Giáo án Sinh học Lớp 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Trường THPT Xuân Phương

docx 222 trang nhungbui22 09/08/2022 5910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Trường THPT Xuân Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_11_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2_tr.docx

Nội dung text: Giáo án Sinh học Lớp 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Trường THPT Xuân Phương

  1. GIÁO ÁN SINH HỌC 11 Sản phẩm Nhóm: Giáo viên sinh học sáng tạo xin gửi tặng đến thầy cô. Đây là sản phẩm công sức và tâm huyết của rất nhiều người trong nhóm. Giáo án còn nhiều điểm cần hoàn thiện, khi thầy cô sử dụng có vấn đề gì góp ý trao đổi xin gửi mail về: Trong thời gian tới, rất mong các thầy cô trở lại nhóm để làm những dự án dạy học tiếp theo để tạo môi trường học tập trong các thầy cô. Xin trân thành cảm ơn! TM Trưởng nhóm GV: DƯƠNG THỊ THU HÀ Đơn vị công tác: THPT Xuân Phương – Hà Nội Bài 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT Thời gian thực hiện: 1 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm về hô hấp và các giai đoạn trong hô hấp ở động vật - Trình bày được khái niệm và các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí - Kể tên được các hình thức hô hấp ở động vật và lấy được đại diện minh họa cho hình thức đó - Giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn, ví dụ: nuôi tôm, cá thường cần có máy sục khí oxi, nuôi ếch chú ý giữ môi trường ẩm ướt, 2. Năng lực * Năng lực tự chủ và tự học - Quản lí bản thân: Đánh giá được thời gian và phương tiện để thực hiện các nhiệm vụ học tập: như sưu tầm tranh ảnh và ví dụ về hô hấp ở động vật, ứng dụng trong đời sống sản thực tiễn. - Quản lí nhóm: Lắng nghe ý kiến của bạn và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi trong học tập của nhóm về hô hấp ở động vật - Lập được kế hoạch học tập. * Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo - Thu thập thông tin về ứng dụng của hô hấp ở động vật trong đời sống sản xuất: như từ thực tế, sách, SGK, báo, mạng internet, - Học sinh đặt ra được nhiều câu hỏi về nội dung học tập: như câu hỏi các động vật hô hấp khác nhau như thế nào? Tại sao chim hô hấp hiệu quả với đời sống bay lượn trên cao? Tác hại của ô nhiễm không khí đến hô hấp như thế nào? - Các kĩ năng tư duy: So sánh được các hình thức hô hấp ở động vật. * Năng lực giao tiếp và hợp tác
  2. - Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói: HS lấy ví dụ về các hình thức hô hấp ở động vật: viết các nội dung theo dạng bảng hoặc bản đồ tư duy về hô hấp ở động vật - Làm việc nhóm cùng nhau khai thác nội dung kiến thức trong bài. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm không khí. - Nhân ái: Yêu quý mọi người, quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với bạn bè trong nhóm hợp tác. - Chăm chỉ: + Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. + Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập. + Tích cực học tập, rèn luyện. - Trung thực: Tự giác tham gia hoạt động, trung thực trong học tập và trong cuộc sống. - Trách nhiệm: + Có trách nhiệm với bản thân, hoàn thành nhiệm vụ được giao. + Có trách nhiệm với môi trường sống: Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ môi trường. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án, hình 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5 SGK, hình ảnh hô hấp bằng phổi chim SGK sinh 11 nâng cao, máy chiếu, máy tính, PHT, cốc nước và len sợi, đồng hồ bấm giờ Phiếu học tập1 1. Quan sát hình 17.1 trong SGK/72 tìm hiểu đặc điểm của hô hấp qua bề mặt cơ thể và hoàn thành nội dung vào bảng dưới đây Hình thức hô hấp Đại Cơ quan hô Cấu tạo cơ quan Cơ chế trao diện hấp hô hấp đổi khi Hô hấp qua bề mặt cơ thể 2. Tại sao da của giun đất đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí của cơ thể? Khi bắt giun để nơi khô ráo thì giun sẽ bị chết, tại sao? Phiếu học tập 2 1. Quan sát hình 17.2 trong SGK/72 tìm hiểu đặc điểm của hô hấp bằng hệ thống ống khí và hoàn thành nội dung bảng dưới đây Hình thức hô hấp Đại Cơ quan hô Cấu tạo cơ quan Cơ chế trao diện hấp hô hấp đổi khi Hô hấp bằng hệ thống ống khí
