Kế hoạch bài dạy Đại số Lớp 8 - Chủ đề: Phương trình bậc nhất một ẩn
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Đại số Lớp 8 - Chủ đề: Phương trình bậc nhất một ẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_dai_so_lop_8_chu_de_phuong_trinh_bac_nhat_m.docx
Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Đại số Lớp 8 - Chủ đề: Phương trình bậc nhất một ẩn
- KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐẠI SỐ 8 - Chủ đề: Phương trình bậc nhất một ẩn. - Thời lượng: 02 tiết. I . BẢNG MA TRẬN “MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PPDH, KTDH – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC” YÊU PHƯƠNG CẦU PHÁP, PHƯƠNG MỤC TIÊU (PC – NL) NỘI DUNG CẦN KĨ TIỆN ĐẠT THUẬT - Phát biểu được định nghĩa - Định nghĩa PT bậc nhất một ẩn. PT bậc nhất - Dạy học - Nhận (GTTH) một ẩn. bằng mô biết được - Lấy được VD về PT bậc - Dạykhái hình hóa. khái nhất một ẩn, xác định các hệ niệm nghiệm - Dạy học niệm PT số a, b. (GQVĐ - TDLL) của PT bậc giải quyết bậc nhất - Xây dựng được công thức nhất một ẩn. vấn đề. một ẩn. giải PT bậc nhất một ẩn. PHƯƠNG - Xây dựng - Dạy học - Giải (GQVĐ- TDLL) Máy TRÌNH cách giải PT tranh luận được PT - Thực hiện giải được PT chiếu, BẬC bậc nhất một khoa học bậc nhất bậc nhất một ẩn. (GQVĐ - NHẤT ẩn. - Kĩ thuật MỘT một ẩn. TDLL) file trình - Giải các PT khăn trải ẨN. - Nhận rađược các vấn đề chiếu. bậc nhất một bàn. thực tiễn liên quan đến PT ẩn. bậc nhất một ẩn. Phiếu học - Giải - Giải quyết được các vấn đề tập - Vận dụng quyết thực tiễn liên quan đến PT PT bậc nhất được một bậc nhất một ẩn. (MHH) vào giải - Dạy học số vấn đề - Nhận biết được mối liên hệ quyết các vấn khám phá, thực tiễn giữa PT bậc nhất một ẩn với đề thực tế mô hình gắn với kiến thức các môn học khác liên quan đến hóa. PT bậc và giải quyết được các vấn PT bậc nhất nhất một đề liên quan. (TDLL - một ẩn. ẩn. GQVĐ)
- I. MỤC TIÊU Phẩm chất, Yêu cầu cần đạt STT năng lực 1. Năng lực toán học Sử dụng được các công thức toán, vật lý để mô tả một số (1) tình huống trong một số bài toán thực tế. NL mô hình hóa Giải quyết được những vấn đề thực tế liên quan đến PT (2) toán học. bậc nhất một ẩn. Nhận biết được mối liên hệ giữa PT bậc nhất một ẩn với (3) kiến thức các môn học khác. Lấy được VD về PT bậc nhất một ẩn, xác định các hệ số (4) a, b. NL giải quyết vấn Xây dựng được công thức giải PT bậc nhất một ẩn. (5) đề Thực hiện giải được PT bậc nhất một ẩn. (6) Giải quyết được các vấn đề thực tế liên quan đến PT bậc (7) nhất một ẩn. Lấy được VD về PT bậc nhất một ẩn, xác định các hệ số (8) a, b. Xây dựng được công thức giải PT bậc nhất một ẩn. (9) NL tư duy và lập Thực hiện giải được PT bậc nhất một ẩn. (10) luận toán học Nhận biết được mối liên hệ giữa PT bậc nhất một ẩn với kiến thức các môn học khác và giải quyết được các vấn đề (11) liên quan. Trình bày, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận trong nhóm (12) NL giao tiếp toán để giải quyết các vấn đề toán học liên quan. học Sử dụng các công thức toán để biểu diễn mối quan hệ (13) giữa các đại lượng trong thực tế liên quan. 2. Năng lực chung NL giao tiếp và hợp Trao đổi và hợp tác tốt, có hiệu quả với các bạn trong (14) tác. nhóm, lớp. NL giải quyết vấn Đề xuất giải pháp phù hợp dựa trên các thông tin đã có. (15) đề và sáng tạo. 3. Phẩm chất chủ yếu Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của Trung thực (16) nhóm mình và nhóm bạn. II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Các file trình chiếu. - Phiếu học tập cho các hoạt động. - Giấy
