Giáo án Tin học 3 - Tuần 8 - GV: Nguyễn Thị Thanh Diệp

doc 5 trang thienle22 6140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 3 - Tuần 8 - GV: Nguyễn Thị Thanh Diệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_3_tuan_8_gv_nguyen_thi_thanh_diep.doc

Nội dung text: Giáo án Tin học 3 - Tuần 8 - GV: Nguyễn Thị Thanh Diệp

  1. Giáo án tin học 3 TUẦN 8 Năm học: 2019 - 2020 TUẦN 8 Ngày dạy: 14/10/2019 (Lớp : 3D ) 17/10/2019 ( Lớp : 3A) 14/10/2019 (Lớp : 3C,B ) HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH TRÒ CHƠI BLOCKS (Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. KT: Biết khởi động, cách chơi và thoát trò chơi BLOCKS 2. KN: rèn luyện khả năng sử dụng chuột, quan sát và ghi nhớ. - Phát triển tư duy logic. 3. TĐ: Hào hứng, thích thú học tập, giữ gìn vệ sinh phòng máy 4. NL: Sử dụng được trò chơi BLOCKS (HSKT 3D: Biết khởi động, chơi ở chế độ 1 người) II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Máy tính có cài biểu tượng trò chơi BLOCKS, Máy chiếu; - Học sinh: SGK, STH. III. Các hoạt động dạy – học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Khởi động: Kiểm tra sách, vở TH của học sinh HĐ 1. Giới thiệu trò chơi GV giới thiệu biểu tượng của trò chơi trên màn hình - Cả lớp quan sát ? Để khởi động trò chơi em làm thế nào? H: Nháy đúp chuột lên biểu tượng để khởi động trò chơi Block. H nhận xét, GV nhận xét Gv: Có còn cách nào nữa không? H: Nhấn chuột phải vào biểu tượng ,chọn Open(mở). H nhận xét, GV nhận xét, chốt - Giáo viên giới thiệu với các em về một số kí hiệu và giải thích ý nghĩa của kí hiệu tương ứng với các khối trong trò chơi đồng thời giới thiệu trò chơi Blocks giúp em rèn luyện kĩ năng sử dụng chuột máy tính, khả năng ghi nhớ của mình. - Giáo viên giới thiệu luật chơi và thực hiện thao tác chọn màn chơi, lật hình làm mẫu để học sinh quan sát. HĐ2. Cách chơi GV: Nguyễn Thị Thanh Diệp - 1 - Trường TH Phú Thủy
  2. Giáo án tin học 3 TUẦN 8 Năm học: 2019 - 2020 Việc 1: H đọc nội dung ở SGK Việc 2: H thảo luận với ban bên cạnh về cách chơi Việc 3: Các nhóm chia sẽ kết quả trước lớp H nhận xét, GV nhận xét , chốt Khi nháy chuột lên một ô vuông, hình vẽ sẽ được lật lên. Nếu lật được liên tiếp 2 ô có hình vẽ giống nhau thì các hình đó sẽ biến mất. Nhiệm vụ của em là làm biến mất các ô đó càng nhanh càng tốt. Kết thúc thời gian chơi, số thời gian chơi và tổng số cặp em lật được sẽ được nhấp nháy ở phía dưới. HĐ 3. Bắt đầu trò chơi Việc 1: NT cho các bạn đọc thông tin trong sách, thảo luận trò chơi và thực hiện vào máy ? Có mấy chế độ chơi? (H: 2 chế độ: một người và 2 người chơi) Việc2: Các nhóm chia sẽ kết quả đã làm được H nhận xét Gv nhận xét, chốt: Để bắt đầu trò chơi mới em chọn Game ở góc trên bên trái, chọn New để bắt đầu. a) Chế độ một người chơi - Chọn Game, chọn 1 Player. + Time: Thời gian trò chơi. + Tatal Pairs Flipped: tổng số lần lật hình. b) Chế độ hai người chơi - Chọn Game, chọn 2 Player. + Player 1 Matches: Người chơi thứ nhất. + Player 2 Matches: Người chơi thứ hai. Lưu ý: Người chơi thứ nhất hoặc người chơi thứ hai bắt đầu trò chơi đều như nhau. HĐ 4. Thoát khỏi trò chơi H Nêu cách thoát khỏi trò chơi? GV: Nguyễn Thị Thanh Diệp - 2 - Trường TH Phú Thủy
