Một số đề tham khảo đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)

docx 16 trang Thủy Hạnh 08/12/2023 2890
Bạn đang xem tài liệu "Một số đề tham khảo đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_de_tham_khao_de_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6.docx

Nội dung text: Một số đề tham khảo đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)

  1. UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BỘ MÔN NGỮ VĂN HỘI ĐỒNG BỘ MÔN NGỮ VĂN 1
  2. 1.Ngữ văn 6: 1.1 Đọc – hiểu: 3.0 đ - Văn bản: 2.0 đ (gồm: Cô Tô, Cây tre Việt Nam, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ hoặc văn bản ngoài sách giáo khoa) + Tác giả, tác phẩm; + Phương thức biểu đạt; + Nội dung, ý nghĩa văn bản; + Ý nghĩa chi tiết, ý nghĩa hình ảnh trong văn bản; + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt. - Tiếng Việt: 1.0 đ Xác định và nêu tác dụng của một trong các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa; 1.2 Vận dụng: 2.0 đ Đặt câu và phân tích cấu tạo: Các kiểu câu trần thuật đơn; 1.3. Vận dụng cao: 5.0 đ Miêu tả người, miêu tả cảnh (thiên nhiên) 2. Ngữ văn 7: 2.1 Đọc – hiểu: 3.0 đ - Phần văn bản: 2.0 đ (gồm: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; tục ngữ về con người và xã hội; Sống chết mặc bay hoặc các văn bản nghị luận ngoài sách giáo khoa) + Tác giả, tác phẩm; + Phương thức biểu đạt; + Nội dung, ý nghĩa văn bản; + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt. - Tiếng Việt: 1.0 đ Xác định và nêu ý nghĩa: câu đặc biệt, câu rút gọn, trạng ngữ trong ngữ cảnh cụ thể; 2.2 Vận dụng: 2.0 đ Đặt câu theo yêu cầu: có phép liệt kê, có dùng cụm chủ - vị mở rộng câu. 2.3 Vận dụng cao: 5.0 đ Nghị luận giải thích. 2
  3. 3. Ngữ văn 8: 3.1 Đọc – hiểu: 3.0 đ - Phần văn bản: 2.0 đ (gồm: Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường và văn bản ngoài sách giáo khoa) + Tác giả, tác phẩm; + Phương thức biểu đạt; + Nội dung, ý nghĩa văn bản; + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt. - Tiếng Việt: 1.0 đ Xác định và nêu hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự từ trong ngữ cảnh cụ thể. 3.2 Vận dụng: 2.0 đ Đặt câu theo yêu cầu: Các kiểu câu chia theo mục đích nói; các kiểu hành động nói. 3.3 Vận dụng cao: 5.0 đ Nghị luận xã hội (nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống). 4. Ngữ văn 9: 4.1 Đọc – hiểu: 3.0 đ - Phần văn bản: 2.0 đ (Gồm: Những ngôi sao xa xôi, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu hoặc văn bản ngoài sách giáo khoa.) + Tác giả, tác phẩm; + Phương thức biểu đạt; + Nội dung, ý nghĩa văn bản; + Ý nghĩa chi tiết, ý nghĩa hình ảnh trong văn bản; + Đặc điểm nhân vật; + Giải thích nhan đề, đặt nhan đề; + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt. - Tiếng Việt: 1.0 đ Xác định: Khởi ngữ;Các thành phần biệt lập;Nghĩa tường minh và hàm ý;Các phép liên kết câu trong ngữ cảnh cụ thể 4.2 Vận dụng: 2.0 đ - Viết đoạn văn nghị luận xã hội (không quá một trang giấy thi) 3
  4. 4.3 Vận dụng cao: 5.0 đ - Viết bài văn nghị luận văn học (Các tác phẩm truyện thơ hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn HKII). HẾT 4