- 2. Chuẩn bị của học sinh - Đồ dùng học tập: bút, thước kẻ, máy tính cầm tay. III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Bảng mô tả tiến trình dạy học. Phương Hoạt động học Mục Nội dung dạy học pháp, kĩ Phương án (2 tiết) tiêu trọng tâm thuật dạy đánh giá học (1) + Dạy học Hoạt động 1 (2) + Giới thiệu một số tình + GV đánh giá thông bằng mô hình Hành trình (12) huống thực tế có liên qua quá trình hoạt hóa. mùa lũ (14) quan đến PT bậc nhất động, kết quả và phần + Kĩ thuật (20ph) (15) một ẩn. thuyết trình của HS. khăn trải bàn. (16) + Hiểu được dạng tổng + Dạy học (4) quát của PT bậc nhất + GV đánh giá thông Hoạt động 2 giải quyết vấn (8) một ẩn. qua cách HS phát hiện Chúng ta là đề. (13) + Xác định được hệ số vấn đề và các phương anh em. + Dạy học (15) a, b. án đề xuất giải quyết (15ph) TDLL toán (16) + Nhận biết được PT vấn đề. học. bậc nhất một ẩn. + Hiểu được như thế (5) + Dạy học Hoạt động 3 nào gọi là nghiệm của (9) TDLL toán + GV đánh giá thông Ngọn đèn trong PT bậc nhất một ẩn. (14) học. qua tinh thần tham gia đêm mưa + Xây dựng được (15) + Kĩ thuật HĐ mà GV đưa ra. (20ph) nghiệm tổng quát của (16) khăn trải bàn. PT bậc nhất một ẩn. + GV đánh giá thông Hoạt động 4 (6) + Dạy học qua cách HS phát hiện Vượt qua dòng + Giải được PT bậc nhất (10) giải quyết vấn vấn đề và các phươgn nước lũ một ẩn. (16) đề. án đề xuất giải quyết (20ph) vấn đề. + GV đánh giá thông (3) + Dạy học mô qua việc HS áp dụng Hoạt động 5 + Giải được các bài toán (7) hình hóa. Dạy linh hoạt các kiến thức Ấm áp tình thân thực tế liên quan đến PT (11) học khám về PT bậc nhất một ẩn (15ph) bậc nhất một ẩn. (14) phá. vào giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan.
- B. Các hoạt động học. Hoạt động 1: HÀNH TRÌNH MÙA LŨ (20’) (Hoạt độngđặt vấn đề hình thành khái niệm PT bậc nhất một ẩn) - Phương pháp, KT dạy học: Dạy học bằng mô hình hóa. - Máy chiếu, file trình chiếu. 1. Mục tiêu:Hiểu được trong thực tế có những mối quan hệ giữa các đại lượng có liên hệ với PT bậc nhất một ẩn. 2. Tổ chức hoạt động: + GV giới thiệu lần lượt 2 tình huống sau trên máy chiếu: * Tình huống 1:Một xe của đoàn thiện nguyện xuất phát từ một vị trí trên Quốc lộ 1A địa phận Thanh Hóa, cách Trung tâm TH Vinh 200km đi về phía Nam để vận chuyển hàng cứu trợ cho đồng bào Miền Trung bị lũ lụt. Xe chuyển động với vận tốc 50km/h. Hỏi sau bao lâu xe cách Trung tâm TP Vinh 350km? * Tình huống 2:Con đường vào một ngôi làng nghèo dọc theo một con sông lớn. Bình thường tại cổng làng mực nước thấp hơn so với mặt đường là 2m. Đợt lũ vừa rồi ngôi làng nghèo chìm trong biển nước, tại cổng làng nước dâng quá mặt đường tới 1,5m. Sau lũ nước rút dần; trung bình mỗi giờ nước rút xuống 25cm. Hỏi cần bao lâu để mực nước trở về như bình thường? + GV giao nhiệm vụ: - HS HĐ nhóm (01): Chia thành từng nhóm 4HS, mỗi tình huống cho một nửa số nhóm thực hiện, HS mỗi nhóm thảo luận, trao đổi để tìm câu trả lời cho tình huống. + GV quan sát, hỗ trợ HS hoạt động nhóm (nếu cần). + GV gọi đại diện mỗi nhóm trình bày lập luận kết quả, nhận xét lẫn nhau. + GV chốt vấn đề, đưa ra kết luận chung với lời giải: Tình huống 1 Tình huống 1 Gọi t(h) là thời gian xe đã đi đến vị trí Gọi t(h) là thời gian cần để nước rút cách Trung tâm TP Vinh 350km. xuống mực bình thường. 50t 200 350 1 (2 1,5) .t 0 50t 550 0 4 1 t 11h. 3,5 .t 0 4 t 14h. 1 + GV dựa vào các đẳng thức 50t – 550 = 0 và 3,5 .t 0 đặt vấn đề vềPT bậc 4 nhất một ẩn.
