Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 1-7 - Trường Khiếm thính tỉnh Lâm Đồng

docx 43 trang nhungbui22 13/08/2022 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 1-7 - Trường Khiếm thính tỉnh Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_dia_li_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_bai_1.docx

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 1-7 - Trường Khiếm thính tỉnh Lâm Đồng

  1. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ Tuần Ngày soạn: Ngày dạy: Bài mở đầu: TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ? I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí. - Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống. 2. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có. - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên. 3. Phẩm chất - Có ý thức tìm hiểu và yêu thích môn Địa lí. - Hứng thú tìm hiểu các hiện tượng địa lí. - Hình thành tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên qua việc học môn Địa lí. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu tham khảo. - Học sinh: SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Mở đầu a. Mục tiêu: Kích thích HS tìm hiểu các câu ca dao tục ngữ liên quan đến hiện tượng địa lí. Từ đó HS có hứng thú tìm hiểu về môn Địa lí. b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức của bản thân, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Phiếu học tập nhóm. d. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm: (?) Em hãy liệt kê các câu ca dao tục ngữ liên quan đến các hiện tượng địa lí. ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, thảo luận nhóm và viết câu trả lời vào phiếu học tập của nhóm. - GV quan sát, hỗ trợ HS. - Dự kiến sản phẩm: + Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối. + Rét tháng Ba, bà già chết cóng. + Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. 1
  2. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ + Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước. + Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. + Đường đi kiến đắp thành bờ, chẳng mưa thì gió còn ngờ vực chi. + Rán mỡ gà có nhà thì giữ. + Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. + Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa. ➢ Báo cáo kết quả: Mỗi nhóm cử 1 bạn lên trình bày sản phẩm bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - GV yêu cầu 2 nhóm nhận xét chéo sản phẩm. - GV đánh giá, dẫn dắt vào bài mới. B. Hình thành kiến thức 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự lí thú của việc học môn Địa lí a. Mục tiêu: HS tìm thấy được sự lí thú và niềm yêu thích đối với việc học môn Địa lí. b. Nội dung: HS suy nghĩ, thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm: phiếu học tập. d. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm (?1) Hãy chọn và giải thích nghĩa một câu ca dao tục ngữ mà nhóm em vừa liệt kê. (?2) Câu ca dao tục ngữ đó ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của con người? (?3) Từ những câu ca dao tục ngữ trên, em hãy cho biết những điều lí thú của việc học địa lí? ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, làm việc nhóm câu (?1) và (?2). - Câu (?3) trả lời cá nhân. - GV quan sát, hỗ trợ cho HS giải quyết vấn đề. - Dự kiến sản phẩm: (?3) Các hiện tượng thiên nhiên trong các câu ca dao tục ngữ trên đều có thể giải thích bằng kiến thức địa lí. Việc học địa lí có thể giúp chúng ta biết giải thích được các hiện tượng tự nhiên xung quanh mình. ➢ Báo cáo kết quả: - (?1), (?2): Mỗi nhóm cử đại điện trình bày sản phẩm của nhóm mình. - (?3): GV mời 1 HS trả lời. ➢ Đánh giá kết quả: - (?1), (?2): + Nhóm còn lại chú ý lắng nghe, nhận xét sản phẩm của nhóm bạn. + GV nhận xét và đánh giá sản phẩm của từng nhóm. - (?3): + Các HS còn lại nhận xét bổ sung cho câu trả lời của bạn. + GV đánh giá, chốt vấn đề. 2. Hoạt động 2: Vai trò của Địa lí trong cuộc sống 2
  3. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ a. Mục tiêu: HS tìm hiểu nội dung của câu chuyện về cô bé Tilly Smith, qua đó nhận thức được vai trò của địa lí trong cuộc sống. b. Nội dung: HS đọc “Em có biết?” SGK/tr.111 và trả lời các câu hỏi. c. Sản phẩm: HS trả lời bằng NNKH. d. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: (?1) Cô bé Tilly đã nhìn thấy hiện tượng gì khi đang dạo chơi trên biển? (?2) Những hiện tượng đó là dấu hiệu của gì? (?3) Cô bé Tilly đã giúp được các du khách tránh được sóng thần nhờ có kiến thức và kĩ năng gì? ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - GV lần lượt đưa ra các câu hỏi. - HS suy nghĩ tìm ra câu trả lời. ➢ Báo cáo kết quả: - GV mời lần lượt mỗi bạn trả lời 1 câu hỏi. - HS trả lời bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - Khi 1 HS trả lời, các HS khác chú ý, nhận xét và bổ sung cho bạn. - GV quan sát, đánh giá, kết luận. 3. Hoạt động 3: Tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí a. Mục tiêu: HS hiểu được tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí. b. Nội dung: HS làm việc theo cặp để hoàn thành nhiệm vụ. c. Sản phẩm: phiếu học tập. d. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: (?) Em hãy cho ví dụ về việc vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống? ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, thảo luận. - GV quan sát, hỗ trợ HS giải quyết vấn đề: - Một số gợi ý: + Kiến thức địa lí giúp giải thích các hiện tượng trong cuộc sống: hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, mưa đá, chênh lệch giờ giữa các nơi, biến đổi khí hậu + Kiến thức địa lí hướng dẫn cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống: làm gì khi xảy ra động đất, lũ lụt, ô nhiễm môi trường ➢ Báo cáo kết quả: GV yêu cầu 1 cặp đôi bất kì trình bày phiếu học tập bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - Các HS khác chú ý quan sát, nhận xét và bổ sung. - GV đánh giá, kết luận. 3
  4. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ C. Luyện tập a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại ý nghĩa và vai trò của kiến thức kĩ năng địa lí thông qua các hình ảnh trực quan, đồng thời làm tăng sự hứng thú với việc tìm hiểu về môn Địa lí. b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức của bản thân, làm việc nhóm và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: HS trình bày câu trả lời bằng NNKH. d. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra các hình ảnh sau - Nhóm 1: (?) Tại sao người đàn ông trong bức hình lại có thể nổi trên mặt nước của Biển Chết ở Tây Nam Á. - Nhóm 2: (?) Đây là căn nhà băng của người Eskimo. Theo em, tại sao người Eskimo lại làm những căn nhà này? ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, thảo luận nhóm. - GV quan sát, gợi ý hướng giải quyết cho HS. 4
