Giáo án Tự nhiên xã hội + Đạo đức lớp 1, 2 - Tuần 26

doc 9 trang thienle22 3590
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội + Đạo đức lớp 1, 2 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_dao_duc_lop_1_2_tuan_26.doc

Nội dung text: Giáo án Tự nhiên xã hội + Đạo đức lớp 1, 2 - Tuần 26

  1. TUẦN 26 TNXH 1: TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA. GIÓ I.Mục tiêu .  Nhận biết và mô tả được mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết : trời nắng, trời mưa, gió.  Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe trong những ngày nắng, mưa, gió  Biết cách ăn mặc, giữ gìn sức khỏe trong những ngày nắng, mưa, gió.  Nêu được một số lợi ích hoặc tác hại của nắng, mưa, gió đối với đời sống con người II.Đồ dùng dạy học  Các hình trong bài 30, 32 SGK; Sưu tầm tranh , ảnh về trời nắng , trời mưa, gió; vở BT III.Hoạt động dạy học chủ yếu A .Khởi động: - Kiểm tra bài cũ: ? Kể tên một số con vật có ích, có hại. .Bài mới : -Giới thiệu bài B.Hoạt động thực hành: *Hoạt động1: Làm việc với tranh, ảnh sưu tầm được. MT: HS nhận biết phân biệt các tranh, ảnh mô tả cảnh trời nắng với các tranh, ảnh mô tả cảnh trời mưa, trời khi có gió; Biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả cảm giác khi trời nắng hoặc trời hoặc trời mưa, khi trời gió. +Bước 1 - Hoạt động cá nhân - Các em phân loại những tranh , ảnh mà các em mang đến lớp về trời nắng và trời mưa, khi trời gió +Bước 2 - Gọi đại diện các HS đưa tranh, ảnh lên giới thiệu trước lớp - Các HS khác nhận xét, bổ sung. ? Vì sao em biết trời đang có gió. Gió trong hình có mạnh không, nguy hiểm không ? Nêu cảm giác của em trong những ngày trời nắng ( hoặc trời mưa) ? Kể những đồ dùng cần thiết mà em biết để giúp ta che nắng ( hoặc che mưa)-gió GV nhận xét KL: + Khi trời nắng, bầu trời trong xanh có mây, mặt trời sáng chói.
  2. + Khi trời mưa có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên không nhìn thấy mặt trời, mưa làm ướt đường, cỏ cây và mọi vật ngoài trời. + Khi có gió cảnh vật xung quang, cây cối đung đưa, mùa hè gió thổi vào người tạo cảm giác mát mẻ. + Củng cố lại nội dung các bức tranh mà các em được quan sát. - Tiêu chí: - Nhận biết và mô tả được mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết : nắng, mưa, gió. - Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe trong những ngày nắng, mưa, gió -Phương pháp : Quan sát -Kĩ thuật : Ghi chép ngắn/ Bảng kiểm. - Các mức độ : (1) KN bày tỏ ý kiến chưa đạt yêu cầu (2) KN bày tỏ ý kiến đạt yêu cầu (3) KN bày tỏ ý kiến tố *Hoạt động 2: Trời nắng, trời mưa. Gió MT: HS hình thành thói quen mặc phù hợp với thời tiết Chuẩn bị: Một số tấm bìa hoặc viết tên một số đồ dùng tượng trưng cho mùa nắng và mùa mưa . Bước 1: GV nêu cách chơi và luật chơi Bước 2: HS chơi HS nhận xét GV nhận xét ? Tại sao chúng ta cần mặc phù hợp với thời tiết nắng, mưa ? Tại sao khi đi dưới trời nắng bạn phải đội nón, mũ ? Để không bị ướt khi đi dưới trời mưa bạn phải làm gì KL: Trang phục phù hợp với thời tiết sẽ bảo vệ được cơ thể phòng chống được một số bệnh như cảm nắng hoặc cảm lạnh , sổ mũi, nhức đầu, viêm phổi, khi đi dưới trời mưa nhớ đội ô, dù, mang áo mưa để tránh bị ướt. - Đánh giá: - Tiêu chí: - Về mức độ nắng, mưa, gió (gió Lào) của địa phương nơi em sống. -HS có ý thức bảo vệ sức khỏe khi trời nắng, trời mưa, trời gió. - PP: Quan sát, vấn đáp - KT: Phỏng vấn nhanh trả lời nhanh, trò chơi, chia sẻ kinh nghiệm. C. Hoạt động ứng dụng: ? Qua tiết học này giúp các em biết thêm những gì. Nhận xét, dặn dò. *GD BVMT: Thời tiết nắng, mưa, gió là một yếu tố của môi trường. Sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