- 3. Sản phẩm học tập. + Câu trả lời cho 2 tình huống trên. 1 + 2 hệ thức 50t – 550 = 0 và 3,5 t 0 hoặc tương tự. 4 + Phần thuyết trình của HS. 4. Đánh giá. + GV đánh giá thông qua quá trình hoạt động, kết quả trên phiếu học tập 01 và phần thuyết trình của HS. Hoạt động 2: CHÚNG TA LÀ ANH EM (15’) (Hoạt động hình thành khái niệm PT bậc nhất một ẩn) - Phương pháp, KT dạy học: Dạy học giải quyết vấn đề - Máy chiếu, file trình chiếu. 1. Mục tiêu: + Hiểu được dạng tổng quát của PT bậc nhất một ẩn. + Xác định được hệ số a, b. + Nhận biết được PT bậc nhất một ẩn. 2. Tổ chức hoạt động: + GV đưa ra vấn đề: Từ bài toán các em vừa tìm lời giải, hãy tìm một đẳng thức đúng có dạng ax + b = 0, trong đó a, b là các số đã biết và xác định các hệ số a, b tương ứng? + GV giao nhiệm vụ:HS độc lập suy nghĩ dựa vào kết quả ở HĐ1 của nhóm mình. + GV gọi một số HS nêu kết quả của mình, nhận xét lẫn nhau. + GV chốt vấn đề, đưa ra định nghĩa PT bậc nhất một ẩn. + HĐ lấy ví dụ và xác định hệ số a,b. ?1: Gọi 5 từng cặp 2 HS lên bảng, 1 bạn lấy VD, 1 bạn xác định hệ số và ngược lại.(lưu ý cho HS lấy VD những PT chưa ở dạng tổng quát, như:3 2(x 1) 4x ; ). ?2: Gọi 3 HS lên bảng, đứng ở ba vị trí xa nhau của bảng viết PT bậc nhất một ẩn khi nghe bạn ở dưới đọc từng bộ hệ số a, b (5 lượt). + Lớp nhận xét, GV đánh giá. 3. Sản phẩm học tập. + Một số VD về PT bậc nhất một ẩn trên vở nháp. 4. Đánh giá.
- + GV đánh giá thông qua cách HS phát hiện vấn đề và các phương án đề xuất giải quyết vấn đề. Hoạt động 3: NGỌN ĐÈN TRONG ĐÊM MƯA (20’) (Hoạt động tìm hiểu nghiệm và cách giải PT bậc nhất một ẩn) - Phương pháp, KT dạy học: Dạy học bằng Tư duy và LL toán học. - Máy chiếu, file trình chiếu, phiếu học tập. 1. Mục tiêu:+ Hiểu được như thế nào gọi là nghiệm của PT bậc nhất một ẩn. + Xây dựng được nghiệm tổng quát của PT bậc nhất một ẩn. 2. Tổ chức hoạt động: + GV tổ chức HĐ sau: GV yêu cầu mỗi bạn viết vào 2 mảnh giấy trắng nhỏ, mỗi mảnh ghi một số hữu tỉ bất kỳ. GV lấy ví dụ bất kỳ về một PT bậc nhất một ẩn (2x-4=0 chẳng hạn) và yêu cầu HS thay từng số của mình vào vị trí của x, kiểm tra xem hai vế của PT có bằng nhau không. HS nào có KQ 2 vế bằng nhau thì mang giấy lên cho GV. + GV giao nhiệm vụ: HS độc lập làm việc khẩn trương. + GV lần lượt lấy 3 ví dụ. Nếu không có HS nào có kết quả phù hợp thì cho HS lấy sau khi lấy VD. + GV đưa ra định nghĩa nghiệm của PT bậc nhất một ẩn. + GV cho HĐ nhóm như HĐ1, bằng KT khăn trải bàn, yêu cầu HS tìm nghiệm tổng quát của PT: ax b 0 (a 0) . + HS làm việc cá nhân sau đó nhóm thống nhất kết quả. + GV cho các nhóm BC kết quả, nhận xét lẫn nhau. + GV nhận xét, đánh giá và đưa ra nghiệm TQ của PT ax b 0 (a 0) là b x . a 3. Sản phẩm học tập. + Phiếu học tập nhóm. 4. Đánh giá. + GV đánh giá thông qua tinh thần tham gia HĐ, kết quả hoạt động, phiếu nhóm. Hoạt động 4: VƯỢT QUA DÒNG NƯỚC LŨ (20’) (Hoạt động giải PT bậc nhất một ẩn)