  5. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ - Dự kiến sản phẩm: + Biển Chết (Tây Nam Á) có độ mặn của muối cao đến mức không có loài cá nào có thể sinh sống nhưng lại có thể khiến cơ thể con người tự nổi lên mặt nước. + Người Eskimo làm những ngôi nhà bằng băng để chống lại cái lạnh ở vùng Bắc Cực. ➢ Báo cáo kết quả: Mỗi nhóm cử đại diện trình bày câu trả lời bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - Các HS khác chú ý quan sát, nhận xét và bổ sung. - GV đánh giá, kết luận. D. Vận dụng a. Mục tiêu: HS thể hiện được hiểu biết của mình về môn Địa lí sau bài học. b. Nội dung: HS tự hệ thống kiến thức để viết đoạn văn trình bày những hiểu biết của mình về môn Địa lí c. Sản phẩm: Bài viết của HS. d. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày những hiểu biết của mình về vai trò, ý nghĩa của việc học môn Địa lí. ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - GV gợi ý, hướng dẫn cách giải quyết nhiệm vụ cho HS. - HS vận dụng kiến thức vừa học, có thể tham khảo các tài liệu bên ngoài để thực hiện nhiệm vụ. ➢ Báo cáo kết quả: HS nộp bài viết vào tiết học kế tiếp. ➢ Đánh giá kết quả: GV nhận xét, đánh giá và cho điểm. Tuần Ngày soạn: Ngày dạy: Chương 1 BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT Bài 1: HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa cầu: kinh tuyến gốc, Xích đạo, các bán cầu. - Ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ. 5
  6. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ - Nhận biết được một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới 2. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; liên hệ với Việt Nam nếu có. - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên. 3. Phẩm chất - Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong học tập và cuộc sống. - Trách nhiệm: tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại. - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học. - Hình thành, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên; ý thức và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thông qua xác định các điểm cực của đất nước trên đất liền II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu tham khảo, quả Địa cầu. - Học sinh: SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC E. Mở đầu e. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. f. Nội dung: HS dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi. g. Sản phẩm: HS trả lời bằng NNKH. h. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: Ngày nay các con tàu ra khơi đề có gắn các thiết bị định vị để thông báo vị trí của tàu. Vậy dựa vào đâu để người ta xác định được vị trí của con tàu đang lênh đênh trên biển? ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, trả lời. - GV quan sát, gợi ý hướng giải quyết cho HS. ➢ Báo cáo kết quả: GV mời 1 HS trả lời bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - Các HS còn lại chú ý quan sát, đưa ra nhận xét và bổ sung. - GV đánh giá, kết luận và dẫn dắt vào bài mới. F. Hình thành kiến thức 4. Hoạt động 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến e. Mục tiêu: HS tìm hiểu về hệ thống kinh tuyến và vĩ tuyến. f. Nội dung: HS làm việc nhóm, quan sát hình 1.1 và kênh chữ SGK.tr114-115 thực hiện nhiệm vụ. 6
  7. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ g. Sản phẩm: Phiếu học tập nhóm, HS trình bày sản phẩm bằng NNKH. h. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu quan sát quả Địa cầu, nhận xét và thảo luận các nội dung trong phiếu học tập sau: Phiếu học tập Kinh tuyến Là các đường nối cực Bắc với cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu. Kinh tuyến gốc Được đánh số 0, đi qua đài thiên văn Greenwich ở Luân Đôn, nước Anh. - Kinh tuyến Tây: là những kinh tuyến nằm ở phía tây của kinh tuyến gốc đến kinh tuyến 1800. - Kinh tuyến Đông: là những kinh tuyến nằm ở phía đông của kinh tuyến gốc đến kinh tuyến 1800. Vĩ tuyến Là các vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu, song song với Xích Đạo. Vĩ tuyến gốc hay còn gọi là Chia quả Địa Cầu thành 2 phần bằng nhau, phần bắc là Xích Đạo bán cầu Bắc, phần nam là bán cầu Nam. So sánh các độ dài kinh tuyến Bằng nhau. So sánh các độ dài vĩ tuyến Khác nhau. ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ. ➢ Báo cáo kết quả: GV mời đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - Nhóm còn lại chú ý quan sát, nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức. 5. Hoạt động 2: Tọa độ địa lí e. Mục tiêu: HS biết cách xác định tọa độ địa lí trên bản đồ. f. Nội dung: HS làm việc cá nhân quan sát hình 1.2 và kênh chữ SGK tr.115 và thực hiện nhiệm vụ. 7
  8. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ g. Sản phẩm: HS trả lời bằng NNKH. h. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: Phiếu học tập Kinh độ của một điểm Khoảng cách bằng số độ tính từ điểm đó đến kinh tuyến gốc. Vĩ độ của một điểm Khoảng cách bằng số độ điểm đó đến đường Xích Đạo. Tọa độ địa lí Là kinh độ và vĩ độ của một điểm. Tọa độ địa lí điểm A A (800T, 400B) Tọa độ địa lí điểm B B (200B, 400N) Tọa độ địa lí điểm C C (400N, 200Đ) GV hướng dẫn HS cách ghi tọa độ địa lí điểm D trước khi giao nhiệm vụ xác định tọa độ các điểm A, B, C cho HS: D (200N, 400T) ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, trả lời. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. ➢ Báo cáo kết quả: - Câu (?1) GV mời mỗi HS trả lời một ý bằng NNKH. - Câu (?2) GV yêu cầu HS viết tọa độ địa lý các điểm lên bảng. ➢ Đánh giá kết quả: - HS chú ý quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn. - Gv đánh giá kết quả của HS, chốt lại nội dung chuẩn kiến thức 6. Hoạt động 3: Lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới. e. Mục tiêu: HS nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới. f. Nội dung: Quan sát hình 1.3 SGK tr. 115-116 và kênh chữ SGK tr.115, thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ. g. Sản phẩm: phiếu học tập nhóm. h. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS quan sát hình 1.3 SGK tr.115-116 và trả lời câu hỏi. 8
  9. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ (?1) Hãy mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của hình 1.3b. (?2) Hãy mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của hình 1.3c. Phiếu học tập Hình 1.3a - Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau. -Vĩ tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau. - Các kinh tuyến và vĩ tuyến vuông góc nhau. Hình 1.3b - Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau. - Vĩ tuyến là những đường tròn song song và cách đều nhau. Hình 1.3c - Kinh tuyến là những đường cong song song cách đều nhau. - Vĩ tuyến cũng là những đường cong song song và cách đều nhau. - Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc là đường thẳng vuông góc với nhau. ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, gợi ý các thực hiện cho HS. ➢ Báo cáo kết quả: GV mời mỗi hình một nhóm lên trình bày sản phẩm. ➢ Đánh giá kết quả: - Nhóm còn lại chú ý quan sát, nhận xét và bổ sung chỉnh sửa cho nhóm bạn. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của 2 nhóm, chuẩn kiến thức. G. Luyện tập e. Mục tiêu: Giúp HS củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức vừa học. f. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. g. Sản phẩm: phiếu bài tập của HS. h. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào hình 1.4 SGK tr.116 và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Mô tả đặc điểm lưới kinh vị tuyến của bản đồ hình 1.4 9
