Giáo án Thể dục 5 - Tuần 8 - Giáo viên: Đinh Công Ngọc

doc 5 trang thienle22 4300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thể dục 5 - Tuần 8 - Giáo viên: Đinh Công Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_the_duc_5_tuan_8_giao_vien_dinh_cong_ngoc.doc

Nội dung text: Giáo án Thể dục 5 - Tuần 8 - Giáo viên: Đinh Công Ngọc

  1. GIÁO ÁN THỂ DỤC Ngày soạn: 12/10/2019 Dạy lớp: 5 ABCDE- 3ABCD TUẦN 8 BÀI 1 KHÁI NIỆM, LỢI ÍCH, TÁC DỤNG , TÂM QUAN TRỌNG CỦA MÔN BƠI LỘI, GIỚI THIỆU CÁC KIỂU BƠI, THÀNH TÍCH BƠI LỘI Ở QUẢNG BÌNH, MỘT SÔ VẬN ĐỘNG VIÊN TIÊU BIỂU I Mục tiêu: - Qua bài học giúp các em nắm bắt được khái niệm, ích lợi tác dụng môn bơi lội; Tầm quan trọng của việc biết bơi; tình trạng học sinh biết bơi, tai nạn đuối nước ở trong nước và địa phương (Quảng Bình, Lệ Thủy); biết được các kiểu bơi, thành tích bơi lội ở Quảng Bình, một số VĐV tiêu biểu trong môn bơi lội. - Giúp cho các em HS hiểu cụ thể hơn khi xem một số hình ảnh về tình hình đuối nước và thực trạng học bơi của học sinh hiện nay. - Thông qua bài học giáo dục học sinh ý thức tập bơi cho bản thân. - Giúp học sinh phát triển năng lực mạnh dạn, tự tin hợp tác nhóm. II, Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trong lớp học. - Phương tiện: GV: Chuẩn bị tranh ảnh. A.Hoạt động cơ bản: III.Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động: - Việc 1: Ban văn nghệ cho lớp hát 1 bµi. 2. Hình thành kiến thức : Giáo viên phổ biến, nội dung yêu cầu tiết học. HĐ1: Khái niệm, lợi ích tác dụng môn bơi lội. * GV nêu khái niệm: Bơi lội là môn thể thao dưới nước, do tác dụng của sự vận động toàn thân, đặc biệt là sự vận động của chân, tay mà người bơi có thể vượt qua được những quãng đường dưới nước với những tốc độ nhất định. -Việc 1: H/s chú ý lắng nghe. - Tiêu chí đánh giá: Qua bài học giúp các em nắm bắt được khái niệm bơi lội. - Học sinh có ý thức học tập tốt. - Phương pháp: Quan sát.Vấn đáp kiểm tra - Kỉ thuật: Nhận xét bằng lời. - HĐ2: Lợi ích tác dụng môn bơi lội. GV: ĐINH CÔNG NGỌC
  2. GIÁO ÁN THỂ DỤC GV đặt câu hỏi toàn lớp: Bơi lội có lợi ích gì? - Việc 1: H/s chú ý lắng nghe. - Việc 2: H/s thảo luận theo nhóm. - Việc 3: Đại diện nhóm lên trình bày. - GV kết luận: - Viêc 1: HS lắng nghe, ghi nhớ. + Môn bơi lội có tác dụng rất lớn, thông qua việc tập luyện bơi lội, con người có thể rèn luyện ý chí, lòng dũng cảm, tính cần cù chịu khó, nâng cao sức khỏe, phát triển toàn diện con người( Như hệ thống thần kinh TW, hệ tuần hoàn, hô hấp, phát triển sức mạnh, sức nhanh, sức bền, linh hoạt, khéo léo. + BL là môn TT có ý nghĩa thực dụng rất lớn trong đời sống sản xuất, chiến đấu của nhân dân ta. - Tiêu chí đánh giá: Giúp các em nắm bắt được lợi ích tác dụng môn bơi lội. - Học sinh có ý thức học tập tốt. - Phương pháp: Quan sát quá trình.Vấn đáp cũng cố. - Kỉ thuật: Ghi chép. Nhận xét bằng lời. đặt câu hỏi HĐ3: Tầm quan trọng của việc biết bơi: * GV đặt câu hỏi toàn lớp: Tầm quan trọng của việc biết bơi? -Việc 1: H/s chú ý lắng nghe. - Việc 2: gọi 2 h/s lên trả lời. - Viêc 3: Gọi h/s nhận xét bổ sung . - GV kết luận: - Viêc 1: HS lắng nghe, ghi nhớ. +Biết bơi giúp các em chống sợ nước, sợ lạnh, tránh đuối nước. Tạo khả năng thích nghi với môi trường và khí hậu thay đổi, nhờ đó ngăn ngừa được các bệnh cảm lạnh + Là phương tiện chữa một số bệnh về thể hình cho trẻ em: Như cong vẹo cuộc sống, co cứng khớp, bệnh béo phì. Đảm bảo sức khỏe để học tập và lao động. - Tiêu chí đánh giá: Qua bài học giúp các em nắm bắt được tầm quan trọng của việc biết bơi: - Học sinh biết lắng nghe,có ý thức học tập tốt. - Phương pháp: Quan sát quá trình .Vấn đáp cũng cố. - Kỉ thuật: Ghi chép.