  3. 2. Đối chiếu với 4 đặc điểm trao đổi khí, hô hấp bằng hệ thống ống khí ở côn trùng có hiệu quả không? Tại sao? Phiếu học tập 3 1. Quan sát hình 17.3 trong SGK/73 tìm hiểu đặc điểm của hô hấp bằng mang và hoàn thành nội dung bảng dưới đây Hình thức hô Đại Cơ quan hô Cấu tạo cơ quan Cơ chế trao hấp diện hấp hô hấp đổi khi Hô hấp bằng mang 2. Hãy giải thích tại sao trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao? Tại sao khi bắt cá lên cạn một thời gian cá bị chết? Phiếu học tập 4 Quan sát hình 17.5 trong SGK/74 tìm hiểu đặc điểm của hô hấp bằng phổi và hoàn thành nội dung bảng dưới đây Hình thức hô Đại Cơ quan hô Cấu tạo cơ quan Cơ chế trao đổi hấp diện hấp hô hấp khi Hô hấp bằng phổi 2. Tại sao phổi là cơ quan trao đổi khí có hiệu quả? Tại sao đa số chim, thú trên cạn lại không sống khi ngập trong nước? Phiếu học tập 5 1. Trao đổi nhanh và hoàn thiện nội dung vào bảng dưới đây Hình thức hô hấp Đại Cơ quan hô Cấu tạo cơ quan Cơ chế trao diện hấp hô hấp đổi khi Hô hấp qua bề mặt cơ thể Hô hấp bằng hệ thống ống khí Hô hấp bằng mang Hô hấp bằng phổi 2. Tại sao trao đổi khí ở cá xương đạt hiệu quả cao hơn so với các động vật hô hấp bằng mang khác ? Động vật trên cạn nào hô hấp hiệu quả nhất? Tại sao? Đáp án phiếu học tập 5 1. Hình Đại diện Cơ quan hô Cấu tạo cơ quan hô Cơ chế trao đổi thức hô hấp hấp khi hấp Hô hấp Động vật đơn Chưa có cơ Khí O2 và CO2
  4. qua bề bào hoặc đa quan hô hấp được khuếch tán mặt cơ bào có tổ chuyên biệt quan bề mặt tế thể chức thấp như mà hô hấp bào (động vật ruột khoang, qua bề mặt tế đơn bào) hoặc giun tròn, bào hoặc cơ qua bề mặt cơ giun dẹp. thể (da) thể (động vật đa bào bậc thấp) Hô hấp Côn trùng Hệ thống ống - Hệ thống ống khí Khí O2 từ bên bằng khí được cấu tạo từ ngoài qua lỗ thở hệ những ống dẫn chứa → ống khí lớn thống không khí. Các ống → ống khí nhỏ ống khí dẫn khí phân nhánh → tế bào. nhỏ dần từ ống lớn Khí CO2 từ tế đến ống nhỏ và đến bào qua ống khí tận tế bào. Ống khí nhỏ → ống khí thông với bên ngoài lớn → lỗ thở → nhờ lỗ thở. ra ngoài. Hô hấp Cá, thân mềm Mang - Mang gồm nhiều Khí O2 trong bằng (trai, ốc), cung mang, mỗi cung nước qua mang mang chân khớp mang gồm nhiều vào máu (tôm, cua) phiến mang Khí CO2: Từ máu qua mang vào trong nước Hô hấp Lưỡng cư, bò Phổi - Phổi gồm nhiều phế Khí O2: Từ phế bằng sát, chim và nang và mao mạch. nang → máu phổi thú. Phổi chim có thêm hệ Khí CO2 từ máu thống ống khí. → Phế nang 2. - Trao đổi khí ở cá xương có hiệu quả hơn so với động vật hô hấp bằng mang khác là do ngoài đáp ứng 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí thì cá xương còn có 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí, đó là: + Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều và gần như liên tục từ miệng qua mang. + Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang. Nhờ đó cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước khi đi qua mang. - Trong các động vật sống ở cạn, thì chim là động vật hô hấp có hiệu quả nhất vì ở chim có các ống dẫn chứa không khí và 2 túi khí trước sau, hoạt động hít vào thở ra ở chim khiến cho không khí đi vào hay đi ra khỏi phổi cũng đều giàu O2