  10. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ Câu 2. Tìm trên bản đồ các vĩ tuyến vòng cực Bắc và vòng cực Nam, chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. Câu 3. Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D. Phiếu bài tập - Kinh tuyến là những đường cong song song cách đều nhau. Câu 1 - Vĩ tuyến là những đường thẳng song song và cách đều nhau. - Kinh tuyến gốc và các vĩ tuyến là đường thẳng vuông góc với nhau. Vòng cực Bắc: 66033’B. Vòng cực Nam: 66033’N. Câu 2 Chí tuyến Bắc: 23027’B Chí tuyến Nam: 23027’N. A (1500T, 300B) B (900Đ, 600B) Câu 3 C (600Đ, 300N) D (1500T, 600N) ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, hoàn thành bài tập. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. ➢ Báo cáo kết quả: GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình. ➢ Đánh giá kết quả: GV đánh giá thái độ học tập, khả năng thực hiện nhiệm vụ của HS; đánh giá kết quả hoạt động của HS. H. Vận dụng e. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. f. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. g. Sản phẩm: bài tập nhóm. h. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: 10
  11. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ (?) Quan sát TBĐ Địa lí 6 trang 14, 15 và kiến thức đã học hãy xác định và ghi tọa độ địa lí trên đất liền bốn điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của lãnh thổ nước ta. Hoạt động này nếu còn thời gian GV hướng dẫn HS làm việc ở lớp, nếu không còn thời gian thì hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà. ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát TBĐ Địa lí 6 và kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. - Dự kiến sản phẩm: + Cực Bắc (105020’Đ, 22023’B) + Cực Nam (104040’Đ, 8034’B) + Cực Đông (109024’Đ, 12040’B) + Cực Tây (102009’Đ, 22022’B) ➢ Báo cáo kết quả: HS nộp lại bài tập nhóm cho GV. ➢ Đánh giá kết quả: GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của các nhóm. Tuần Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 2: KÍ HIỆU VÀ CHÚ GIẢI TRÊN MỘT SỐ BẢN ĐỒ THÔNG DỤNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình. - Biết phân loại và nhận dạng các loại kí hiệu bản đồ. 2. Năng lực - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: giải thích được tại sao khi sử dụng bản đồ trước tiên phải đọc bảng chú giải. - Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác, sử dụng hiệu quả kênh hình và kênh chữ trong SGK để có thể thực hiện các nhiệm vụ của GV đưa ra. 11
  12. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: xác định được kí hiệu và vị trí của chúng trên bản đồ. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, có ý thức tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại. - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập. - Có sự vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong học tập và cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu tham khảo, một số bản đồ: bản đồ tự nhiên thế giới, bản đồ hành chính Việt Nam - Học sinh: SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I. Mở đầu i. Mục tiêu: Kích thích HS tìm hiểu về kí hiệu và chú giải trên bản đồ. j. Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời. k. Sản phẩm: HS trả lời bằng NNKH. l. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam, em hãy cho biết tên thủ đô của nước ta. Thủ đô nước ta được kí hiệu như thế nào trên bản đồ? 12
  13. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ 13
  14. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát bản đồ để trả lời. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. ➢ Báo cáo kết quả: GV mời 1-2 HS trình bày câu trả lời bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - Các HS còn lại chú ý quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn. - GV đánh giá, kết luận và dẫn dắt vào bài mới: Bản đồ địa lí được sử dụng để thể hiện nhiều loại thông tin khác nhau. Làm sao để chúng ta có thể đọc hiểu được các nội dung, kí hiệu trên bản đồ? Để biết được điều này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay. J. Hình thành kiến thức 7. Hoạt động 1: Kí hiệu bản đồ và chú giải i. Mục tiêu: HS biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình. j. Nội dung: HS quan sát hình 2.1, hình 2.2, hình 2.3 SGK tr.117-118 kết hợp kênh chữ SGK tr.117, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. 14
  15. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ k. Sản phẩm: Sản phẩm nhóm, HS trình bày bằng NNKH. l. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS quan sát kênh hình và kênh chữ SGK tr.117-118, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau: - Nhóm 1: (?) Kí hiệu bản đồ là gì? (?) Dựa vào hình 2.1, em hãy cho biết các kí hiệu a, b, c, d tương ứng với nội dung các hình nào (1, 2, 3, 4). (?) Quan sát hình 2.2 và hình 2.3 em hãy xác định bảng chú giải và kí hiệu. - Nhóm 2: (?) Cho biết kí hiệu nào thể hiện các mỏ sắt, mỏ than? Xác định các lục địa có nhiều mỏ than trên bản đồ tự nhiên thế giới. (?) Kí hiệu nào được dùng để thể hiện ranh giới của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận? (?) Vì sao khi sử dụng bản đồ, trước hết chúng ta cần tìm đọc bảng chú giải? Phiếu học tập nhóm 1 Kí hiệu bản đồ là gì? Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc, chữ viết mang tính quy ước để thế hiện đối tượng địa lí trên bản đồ. Ghép hình tương ứng: 1- c 2- b 3- a 4- d Xác định bảng chú giải và kí hiệu: Bảng chú giải: bảng hình chữ nhật phía dưới bản đồ. Kí hiệu: các hình vẽ, màu sắc, chữ viết nằm trong bảng chú giải. Phiếu học tập nhóm 2 Giải mã kí hiệu: Than kí hiệu là hình vuông màu đen Sắt kí hiệu là hình tam giác màu đen. Trên bản đồ địa hình và sự phân bố một số mỏ sắt, mỏ than thế giới các lục địa có nhiều than gồm: Á – Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Australia. Kí hiệu dùng để thể hiện ranh giới của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận là: Đường hình chữ i. Tầm quan trọng của việc xem bảng chú giải, kí hiệu: Kí hiệu giúp phân biệt sự khác nhau của các thông tin thể hiện trên bản đồ. Ý nghĩa của các kí hiệu được giải thích rõ ràng trong bảng chú giải của bản đồ. ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát hình, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. ➢ Báo cáo kết quả: Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm bằng NNKH. 15
  16. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ ➢ Đánh giá kết quả: - HS chú ý quan sát, nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. - GV đánh giá tinh thần hoạt động nhóm của HS, đánh giá kết quả của sản phẩm và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 8. Hoạt động 2: Các loại kí hiệu bản đồ i. Mục tiêu: HS biết phân loại và nhận dạng các loại kí hiệu bản đồ. j. Nội dung: Sử dụng kênh chữ SGK tr.119 và mục “Em có biết”, suy nghĩ cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. k. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS. l. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS sử dụng kênh chữ SGK tr.119 và hoàn thành phiếu học tập. Phiếu học tập Có bao nhiêu loại kí hiệu bản đồ? Kể tên và ý nghĩa các loại kí hiệu đó. Hệ thống kí hiệu bản đồ gồm 3 loại: - Kí hiệu điểm: biểu hiện sự phân bố theo những điểm riêng biệt. VD: mỏ khoáng sản, một sân bay, một cảng biển. - Kí hiệu đường: biểu hiện sự phân bố theo chiều dài. VD: đường ranh giới quốc gia, đường giao thông, sông ngòi, - Kí hiệu diện tích: biểu hiện sự phân bố theo diện tích. VD: đất trống rừng, đầm lầy, vùng trồng lúa Hãy phân loại các kí hiệu dưới đây: Kí hiệu điểm Kí hiệu đường Kí hiệu diện tích Kí hiệu điểm Kí hiệu diện tích Kí hiệu diện tích Kí hiệu điểm Kí hiệu đường 16
