Giáo án Thủ công lớp 1 đến 5 – Tuần 26 – Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang

doc 11 trang thienle22 3500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công lớp 1 đến 5 – Tuần 26 – Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_thu_cong_lop_1_den_5_tuan_26_giao_vien_nguyen_thi_th.doc

Nội dung text: Giáo án Thủ công lớp 1 đến 5 – Tuần 26 – Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang

  1. Giáo án tuần 26 Năm học: 2019 - 2020 TUẦN 26 Thứ hai ngày 01tháng 6 năm 2020 Giáo án Thủ công lớp 1: 1B-A(1C sáng thứ ba; 1D chiều thứ ba 02/6;1E chiều thứ năm 04/6) CẮT, DÁN HÌNH HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN (T1) I.MỤC TIÊU: - HS biết cách kẻ, cắt các nan giấy. - HS cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng. Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản. Hàng rào có thể chưa cân đối - Giáo dục hs tính cẩn thận, an toàn khi lao động. - Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: Hợp tác, sáng tạo, tự giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, thẩm mĩ. *HSNK: Kẻ, cắt được các nan giấy đều nhau. Dán được các nan giấy thành hình hàng rào ngay ngắn, cân đối . Có thể kết hợp vẽ trang trí hàng rào.) *HSKT(Em Quân): Biết cách kẻ, cắt các nan giấy. II.CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: - Hình hàng rào mẫu. - Tranh quy trình 2. Học sinh: - Bút, thước, kéo, giấy màu III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Nội dung-tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ôn định tổ - GV kiểm tra dụng cụ của HS. - HS lấy dụng cụ ra để chức:(3’) - Nhận xét sự chuẩn bị của HS. kiểm tra. *Đánh giá: - Nghe rút kinh nghiệm. - Tiêu chí đánh giá: HS chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ cho tiết học. - PP: Vấn đáp - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời 2.Bài mới: -Quan sát hình hàng rào và trả lời câu - HS quan sát và nhận xét HĐ 1: Quan hỏi: sát và nhận + Số nan đứng ? số nan ngang? Hs trả lời. xét. + Khoảng cách giữa các nan đứng (5 phút) bao nhiêu ô? Giữa các nan ngang bao nhiêu ô? -Chia sẻ với bạn bên cạnh. * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS biết được hình tam giác có 3 cạnh, trong đó một cạnh Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường TH Phú Thủy
  2. Giáo án tuần 26 Năm học: 2019 - 2020 của hình tam giác là một cạnh hình chữ nhật có độ dài 8 ô, còn 2 cạnh kia được nối với 1 điểm cạnh đối diện. +Trình bày mạnh dạn, tự tin. - Phương pháp: Vấn đáp; Tích hợp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi- TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Phân tích, phản hồi. HĐ 2: Quan sát tranh quy -HS mở vở thủ công, quan sát tranh - HS mở vở và quan sát trình hướng quy trình cắt, dán hình hàng rào quy trình cắt, dán hình dẫn mẫu. (10 -Chia sẻ với bạn bên cạnh. hàng rào. phút) - Quan sát cô giáo hướng dẫn lại các Hs quan sát GV làm mẫu thao tác. * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS biết cách kẻ, cắt, dán hình tam giác. + Trình bày ngắn gọn, tự tin. - Phương pháp: Vấn đáp; Tích hợp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi- TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Phân tích, phản hồi. HĐ 3 Thực Y/C Hs Thực hành cắt, dán hình hàng - HS thực hành cắt, dán hành cắt, dán rào hình hàng rào trên giấy. hình hàng *Đánh giá: rào - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được - HS tiếp thu. (18 phút) quy trình và vận dụng được cắt, dán hình hàng rào + Tích cực, tự giác hoàn thành công việc. - PP: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Thực hành; Định hướng học tập. 3.Củng cố - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. dặn dò:(2’) - Dặn HS về nhà chuẩn bị dụng cụ để - HS ghi nhớ. tiết sau học. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường TH Phú Thủy