Đặt câu hỏi. Nhận xét bằng lời. *GV giới thiệu thêm về tình trạng học sinh biết bơi, tai nạn đuối nước ở Quảng Bình và ở Việt Nam: - Viêc 1: HS lắng nghe, ghi nhớ. GV: ĐINH CÔNG NGỌC
  3. GIÁO ÁN THỂ DỤC + Tỉ lệ học sinh biết bơi hiện nay trên địa bàn Huyện Lệ Thủy của các Trường gửi lên PGD&ĐT Huyện Lệ Thủy năm học 2017 – 2018: TH: 12,94%; THCS: 35,6%. + Tình trạng tai nạn đuối nước ở Việt Nam: Việt Nam có hơn 90 triệu dân, đặc điểm địa hình nằm sát biển, có nhiều sông ngòi, ao hồ, kênh rạch; Vì vậy tai nạn sông nước thường xảy ra; Hàng năm, những tổn hại về người do tai nạn và đặc biệt là tai nạn đuối nước là rất lớn, chiếm một tỷ lệ lớn trong các nạn nhân là học sinh các cấp. Trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 6400 người bị đuối nước, trong đó hơn 50% là trẻ em và trẻ vị thành niên. Trung bình, mỗi năm nước ta có khoảng 3.500 trẻ bị chết đuối, nghĩa là có khoảng 9 trẻ tử vong do đuối nước mỗi ngày. + Tình trạng tai nạn đuối nước ở Quảng Bình: Trung bình mỗi năm tỉnh ta có 20 trẻ em tử vong do đuối nước (chiếm tỷ lệ gần 50% trong số trẻ em tử vong vì tai nạn thương tích), trong đó các ca đuối nước tại nhà chiếm khoảng 12,5%, đuối nước ngoài gia đình chiếm khoảng 87,5%. Năm 2010 có 24 trẻ em bị đuối nước, năm 2011 có 18 trẻ bị đuối nước, năm 2012 cũng có 18 trường hợp bị đuối nước. Số trẻ em bị tử vong do đuối nước thường tăng cao vào dịp hè và trong mùa mưa lũ HĐ4: Các kiểu bơi và thành tích bơi lội của Việt Nam và địa phương. - GV đặt câu hỏi toàn lớp - GV theo dõi, giúp đỡ nhóm yếu. - Em biết những kiểu bơi nào? - Em biết những thành tích bơi lội nào trong nước Việt Nam và ở tỉnh Quảng Bình. - Việc 1: H/s chú ý lắng nghe. - Việc 2: H/s thảo luận theo nhóm. - Việc 3: Đại diện nhóm lên trình bày. - Viêc 4: HS lắng nghe. - GV kết luận: + Thông thường có 4 kiểu bơi: Bơi ếch, bơi ngữa, bơi trườn sấp, bơi bướm. + Hiện nay Việt Nam có nhiều vận động viên ngang tầm khu vực và thế giới: Ánh Viên, Hoàng Quý Phước. Quảng Bình có Nguyễn Huy Hoàng ở tuyên Hóa - Tiêu chí đánh giá: Qua bài học giúp các em nắm bắt được các kiểu bơi và thành tích bơi lội của Việt Nam và địa phương. - Học sinh có ý thức học tập tốt. - Phương pháp: Quan sát qua trình.Vấn đáp kiểm tra. - Kỉ thuật:Ghi chép. Nhận xét bằng lời. Đặt câu hỏi. HĐ5: HS xem một số phóng sự, hình ảnh về tình hình đuối nước, thực trạng học bơi của học sinh hiện nay. GV: ĐINH CÔNG NGỌC
  4. GIÁO ÁN THỂ DỤC - Việc 1: H/s chú ý lắng nghe và xem một số phóng sự, hình ảnh về tình hình đuối nước, thực trạng học bơi của học sinh hiện nay. - Viêc 2: HS nêu cảm nhận của bản thân sau khi xem. - Tiêu chí đánh giá: Biết được tình hình đuối nước qua xem một số hình ảnh, phóng sự. - Học sinh có ý thức học tập tốt. - Phương pháp: Quan sát quá trình .Vấn đáp kiểm tra. - Kỉ thuật: Ghi chép. Nhận xét bằng lời. Đặt câu hỏi. - GV nhận xét đánh giá kết quả tiết học, dặn dò học sinh C. Hoạt động ứng dụng: Các em hãy vận dụng nội dung đã học vào cuộc sống. Ngày dạy: 