  17. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, hoàn thành phiếu học tập. - GV quan sát, hỗ trợ khi có yêu cầu. ➢ Báo cáo kết quả: GV mời 1-2 HS chia sẻ phiếu học tập. ➢ Đánh giá kết quả: - Các HS còn lại chú ý quan sát, nhận xét, bổ sung cho bạn. - GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức. K. Luyện tập i. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức của bài học. j. Nội dung: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng vừa học vào để làm bài tập. k. Sản phẩm: HS trả lời bằng NNKH. l. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình 2.2 SGK tr.118 và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Xác định độ cao của đỉnh Everest, độ sâu của vực Mariana. Câu 2: Tìm trên bản đồ dãy núi Rocky. ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ tìm ra câu trả lời. - GV quan sát, hỗ trợ khi cần. ➢ Báo cáo kết quả: GV yêu cầu mỗi HS trả lời 1 câu. ➢ Đánh giá kết quả: - Các HS còn lại chú ý quan sát, nhận xét, chỉnh sửa (nếu có) câu trả lời của bạn. - GV nhận xét, đánh giá kĩ năng xác định trên bản đồ của HS. L. Vận dụng i. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. j. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. k. Sản phẩm: HS trả lời bằng NNKH. l. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình 2.3 SGK tr.118 và vận dụng kiến thức đã học, hãy xác định kí hiệu và vị trí của sân bay Nội Bài. ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS dựa vào hình 2.3, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. - Dự kiến sản phẩm: + Kí hiệu thể hiện sân bay nội bài là hình thu nhỏ của 1 chiếc máy bay màu đỏ. 17
  18. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ + Vị trí sân bay nội bày là nằm ở huyện Sóc Sơn, thủ đô Hà Nội. ➢ Báo cáo kết quả: GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình. ➢ Đánh giá kết quả: - Các HS còn lại quan sát, nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung (nếu có) câu trả lời của bạn. - GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. Tuần Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 3: TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết xác định hướng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ. - Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. - Biết tìm đường đi trên bản đồ. 2. Năng lực - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: dựa theo tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách thực tế giữa hai điểm trên bản đồ. - Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác, sử dụng hiệu quả kênh hình và kênh chữ trong SGK để có thể thực hiện các nhiệm vụ của GV đưa ra. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: biết đọc bản đồ, tìm đường đi trên bản đồ. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, có ý thức tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại. - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập. - Có sự vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong học tập và cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu tham khảo, bản đồ hành chính Việt Nam - Học sinh: SGK, vở ghi. 18
  19. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC M.Mở đầu m. Mục tiêu: Kích thích HS tìm hiểu về tìm đường đi trên bản đồ. n. Nội dung: HS vận dụng kiến thức cá nhân để trả lời câu hỏi GV đặt ra. o. Sản phẩm: HS trả lời bằng NNKH. p. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: (?) Bạn A từ Đà Lạt đi xuống thành phố Hồ Chí Minh, hiện tại A đang đứng ở Cầu Sài Gòn, A muốn đi tới Dinh Độc Lập thì mà không biết đường đi. Theo em, A có thể sử dụng gì để tìm được vị trí và đường đi đến Dinh Độc Lập? ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, có thể trao đổi với bạn để tìm ra câu trả lời. - GV quan sát, gợi ý hướng giải quyết cho HS. ➢ Báo cáo kết quả: GV mời HS nêu hướng giải quyết của mình ➢ Đánh giá kết quả: - Các HS khác chú ý quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn. - GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài mới. N. Hình thành kiến thức 9. Hoạt động 1: Phương hướng trên bản đồ m. Mục tiêu: HS biết xác định phương hướng trên bản đồ. n. Nội dung: Sử dụng kênh chữ SGK tr.120 và quan sát hình 3.4 SGK tr.121 để hoàn thành các nhiệm vụ GV đưa ra. o. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS. p. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV chuyển giao lần lượt từng nhiệm vụ. * Nhiệm vụ 1: HS sử dụng kênh hình và kênh chữ SGK tr.120 và trả lời các câu hỏi sau: Phiếu học tập Dựa vào đâu để xác định được phương hướng trên bản đồ? Sử dụng hệ thống kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ. 19
  20. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ Các hướng chính và hướng trung gian trên bản đồ. * Nhiệm vụ 2: HS sử dụng kênh hình SGK tr.121 và trả lời các câu hỏi sau: (?1) Xác định vị trí của Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập), chợ Bến Thành, Nhà hát Thành phố và Nhà thờ Đức Bà. (?2) Cho biết Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh ở phía nào của Hội trường Thống Nhất? (?3) Cho biết Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh ở phía nào của chợ Bến Thành? ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS sử dụng kênh hình và kênh chữ SGK, suy nghĩ hoàn thành từng nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ, gợi ý hướng thực hiện khi cần. ➢ Báo cáo kết quả: - Nhiệm vụ 1: GV mời HS chia sẻ, trình bày phiếu học tập. - Nhiệm vụ 2: HS mời HS xác định trực tiếp trên bản đồ đối với câu (?1). Còn (?2) và (?3) HS trả lời bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - Các HS còn lại chú ý quan sát, nhận xét và chỉnh sửa, bổ sung (nếu có) cho bạn. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS, chốt kiến thức. 10.Hoạt động 2: Tỉ lệ bản đồ m. Mục tiêu: HS tìm hiểu về tỉ lệ bản đồ và cách tính khoảng cách thực tế của 2 điểm trên bản đồ. n. Nội dung: Sử dụng kênh chữ SGK tr.121, thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra. o. Sản phẩm: Phiếu học tập. p. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS sử dụng kênh chữ và kênh hình SGK tr.121, làm việc nhóm và hoàn thành phiếu học tập sau: Phiếu học tập 20
