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, tính toán. II. Hoạt động dạy học: HĐ1: Luyện tập các bảng nhân. Ôn luyện về tính giá trị biểu thức. Việc 1: GV cung cấp cho HS một số bài tập. Việc 2: HS làm bài, chia sẻ bài làm trước lớp. Việc 3: Nhận xét, bổ sung. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS vận dụng bảng nhân 2,3,4,5 thực hiện tính nhanh, chính xác. Tính đúng giá trị biểu thức có hai dấu phép tính. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2. Sinh hoạt cuối tuần. Việc 1: CTHĐTQ điều hành lớp nhận xét tình hình trong tuần qua. Việc 2: HS tham gia ý kiến, bầu HS tham gia tốt các hoạt động trong tuần. Việc 3: GV nhận xét, phổ biến thêm các kế hoạch mới, tôn vinh các học sinh xuất sắc trong tuần. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được tình hình hoạt động trong tuần và phương hướng tuần tới. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. IV. Hoạt động ứng dụng: - Dặn dò HS đảm bảo an toàn giao thông, an toàn sông nước trong các ngày nghỉ. GV: Trần Thị Sương Trường Tiểu học Phú Thủy