  3. TNXH 2 : LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU? I.Mục tiêu - Biết được động vật có thể sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không. - Với HS KG: Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, trên không của một số động vật Tích hợp GDVMT: Biết cây cối, các con vật có thể sống ở các môi trường khác nhau: Đất, nước, không khí.Nhận ra sự phong phú của cây cối. - Có ý thức bảo vệ môi trường sống của loài vật( Liên hệ) II Đồ dùng dạy học:. GV:Các hình trong SGK. HS: SGK III.Hoạt động dạy học chủ yếu A.Khởi động: GV tổ chức cho các bạn chơi TC: “Chim bay cò bay” -HD cách chơi và luật thưởng, phạt. -Qua trò chơi em hãy kể tên một số loài vật mà em biết? -Loại vật được sống ở những nơi nào? -Giới thiệu vài ghi tên bài. B.Hoạt động dạy học *HĐ 1: Làm việc với SGK -Việc 1: HS quan sát, trả lời câu hỏi. +Hình nào cho biết loài vật nào sống ở mặt đất, dưới nước, trên không? +Hãy kể tên các con vật có trong hình vẽ. + Các con vật đó sống ở đâu? +Kể tên con vật vừa sống trrên cạn vừa sống dưới nước? +Vậy loài vật có thể sống ở những đâu? - Việc 2: Đại diện các em trả lời. *HĐ 2: Thi kể về các loài vật -Yêu cầu các em TL, kể tất cả các loài vật sống trên trái đất - Các em viết liệt kê tên các loài vật lên bảng mà các em biết -Nhận xét, đánh giá. Em cần làm gì với các loài vật có ích, loài vật không có ích cần làm gì?
  4. - Hệ thống bài học. Nhận xét tiết học C. Hoạt động ứng dụng: - Dặn HS về nhà cùng với mọi người tìm hiểu về MT sống của loài vật, có ý thức BVMT
  5. ĐẠO ĐỨC 1: BIẾT GIỮ AN TOÀN CHO BẢN THÂN I. Mục tiêu: Giúp H - Biết được những rủi ro hoặc tai nạn có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày ở lứa tuổi các em. - Hiểu được nguyên nhân dẫn đến những rủi ro, tai nạn. - Biết các dấu hiệu của nguy cơ rủi ro, tai nạn và các kĩ năng xử lí, phòng tránh, tự bảo vệ an toàn cho bản thân. - GD.H tính cẩn thận trong sinh hoạt hằng ngày để bảo vệ an toàn cho bản thân. II. Đồ dùng dạy học: Sách TLGDĐP III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : A. Khởi động: - Cho HS hát bài về giao thông : Cả lớp hát - Giới thiệu bài – Ghi bảng B. HĐ dạy học : HĐ1: Những rủi ro thường xảy ra : * Nêu những rủi ro, bất trắc hoặc tai nạn gây thương tích có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày ở lứa tuổi các em : - Ở nhà - Trên đường đi - Lúc chơi đùa, - HS trình bày, nhận xét, bổ sung. *GV chốt : (Sách TLGD ĐP/tr 53) *Đánh giá + Phương pháp đánh giá: vấn đáp. Quan sát +Kỹ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi, trả lời miệng. Nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá: - Nêu được những rủi ro, bất trắc hoặc tai nạn gây thương tích có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày ở lứa tuổi các em. HĐ 2 : Nguyên nhân dẫn đến rủi ro : * Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những rủi ro, tai nạn, thương tích. - Cho HS thảo luận N2. - Gọi HS trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt : + Do đặc điểm địa lí, xã hội địa phương và môi trường sống không an toàn như : nhiều ao hồ, sông suối, + Do điều kiện gia đình không có người quan tâm, chăm sóc như : ở nhà một mình, đi học một mình qua đoạn đường vắng,
  6. + Do thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức, kĩ năng xử lí tình huống và thiếu ý thức dẫn đến những việc làm gây ra tai nạn như : tắm ao hồ, sông khi không có người lớn, không biết bơi, *Đánh giá + Phương pháp đánh giá: vấn đáp. Quan sát +Kỹ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi, trả lời miệng. Nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá: - HS biết nguyên nhân dẫn đến những rủi ro, tai nạn, thương tích. - Hợp tác nhóm tốt, trình bày tự tin. HĐ 3: Các dấu hiệu của nguy cơ rủi ro : * Nhận biết các dấu hiệu của nguy cơ rủi ro, tai nạn và các kĩ năng xử lí, phòng tránh, tự bảo vệ an toàn