Kế hoạch ôn tập Địa lí 8 – Tuần 21

docx 4 trang thienle22 7020
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch ôn tập Địa lí 8 – Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_on_tap_dia_li_8_tuan_21.docx

Nội dung text: Kế hoạch ôn tập Địa lí 8 – Tuần 21

  1. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT TỔ: HÓA - SINH KẾ HOẠCH ÔN TẬP TUẦN 21 MÔN : ĐỊA 8 Năm học: 2020 - 2021 TIẾT 23: THỰC HÀNH TÌM HIỂU LÀO VÀ CAMPUCHIA A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1. Vị trí địa lí: Dựa vào hình 15.1 cho biết Lào hoặc Cam-pu-chia: Thuộc khu vực nào, giáp nước nào, biển nào? Nhận xét khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước? Trả lời: Vị trí địa lí của Lào o Thuộc khu vực Đông Nam Á o Phía đông giáp Việt Nam o Phía bắc giáp Trung Quốc và Mi-an-ma o Phía tây giáp Thái Lan o Phía nam giáp Cam-pu-chia. => Giao thương với bên ngoài chủ yếu bằng đường bộ, đường sông và thông qua cảng biển của miền Trung Việt Nam. Vị trí địa lí của Cam-pu-chia o Thuộc khu vực Đông Nam Á o Phía bắc và tây bắc giáp Thái Lan o Phía đông bắc giáp Lào o Phía đông và đông nam giáp Việt Nam o Phía tây nam giáp Vịnh Thái Lan => Cam-pu-chia có thể liên hệ với nước ngoài bằng cả đường biển (cảng Xi-ha- nuc-vin), đường sông và đường bộ. 2. Điều kiện tự nhiên: Dựa vào hình 18.1, 18.2 và bài 14, trình bày về Lào hoặc Cam-pu-chia theo các nội dung sau: Địa hình: các dạng núi, cao nguyên, đồng bằng trong lãnh thổ từng nước Khí hậu: thuộc đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của gió mùa như thế nào? Đặc điểm mùa mưa, mùa khô Sông, hồ lớn Nhận xét thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí, khí hậu đối với sự phát triển nông nghiệp Trả lời:
  2. Cam-pu-chia Lào Địa hình Chủ yếu là đồng bằng (chiếm -Địa hình: Chủ yếu là núi và 75% diện tích), chỉ có một số cao nguyên chiếm 90% diện dãy núi, cao nguyên ở vùng tích. Các dãy núi tập trung ở biên giới như dãy Đăng Rếch phía bắc, cao nguyên trải dài ở phía bắc, dãy Các-đa-môn ở từ bắc xuống nam. phía tây, tây nam; cao nguyên Chư-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc. Khí hậu Nhiệt đới gió mùa nóng -Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa: quanh năm, mùa mưa do gió .Mùa mưa chịu ảnh hưởng tây nam thổi từ vịnh Ben-gan của gió tây nam từ biển thổi qua vịnh Thái Lan đem hơi vào gây mưa nhiều. nước đến. .Mùa khô chịu ảnh hưởng của . Mùa khô có gió đông bắc gió mùa đông bắc từ lục địa thổi từ lục địa mang không thổi đến mang theo không khí khí khô hanh đến, do vị trí ở khô, lạnh. gần Xích đạo nên Cam-pu- chia không có mùa đông lạnh như miền Bắc Việt Nam mà chỉ có 2 mùa khô, mưa. Sông hồ Sông Mê – Công, sông Tông Sông Mê - công Lê Sáp và Biển Hồ Khó khăn và thuận lợi . Thuận lợi: đồng bằng chiếm Thuận lợi: Khí hậu ấm áp phần lớn diện tích, khí hậu quanh năm -> phát triển đa nóng quanh năm năm có điều dạng cây trồng. kiện phát triển ngành trồng Sông Mê công: là nguồn cung trọt. Có Biển Hồ, sông Mê cấp nước, thủy lợi, thủy Công cung cấp nước và phát sản triển thủy sản. Đồng bằng màu mỡ, diện tích . Khó khăn: mùa khô gây rừng còn nhiều. thiếu nước, mùa mưa có thể Khó khăn: Diện tích đất nông bị lũ lụt. nghiệp ít, mùa khô thiếu nước mùa mưa thường có lũ lụt. B. LUYỆN TẬP: 1. Điều kiện xã hội, dân cư:
  3. Dựa vào bảng 18.1, nhận xét Lào hoặc Cam-pu-chia về: Số dân, gia tăng, mật độ dân số Thành phần dân tộc, ngôn ngữ phổ biến, tôn giáo, tỉ lệ số dân biết chữ. Bình quân thu nhập đầu người. Tên các thành phố lớn, tỉ lệ dân cư đô thị. Nhận xét tiềm năng nguồn nhân lực để phát triển đất nước (về số lượng, trinh độ văn hóa của dân cư). 2. Kinh tế: Sử dụng hình 18.1 và 18.2 để: Nên tên ngành sản xuất, điều kiện để phát triển ngành, sản phẩm và phân bố ở Lào hoặc Cam-pu-chia. TIẾT 24: Vị trí, giới hạn, hình dạng của lãnh thổ Việt Nam A. Kiến thức trọng tâm 1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ. a. Vùng đất Đất liền: diện tích 331.212 km2 Điểm cực : SGK b. Vùng biển Phần biển: Diện tích trên 1 triệu km2 Có 2 quần đảo lớn là: Hoàng Sa và Trường Sa. c. Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta d. Đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên: Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến bán cầu Bắc. Trung tâm khu vực gió mùa Đông Nam Á Cầu nối giữa đất liền và hải đảo. Tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. 2. Đặc điểm lãnh thổ: a. Phần đất liền: Lãnh thổ kéo dà, bề ngang hẹp Đường bờ biển uốn cong hình chữ S, dài 3260 km. Hình thành các đặc điểm địa lí tự nhiên độc đáo. Phát triển nhiều loại hình giao thông b. Phần biển: Mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có nhiều đảo, quần đảo và vịnh biển. Có ý nghĩa về chiến lược an ninh và phát triển kinh tế. c. Ý nghĩa:
  4. Đối với tự nhiên: Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa phong phú. Tuy nhiên cũng xảy ra nhiều thiên tai Đối với hoạt động kinh tế – xã hội: o Giao thông vận tải phát triển như: đường không, đường thuỷ o Công – nông nghiệp: điều kiện tự nhiên như khí hậu đất đai, nguồn nước rất thuận lợi giúp cho nông công nghiệp phát triển. B. LUYỆN TẬP: Câu 1: Qua bảng 23.2, em hãy tính: – Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nào? – Từ tây sang đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ? – Lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GMT? Câu 2: Những đặc điểm nêu trên của vị trí địa lí có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta? LƯU Ý: HỌC SINH CHÉP PHẦN KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA TIẾT HỌC VÀ LÀM PHẦN LUYỆN TẬP VÀO VỞ.