- - Phương pháp, KT dạy học: Dạy học giải quyết vấn đề. - Máy chiếu, file trình chiếu. 1. Mục tiêu:Giải được PT bậc nhất một ẩn 2. Tổ chức hoạt động: + GV tổ chức HĐ sau: Mỗi HS tự lấy 3 VD về Pt bậc nhất một ẩn và trình bày cách tìm nhiệm của Pt đó. + GV giao nhiệm vụ: HS độc lập làm việc, 3 VD ở 3 mức độ và hình thức khác nhau. + HS làm việc cá nhân. + GV cho 3 HS lên bảng trình bày VD của mình cùng một lúc. + GV cho HS nhận xét lẫn nhau và thống nhất cách trình bày lời giải “Giải Pt bậc nhất một ẩn”. + Một số HS lên bảng giải một số Pt theo đề bài của GV. 3. Sản phẩm học tập. + Lời giải một số PT bậc nhất một ẩn. 4. Đánh giá. + GV đánh giá thông qua cách HS phát hiện vấn đề và các phươgn án đề xuất giải quyết vấn đề. Hoạt động 5: ẤM ÁP TÌNH THÂN (15’) (Hoạt động vận dụng PT bậc nhất một ẩn vào thực tiễn) - Phương pháp, KT dạy học: Dạy học mô hình hóa. Dạy học khám phá. - Máy chiếu, file trình chiếu. 1. Mục tiêu:Giải được các bài toán thực tế liên quan đến PT bậc nhất một ẩn. 2. Tổ chức hoạt động: + GV yêu cầu: ?1: HS làm việc theo nhóm tìm lời giải cho bài toán sau:“Một chiếc thuyền xuôi dòng từ bến A đến bến B hết 1h30, sau đó ngược dòng trở về A hết thêm 2h nữa. Tính vận tốc riêng của thuyền biết vận tốc dòng nước chảy là 3km/h. ?2: HS làm việc cá nhân tìm lời giải cho bài toán sau:“Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 28m, tìm chiều rộng của mảnh vườn, biết nếu giảm chiều rộng đi 7m thì chiều dài mảnh vườn sẽ gấp đôi chiều rộng của nó?” ?3: HS làm việc theo nhóm hãy xây dựng một mối quan hệ giữa các đại lượng trong thực tế có liên quan đến PT bậc nhất một ẩn.
- + GV quan sát, hỗ trợ HS hoạt động nhóm (nếu cần). + GV cho HS nhận xét lẫn nhau và đánh giá kết quả của các nhóm. 3. Sản phẩm học tập. + Lời giải các bài toán áp dụng. + Phiếu nhóm. + Bài toán thực tế liên quan đến PT bậc nhất một ẩn. 4. Đánh giá. + GV đánh giá thông qua việc HS áp dụng linh hoạt các kiến thức về PT bậc nhất một ẩn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan. + Đánh giá tinh thần, thái độ và hiệu quả HĐ nhóm. IV . HỒ SƠ DẠY HỌC 1. Nội dung: + File trình chiếu các tình huống và nội dung phiếu học tập. 2. Các hồ sơ khác: PHIẾU HỌC TẬP NHÓM01a Nhóm: Các thành viên: . . Cùng hướng về Miền trung thân yêu thông qua việc tìm câu trả lời cho tình huống sau: Một xe của đoàn thiện nguyện xuất phát từ một vị trí trên Quốc lộ 1A địa phận Thanh Hóa, cách Trung tâm TH Vinh 200km đi về phía Nam để vận chuyển hàng cứu trợ cho đồng bào Miền Trung bị lũ lụt. Xe chuyển động với vận tốc 50km/h. Hỏi sau bao lâu xe cách Trung tâm TP Vinh 350km? Trả lời
- PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 01b Nhóm: Các thành viên: . . Cùng hướng về Miền trung thân yêu thông qua việc tìm câu trả lời cho tình huống sau: Con đường vào một ngôi làng nghèo dọc theo một con sông lớn. Bình thường tại cổng làng mực nước thấp hơn so với mặt đường là 2m. Đợt lũ vừa rồi ngôi làng nghèo chìm trong biển nước, tại cổng làng nước dâng quá mặt đường tới 1,5m. Sau lũ nước rút dần; trung bình mỗi giờ nước rút xuống 25cm. Hỏi cần bao lâu để mực nước trở về như bình thường? Trả lời