Hướng dẫn học môn Văn 8 – Tuần 21 Tiết 83: Câu cầu khiến

docx 3 trang thienle22 2930
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn học môn Văn 8 – Tuần 21 Tiết 83: Câu cầu khiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_hoc_mon_van_8_tuan_21_tiet_83_cau_cau_khien.docx

Nội dung text: Hướng dẫn học môn Văn 8 – Tuần 21 Tiết 83: Câu cầu khiến

  1. HƯỚNG DẪN HỌC MÔN VĂN 8 – TUẦN 21 Tiết 83: CÂU CẦU KHIẾN A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức, kĩ năng. Sau khi học xong bài này, HS: a. Kiến thức: - Biết được chức năng của câu cầu khiến. Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp. - Hiểu rõ đặc điểm của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác. - Vận dụng vào tạo lập văn bản và giao tiếp. b. Kĩ năng: - Đọc hiểu bản dịch tác phẩm. - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. a. Các phẩm chất: - Tự lập, tự tin, tự chủ. b. Các năng lực chung: - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. c. Các năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. B. KIẾN THỨC CƠ BẢN Kiến thức cơ bản I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1.Ví dụ:(SGK) 1. a, Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. b, Đi thôi con. 2.Nhận xét - Có những từ cầu kiến: đừng, đi, thôi. - Dùng để : + khuyên bảo (1) + yêu cầu (2, 3). *. a, Mở cửa. -> trả lời câu hỏi (câu trần thuật). b, Mở cửa! -> đề nghị, ra lệnh (Câu cầu khiến). 3.Kết luận . - Câu cầu khiến: + có những từ cầu khiến hay ngữ điệu cầu khiến. + chức năng: khuyên bảo, yêu cầu, đề nghị + thường kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm. * Ghi nhớ:SGK/31 II. LUYỆN TẬP.( HS làm bt 1.2,3,4 trong SGK) 1
  2. C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP Bài tập 1: - Câu cầu khiến: a, Hãy lấy gạo làm bánh b, Ông giáo hút trước đi. c, Nay chúng ta đừng làm gì nữa - Đặc điểm hình thức: có các từ cầu khiến. - Nhận xét về chủ ngữ: + Câu a vắng CN. + Câu b CN là ngôi thứ 2, số ít. +Câu c CN là chúng ta, ngôi thứ nhất số nhiều. - Có thể thay đổi, thêm bớt CN, ý nghĩa của câu sẽ thay đổi. Bài tập 2: Xác định câu cầu khiến. Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa giữa những câu đó. a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm -> có từ cầu khiến đi, vắng chủ ngữ. b, Các em đừng khóc. -> từ cầu khiến đừng, CN ngôi thứ hai số nhiều. c, Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này! -> không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến, vắng chủ ngữ. Bài tập 3: So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu a, Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột! b, Thầy em hãy cố ngồi dậy ! -> Câu a vắng CN, câu b có CN. Nhờ có CN trong câu b ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói với người nghe. Bài tập 4: Dế Choắt muốn Dế Mèn đào giúp một cái ngách (mục đích cầu khiến). Trong lời Dế Choắt yêu cầu Dế Mèn, Tô Hoài không dùng câu cầu khiến mà dùng câu nghi vấn có từ hay là làm cho ý cầu khiến nhẹ hơn. Cách dùng lời cầu khiến như thế rất phù hợp với tính cách của Dế Choắt và vị thế của Dế Mèn. 2