  21. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ Tỉ lệ bản đồ cho biết điều gì? Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách trên thực địa. Có bao nhiêu loại tỉ lệ bản đồ? Hãy kể tên và cho ví dụ. Có 2 loại tỉ lệ bản đồ: - Tỉ lệ số. Ví dụ: tỉ lệ 1: 10.000, có nghĩa với 1 cm đo được trên bản đồ sẽ bằng 10.000 cm (hay 10 m) - Tỉ lệ thước. Muốn biết khoảng cách thực tế giữa 2 điểm A và B trên bản đồ làm như thế nào? - Bước 1: Đo khoảng cách giữa A và B trên bản đồ bằng thước. - Bước 2: Lấy số đó dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính. Ví dụ: Tỉ lệ bản đồ là 1: 25.000, độ dài đo được giữa A và B là 2 cm, ta lấy 2 cm * 25.000 = 50.000 cm (hay 50m) ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận nhóm, khai thác kênh chữ để hoàn thành nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ, gợi ý HS giải quyết vấn đề khi cần. ➢ Báo cáo kết quả: GV mời 1 nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm. ➢ Đánh giá kết quả: - Nhóm còn lại chú ý quan sát, nhận xét và chỉnh sửa bổ sung (nếu có) cho nhóm bạn. - GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm của HS, chốt kiến thức. 11.Hoạt động 3: Tìm hướng đi trên bản đồ i. Mục tiêu: HS biết cách xem bản đồ, tìm đường đi trên bản đồ. j. Nội dung: HS khai thác kênh hình SGK tr.121 để tìm đường đi theo yêu cầu của GV. k. Sản phẩm: HS tìm được đường đi phù hợp nhất. l. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình 3.4 SGK tr.121 và thực hiện các yêu cầu sau: (?1) Xác định hướng đi từ Hội trường Thống Nhất đến Nhà hát Thành phố. Sau đó từ Nhà hát Thành phố đến chợ Bến Thành. (?2) Xác định tuyến đường ngắn nhấn để đi từ Hội trường Thống Nhất đến chợ Bến Thành. ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, dựa vào kênh hình để tìm ra câu trả lời. - GV quan sát, gợi ý cho HS. ➢ Báo cáo kết quả: GV yêu cầu HS chia sẻ câu trả lời. ➢ Đánh giá kết quả: - Các HS còn lại chú ý quan sát, nhận xét, chỉnh sửa (nếu có) cho bạn. - GV đánh giá khả năng thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm của HS. 21
  22. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ O. Luyện tập m. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học cho HS. n. Nội dung: HS khai thác kênh hình 3.4 và kiến thức vừa học để làm bài tập. o. Sản phẩm: Bài làm của HS. p. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS vận dụng kiến thức vừa học và khai thác kênh hình để làm bài. - GV quan sát, hỗ trợ HS khi có yêu cầu. ➢ Báo cáo kết quả: GV mời HS chia sẻ bài làm. ➢ Đánh giá kết quả: - Các HS còn lại quan sát, nhận xét bài làm của bạn. - GV đánh giá khả năng thực hiện nhiệm vụ và bài làm của HS. P. Vận dụng m. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. n. Nội dung: HS dựa vào bản đồ GV cung cấp và kĩ năng xem bản đồ của bài vừa học để lên kế hoạch đến các địa điểm tham quan ở Đà Lạt một cách hợp lý. o. Sản phẩm: Bản kế hoạch của HS. p. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV chuyển giao một phần bản đồ du lịch thành phố Đà Lạt cho HS và yêu cầu HS thực hiện 1 bản kế hoạch đi chơi 1 ngày, ít nhất 3 điểm tham quan trong bản đồ với điểm xuất phát và kết thúc ở đường Bùi Thị Xuân. 22
  23. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - GV hướng dẫn, gợi ý cho HS giải quyết nhiệm vụ ở nhà. - HS chú ý quan sát GV hướng dẫn, vận dụng kiến thức và kĩ năng của bài học thực hiện nhiệm vụ sau giờ học. ➢ Báo cáo kết quả: HS nộp bản kế hoạch cho GV sau 1 tuần. ➢ Đánh giá kết quả: GV đánh giá kĩ năng và khả năng vận dụng bài học của HS vào thực tế. Cho điểm những HS có bản kế hoạch hay, hợp lý. Tuần Ngày soạn: Ngày dạy: Chương 2 TRÁI ĐẤT – HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI Bài 5: VỊ TRÍ TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI. HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức 23
  24. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ - Xác định được vi trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. - Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất. 2. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. - Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác, sử dụng hiệu quả kênh hình và kênh chữ trong SGK để có thể thực hiện các nhiệm vụ của GV đưa ra. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Mong muốn tìm hiểu, yêu quý và bảo vệ Trái Đất. - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập. - Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong học tập và cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu tham khảo. - Học sinh: SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Q. Mở đầu q. Mục tiêu: Kích thích HS tìm hiểu về Trái Đất trong hệ Mặt Trời. r. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. s. Sản phẩm: HS trình bày ý kiến của bản thân bằng NNKH. t. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: (?) Chúng ta đang sống trên Trái Đất, vậy theo em Trái Đất nằm ở đâu trong Vũ Trụ? Trái Đất có hình dạng như thế nào? ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời của bản thân. - GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết. ➢ Báo cáo kết quả: GV yêu cầu HS trình bày câu trả lời của mình bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới. R. Hình thành kiến thức 12.Hoạt động 1: Vị trí cùa Trái Đất trong hệ Mặt Trời q. Mục tiêu: HS biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời và ý nghĩa của khoảng cách đó. r. Nội dung: HS quan sát hình 5.1 và khai thác kênh chữ SGK tr.126, làm việc nhóm để thực hiện yêu cầu của GV. 24
  25. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ s. Sản phẩm: Phiếu học tập. t. Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu khái quát cho HS về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, giúp HS có cái nhìn khái quát trước khi nhận nhiệm vụ. ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS khai thác kênh chữ và kênh hình SGK tr.126 để hoàn thành phiếu học tập. Phiếu học tập Trong hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh? Kể tên các hành tinh đó theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Trong hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh: 1. Thủy tinh. 2. Kim tinh. 3. Trái Đất. 4. Hỏa tinh. 5. Mộc tinh. 6. Thổ tinh. 7. Thiên Vương tinh. 8. Hải Vương tinh Theo thứ tự xa dần Mặt Trời thì Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy? Vị trí này có ý nghĩa gì với Trái Đất. Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời. 25
  26. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ Vị trí này cùng sự tự quay đã giúp Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp cho sự sống. ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc nhóm, khai thác kênh chữ và kênh hình để hoàn thành nhiệm vụ. - GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. ➢ Báo cáo kết quả: GV yêu cầu 1 nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm mình bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - Nhóm còn lại quan sát, nhận xét cho nhóm bạn, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). - GV đánh giá, chốt kiến thức chuẩn. 13.Hoạt động 2: Tìm hiểu về Hình dạng, kích thước cùa Trái Đất q. Mục tiêu: HS biết được hình dạng, kích thước của Trái Đất. r. Nội dung: HS khai thác kênh chữ, kênh hình 5.2, hình 5.3 và mục “Em có biết?” SGK tr.127 để hoàn thành phiếu học tập. s. Sản phẩm: Phiếu học tập. t. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS khai thác kênh hình, kênh chữ SGK tr.127 và hoàn thành phiếu học tập. 26
  27. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ Phiếu học tập Trái Đất có hình dạng gì? Trái Đất có hình cầu. Em hãy cho biết độ dài của bán kính Trái Đất tại Xích Đạo. Diện tích bề mặt của Trái Đất là bao nhiêu?. Trái Đất có bán kính Xích đạo là 6 378 km. Diện tích bề mặt là 510 triệu km2. Em có nhận xét gì về kích thước của Trái Đất so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời? Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khi làm thành lớp vỏ bảo vệ mình. ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc cá nhân, khai thác kênh chữ và kênh hình để hoàn thành nhiệm vụ. - GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu. 27