  3. Giáo án tuần 26 Năm học: 2019 - 2020 Thứ hai ngày 01 tháng 6năm 2020 Giáo án Thủ công lớp 3:B (3A-C dạy sáng thứ tư 03/6; 3D chiều thứ năm 04/6) LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (T2 ) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết cách làm đồng hồ để bàn. Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối. - Kĩ năng: Hiểu vận dụng làm đồng hồ trang trí đẹp. -Thái độ: Rèn tính khéo léo, thẫm mĩ cẩn thận khi làm đồng hồ. - Năng lực: Tự học và giải quyết vấn đề. *HSNK:Làm được đồng hồ để bàn cân đối và trang trí đẹp *HSKT(Anh Thư):Làm được đồng hồ để bàn tương đối cân đối. II. Tài liệu và phương tiện : Giáo viên:- SGK, SGV, giấy thủ công, kéo, keo dán - Mẫu đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công. Học sinh:- Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, keo dán, vở thủ công III. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Khởi động : Trò chơi : Ai nhanh ai đúng? 2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề lên bảng. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 2. HS nhắc lại cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công - GV cho HS 1-2 HS nêu lại cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công - GV nhận xét, nêu lại các bước 3. HS thực hành làm đồng hồ để bàn - GV cho HS thực hành làm đồng hồ để bàn theo ý thích - GV gợi ý Hs có thể cắt dán thêm các bông hoa, cành lá và trang trí cho đồng hồ thêm sinh động. - Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng để các em hoàn thiện sản phẩm của mình. 4. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá - GV cho HS trưng bày sản phẩm đã hoàn thiện và nhận xét, đánh giá + Đồng hồ đều, đẹp - GV nhận xét *Đánh giá: + Tiêu chí: HS nắm được quy trình làm đồng hồ để bàn. -Làm đồng hồ trang trí đẹp. - Giáo dục cho h/s tính cẩn thận khi làm bài. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường TH Phú Thủy
  4. Giáo án tuần 26 Năm học: 2019 - 2020 - Tư duy, suy ngẫm tự học và giaỉ quyết vấn đề; giải bài chính xác. +Phương pháp: Ghi chép ngắn; vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi; nhận xét bằng lời; tôn vinh học tập C . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Nêu quy trình làm đồng hồ. Thực hành làm đồ hồ. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường TH Phú Thủy
  5. Giáo án tuần 26 Năm học: 2019 - 2020 Thứ ba ngày 02 tháng 6 năm 2020 Giáo án Kĩ thuật lớp 5: 5C(5D sáng thứ tư ngày 03/6;5E chiều thứ 5 04/6;5B-A sáng thứ sáu 05/6) LẮP RÔ BỐT (T1) (Không dạy phần giới thiệu sản phẩm) I. MỤC TIÊU: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt. - Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô-bốt. - Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: Hợp tác, sáng tạo, thẩm mĩ, ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên:- Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn. 2. Học sinh: - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Khởi động: Việc 1: Trưởng ban HT kiểm tra và báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập của tiết học. Việc 2: Gv nhận xét *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép kĩ thuật lớp 5 - PP: Vấn đáp - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời 2.Hình thành kiến thức. Giới thiệu bài- Ghi đề bài – Mục tiêu. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu Việc 1: Quan sát mẫu rô bốt đã được lắp sẵn và trả lời câu hỏi: + Để lắp đặt được rô bốt cần phải lắp mấy bộ phận? + Hãy nêu tên các bộ phận đó? Việc 2: Hai bạn chia sẻ nội dung câu hỏi trên. Việc 3: Ban học tập mời 1 bạn nêu phương án trả lời câu hỏi trên, các bạn khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung hoặc nêu các vấn đề khác liên quan đến nội dung bài Việc 4: Thống nhất ý kiến, báo cáo và hỏi thầy cô những điều chưa hiểu. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường TH Phú Thủy