  3. Giáo án tin học 3 TUẦN 8 Năm học: 2019 - 2020 H nhận xét – GV nhận xét, chốt * Cũng cố: - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách khởi động và thoát trò chơi Blocks - 1 H nêu lại cách chơi? ĐÁNH GIÁ: - Tiêu chí: + HS làm quen được với trò chơi Blocks, biết khởi động và thoát trò chơi + Thực hiện chơi được trò chơi ở chế độ 1 người và 2 người chơi * Đối với HS HSKT 3D và HS năng lực còn hạn chế: cần phải biết khởi động và thoát trò chơi, thực hiện chơi được trò chơi ở chế độ 1 người - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, thực hành B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Về nhà em hãy thực hiện chơi trò chơi ở chế độ 2 người chơi cùng bố mẹ hoặc bạn bè GV: Nguyễn Thị Thanh Diệp - 3 - Trường TH Phú Thủy
  4. Giáo án tin học 3 TUẦN 8 Năm học: 2019 - 2020 HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH TRÒ CHƠI BLOCKS (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. KT: Biết khởi động, cách chơi và thoát trò chơi BLOCKS 2. KN: rèn luyện khả năng sử dụng chuột, quan sát và ghi nhớ. - Phát triển tư duy logic. 3. TĐ: Hào hứng, thích thú học tập, giữ gìn vệ sinh phòng máy 4. NL: Sử dụng được trò chơi BLOCKS (HSKT 3A: cần phải biết khởi động và thoát trò chơi, thực hiện chơi được trò chơi ở chế độ 1 người) II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Máy tính có cài biểu tượng trò chơi BLOCKS, Máy chiếu; - Học sinh: SGK, STH. III. Các hoạt động dạy – học: Khởi động: - Gọi 1 H lên khởi động trò chơi Blocks và thực hiện chơi? - Cả lớp quan sát, nhận xét GV nhận xét, đánh giá ĐÁNH GIÁ: - Tiêu chí: + HS biết khởi động và thoát trò chơi + Thực hiện chơi được trò chơi - Phương pháp: Quan sát - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - GV yêu cầu HS mở máy tính, khởi động trò chơi. Thực hiện các yêu cầu sau: Việc 1: GV tổ chức học sinh theo nhóm máy tính, từng học sinh trong nhóm tự tìm hiểu trò chơi, học sinh thực hiện chọn trò chơi ở chế độ một người chơi, các bạn khác trong nhóm quan sát và góp ý cho bạn. Việc 2: Sau khi học sinh tìm hiểu và làm quen với trò chơi, giáo viên sắp xếp học sinh theo cặp có cùng khả năng, để các em cùng thi nhau thực hiện trò chơi này ở chế độ hai người chơi. Lưu ý: Người chơi thứ nhất hoặc người chơi thứ hai bắt đầu trò chơi đều như nhau. - Đối với nhóm máy đã thành thạo trò chơi hoặc hoàn thành trò chơi sớm, giáo viên hướng dẫn học sinh tăng mức độ khó cho trò chơi (chế độ chơi Big Board) theo hướng dẫn: GV: Nguyễn Thị Thanh Diệp - 4 - Trường TH Phú Thủy
  5. Giáo án tin học 3 TUẦN 8 Năm học: 2019 - 2020 - Gv quan sát, theo dõi H thực hiện - GV: Sau khi hoàn thành màn chơi, học sinh gõ tên của mình vào ô trống, nháy chọn OK để lưu thành tích màn chơi Báo cáo kết quả làm được với cô giáo. GV nhận xét Ngoài ra, giáo viên giới thiệu một số chức năng khác trong trò chơi như: - Tạo màn chơi mới bằng cách nhấn phím F2 trong màn hình trò chơi. . Để kết thúc trò chơi em, Nhấn File/ Chọn Exit ĐÁNH GIÁ: - Tiêu chí: + HS biết khởi động và thoát trò chơi bằng 2 cách + Thực hiện chơi được trò chơi ở chế độ 1 người và 2 người chơi, nhiều nhóm chơi được ở chế độ chơi Big Board * Đối với HSKT 3A và HS có năng lực còn hạn chế: cần phải biết khởi động và thoát trò chơi, thực hiện chơi được trò chơi ở chế độ 1 người, 2 người ở mức độ đơn giản - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Về nhà đọc bài đọc thêm “Máy tính trong đời sống” SGK Tr37. GV: Nguyễn Thị Thanh Diệp - 5 - Trường TH Phú Thủy