  5. 2. Học sinh - Đọc trước tài liệu hướng dẫn tự học. - Hoàn thành các hoạt động cá nhân được yêu cầu trong tài liệu. IV. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát - Hoạt động khởi động (4 phút) a. Mục tiêu: - HS thấy được mâu thuẫn về mặt thời gian giữa hoạt động hít thở và ăn uống từ đó thấy được vai trò quan trọng của hô hấp đối với sự sống. - Kích thích HS có nhu cầu tìm hiểu về hô hấp ở động vật. b. Nội dung: - Học sinh tham gia trò chơi, phát hiện vấn đề và xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học. c. Sản phẩm: Học sinh tham gia trò chơi với tâm thế vui vẻ, có hứng thú với nội dung bài học. d. Tổ chức thực hiên: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trong lớp đứng dạy tham gia trò chơi “Ai nhịn thở lâu nhất” - GV nêu luận chơi: Khi GV hô bắt đầu thì HS sẽ nhịn thở, trong quá trình nhịn thở, HS không được nói, cười, người đứng thẳng, cố gắng nhịn thở được lâu nhất có thể. Nếu không nhịn được nữa thì ngồi xuống. Người chiến thắng là người có khả năng nhịn thở lâu nhất. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hô bắt đầu đồng thời bấm giờ theo dõi thời gian nhịn thở của HS - HS thực hiện trò chơi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV công bố thời gian nhịn thở của người thắng cuộc. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá mức độ nghiêm túc và trung thực của HS khi tham gia trò chơi. - GV giới thiệu: Động vật có thể nhịn ăn 3 ngày mà không chết nhưng không thể nhịn thở 3 phút. Hoạt động hít thở liên quan chặt chẽ đến hô hấp. Điều đó chứng tỏ hô hấp có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của mọi sinh vật. Vậy hô hấp ở động vật là gì? Động vật có những hình thức hô hấp nào ? 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 1. Tìm hiểu hô hấp là gì? (6 phút) a. Mục tiêu - Nêu được khái niệm về hô hấp và các giai đoạn trong hô hấp ở động vật b. Nội dung - Học sinh hoạt động cá nhân làm việc với sách giáo khoa và sử dụng thiết bị thông minh tham gia trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm
  6. - Học sinh trình bày được khái niệm về hô hấp ở động vật. - Học sinh trình bày được các giai đoạn trong hô hấp ở động vật. - Phân biệt được hô hấp trong và hô hấp ngoài. d. Tổ chức thực hiên Tổ chức thực hiện Nội dung dạy Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ I. Hô hấp là gì? - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I – - Định nghĩa: HH là tập hợp những quá SGK/71, thảo luận nhóm đôi và chọn trình, trong đó cơ thể lấy O 2 từ bên ngoài câu trả lời đúng về khái niệm hô hấp ở vào để oxi hóa các chất trong tế bào và động vật? Tại sao không chọn phương giải phóng năng lượng cho các hoạt động án còn lại? sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. - Quá trình hô hấp ở động vật gồm mấy - Quá trình hô hấp ở động vật gồm : Hô giai đoạn? là những giai đoạn nào? hấp ngoài, vận chuyển khí và hô hấp Phân biệt hô hấp ngoài và hô hấp trong. trong? Từ đó so sánh bản chất hô hấp ở + Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí thực vật và hô hấp ở động vật? giữa cơ quan hô hấp với môi trường sống Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ thông qua bề mặt trao đổi khí. - Các nhóm thảo luận thực hiện nhiệm + Hô hấp trong quá trình hô diễn ra bên vụ. trong tế bào của cơ thể tại ti thể Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đưa thông tin phản hồi, nhận xét, chốt kiến thức. 2.2 Tìm hiểu về bề mặt trao đổi khí (10 phút) a. Mục tiêu - Trình bày được khái niệm và các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí b. Nội dung - Học sinh hoạt động nhóm đôi sử dụng thiết bị thông minh thực hiện trương tác trực tuyến hoặc làm bài tập nối trên phiếu học tập c. Sảm phẩm - Học sinh trình bày được khái niệm về bề mặt trao đổi khí. - Học sinh nêu được đặc điểm của bề mặt trao đổi khí.
