Hướng dẫn học môn Văn 8 – Tuần 21 Tiết 84: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

docx 2 trang thienle22 2750
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn học môn Văn 8 – Tuần 21 Tiết 84: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_hoc_mon_van_8_tuan_21_tiet_84_thuyet_minh_ve_mot_d.docx

Nội dung text: Hướng dẫn học môn Văn 8 – Tuần 21 Tiết 84: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

  1. HƯỚNG DẪN HỌC MÔN VĂN 8 – TUẦN 21 Tiết 84 : THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức, kĩ năng. Sau khi học xong bài này, HS: a. Kiến thức: - Biết sự đa dạng về đối tượng trong văn bản thuyết minh. - Hiểu đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. - Vận dụng vào viết bài văn thuyết minh. b. Kĩ năng: - Quan sát danh lam thắng cảnh. - Đọc tài liệu tra cứu, thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. 2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. a. Các phẩm chất: - Độc lập, tự tin, tự chủ. - Yêu quê hương, đất nước. b. Các năng lực chung: - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. c. Các năng lực chuyên biệt: B. KIẾN THỨC CƠ BẢN KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh 1. Đọc văn bản( SGK) Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn 2. Nhận xét: *Nội dung: - Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. - Bài viết cung cấp tri thức về lịch sử hình thành, tên gọi của hồ và đền. *Kiến thức: - lịch sử, địa lí về danh lam thắng cảnh đó. - Hiểu lai lịch, kiến trúc, nắm vững địa thế, địa hình, vẻ đẹp đặc sắc. * Yêu cầu: - Tham quan, quan sát, tra cứu, hỏi han, đọc sách báo. *Bố cục: 2 phần - Phần 1: gthiệu vị trí và tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn. - Phần 2: liên hệ thực tế ngày nay. - Thiếu sót: +thiếu phần mở bài (giới thiệu chung.) 1
  2. + Thiếu miêu tả vị trí, độ rộng hẹp của hồ, vị trí của tháp rùa, của đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, thiếu mtả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước xanh -> nội dung bài viết do vậy còn khô khan. * Phương pháp thuyết minh: Giải thích. *Ghi nhớ: SGK/34 - Bài thuyết minh cũng đầy đủ ba phần : MB, TB, KB. - Kiến thức phục vụ cho bài viết thu thập từ sách báo, học hỏi , tra cứu. - Bài viết còn cần kèm miêu tả, tự sự, bình luận trên cơ sở của những kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp. II. Luyện tập: HS làm bài tập 1,2,3,4 ( SGK) C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP 1.BT1: Lập lại bố cục bài giới thiệu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn 1 cách hợp lí A. Mở bài: - Giới thiệu chung về hồ Hoàn Kiếm - 1 danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội. B. Thân bài: - Giới thiệu vị trí của hồ Hoàn Kiếm: nằm ngay trung tâm của thành phố. - Giới thiệu kích cỡ và đặc điểm của hồ (rất rộng, vài chục mẫu- nước luôn có màu xanh lục) - Gthiệu lai lịch hồ. - Gthiệu quang cảnh xung quanh hồ. - Gthiệu đền Ngọc Sơn ở gần bờ hồ (vị trí, lai lịch, quang cảnh) - Gthiệu Tháp Rùa ở giữa hồ (vị trí, lai lịch, quang cảnh) C. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ, cảm xúc trước 1 thắng cảnh còn lưu nhiều dấu ấn lịch sử của nước nhà. Có thể nêu nhận xét của một nhà thơ nước ngoài “ Hồ Gươm là chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội” 2. BT2: HS dựa vào dàn bài sắp xếp các ý cho thích hợp 3. BT3: Chọn chi tiết tiêu biểu: - Hồ Hoàn Kiếm là 1 trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. - Tháp Rùa cổ kính, đền Ngọc Sơn với nhịp cầu Thê Húc sơn đỏ nối cong. - Đài Nghiên, Tháp Bút tượng trưng cho thủ đô ngàn năm văn hiến. - Quá trình tạo lập, tên gọi Lưu Thuỷ, Thuỷ Quân. - Quang cảnh: cây cảnh, bồn hoa, rặng liễu. - Ngôi đền Ngọc Sơn. 4. BT4: Có thể sử dụng câu đó vào phần mở bài hoặc kết bài 2