5A: Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2018 5B : Thứ tư ngày 24 tháng 10 năm 2018 BÀI 2: GIỚI THIỆU KỸ THUẬT BƠI THỰC DỤNG TRONG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN VÀ CỨU NGƯỜI ĐUỐI NƯỚC ( T1) I Mục tiêu: - Qua bài học giúp các em nắm bắt được kĩ thuật bơi thực dụng trong phòng chống tai nạn và cứu người bị đuối nước. - Giúp cho các em HS hiểu kĩ trong phòng chống tai nạn và cứu người bị đuối nước. -Thông qua bài học giáo dục học sinh ý thức tập bơi cho bản thân. - Giúp học sinh phát triển năng lực tự học. II, Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Lớp học. - Phương tiện: GV: Chuẩn bị tranh ảnh III.Các hoạt động dạy học : A.Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: - Việc 1: Ban văn nghệ cho lớp hát 1 bài. 2. Hình thành kiến thức : Giáo viên phổ biến, nội dung yêu cầu tiết học. HĐ1: Kỹ thuật bơi thực dụng: GV đặt vấn đề. Kỹ thuật bơi thực dụng rất đa dạng .Ví dụ như bơi ếch ngữa, bơi đứng, bơi nghiêng,kỹ thuật bơi lặn . Bơi thực dụng là hoạt động bơi được GV: ĐINH CÔNG NGỌC
  5. GIÁO ÁN THỂ DỤC tiến hành do nhu cầu của cuộc sống như hoạt động quân sự ,phục phụ sản xuất và chiến đấu ,cứu đuối.Hiện nay,các kiểu bơi đạp nước,bơi đứng,bơi nghiêng, bơi ếch ngữa ,lặn được nhiều người vận dụng trong đời sống. Để ứng phó hữu hiệu trong mọi tình huống cần tập luyện một số động tác. * Đạp nước bơi đứng, bơi một tay và hai chân, chỉ bơi hai chân, bơi một chân và hai tay,chỉ bơi hai tay, bơi ngữa(ôm đồ trên ngực hay cầm tay đưa lên cao,nín thở lặn sâu trong nước càng lâu càng tốt măt mở. - G/v giới thiệu một số kỉ thuật bơi thực dụng. - Việc 1 H/s chú ý lắng nghe. 1.Kỹ thuật bơi đạp nước bơi đứng: Đạp nước bơi đứng là phương pháp thường dùng trong đời sống hoặc trong quân sự ,để vượt qua sông ngòi ,qua xoáy nước hoặc bơi ngược dòng để vận chuyển hoặc cứu người bị đuối nước. Có nhiều phương pháp đạp nước bơi đứng nhưng thường gặp là đạp chân ếch. Khi đạp nước kiểu này, hai tay thả lỏng duổi về phía trước, lòng bàn tay và hai cánh tay ép nước vào trong và ra ngoài, hai chân làm động tác đạp khép của bơi ếch theo hướng xuống đáy bể. Động tác thở cần tiến hành theo nhịp độ tự nhiên cùng với động tác tay và chân. 2. Kỹ thuật bơi ngiêng.Khi bơi nghiêng, thân người nằm nghiêng trong nước, hai tay thay nhau quạt nước,hai chân làm động tác cắt kéo để lướt về phía trước.Có hai phương pháp bơi nghiêng. Một là tay vung lên khỏi mặt nước. Hai tay đưa về trước dưới mặt nước. 3. Kỹ Thuật bơi ếch ngữa. Bơi ếch ngữa là kiểu bơi ếch ở tư thế thân người nằm ngữa, mặt nhô lên khỏi mặt nước, cằm hơi áp sát ngực. 4. Kỹ thuât bơi lặn. Lặn được chia ra: lặn sâu và lặn xa. Lặn xa: Có nhiều kiểu bơi lặn nhưng kiểu bơi lặn ếch thường được sử dụng nhiều hơn. Khi bơi ếch lặn, tư thế thân người và đầu luôn giữ ngang bằng, nhưng khi hai tay bắt đầu quạt nước thì đầu hơi cúi xuống để giữ cho cơ thể không nổi lên. - Việc 2: Cho h/s xem một số video kĩ thuật bơi thực dụng. - GV nhận xét đánh giá kết quả tiết học, dặn dò học sinh. Tiêu chí đánh giá: Qua bài học giúp các em nắm bắt được kiểu bơi thực dụng. - Học sinh có ý thức học tập tốt. - Phương pháp: Quan sát qua trình.Vấn đáp kiểm tra. - Kỉ thuật:Ghi chép. Nhận xét bằng lời. Đặt câu hỏi. C . Hoạt động ứng dụng: Các em hãy vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. GV: ĐINH CÔNG NGỌC