  7. - Học sinh hoàn thành bài tập nối, hiểu được tác dụng của các đặc điểm bề mặt trao đổi khí. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ II. Bề mặt - GV nhấn mạnh: Hiệu quả trao đổi khí phụ thuộc vào bề mặt trao trao đổi khí đổi khí. - Đ/n : - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II SGK/71-72, thảo luận nhóm SGK/71 đôi (2 phút) trả lời câu hỏi: Bề mặt trao đổi khí là gì? Có đặc điểm - Đặc điểm bề thế nào? mặt trao đổi Hoàn thành bài tập nối khí : SGK/71. Đặc điểm bề mặt trao đổi khí Tác dụng - Cơ chế trao 1. a. đổi khí: 2. b. khuếch tán. 3. c. 4. d. Các chất khí trao đổi qua bề mặt trao đổi khí dựa trên cơ chế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức - GV bổ sung kiến thức: + Vì hoạt động nhiều đòi hỏi cung cấp năng lượng để giữ cho thân nhiệt ổn định nên nhu cầu trao đổi khí rất cao. Phổi của thú có rất nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn hơn hẳn so với phổi của bò sát và lưỡng cư. Ếch nhái mặc dù có phổi nhưng vẫn hô hấp bằng da khi lên cạn là do phổi ếch có cấu tạo đơn giản, ít phế nang, không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể. Da ếch phải luôn ẩm ướt mới có thể tiến hành trao đổi khí được. Vì vậy ếch nhái phải sống ở nơi có độ ẩm cao. + Trong giới động vật, rất nhiều động vật có bề mặt trao đổi khí đáp ứng được các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí.
  8. 2.3. Tìm hiểu các hình thức hô hấp ở động vật (15 phút) 1. Mục tiêu - Kể tên được các hình thức hô hấp ở động vật và lấy được đại diện minh họa cho hình thức đó 2. Nội dung - Học sinh hoạt động theo nhóm chuyên gia và nhóm hợp tác theo kĩ thuật mảnh ghép để hoàn thành nội dung học tập. 3. Sản phẩm - Hộc sinh hợp tác hoàn thành phiếu học tập. - Học sinh báo cáo về các hình thức hô hấp ở động vật. - Giải thích được đặc điểm thích nghi của cơ quan hô hấp với chức năng hô hấp ở các nhóm động vật trong những môi trường sống khác nhau. 4. Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Đáp án Vòng 1: Nhóm chuyên gia (7 phút) phiếu - GV chia lớp thành 4 nhóm chuyên gia, phát phiếu học tập số 1 cho học tập 5 nhóm 1, phiếu học tập 2 cho nhóm 2, phiếu học tập 3 cho nhóm 3, phiếu học tập 4 cho nhóm 4, yêu cầu các nhóm thảo luận trong 4 phút hoàn thành phiếu học tập. Vòng 2: Nhóm mảnh ghép (12 phút) - GV thành lập 4 nhóm mảnh ghép sao cho mỗi nhóm mảnh ghép sẽ có đủ thành viên của các nhóm chuyên gia (Trong mỗi nhóm chuyên gia, gán mã số cho các thành viên theo thứ tự từ 1 đến 4. Sau đó, khi thành lập nhóm mảnh ghép thì các HS có số thứ tự 1 xếp vào nhóm ghép 1, các HS có số thứ tự 2 xếp vào nhóm ghép 2, các HS có số thứ tự 3 vào nhóm ghép 3, các HS có số thứ tự 4 vào nhóm ghép 4). - GV yêu cầu các nhóm ghép thảo luận hoàn thành phiếu học tập 5 trong thời gian 8 phút Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày trước lớp, sau đó GV gọi nhóm khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV chiếu đáp án phiếu học tập, nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. HOẠT ĐỘNG 3 - HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)
  9. a. Mục tiêu Vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số kiến thức liên quan đến hô hấp ở các nhóm động vật b. Nội dung Học sinh hoạt động cá nhân, tư duy để trả lời các câu hỏi Câu hỏi 1: Tại sao ếch, nhái có phổi nhưng vẫn hô hấp bằng da Câu hỏi 2: Tại sao nước ô nhiễm cá thường bị chết ? Trong chăn nuôi thủy sản cần làm gì để đảm tăng hiệu quả trao đổi khí của thủy sản? Câu hỏi 3: Tại sao động vật ở cạn không thể thở được khi chìm dưới nước? c. Sản phẩm - + Ếch, nhái có phổi nhưng phổi ít phế nang. Do hoạt động nhiều, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ mà diện tích bề mặt trao đổi khí nhỏ nên phổi ếch, nhái không đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí của cơ thể nên ếch, nhái ngoài hô hấp bằng phổi còn hô hấp bằng mang. + Nước ô nhiễm làm cho lượng O 2 hòa tan trong nước giảm nên cá thiếu O 2 để hô hấp và chết. Trong chăn nuôi thủy sản, để tăng hiệu quả trao đổi khí của thủy sản cần tạo môi trường sạch, không ô nhiễm và dùng máy sục hoặc tạo sóng nhân tạo để tăng lượng O2 hòa tan trong nước. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên nêu câu hỏi hoặc tổ chức trò chơi “Hái hoa dân chủ”. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi 1 HS trình bày trước lớp, sau đó gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn hóa kiến thức. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (3 - 5 phút) Giao bài tập liên hệ kiến thức, vận dung tại lớp/ nhiệm vụ về nhà a. Mục tiêu - Học sinh nhận thấy sự quan trọng của hệ hô hấp, ứng dụng trong đời sống thực tiễn. b. Nội dung - Giải thích được tác hại của hút thuốc lá đối với sức khoẻ. - Giải thích được vai trò của thể dục, thể thao; thực hiện được việc tập thể dục thể thao đều đặn. - Giải thích được tác hại của ô nhiễm không khí đến hô hấp. - Tìm hiểu được các bệnh về đường hô hấp. - Trình bày được quan điểm của bản thân về việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá.