  5. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài:90 phút Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. “Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển, được nắng chiếu vào, hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Rồi ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc Có quãng biển thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.” (Vũ Tú Nam, Biển đẹp) 1.1 Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên? 1.2 Kể tên một văn bản (kèm tên tác giả) đã học trong chương trình Ngữ văn 6, HKII, có cùng phương thức biểu đạt với đoạn văn trên? 1.3 Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên? Câu 2. (2,0 điểm) Đặt một câu trần thuật đơn có từ là hoặc một câu trần thuật đơn không có từ là (có kết hợp sử dụng phép so sánh hoặc nhân hóa)? Câu 3. (5,0 điểm) Viết bài văn tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 6 Câu Nội dung Điểm 1 1.1 (3,0) - Phương thức biểu đạt chính: miêu tả 0,5 - Nội dung: tả những thay đổi của biển trong những ngày nắng, gió mùa 0,5 và mưa rào (học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác, nếu hợp lý, cho trọn điểm) 5
  6. 1.2 - Văn bản: 0,5 + Vượt thác; + Sông nước Cà Mau. - Tác giả: 0,5 + Võ Quảng; + Đoàn Giỏi 1.3 - Tìm được một phép so sánh: 0,5 + Những cánh buồm nâu trên biển hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. + Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc. + Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt. - Tác dụng phép so sánh: nổi bật vẻ đẹp của biển; gây ấn tượng cho người đọc; gợi tình cảm: yêu thiên nhiên, 0,5 (HS nêu được một tác dụng đạt trọn điểm) 2 Yêu cầu về kỹ năng: 1,0 (2,0) - Đặt đúng kiểu câu trần thuật đơn (có từ là hoặc không có từ là); - Có sử dụng phép so sánh hoặc nhân hóa. Yêu cầu về nội dung: 1,0 - Nội dung kể hoặc tả hợp lý; - Sử dụng phép tu từ hợp lý, đạt hiệu quả diễn đạt. 3 3.1 Yêu cầu về kỹ năng: 1,5 (5,0) - Viết đúng kiểu bài miêu tả cảnh có thể kết hợp với biểu cảm một cách hợp lí; biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, khi miêu tả; - Bố cục bài viết cân đối, rõ ràng, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; hạn chế tối đa việc mắc lỗi về chính tả, về dùng từ, đặt câu; 3.2 Yêu cầu về nội dung: đảm bảo ý cơ bản. a. Mở bài: - Giới thiệu chung về cảnh thiên nhiên sẽ tả (cảnh biển, cảnh 3,5 núi, rừng, đồng lúa, dòng sông, ); 6
  7. - Nêu cảm xúc chung về cảnh thiên nhiên đó. b. Thân bài: - Miêu tả chung cảnh thiên nhiên; - Miêu tả chi tiết cảnh thiên nhiên đó theo trình tự quan sát (thời gian, không gian, ); - Tả kết hợp biểu cảm nét ấn tượng nhất về cảnh thiên nhiên đó. c. Kết bài: - Suy nghĩ, cảm nhận về cảnh được tả; - Có thể bày tỏ những hứa hẹn, mong ước, Người chấm cần trân trọng tình cảm chân thành và sự sáng tạo hợp lí của học sinh. HẾT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (3.0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!” (Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013) 1.1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 1.2. Con kiến được nói đến trong văn bản trên gặp phải trở ngại gì và vượt qua bằng cách nào? 7