  28. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ ➢ Báo cáo kết quả: GV mời HS chia sẻ sản phẩm của mình. ➢ Đánh giá kết quả: - Các HS còn lại quan sát, nhận xét cho bạn, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). - GV đánh giá, chốt kiến thức chuẩn. S. Luyện tập q. Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức bài học. r. Nội dung: HS dựa vào kiến thức của bài học để hoàn thành phiếu trắc nghiệm. s. Sản phẩm: Phiếu trắc nghiệm. t. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: Phiếu trắc nghiệm Câu 1: Trong hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh? A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 2: Trái Đất là hành tinh thứ mấy trong hệ Mặt Trời? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 3: Trái Đất có hình gì? A. Elip B. Tròn C. Vuông D. Cầu Câu 4: Hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống. Trong hệ Mặt Trời có . hành tinh. Tính từ Mặt Trời trở ra, Trái Đất đứng vị trí thứ . Vị trí này cùng sự tự quay giúp Trái Đất nhận được và phù hợp cho sự sống. ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ và làm bài. - GV quan sát, đánh giá khả năng hoàn thành bài tập của HS. ➢ Báo cáo kết quả: HS chia sẻ đáp án. ➢ Đánh giá kết quả: - HS nhận xét câu trả lời của bạn. - GV đánh giá khả năng nắm kiến thức của bài học thông qua phiếu trắc nghiệm của HS. T. Vận dụng q. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã đọc để giải quyết vấn đề. 28
  29. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ r. Nội dung: HS dựa vào kiến thức vừa học cùng thông tin GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ. s. Sản phẩm: Phiếu học tập. t. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS khai thác bảng thông tin và trả lời các câu sau: Câu 1: Hãy cho biết thứ hạng của Trái Đất theo các tiêu chí sau: Yếu tố Vị trí (xa dần Mặt Trời) Nhiệt độ (tăng dần) Kích thước (tăng dần) Thứ hạng 3 6 3 của Trái Đất Câu 2: Dựa vào các yếu tố của bảng thông tin, theo em con người có thể sinh sống trên các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời được không? Vì sao? ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - GV hướng dẫn, gợi ý hướng giải quyết cho HS hoàn thành nhiệm vụ ở nhà. - HS quan sát GV hướng dẫn và thực hiện nhiệm vụ ở nhà. ➢ Báo cáo kết quả: HS làm bài tập vào phiếu học tập và nộp lại cho GV vào tuần kế tiếp. 29
  30. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ ➢ Đánh giá kết quả: GV nhận xét, đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và tư duy của HS thông qua sản phẩm của HS, cho điểm HS. Tuần Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 6: CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. - Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau. - Nhận biết được giờ địa phương, giờ khu vực. - Mô tả được sự chênh lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến. 2. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. - Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác, sử dụng hiệu quả kênh hình và kênh chữ trong SGK để có thể thực hiện các nhiệm vụ của GV đưa ra. - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: phân tích được hệ quả của việc chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất dẫn đến hiện tượng ngày đêm và lệch múi giờ trên Trái Đất; tính được giờ thực tế của các nước khác dựa vào múi giờ sẵn có. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Mong muốn tìm hiểu, yêu quý và bảo vệ Trái Đất. - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập. - Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong học tập và cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu tham khảo, quả Địa cầu. - Học sinh: SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC U. Mở đầu 30
  31. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ u. Mục tiêu: - Kiểm tra bài cũ. - Kích thích HS tìm hiểu thêm về chuyển động của Trái Đất. v. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học ở bài trước để trả lời câu hỏi của GV. w. Sản phẩm: HS trả lời bằng NNKH. x. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: (?1) Trong hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh? (?2) Trái Đất là hành tinh thứ mấy tính từ Mặt trời trở ra? Trái Đất quay quanh gì? ➢ Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, làm việc cá nhân. ➢ Báo cáo kết quả: GV mời 1 HS trả lời bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - Các HS khác quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn. - GV đánh giá câu trả lời của HS, cho điểm và dẫn dắt vào bài mới: Ở bài học trước, chúng ta đã được biết Trái Đất là hành tinh thứ 3 quanh quanh Mặt Trời, tính từ Mặt Trời trở ra. Và ngoài chuyển động ấy, bản thân Trái Đất còn tự quay quanh trục của có. Vậy việc chuyển động tự quay quanh trục này diễn ra như thế nào? Và dẫn đến hệ quả ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. V. Hình thành kiến thức 14.Hoạt động 1: Chuyển động tự quay quanh trục u. Mục tiêu: HS nắm được nguyên lý tự quay quanh trục của Trái Đất. v. Nội dung: HS khai thác hình 6.1 và kênh chữ SGK tr.128 để thực hiện nhiệm vụ. w. Sản phẩm: HS trả lời bằng NNKH. x. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, khai thác kênh chữ và kênh hình để hoàn thành nhiệm vụ. 31
  32. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ - GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. ➢ Báo cáo kết quả: GV mời mỗi HS trả lời 1 câu bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - Các HS khác quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn. - GV đánh giá khả năng khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK để thực hiện nhiệm vụ của HS. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông. Thời gian Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục là 24h. 15.Hoạt động 2: Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất u. Mục tiêu: HS biết được các hệ quả của việc tự chuyển động quay quanh trục của Trái Đất. v. Nội dung: HS khai thác kênh chữ, kênh hình trong SGK theo sự hướng dẫn của GV để thực hiện nhiệm vụ. w. Sản phẩm: Phiếu học tập, HS thuyết trình sản phẩm bằng NNKH. x. Tổ chức thực hiện: GV chia lớp thành 2 nhóm tổ chức thực hiện cho HS tìm hiểu về mục 1 và mục 2; còn mục 3 hướng dẫn HS tự tìm hiểu trong SGK. * Nhiệm vụ 1: Sự luân phiên ngày đêm GV giúp HS nhận biết hiện tượng ngày và đêm bằng hình ảnh trực quan của quả Địa Cầu: - Ngày là khoảng thời gian mà bề mặt Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng. - Đêm là khoảng thời gian mà bề mặt Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng. ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu quan sát hình 6.2 và kênh chữ SGK tr.129, HS làm việc nhóm để trả lời các câu hỏi sau: (?1) Thế nào là luân phiên ngày đêm? (?2) Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó? 32