  10. c. Sản phẩm - Bản báo cáo HS dưới dạng poster hoặc powerpoint. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển gia nhiệm vụ - Chia lớp thành 4 nhóm, - Các nhóm về tìm hiểu tác hại của ô nhiễm không khí đến hô hấp, tác hại của thuốc lá, các bệnh về đường hô hấp, trình bày quan điểm của bản thân. Báo cáo bằng posteer hoặc powerpoint. - Thời gian: Báo cáo đầu giờ tiết học sau Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS phân chia nhiệm vụ, thời gian hoàn thiện sản phẩm Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo vào đầu giờ học tiết sau. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên đánh giá đầu giờ học tiết sau.
  11. BÀI 18 + 19: TUẦN HOÀN MÁU Thời gian thực hiện: 2 tiết I . MỤC TIÊU BÀI HỌC Phẩm chất, năng Mục tiêu Mã lực hóa NĂNG LỰC ĐẶC THÙ Năng lực nhận - Nêu được cấu tạo chung của hệ tuần hoàn I.1 thức sinh học - Nêu được ý nghĩa tuần hoàn máu. I.2 - Phân biệt hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín,hệ II.2 tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép. - Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ II.2 tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn. - Giải thích được vì sao tim có khả năng đập tự động, III.1 nguyên nhân gây tính tự động của tim. - Nêu được chu kì hoạt động của tim của tâm nhĩ và III.2 tâm thất. - Nêu được cấu tạo phù hợp với chức năng của các loại mạch. - Nêu được khái niệm huyết áp và giải thích được sự IV.2 tăng giảm của huyết áp, nguyên nhân thay đổi huyết áp trong hệ mạch. - Vận tốc của máu và nguyên nhân thay đổi vận tốc IV.3 máu. Tìm hiểu về thế - Quan sát hoạt động của tim cá, giun đất, lợn tại II.2 giới sống gia đình. Vận dụng kiến - Biết cách ăn uống khoa học hợp vệ sinh để tránh IV thức kĩ năng đã một số bệnh về tim mạch.
  12. học - Giải thích được nguyên nhân gây huyết áp cao và IV.2 huyết áp thấp, cách phòng tránh bệnh về huyết áp. NĂNG LỰC CHUNG Năng lực tự chủ - Tự đọc bài tuần hoàn máu, giải thích sự khác nhau và tự học về huyết áp ở các tình huống Năng lực giao tiếp - Thảo luận và hợp tác nhóm nhỏ 2, hoặc nhiều bạn và hợp tác để hoàn thành các PHT, trả lời các câu hỏi, Năng lực giải - Giải quyết các nhiệm vụ GV giao, sáng tạo trong quyết vấn đề và giải quyết các tình huống, quan sát hoạt động của tim sáng tạo các loài Đv PHẨM CHẤT CHỦ YẾU Chăm chỉ - Tự học tập, nghiên cứu và trả lời các hiện tượng, các bệnh ở người liên quan đến tim mạch. Tự giác - Tự giác, đoàn kết với bạn trong thực hiện nhiệm vụ. Trung thực - Trung thực trong việc báo cáo kết quả đo huyết áp * Logic cấu trúc nội dung I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn 1. Cấu tạo chung 2. Chức năng của hệ tuần hoàn II. Các dạng HTH ở động vật 1. Hệ tuần hoàn hở 2. Hệ tuần hoàn kín a. Hệ tuần hoàn đơn b. Hệ tuần hoàn kép III. Hoạt động của tim IV. Hoạt động của hệ mạch II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Hình ảnh cấu tạo chung của HTH. - Hình ảnh về các dạng HTH ở động vật. - Hình ảnh cấu tạo hệ dẫn truyền tim. - Hình ảnh 19.2 - Hình ảnh cấu trúc hệ mạch. - Video về bệnh cao huyết áp ở người. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I. HOẠT ĐỘNG 1: (7p) Xác định vấn đề nghiên cứu “Tuần hoàn máu”