cho bản thân. - Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi. - Gọi HS trình bày, nhận xét, bổ sung - GV chốt (Sách TLGD ĐP/tr 54.) *Đánh giá + Phương pháp đánh giá: vấn đáp. Quan sát +Kỹ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi, trả lời miệng. Nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá: - Biết được các dấu hiệu của nguy cơ rủi ro, tai nạn và các kĩ năng xử lí, phòng tránh, tự bảo vệ an toàn cho bản thân. - Hợp tác nhóm tốt, trình bày mạnh dạn. HĐ 4 : Xử lí tình huống : - Giao việc : 3 dãy bàn, xử lí 3 tình huống ở Sách TLGD ĐP/tr 54. - HS nhận nhiệm vụ, tìm cách xử lí tình huống. - Mời các nhóm trình bày, nhận xét - Nhận xét, chốt : - Cho HS đọc ghi nhớ ở Sách TLGD ĐP/tr 55. *Đánh giá + Phương pháp đánh giá: vấn đáp. Quan sát +Kỹ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi, trả lời miệng. Nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá: - Biết xử lý các tình huống phù hợp. - Hợp tác nhóm tốt, xử lý tình huống nhanh. đ. Kể chuyện * GV kể một số câu chuyện về tai nạn, thương tích đã xảy ra với các em HS ở tỉnh ta. * Liên hệ, giáo dục HS : không được tắm ao hồ, sông, suối một mình, C. Hoạt động ứng dụng: - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS : Thực hiện giữ an toàn cho bản thân
  7. ĐẠO ĐỨC 2: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT( T2) I. Mục tiêu: -HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ người khuyết tật trong lớp , trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng. - Không đồng tình với những bạn xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật. -HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tùy theo khả năng của bản thân. * Tích hợp phòng tránh tai nạn bom mìn: Thể hiện thái độ quan tâm, chia sẻ với người khuyết tật, nạn nhân bom mìn và những việc làm thiết thực để giúp đỡ họ. II. Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, VBT, Tài liệu GDTNBM HS: VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Khởi động: - TBVN cho cả lớp hát 1 bài. - Đánh giá: + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá: HS hát to, sôi nổi, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để vào học bài mới B.Hoạt động dạy học: -Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc lại đề bài. Nêu mục tiêu bài học. B.Hoạt động thực hành: Bài tập 5: Hãynêu những việc em đã làm và sẻ làm để giúp đỡ người khuyết tật. Việc 1: Cho HS tự làm bài. Việc 2: Chia sẻ bài theo nhóm 2 Việc 3: Chia sẻ trước lớp: - Đánh giá: + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời: Kết luận: Khen ngợi HS và khuyến khích HS thực hiện những việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.Chúng ta cần giúp đỡ các bạn bị khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập. Bài tập 6: Sưu tầm tranh ảnh, các bài báo, bài thơ, các câu chuyện nói về việc giúp đỡ người khuyết tật.
  8. Việc 1: Cho HS đọc yêu cầu. Việc 2: Cho HS tự trình bày tranh ảnh các bài báo, bài thơ, các câu chuyện nói về việc giúp đỡ người khuyết tật. Việc 3: Chia sẻ trước lớp. - Đánh giá: + PP: viết , hỏi đáp. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.Tôn vinh học tập + Tiêu chí đánh giá: Tuyên dương những học sinh biết sưu tầm tranh tốt để giúp đỡ người khuyết tật.Trình bày tự tin trước lớp. Hợp tác nhóm tốt. KL: XTLGDBM: Trong cuộc sông có những người khuyết tật vì nhiều nguyên nhân khác nhau như: bẩm sinh,đau ốm , tai nạn giao thông hay tai nạn bom mìn Họ rất cần sự cảm thông và giúp đỡ. Vì vậy các em cần có thái độ càm thông và tùy theo khả năng, điều kiện thực tế để giúp đỡ người khuyết tật C. Hoạt động ứng dụng: - Nhận xét tiết học. Về nhà chia sẻ bài học cùng ông bà, cha me giúp đỡ người khuyết tật là việc làm cần thiết hoặc những việc làm phù hợp