  8. 1.3. Em hãy rút ra một bài học sâu sắc nhất cho bản thân từ cách con kiến vượt qua trở ngại? 1.4. Xác định kiểu câu cho hai câu in đậm ở văn bản trên? Câu 2 (2.0 điểm). Đặt câu theo yêu cầu sau: 2.1. Một câu bị động về đề tài môi trường. 2.2. Một câu có dùng phép tu từ liệt kê về đề tài giao thông. Câu 3 (5.0 điểm). Biết ơn là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Em hãy giải thích một câu tục ngữ nói về lòng biết ơn. -HẾT- HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 7 Câu Nội dung Điểm 1 1.1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,5 1.2. Con kiến đã gặp một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó đặt 0,5 chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó vượt lên trên chiếc lá sang bờ bên kia. 1.3. Học sinh có thể rút ra một trong những bài học sau: 1,0 - Phải biết kiên trì, nhẫn nại đối mặt với thử thách, không nên vội vàng bỏ cuộc trước trở ngại; - Để theo đuổi mục đích của bản thân, phải nỗ lực, sáng tạo khắc phục hoàn cảnh; - Biết biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai. Lưu ý: Hs có thể diễn đạt khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa. 1.4. - Câu 1: Câu có cụm chủ-vị mở rộng 0,5 - Câu 2: Câu rút gọn 0,5 2 2.1. Đặt đúng kiểu câu bị động, đúng đề tài về môi trường; 1,0 2.2. Đặt được câu có phép tu từ liệt kê, đúng đề tài về giao thông. 1,0 3 3.1. Yêu cầu về hình thức, kỹ năng: 1,5 - Viết đúng kiểu bài lập luận giải thích. 8
  9. - Bố cục đầy đủ; luận điểm rõ ràng ; lập luận chặt chẽ. - Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, ít mắc lỗi chính tả. 3.2. Yêu cầu về nội dung, kiến thức: 3,5 Học sinh chọn chính xác câu tục ngữ nói về lòng biết ơn, bài làm cần đảm bảo các ý sau: a. Mở bài: Giới thiệu về đạo lý biết ơn và trích dẫn câu tục ngữ cần giải thích. b. Thân bài: - Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ; - Lí giải cơ sở của đạo lý biết ơn mà câu tục ngữ thể hiện, đưa ra những dẫn chứng trong thực tế để tăng tính thuyết phục; - Bài học rút ra từ câu tục ngữ. c. Kết bài: Khẳng định giá trị của câu tục ngữ. HẾT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Từ xa xưa, ông cha ta có quan niệm học tập rất chân chính: Học trước hết là để biết, để hiểu (học để tri), sau đến là học để làm, để tìm ra cái mới (học để hành) và mục đích cao cả cuối cùng trọn đời người chính là thành người tử tế với đời, với người. Trong cơ chế thị trường ngày nay, không ít phụ huynh học sinh ngầm định hướng cho con em mình học để làm giàu, để có địa vị trong xã hội, Chính từ mục đích lệch lạc này mà các em phải học những ngành nghề không đúng sở trường, khiến các em phải học trong trạng thái chán chường, ngán ngẩm, không học thực sự. Và khi ra trường, rất nhiều người trong số các em sẽ phải làm một nghề khác mà có khi các em hoàn toàn không thích. Vậy nên hãy cho con em mình cái quyền được lựa chọn, được làm công việc mình yêu thích, đam mê thì chắc chắn hiệu năng của sự học và làm việc sẽ tăng cao và đem lại thành công.” 9
  10. (Trích Báo Long An, có chỉnh sửa, ngày 03/03/2019, Hà Nhật Quang) 1.1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? 1.2. Trong đoạn trích, tác giả đã khái quát mục đích cuối cùng của việc học đó là gì? 1.3.Kể tên một văn bản (đoạn trích) nghị luận trung đại có cùng đề tài (đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8, tập 2) kèm theo tên tác giả? 1.4. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói và kiểu hành động nói của câu in đậm trong đoạn trích. Câu 2 (2,0 điểm). 