Giáo án Tin học lớp 3, 4, 5 - Tuần 2 - Giáo viên: Phạm Thị An - Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang

doc 8 trang thienle22 3210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 3, 4, 5 - Tuần 2 - Giáo viên: Phạm Thị An - Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_3_4_5_tuan_2_giao_vien_pham_thi_an_truon.doc

Nội dung text: Giáo án Tin học lớp 3, 4, 5 - Tuần 2 - Giáo viên: Phạm Thị An - Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang

  1. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học TUẦN 2 Ngày soạn: 26/8/2017 Ngày dạy: 28/8/2017 Chiều tiết 1 lớp 31, tiết 2 lớp 33, tiết 3 lớp 32 BÀI 2: BÀN PHÍM MÁY TÍNH I. Mục tiêu: - H bước đầu làm quen với bàn phím, tìm hiểu các khu vực trên bàn phím. - H phân biệt được các hàng phím. - Biết chức năng của một số phím. II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Nghe thầy cô giới thiệu về bàn phím - GV đưa bàn phím lên trước lớp giới thiệu trực qua về bàn phím. - Giới thiệu qua về sơ đồ của bàn phím. - H quan sát hình 19 - Sgk - Cả lớp ngồi ngay ngắn, chú ý lắng nghe giáo viên giới thiệu về bàn phím. 2. Tìm hiểu các khu vực trên bàn phím Việc 1: Quan sát hình 20 – Sgk và tìm hiểu các khu vực trên bàn phím. Việc 2: Trả lời các câu hỏi: + Bàn phím máy tính có mấy khu vực? + Khu vực chính của bàn phím có những hàng phím nào? + Trong các hàng phím đó hàng phím nào có điều đặc biệt? + Tác dụng của 2 phím có gai F và J? Việc 3: Thảo luận để thấy rõ sự khác nhau của phím có 1 kí tự và phím có 2 kí tự. Việc 4: + Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm thảo luận và nêu chức năng của từng nhóm phím. + Thư kí tổng hợp ý kiến, báo cáo kết quả. Giáo viên: Phạm Thị An Năm học 2017-2018
  2. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học - GV nêu thêm chức năng của một số phím trên bàn phím: Giới thiệu trực quan trên bàn phím các phím: Ctrl;Shift;Capslock; pageup - Khu vực chính của bàn phím là nhóm phím có nhiều phím nhất, nằm phía bên trái bàn phím. Gồm các phím chữ cái và các phím ký hiệu: Ngoài ra còn có các phím số và nhóm phím chức năng. - GV lưu ý:: Hai phím có gai ở hàng cơ sở là phím F và phím J. Hai phím này làm mốc cho việc đặt các ngón tay khi gõ phím. - Phím dài nhất ở hàng phím dưới gọi là phím dấu cách, dùng để tạo khoảng cách khi gõ xong 1 phím hay 1 từ. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nắm được các hàng phím trong khu vực chính của bàn phím Ngày soạn: 27/8/2017 Ngày dạy: 29/8/2017 Sáng tiết 1 lớp 43,tiết 2 lớp 42 BÀI 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH (T1) I. Mục tiêu: - H có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính, biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay. - Bước đầu biết máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình, biết mô hình hoạt động của máy tính. Nhận thông tin, xử lý thông tin và xuất thông tin. II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Tìm hiểu mục tiêu bài học: Việc 1: Đọc thầm mục tiêu bài học (2-3 lần) Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh Mục tiêu bài học có những nội dung gì? 2. Giới thiệu về quá trình phát triển của máy tính H đọc nội dung mục 1 Sgk Giáo viên: Phạm Thị An Năm học 2017-2018