  6. Giáo án tuần 26 Năm học: 2019 - 2020 *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Để lắp đặt được rô bốt cần phải lắp 5 bộ phận(lắp thân và đuôi máy bay, lắp sàn ca bin và giá đỡ, lắp ca bin, lắp cánh quạt, lắp càng máy bay) + HS tự tin khi trình bày - PP: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Phân tích phản hồi. Hoạt động 2: Quan sát tranh quy trình hướng dẫn lắp rô bốt. Việc 1: HS mở sách kĩ thuật, quan sát tranh quy trình lắp rô bốt Việc 2: Nhóm trưởng điều hành thảo luận để thống nhất cách lắp rô bốt Việc 3: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp Quan sát cô giáo hướng dẫn lại các thao tác lắp rô bốt *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS biết cách lắp máy bay trực thăng; Trình bày ngắn gọn, đủ ý. - PP: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Phân tích phản hồi. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 3: Thực hành lắp rô bốt Việc 1: Chọn các chi tiết và lắp rô bốt Việc 2: Chia sẻ cách lắp rô bốt Việc 3: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá:+ Hs tích cực, tự giác với công việc được giao + Hợp tác tốt với bạn - PP: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Thực hành; Định hướng học tập. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Chia sẻ nội dung bài học với bạn bè, người thân. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường TH Phú Thủy
  7. Giáo án tuần 26 Năm học: 2019 - 2020 Thứ ba ngày 02 tháng 6 năm 2020 Giáo án Thủ công lớp 2 :2B (2A dạy sáng thứ tư ngày 03/6;2C-E dạy sáng thứ năm ngày 04/6;2D sáng thứ sáu 05/6) LÀM VÒNG ĐEO TAY (T1) I.MỤC TIÊU: - HS biết cách làm vòng đeo tay. - HS làm được đồng hồ đeo tay. Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều.Thích làm đồ chơi, yêu thích chiếc vòng đeo tay do mình làm ra. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự giải quyết, sáng tạo, thẩm mĩ, ngôn ngữ. *HS khéo tay: Làm được vòng đeo tay. các nan đều nhau.Các nếp gấp phẳng. Vòng đeo tay có màu sắc đẹp *HSKT(Em Lúa,Hằng): Biết cách làm vòng đeo tay. II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Mẫu vòng đeo tay bằng giấy, quy trình. 2. Học sinh: Giấy màu, giấy nháp, bút chì, kéo, thước, keo. III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Khởi động: Việc 1: Trưởng ban học tập kiểm tra và báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập của lớp. Việc 2: Gv nhận xét *Đánh giá: - PP: Vấn đáp - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời - Tiêu chí đánh giá: HS chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ cho tiết học. 2.Hình thành kiến thức. GV giới thiệu bài- Ghi đề bài – Mục tiêu. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. Việc 1: Quan sát hình mẫu và trả lời câu hỏi: + Vòng đeo tay được làm bằng gì ? + Có mấy màu ? Việc 2: Chia sẻ với bạn bên cạnh Việc 3: Trình bày trước lớp. *Đánh giá: Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường TH Phú Thủy
  8. Giáo án tuần 26 Năm học: 2019 - 2020 - Tiêu chí đánh giá: HS biết được vòng đeo tay được làm bằng giấy,bìa, có hai màu + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày. - PP: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Phân tích phản hồi. Hoạt động 2: Quan sát tranh quy trình làm vòng đeo tay. Việc 1: HS mở vở thủ công, quan sát tranh quy trình làm vòng đeo tay Việc 2: NT điều hành nhóm thảo luận để thống nhất ý kiến. Việc 3: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Quan sát cô giáo hướng dẫn lại các thao tác làm vòng đeo tay * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS biết được cách làm vòng hồ đeo tay + Bước 1: Cắt thành các nan giấy + Bước 2: Dán nối các nan giấy + Bước 3: Gấp các nan giấy + Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay + Hợp tác tốt với bạn trình bày ngắn gọn, rõ ràng. - Phương pháp: Vấn đáp, tích hợp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Phân tích, phản hồi. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 3: Thực hành Việc 1: Làm vòng đeo tay Việc 2: Chia sẻ cách làm vòng đeo tay Việc 3: NT báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên . * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập + Làm được một vòng đeo tay trên giấy nháp; Tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao. - PP: Vấn đáp; Tích hợp - KT: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Thực hành; Định hướng học tập. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Chia sẻ nội dung bài học với bạn bè, người thân. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường TH Phú Thủy