2.1. Viết một câu văn có sắp xếp trật tự từ nêu lên lợi ích của việc đi bộ. 2.2. Đặt một câu nghi vấn với chức năng yêu cầu, đề nghị được người khác giúp đỡ. Câu 3 (5,0 điểm). Trong nhà trường, hiện nay, ngoài những học sinh chấp hành đúng nội quy nhà trường thì vẫn còn một số bạn chưa thực hiện đúng nội quy như đi học trễ; nói tục, chửi thề; vô lễ với thầy cô; trang phục đến trường không phù hợp;thường xuyên không học bài, không làm bài; Sự việc, hiện tượng chưa tốt nào của các bạn khiến em quan tâm? Viết bài văn trình bày ý kiến của em về sự việc, hiện tượng đó. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 8 Tổng Câu Đáp án Điểm điểm 1.1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 1 1.2. Khái quát mục đích của việc học: Mục đích cao cả cuối cùng trọn đời người chính là thành người 1,0 tử tế với đời, với người. 1.3. - Tên một văn bản (đoạn trích): Bàn luận về phép học. 0,25 3,0 - Tên tác giả: Nguyễn Thiếp 0,25 1.4. - Kiểu câu: Cầu khiến. 0,5 - Kiểu hành động nói: Điều khiển 0,5 10
  11. 2 2.1. - Viết đúng cấu tạo một câu và có sắp xếp trật tự từ hợp lí. 0,5 - Đảm bảo nội dung: lợi ích của việc đi bộ 0,5 2,0 2.2. - Viết đúng kiểu câu nghi vấn 0,5 - Đảm bảo đúng chức năng: Đề nghị, yêu cầu được giúp đỡ 0,5 3 3.1. Yều cầu về hình thức, kỹ năng: 1,5 - Đúng kiểu bài nghị luận xã hội; - Biết kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng một cách hợp lý, thuyết phục. - Bố cục bài viết rõ ràng, chặt chẽ, có đầy đủ ba phần: MB - TB – KB, đúng chức năng của từng phần. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; hạn chế lỗi về dùng từ, viết câu và chính tả. 3.2. Yêu cầu về nội dung, kiến thức: 3,5 a. Mở bài: 0.5 5,0 - Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần nghị luận. - Chỉ ra tính chất của hiện tượng đó (việc chưa tốt) và bày tỏ thái độ của người viết. b. Thân bài: - Trình bày cụ thể biểu hiện/ thực trạng của sự việc, hiện tượng 0.5 đã chọn. - Phân tích nguyên nhân/ nguồn gốc của sự việc, hiện tượng: 0.5 + Nguyên nhân chủ quan + Nguyên nhân khách quan: gia đình, nhà trường, xã hội, - Phân tích mặt hại của sự việc, hiện tượng chưa tốt đối với cá 0.5 nhân, gia đình, nhà trường, xã hội, - Đề xuất giải pháp khắc phục những nguyên nhân chủ quan và 1.0 khách quan đã phân tích. c. Kết bài: 0.5 11
  12. - Kết luận và bày tỏ thái tỏ thái độ của người viết về sự việc, hiện tượng đã chọn - Liện hệ bản thân. HẾT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (3,0 điểm): Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới: [I]. Trước con số khoảng 100 người chết mỗi ngày do dịch COVID-19 gây ra ở Trung Quốc, giới truyền thông và dư luận đã dừng lại trước cái chết của những bác sĩ, nhân viên y tế - những người trực tiếp tham gia chống dịch, cứu người kể từ khi nó bùng phát cho đến nay. [II]. ( ) Trong suốt những ngày dịch COVID-19 ảnh hưởng tới Việt Nam, các bác sĩ trong cả nước cũng đã căng mình điều trị cho các bệnh nhân. Bước đầu, Việt Nam đã có những biện pháp cách ly, ngăn ngừa và trị liệu hiệu quả. Sắp có 2 địa phương là Khánh Hòa, Thanh Hóa công bố hết dịch. Tin vui đó có sự nỗ lực to lớn của ngành y ( ). [III]. Những ngày tháng 2, ở nước ta có một ngày vinh danh người thầy thuốc: 27-2, Ngày thầy thuốc Việt Nam. Cần nói một lời cảm ơn