  3. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Việc 1: Nhóm trưởng (hoặc một bạn được phân công) điều hành thảo luận: - Máy tính điện tử đầu tiên ra đời vào năm nào? - Hình 2 là hình ảnh của cái gì? - Hình 3 là hình ảnh của chiếc máy tính gì? - Chiếc máy tính đầu tiên có trọng lượng và kích thước ntn? - Chiếc máy tính để bàn ngày nay có trọng lượng và kích thước ntn? - Sử dụng máy tính hiện nay có lợi gì so với máy tính ngày xưa? Việc 2: Làm phép tính để biết chiếc máy tính đầu tiên. - Nặng gấp bao nhiêu lần máy tính ngày nay? - Chiếm diện tích gấp bao nhiêu lần phòng (20m2). H làm vào vở. Đổi chéo vở kiểm tra bài bạn. - Tuy có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng các máy tính có chung 1 điểm gì? - Em hãy cho biết với các chương trình máy tính còn giúp con người làm được những việc gì? Từng bạn báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung về khả năng làm việc của máy tính. Việc 3: Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nắm được sơ đồ hoạt động của máy tính, vận dụng và làm được các bài tập ở sách BT. Giáo viên: Phạm Thị An Năm học 2017-2018
  4. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Ngày soạn: 27/8/2017 Ngày dạy: 29/8/2017 Sáng tiết 3 lớp 31 BÀI 3: CHUỘT MÁY TÍNH (T1) I. Mục tiêu: - H hiểu và nắm được cấu tạo của chuột máy tính. - Biết cách sử dụng chuột và chức năng của nó. II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Tìm hiểu mục tiêu bài học: Việc 1: Đọc thầm mục tiêu bài học (1-2 lần) Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh Mục tiêu bài học có những nội dung gì? 2. GV giới thiệu về chuột máy tính - GV giới thiệu trực quan trước lớp về chuột máy tính. - H quan sát hình 22 – Sgk - Thảo luận và trả lời câu hỏi: chuột máy tính dùng để làm gì? - Chuột máy tính có cấu tạo như thế nào? 2. Tìm hiểu cách sử dụng chuột Việc 1: Quan sát hình 23 – Sgk và tìm hiểu cách sử dụng chuột. Việc 2: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm thảo luận cách cầm chuột, phân biệt được nút trái chuột và nút phải chuột. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nắm được cấu tạo và chức năng của bàn phím, chuột máy tính Giáo viên: Phạm Thị An Năm học 2017-2018
  5. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Ngày soạn: 27/8/2017 Ngày dạy: 29/8/2017 Sáng tiết 4 lớp 53 BÀI 2: THÔNG TIN ĐƯỢC LƯU TRONG MÁY TÍNH NHƯ THẾ NÀO (T1) I. Mục tiêu: - Học sinh làm quen với khái niệm tệp và thư mục trong máy tính - Học sinh biết cách xem tệp và thư mục. - Khám ổ đĩa C. II. Hoạt động học: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động Việc 1: Thi giữa các nhóm: - Nêu tác dụng của máy tính trong đời sống. - Kể tên các thiết bị lưu trữ thông tin. - Các bạn lắng nghe, đánh giá, nhận xét nhóm trả lời nhanh và đúng. Việc 2: Quan sát hình 1 và hình 2 Sgk em hãy nêu sự khác nhau về cách sắp xếp 2. Tìm hiểu về Tệp và Thư mục GV: Thông tin trong máy tính cũng cần phải sắp xếp có trật tự đó là thông tin được tổ chức dưới dạng tệp và thư mục. * Tệp: Thông tin trong máy tính được lưu trong các tệp, mỗi tệp có một tên để phân biệt. - Ví dụ: Tệp văn bản, tệp hình vẽ, tệp chương trình. . . H quan sát H3 biểu tượng và tên một số tệp * Thư mục: GV: Giới thiệu hình dạng của thư mục: có màu vàng và có hình dáng một kẹp giấy. - Các thư mục chứa các tệp. - Mỗi thư mục có biểu tượng và tên để phân biệt. - Một thư mục có thể chứa nhiều thư mục con hoặc không chứa gì. Giáo viên: Phạm Thị An Năm học 2017-2018