  33. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc nhóm, khai thác kênh chữ và kênh hình để hoàn thành nhiệm vụ. - GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. ➢ Báo cáo kết quả: GV yêu cầu 1 nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm mình bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - Nhóm còn lại quan sát, nhận xét cho nhóm bạn, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). - GV đánh giá thái độ tinh thần làm việc nhóm, khả năng khai thác kênh hình, kênh chữ trong SGK để thực hiện nhiệm vụ của HS và nhận xét sản phẩm của nhóm. Do Trái Đất có dạng hình cầu và chuyển động tự quay quanh trục từ tây sang đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. * Nhiệm vụ 2: Giờ trên Trái Đất ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS khai thác kênh chữ SGK tr.129 và quan sát hình 6.4 SGK tr.130 và trả lời các câu hỏi sau. (?1) Bề mặt Trái Đất được chia làm bao nhiêu múi giờ? (?2) Múi giờ gốc là múi giờ nào? (?3) Việt Nam thuộc múi giờ thứ mấy? (?4) Múi giờ Việt Nam muộn hay sớm hơn với giờ GMT? (?5) Kể tên một số quốc gia sử dụng cùng khu vực giờ với Việt Nam. (?6) Nêu múi giờ của Australia, thành phố Washington, thành phố Tokyo. 33
  34. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc nhóm, khai thác kênh chữ và kênh hình để hoàn thành nhiệm vụ. - GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. ➢ Báo cáo kết quả: GV yêu cầu nhóm 1 trả lời câu lẻ, nhóm 2 trả lời câu chẵn, các nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm mình bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - Nhóm còn lại quan sát, nhận xét cho nhóm bạn, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). - GV đánh giá thái độ tinh thần làm việc nhóm, khả năng khai thác kênh hình, kênh chữ trong SGK để thực hiện nhiệm vụ của HS và nhận xét sản phẩm của nhóm. Bề mặt Trái Đất chia ra làm 24 khu vực giờ. Giờ quốc tế - GMT là múi giờ gốc số 0, có đường kinh tuyến gốc đi qua London. Mỗi khu vực có 1 giờ riêng gọi là giờ khu vực, được tính theo GMT. Múi giờ nằm bên trái múi giờ gốc là giờ muộn hơn giờ GMT nên là GMT–. Múi giờ nằm bên phải múi giờ gốc là giờ sớm hơn giờ GMT nên là GMT+. W.Luyện tập u. Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức bài học. v. Nội dung: HS dựa vào kiến thức của bài học để thực hiện nhiệm vụ. w. Sản phẩm: HS trình bày sản phẩm bằng NNKH. x. Tổ chức thực hiện: 34
  35. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: (?) Sử dụng quả Địa Cầu để mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, có thể thảo luận với bạn. - GV quan sát, hỗ trợ khi có yêu cầu. ➢ Báo cáo kết quả: GV mời 1 HS lên trình bày bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - HS quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn. - GV nhận xét sản phẩm, đánh giá khả năng nắm kiến thức của HS. X. Vận dụng u. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. v. Nội dung: HS dựa vào kiến thức và kĩ năng vừa học để giải quyết tình huống. w. Sản phẩm: Sản phẩm của HS, HS trình bày sản phẩm vào phiếu học tập cá nhân. x. Tổ chức thực hiện: Có thể giao nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện. ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc và giải quyết tình huống theo yêu cầu dưới đây. ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - GV hướng dẫn, gợi ý hướng giải quyết cho HS ở trên lớp. - HS chú ý tiếp nhận hướng dẫn của GV và thực hiện nhiệm vụ ở nhà. ➢ Báo cáo kết quả: HS nộp sản phẩm vào tiết học kế tiếp. ➢ Đánh giá kết quả: GV nhận xét, đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và tư duy của HS thông qua sản phẩm của HS. Tuần Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 7: CHUYỂN ĐỘNG QUAY QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT35 VÀ HỆ QUẢ – 2 tiết –
  36. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Mô tả được chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. - Trình bày được hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa. 2. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. - Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác, sử dụng hiệu quả kênh hình và kênh chữ trong SGK để có thể thực hiện các nhiệm vụ của GV đưa ra. Biết dùng quả Địa Cầu và mô hình hoặc hình vẽ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời để trình bày chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: phân tích được hệ quả của việc chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất dẫn đến hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách thích ứng với thời tiết của từng mùa. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Mong muốn tìm hiểu, yêu quý và bảo vệ Trái Đất. - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập. - Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong học tập và cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu tham khảo, quả Địa cầu. - Học sinh: SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Y. Mở đầu y. Mục tiêu: Kích thích HS tìm hiểu thêm về chuyển động của Trái Đất z. Nội dung: HS dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi của GV. aa.Sản phẩm: HS trả lời bằng NNKH. bb. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: (?) Em hãy trình bày hiểu biết của bản thân về câu tục ngữ sau: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Trời tháng mười chưa cười đã tối ➢ Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, làm việc cá nhân ➢ Báo cáo kết quả: GV mời 1 HS trả lời bằng NNKH 36
  37. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ ➢ Đánh giá kết quả: - Các HS khác quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn. - GV đánh giá câu trả lời của HS, cho điểm và dẫn dắt vào bài mới: Câu tục ngữ cho ta thấy sự dài ngắn khác nhau giữa ngày, đêm theo từng mùa trong năm. Vậy tại sao lại có hiện tượng này? Chúng ta sẽ cũng tìm hiểu bài ngày hôm nay “Chuyển động quanh Mặt trời của Trái Đất và hệ quả” để xem hiện tượng đó có liên quan như thế nào đến sự chuyển động này của Trái Đất. Z. Hình thành kiến thức 16.Hoạt động 1: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất y. Mục tiêu: HS nắm được nguyên lý chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất z. Nội dung: HS thảo luận nhóm khai thác hình 7.1 và kênh chữ SGK tr.132 để thực hiện nhiệm vụ. aa.Sản phẩm: Phiếu học tập của HS. bb. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, sử dụng kênh hình và kênh chữ SGK tr.132 để hoàn thành phiếu học tập. Phiếu học tập Bảng kiến thức: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất Quỹ đạo chuyển động: hình elip gần tròn Hướng chuyển động: từ tây sang đông Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời hết 1 vòng: 365 ngày 6 giờ (1 năm) Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời: không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’ ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc nhóm, khai thác kênh chữ và kênh hình để hoàn thành nhiệm vụ. - GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. 37
