Hệ thống kiến thức trọng tâm học kì I môn Vật lí 7 - Năm học 2020 -2021 - Trường THCS Nguyễn Thanh Đằng

doc 5 trang Thủy Hạnh 08/12/2023 1530
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức trọng tâm học kì I môn Vật lí 7 - Năm học 2020 -2021 - Trường THCS Nguyễn Thanh Đằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doche_thong_kien_thuc_trong_tam_hoc_ki_i_mon_vat_li_7_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Hệ thống kiến thức trọng tâm học kì I môn Vật lí 7 - Năm học 2020 -2021 - Trường THCS Nguyễn Thanh Đằng

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN THANH ĐẰNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 7 Chương I- QUANG HỌC I. LÝ THUYẾT Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật? - Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. - Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. VD: ngọn đèn, mặt trời - Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. VD: mặt trăng; gương soi, hộp bút vv đặt dưới ngọn đèn Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? - Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. * Áp dụng: Giải thích bóng tối, bóng nửa tối, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, ? Hãy giải thích vì sao xuất hiện hình bóng của người ở trên tường phía sau lưng, khi người đó đứng trước một ngọn đèn vào ban đêm ? Khi người đó đứng trước ngọn đèn thì người đó chính là vật cản sáng, trên tường phía sau lưng có một vùng bóng tối hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ đèn truyền tới, còn gọi là hình bóng của người Câu 4: Chùm sáng là gì? Có mấy loại chùm sáng? - Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành. Có 3 loại chùm sáng: + Chùm sáng song song: Gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. + Chùm sáng hội tụ: Gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. + Chùm sáng phân kỳ: Gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. Câu 5: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? S N R - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chúa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. i i’ - Góc phản xạ bằng góc tới. I 1
  2. Câu 6: Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng? - Ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, lớn bằng vật - Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương Câu 7: Tính chất ảnh tạo bởi gương cầu lồi ? So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi so với vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước ? - Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật. - Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. * Áp dụng: Trên xe ô tô, xe máy người ta lắp một gương cầu lồi phía trước người lái xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì? - Vì vùng nhìn thấy của trong gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng có cùng kích thước giúp người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau. Câu 8: Tính chất ảnh tạo bởi gương cầu lõm? Gương cầu lõm có tác dụng gì? - Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật. - Gương cầu lõm có tác dung biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. II. BÀI TẬP Bài 1: Trên hình vẽ là các tia tới gương phẳng. Hãy vẽ tiếp các tia phản xạ và xác định độ lớn của góc phản xạ? N S 400 I Bài 2: Trên hình vẽ là một gương phẳng và hai điểm N, M. Hãy vẽ tia tới đi qua điểm M đến gương cho tia phản xạ đi qua điểm N. M N . . 2
  3. Bài 3: Một vật hình mũi tên AB đặt trước gương phẳng như hình vẽ. Hãy xác định ảnh A’B’ của vật AB qua gương. B A Chương II - ÂM HỌC I. LÍ THUYẾT Câu 1: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? - Những vật phát ra âm thanh gọi là nguồn âm. - Các vật phát ra âm (nguồn âm) đều dao động. Câu 2: Tần số dao động là gì? Đơn vị tần số là gì? Khi nào vật phát ra âm phát ra cao (âm bổng)? Khi nào vật phát ra âm thấp (âm trầm)? - Số dao động trong một giây gọi là tân số. Đơn vị tần số là Héc, ký hiêu Hz. - Khi tần số dao động càng lớn thí âm phát ra càng cao. - Khi tần số dao động càng nhỏ thí âm phát ra càng thấp. * Cách tính tần số : Ví dụ : Một vật trong 2 phút thực hiện được 1200 dao dao động. Tính tần số dao động đó và cho biết vật đó có phát ra âm không và tai người nghe được không? Giải : 2’ = 120s 1200 dao động 1s 1200.1/120 = 10 dao động.Vậy tần số của dao động trên là 10Hz. - Vật có dao động nên phát ra âm. Âm này có tần số 10Hz < 20 Hz nên tai người không thể nghe được. Câu 3: Khi nào âm phát ra to? Khi nào âm phát ra nhỏ? Độ to của âm được đo bằng đơn vị gì? - Biên độ dao động càng lớn thì âm phát ra càng to. - Biên độ dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng nhỏ. - Độ to của âm được đo bằng đơn vị Đềxiben (dB) Câu 4: Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường nào? Âm thanh không truyền được trong môi trường nào? - Âm thanh có thể truyền được trong môi trường rắn, lỏng và khí. - Âm thanh không thể truyền được trong chân không. 3
  4. Câu 5: Trong 3 môi trường rắn, lỏng, khí. Vận tốc truyền âm trong môi trường nào lớn nhất, môi trường nào nhỏ nhất? - Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn nhất, trong chất khí nhỏ nhất (vận tốc truyền âm trong Thép: 6100 m/s; Nước: 1500/s; không khí 340m/s) Áp dụng : Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa từ xa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao ? Câu 6: Phản xạ âm-Tiếng vang + Âm dội lại khi gặp mặt chắn là âm phản xạ + Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra ít nhất 1/15 giây + Vật phản xạ âm tốt có bề mặt cứng, nhẵn. Vật phản xạ âm kém có bề mặt mềm, gồ ghề Câu 7: Thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm ?Nêu một số biện pháp có thể chống ô nhiễm tiếng ồn? - Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, hoạt động của con người. - Một số biện pháp có thể chống ô nhiễm tiếng ồn: + Giảm độ to của tiếng ồn phát ra + Ngăn chặn đường truyền của tiếng ồn. + Làm cho âm truyền theo hướng khác. II. BÀI TẬP Câu 1: Để xác định độ sâu của đáy biển, một tàu neo cố định trên mặt nước và phát ra siêu âm rồi thu lại âm phản xạ sau 1,4 giây. Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s. Em hãy tính độ sâu của đáy biển. Câu 2:Tại sao khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường ta lại không nghe được? Câu 3: Có một bệnh viện nằm cạnh một đường quốc lộ có rất nhiều xe cộ qua lại. Hãy nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này. Câu 4: Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang, biết vận tốc của âm trong không khí là 340 m/s và để nghe được tiếng vang thì âm phản xạ và âm trực tiếp cách biệt nhau ít nhất 1/15 giây? Câu 5: Vật 1 thực hiện 500 dao động trong 20 giây, vật 2 thực hiện 750 dao động trong 30 giây. Vật nào phát ra âm trầm hơn, bổng hơn? Câu 6: Hãy chỉ ra bộ phận dao động phát ra âm trong các nguồn âm sau: Đàn ghita, trống, ống sáo. - HẾT- 4