  6. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học H quan sát, chú ý lắng nghe và ghi vào vở. 3. Xem các thư mục và tệp H quan sát lên màn hình máy chiếu, dưới sự hướng dẫn của GV. H thực hiện xem các thư mục và tệp, khám phá ổ đĩa C. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nắm được các loại tệp và thư mục, cách lưu trữ dữ liệu của máy tính. Ngày soạn: 27/8/2017 Ngày dạy: 29/8/2017 Sáng tiết 3 lớp 42 BÀI 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH (T2) I. Mục tiêu: - H có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính, biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay. - Bước đầu biết máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình, biết mô hình hoạt động của máy tính. Nhận thông tin , xử lý thông tin và xuất thông tin. II. Hoạt động học: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Tìm hiểu mục tiêu bài học: Việc 1: Đọc thầm mục tiêu bài học (2-3 lần) Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh Mục tiêu bài học có những nội dung gì? Tìm hiểu về chức năng của các bộ phận máy tính Quan sát hình 5 – Sgk và gọi tên các bộ phận máy tính. Thảo luận, chia sẻ về các bộ phận máy tính. Giáo viên: Phạm Thị An Năm học 2017-2018
  7. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học Việc 1: Quan sát Hình 6 – Sgk Việc 2: Thảo luận và trả lời câu hỏi: - Bàn phím và chuột giúp em làm gì? - Màn hình cho em biết điều gì? - Thân máy tính làm nhiệm vụ gì? Vì sao phần thân máy có thể làm được điều đó? - Dựa vào các hoạt động trên em có thể vẽ ra sơ đồ hoạt động của máy tính. Việc 3: Dựa vào sơ đồ hoạt động của máy tính em hãy thực hiện làm ví dụ ở Sgk trang 7. - Em phải xác định được thông tin vào là gì? - Thông tin ra là gì? - Quá trình xử lí thông tin diễn ra ở đâu? B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nắm được sơ đồ hoạt động của máy tính, vận dụng và làm được các bài tập ở sách BT. Ngày soạn: 29/8/2017 Ngày dạy: 31/8/2017 Sáng tiết 4 lớp 51 BÀI 2: THÔNG TIN ĐƯỢC LƯU TRONG MÁY TÍNH NHƯ THẾ NÀO (T2) I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết các ổ đĩa trong máy tính - Học sinh khám phá máy tính thông qua các xem tệp và thư mục - Khám phá ổ C II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động Việc 1: Thi giữa các nhóm: Giáo viên: Phạm Thị An Năm học 2017-2018
  8. Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang Giáo án Tin học - Nêu tác dụng của máy tính trong đời sống. - Kể tên các thiết bị lưu trữ thông tin. - Các bạn lắng nghe, đánh giá, nhận xét nhóm trả lời nhanh và đúng. Việc 2: Quan sát hình 1 và hình 2 Sgk em hãy nêu sự khác nhau về cách sắp xếp B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH GV: Để xem được các tệp và thư mục trong máy tính em phải làm gì? H: 2 H trả lời, H khác nhận xét. 1 Thực hành khám phá máy tính. Việc 1:- Nháy đúp vào biểu tượng Mycomputer/ chọn ổ đĩa C hoặc ổ đĩa D. Việc 2:- Nhớ tên tệp và thư mục Việc 3: Học sinh đọc tên các ổ có trong máy tính. ổ đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD. 2. Quan sát cả 2 ngăn bên phải và ngăn bên trái của cửa sổ Mycomputer Việc 1:- Khám phá ổ đĩa C - Học sinh mở tệp đã có sẵn trong ổ C: tệp văn bản, tệp hình vẽ Hướng dẫn học sinh tìm thư mục có chứa tệp văn bản, tệp hình vẽ -Nháy đúp chuột để mở tệp văn bản, tệp hình vẽ Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả của nhóm. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nắm được cấu tạo và chức năng của các bộ phận máy tính, chia sẻ cùng các bạn về lợi ích của máy tính. Giáo viên: Phạm Thị An Năm học 2017-2018