về tất cả những sự hi sinh cho con người, dù họ mang quốc tịch nào. Cũng cần nói thêm nhiều lời cảm ơn với những người thầy thuốc có tâm với nghề, cống hiến trí tuệ của mình cho con người, không chỉ riêng 27-2, hay tháng 2 mới nhớ, mới tri ân. [IV]. Thực ra, biết ơn chính là một cách nuôi dưỡng lòng mình trở nên tốt đẹp hơn. Đó cũng là cách thừa nhận người khác, nghề khác trong tương quan với cuộc đời (Trích “Tận lực cho đời” - Lưu Đình Long ở Báo Tuổi trẻ ra ngày 20/2/2020) 1.1 Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Kể tên một văn bản (có tên tác giả đi kèm) ở chương trình Ngữ văn 9 HKII có cùng phương thức biểu đạt này? 1.2 Ở đoạn văn thứ ba, thông điệp sâu sắc người viết muốn gửi đến chúng ta là gì? 1.3 Tìm và gọi tên cụ thể một thành phần biệt lập có ở đoạn văn thứ nhất. 1.4 Xác định một phép thế ở đoạn văn thứ hai. Câu 2 (2,0 điểm). 12
  13. Ở đoạn trích trên (phần “Đọc-hiểu), người viết đã nêu ý kiến của mình: “Biết ơn chính là một cách nuôi dưỡng lòng mình trở nên tốt đẹp hơn.” Viết đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3 (5,0 điểm). Phân tích hai khổ thơ sau để làm rõ cảm nhận tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên từ cuối hạ sang đầu thu. Sông được lúc dềnh dàng Vẫn còn bao nhiêu nắng Chim bắt đầu vội vã Đã vơi dần cơn mưa Có đám mây mùa hạ Sấm cũng bớt bất ngờ Vắt nửa mình sang thu Trên hàng cây đứng tuổi. (Sang thu - Hữu Thỉnh) HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9 Câu Nội dung Điểm 1 1.1 (3,0) - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 - Kể một trong những tên sau: 0,5 + Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm + Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi 1.2 Có nhiều cách diễn đạt khác nhau, có thể là một trong những ý sau: 1,0 - Chúng ta phải luôn trân trọng, biết ơn tất cả những người thầy thuốc đã hết lòng cứu người. - Cần suốt đời trân trọng, tri ân các thầy thuốc có tâm. - * Nếu HS nêu: “cần kính trọng, nhớ ơn các bác sĩ Việt Nam đã hết lòng vì bệnh nhân” chỉ đạt 50% điểm. (0,5) 1.3 Thành phần biệ lập phụ chú: 0,5 những người trực tiếp tham gia chống dịch, cứu người kể từ khi nó bùng phát cho đến nay. 1.4 Phép thế: Tin vui đó (câu 4) thế cho nội dung câu 3. 0,5 13
  14. 2 Viết đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em 2,0 (2,0) về ý kiến: “Biết ơn chính là một cách nuôi dưỡng lòng mình trở nên tốt đẹp hơn.” a. Về hình thức, kỹ năng: 0,5 - Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo giới hạn (khoảng một trang giấy thi). - Viết đúng kiểu văn nghị luận xã hội: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý. Bố cục ba phần: mở đoạn - thân đoạn - kết đoạn. - Văn phong phù hợp, bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, sáng rõ, thuyết phục. Kết hợp nhiều phương pháp nghị luận (giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp ) - Hạn chế lỗi diễn đạt, chữ viết rõ ràng, bài làm sạch đẹp. - Sáng tạo: có suy nghĩ, quan điểm riêng, mới mẻ phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. b. Nội dung nghị luận: 1,5 Học sinh có thể triển khai theo ý kiến, quan điểm cá nhân, chỉ cần hợp lý, rõ ràng, có sức thuyết phục. Sau đây là gợi ý: b.1. Giới thiệu vấn đề: lòng biết ơn làm con người ta sống thanh thản, sống đẹp