  9. Giáo án tuần 26 Năm học: 2019 - 2020 Thứ tư ngày 03 tháng 06 năm 2020 Giáo án Kỹ thuật lớp 4 :4B(4C dạy sáng thứ năm ngày 04/06;4A dạy sáng thứ sáu ngày 05/06) LẮP XE NÔI (T1) .MỤC TIÊU *KT: - HS chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi. *KN: - Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được. *TĐ: - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi. *NL:- Có năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề. II.CHUẨN BỊ: - Mẫu xe nôi lắp sẵn - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật .III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * HĐ Khởi động: - Hội đồng tự quản điều hành lớp KĐ: - Hội đồng tự quản mời cô giáo vào bài học. Xác định mục tiêu bài Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài (2 lần) Việc 2: Trao đổi MT bài trong nhóm . Việc 3: Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ MT bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Hình thành kiến thức. HĐ1. Quan sát, nhận xét mẫu Việc 1: Quan sát mẫu cái đu đã được lắp sẵn và trả lời câu hỏi: + Để lắp đặt được xe nôi cần phải lắp mấy bộ phận? + Hãy nêu tên các bộ phận đó? Việc 2: Hai bạn chia sẻ nội dung câu hỏi trên. Việc 3: Thống nhất ý kiến, báo cáo và hỏi thầy cô những điều nhóm mình chưa hiểu. *Đánh giá: - TCĐG: +Biết chọn đúng, đủ các chi tiết để lắp xe nôi. + Nêu được tác dụng của xe nôi trong thực tế. + Giáo dục HS rèn luyện tính cẩn thận, an toàn. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường TH Phú Thủy
  10. Giáo án tuần 26 Năm học: 2019 - 2020 NL tự học và giải quyết vấn đề. - PPĐG: Vấn đáp, quan sát. - KTĐG: Đặt câu hỏi, Ghi chép ngắn HĐ2.Quan sát tranh quy trình hướng dẫn lắp xe nôi. Việc 1: HS mở sách kĩ thuật, quan sát tranh quy trình lắp xe nôi. Việc 2: CTHĐ mời đại diện các nhóm chia sẻ. Việc 3: Báo cáo với cô giáo hoặc hỏi thầy cô những điều chưa biết. Quan sát cô giáo hướng dẫn lại các thao tác lắp xe nôi. . Đánh giá: - TCĐG: + Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật , đúng quy trình. + Giáo dục HS rèn luyện tính cẩn thận, an toàn. + NL tự học và giải quyết vấn đề. - PPĐG: Vấn đáp, quan sát. - KTĐG: Đặt câu hỏi, Ghi chép ngắn C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Em hãy chia sẻ cùng người thân, bạn bè về nội dung bài học. . Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường TH Phú Thủy
  11. Giáo án tuần 26 Năm học: 2019 - 2020 Thứ năm ngày 04 tháng 06 năm 2020 ÔN LUYỆN TOÁN LỚP 2C: Ôn luyện tuần 25 (T1) I.Mục tiêu: - KT: Nhận biết 1/5, thuộc, vận dụng bảng chia 5 vào làm tính, xem đồng hồ, Tìm thừa số của phép nhân, nhận biết một phần hai, một phần ba, một phần tư, một phần năm. - KN: Hoàn thành HĐ 1,2,3,4 nhanh, đúng thời gian và chia sẻ với bạn tốt. - TĐ: Ham thích học toán, tích cực tự giác trong học tập - KN: Vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế II. Chuẩn bị : - GV: SHD, BP - HS: Sách ôn luyện, vở III. Hoạt động dạy học: -Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp học sinh tính nhanh kết quả các phép tính - HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và hướng dẫn các bạn còn hạn chế. Làm thêm phần ứng dụng *ĐGTX: - Tiêu chí: Nhận biết được một phần năm (HĐ1).Vận dụng bảng chia 5 để thực hiện tính kết quả các phép tính (HĐ 2). Xem được đồng hồ ( HĐ3,4) - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  HD phần ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn. Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Giang Trường TH Phú Thủy