  38. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ ➢ Báo cáo kết quả: GV yêu cầu 1 nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm mình bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - Nhóm còn lại quan sát, nhận xét cho nhóm bạn, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). - GV đánh giá thái độ tinh thần làm việc nhóm, khả năng khai thác kênh hình, kênh chữ trong SGK để thực hiện nhiệm vụ của HS, nhận xét sản phẩm của nhóm và chốt kiên thức chuẩn. 17.Hoạt động 2: Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất – Hiện tượng mùa y. Mục tiêu: HS nắm được khái niệm và nguyên nhân sinh ra mùa. z. Nội dung: HS làm việc nhóm, khai thác kênh chữ, kênh hình trong SGK theo sự hướng dẫn của GV để thực hiện nhiệm vụ. aa.Sản phẩm: Phiếu học tập, HS thuyết trình sản phẩm bằng NNKH. bb. Tổ chức thực hiện: * Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm về mùa ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc kênh chữ SGK tr.133 và cho biết: (?1) Mùa là gì? (?2) Việt Nam có bao nhiêu mùa? Em hãy nêu một số biểu hiện thời tiết và khí hậu khác nhau giữa các mùa? ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, trả lời. - GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. ➢ Báo cáo kết quả: GV mời mỗi HS trả lời 1 câu bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - Các HS khác quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn. - GV nhận xét, đánh giá. Mùa là một khoảng thời gian của năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Người ta có thể chia 1 năm gồm mùa nóng và mùa lạnh, mùa khô và mùa mưa hoặc bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. * Nhiệm vụ 2: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm, HS làm việc nhóm, quan sát hình 7.1 SGK tr.132, đọc kênh chữ SGK tr.133 và cho biết: (?1) Vào ngày 22-6, bán cầu Bắc hay bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời hơn? (?2) Vào ngày 22-12, bán cầu Bắc hay bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời hơn? (?3) Từ ngày 21-3 đến 23-9 ở bán cầu Bắc là mùa nóng hay mùa lạnh? Vì sao? (?4) Từ ngày 23-9 đến 21-3 ở bán cầu Bắc là mùa nóng hay mùa lạnh? Vì sao? Phiếu học tập Bảng kiến thức: Hiện tượng mùa 38
  39. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ Ngày 22-6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. Ngày 22-12, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. Từ ngày 21-3 đến 23-9 ở bán cầu Bắc là mùa nóng vì khi đó bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng hơn. Từ ngày 21-3 đến 23-9 ở bán cầu Bắc là mùa lạnh vì khi đó bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời ít hơn nên nhận được ít nhiệt và ánh sáng hơn. ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc nhóm, khai thác kênh chữ và kênh hình để hoàn thành nhiệm vụ. - GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. ➢ Báo cáo kết quả: GV yêu cầu 1 nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm mình bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - Nhóm còn lại quan sát, nhận xét cho nhóm bạn, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). - GV đánh giá thái độ tinh thần làm việc nhóm, khả năng khai thác kênh hình, kênh chữ trong SGK để thực hiện nhiệm vụ của HS và nhận xét sản phẩm của các nhóm. Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa là trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, lần lượt bán cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt ngả về phía Mặt Trời. Bán cầu nào ngả nhiều hơn về phía Mặt Trời là thì lúc đó là mùa nóng, và ngược lại nếu ngả ít hơn về phía Mặt Trời là mùa lạnh. Như vậy, trong cùng 1 thời điểm. mùa của 2 bán cầu trái ngược nhau. 18.Hoạt động 3: Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất – Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa m. Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân và đặc điểm của hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa. n. Nội dung: HS làm việc nhóm, khai thác kênh chữ, kênh hình trong SGK theo sự hướng dẫn của GV để thực hiện nhiệm vụ. o. Sản phẩm: Phiếu học tập, HS thuyết trình sản phẩm bằng NNKH. p. Tổ chức thực hiện: * Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: 39
  40. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc nhóm, khai thác kênh chữ và kênh hình để hoàn thành nhiệm vụ. - GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. ➢ Báo cáo kết quả: GV yêu cầu 1 nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm mình bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - Nhóm còn lại quan sát, nhận xét cho nhóm bạn, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). - GV đánh giá thái độ tinh thần làm việc nhóm, khả năng khai thác kênh hình, kênh chữ trong SGK để thực hiện nhiệm vụ của HS và nhận xét sản phẩm của nhóm. Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau. * Nhiệm vụ 2: So sánh sự chênh lệch ngày, đêm theo mùa ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: 40
  41. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ Phiếu học tập Bảng kiến thức: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa Điểm A: Nằm trên Xích Đạo Điểm B: Nằm trên Chí tuyến Bắc Điểm C: Nằm trên Vòng cực Bắc So sánh độ dài ngày và đêm: 22 – 6 22 – 12 A Ngày và đêm bằng nhau Ngày và đêm bằng nhau B Ngày dài, đêm ngắn Ngày ngắn, đêm dài C Không có đêm Không có ngày Nhận xét: - Các điểm nằm trên Xích Đạo quanh năm ngày và đêm dài bằng nhau. - Càng xa Xích Đạo về phía 2 cực sự chênh lệch độ dài ngày đêm càng rõ. - Do mùa của 2 bán cầu ngược nhau nên độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu cũng ngược nhau. ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc nhóm, khai thác kênh chữ và kênh hình để hoàn thành nhiệm vụ. - GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. ➢ Báo cáo kết quả: GV yêu cầu 1 nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm mình bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: 41
  42. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ - Nhóm còn lại quan sát, nhận xét cho nhóm bạn, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). - GV đánh giá thái độ tinh thần làm việc nhóm, khả năng khai thác kênh hình, kênh chữ trong SGK để thực hiện nhiệm vụ của HS và nhận xét sản phẩm của các nhóm. AA. Luyện tập y. Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức bài học. z. Nội dung: HS dựa vào kiến thức của bài học để thực hiện nhiệm vụ aa.Sản phẩm: HS trình bày sản phẩm bằng NNKH bb. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: (?) Khi thứ tự các mùa ở bán cầu Bắc là xuân, hạ, thu, đông thì các mùa ở bán cầu Nam diễn ra như thế nào? ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, có thể thảo luận với bạn. - GV quan sát, hỗ trợ khi có yêu cầu. ➢ Báo cáo kết quả: GV mời 1 HS lên trình bày bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - HS quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn. - GV nhận xét sản phẩm, đánh giá khả năng nắm kiến thức của HS. BB. Vận dụng y. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống. z. Nội dung: HS dựa vào kiến thức và kĩ năng vừa học để thực hiện nhiệm vụ. aa.Sản phẩm: HS trình bày bằng NNKH. bb. Tổ chức thực hiện: ➢ Chuyển giao nhiệm vụ: (?) Địa phương em đang sinh sống mỗi năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Thời gian mỗi mùa thường kéo dài khoảng mấy tháng? ➢ Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, có thể trao đổi với bạn. - GV quan sát khả năng nhận biết, tìm hiểu địa lí của HS, gợi ý hướng giải quyết cho HS. ➢ Báo cáo kết quả: GV mời HS chia sẻ sản phẩm của mình bằng NNKH. ➢ Đánh giá kết quả: - Các HS khác chú ý quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS. 42
  43. Trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng _Hà Vân_ 43