và sống có ích (trích dẫn: Biết ơn chính là một cách nuôi dưỡng lòng mình trở nên tốt đẹp hơn) b.2. Làm rõ vấn đề: - Đánh giá: Lòng biết ơn là tình cảm đẹp. Tình cảm này trở thành động lực tích cực để con người phấn đấu trong cuộc sống: muốn mình xứng đáng, muốn mình sống có ích để đền đáp, Vì lẽ đó mỗi con người luôn sống nhẹ nhàng, thanh thản bởi không có những đố kị, ích kỉ, sân si, (dẫn chứng minh họa) - Gắn với thực tế: + Vẫn còn không ít những kẻ vô ơn, tráo trở + Lòng biết ơn phải đặt đúng người, đúng việc thì mới có giá trị. 14
  15. + Lòng biết ơn giá trị nhất được biểu hiện qua những hành động việc làm thiết thực (nêu cụ thể với đối tượng HS). b.3. Khẳng định lại giá trị của vấn đề. 3 Phân tích hai khổ thơ cuối của bài “Sang thu” để làm rõ cảm nhận 5,0 (5,0) tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc thiên nhiên giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu. a. Yêu cầu về hình thức, kỹ năng: 1,5 - Bài viết đúng kiểu bài nghị luận văn học: nghị luận về đoạn thơ, bài thơ; có đầy đủ bố cục ba phần, đúng chức năng từng phần. - Văn phong phù hợp, bài viết mạch lạc, sáng rõ, thuyết phục. - Hạn chế lỗi diễn đạt, chữ viết rõ ràng, bài sạch đẹp. - Sáng tạo: có suy nghĩ, cảm nhận riêng mới mẻ mang tình cảm nhân văn. b. Yêu cầu về nội dung kiến thức: 3,5 b.1. Mở bài: - Giới thiệu về nét về nhà thơ, hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Nhận xét khái quát: bài thơ là cảm nhận tinh tế của thi nhân về khoảnh khắc thiên nhiên giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu - Giới thiệu vị trí, ý nghĩa khái quát của hai khổ thơ. b.2. Thân bài: Phân tích lần lượt từng khổ thơ để làm nổi bật sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ. * Khổ hai (Sông sang thu): Quang cảnh đất trời sang thu - Hai dòng đầu: hình ảnh đối lập về không gian: cao - thấp; về tốc độ: chậm – nhanh; từ ngữ đặc sắc: được lúc/ bắt đầu; từ láy kết hợp nhân hóa  khi sang thu, đất trời vạn vật đều thay đổi, thay đổi muôn màu, muôn vẻ; thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu thiết tha cuộc sống của nhà thơ. - Hai dòng sau; hình ảnh thơ đặc sắc, gợi cảm, gợi sự liên tưởng (nhân hóa) thú vị: Mây như người nuối tiếc hạ, lưu luyến hạ, cho nên chỉ mới 15
  16. "vắt nửa mình" sang mùa thu ; nhà thơ say đắm, ngất ngây chiêm ngưỡng sự giao mùa thơ mộng, diệu kì của thiên nhiên. * Khổ cuối: Sự biến đổi âm thầm trong lòng cảnh vật - Các thi liệu của mùa hạ “nắng, mưa, sấm” kết hợp với các từ ngữ “vẫn còn”, “ vơi dần”, “cũng bớt”  sự thay đổi âm thầm mà rất rõ của thiên nhiên khi bước vào thu: những hiện tượng "mưa, nắng, sấm" của mùa hạ đang có chiều hướng giảm dần, nhạt dần * Hình ảnh “Sấm đứng tuổi” mang nét tả thực và triết lý ẩn dụ sâu sắc: Phân tích cụ thể nét tả thực và triết lý của hai dòng thơ cùng với những đặc sắc nghệ thuật. b.3. Kết bài: - Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ - hai khổ thơ. - Suy ngẫm của bản thân (Liên hệ thực tế). * Lưu ý: - HS có thể có những cảm nhận, ý phân tích riêng chỉ cần hợp lý. - Những bài viết chỉ diễn xuôi nội dung đoạn thơ, đạt điểm cao nhất là 2,5. HẾT Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Oanh - Trịnh Thị Mỹ Hạnh Trần Thị Kim Loan - Nguyễn Thị Đoan Trang - Nguyễn Thị Quỳnh Mai 16