  13. 1. Mục tiêu - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới. - Rèn luyện năng lực tư duy phân tích, khái quát cho học sinh về tuần hoàn máu ở ĐV và người. 2. Nội dung - Học sinh trình bày sản phẩm và vận dụng kiến thức đã biết trả lời câu hỏi. 3. Dự kiến sản phẩm: Học sinh tập trung chú ý Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống. + Đo huyết áp khi mới ngủ dậy. + Đo huyết áp ngay sau khi đạp xe tới lớp. + Đo huyết áp sau khi hết tiết học thứ nhất. (tiết học ngồi tại lớp) Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. Mời đại diện nhóm lên giải thích: CH1: Thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng ở hệ tiêu hóa và các chất khí (ôxi) của hô hấp không nằm lại một chổ mà được vận chuyển trong cơ thể nhờ cơ quan nào đảm nhiệm? CH2: Giải thích tại sao có sự khác nhau về giá trị huyết áp ở Nội dung: Tuần 3 trường hợp. hoàn máu ở động 2. Học sinh vật và người. - Thảo luận nhóm 2 người - Chuẩn bị sản phẩm - Phân công người báo cáo, người trả lời câu hỏi 3. Học sinh trình sản phẩm - Liên hệ kiến thức bài 17 trả lời 4. GV nhận xét và hệ thống hoá kiến thức II. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ TUẦN HOÀN MÁU Ở ĐỘNG VẬT Thời gian: 68 phút 1. Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. (10P) a. Mục tiêu: I.1; I.2 b. Nội dung HS nghiên cứu nội dung, quan sát hình, thảo luận và vận dụng câu hỏi để trả lời. c. Sản phẩm - HS sơ đồ hóa được cấu tạo chung của hệ tuần hoàn và hiểu chức năng của nó. Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc
  14. 1. GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh cấu tạo chung về HTH I/ Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn CH1: HTH được cấu tạo chủ 1/ Cấu tạo chung yếu bởi các bộ phận nào? Hệ tuần hoàn có 3 phần CH2: Chức năng của HTH là - Dịch tuần hoàn: Máu hoặc hỗn hợp máu ( dịch gì? mô) CH3: Các chất HTH vận - Tim chuyển cơ bản gồm những chất - Hệ thống mạch máu (ĐM, MM, TM) nào? 2/ Chức năng. 2. Học sinh Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận - Thảo luận nhóm 2 người khác đáp ứng cho các họat động sống của cơ thể. - Chuẩn bị sản phẩm - Phân công người báo cáo, người trả lời câu hỏi 3. Học sinh trình sản phẩm - Nêu 3 bộ phận 4. GV nhận xét và hệ thống hoá kiến thức 2. Tìm hiểu các dạng HTH ở động vật (25) a. Mục tiêu: II.2 b. Nội dung HS nghiên cứu nội dung, quan sát hình, thảo luận và vận dụng câu hỏi để trả lời. c. Sản phẩm - HS sơ đồ hóa được các dạng HTH ở động vật. - Trả lời các câu hỏi GV đưa ra. Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. GV chia nhóm HS, Yêu cầu Hs quan sát các hình ảnh thảo luận, hoàn thành PHT theo KT khăn trải bàn. II/ Các dạng HTH CH1: Tại sao động vật có kích thước nhỏ không có hệ tuần ở động vật hoàn, động vật có kích thước lớn có hệ tuần hoàn? 1/ Hệ tuần hoàn CH2: Cấu tạo tim ở các nhóm ĐV có HTH kép có gì khác hở nhau, điều đó có ý nghĩa gì? 2. Học sinh - Thảo luận nhóm Nhóm 1&3 hoàn thành PHT 1 2/ Hệ tuần hoàn kín: Nhóm 2&4 hoàn thành PHT 2 Gồm 2 loại - Chuẩn bị sản phẩm - Hệ tuần hoàn - Phân công người báo cáo, người trả lời câu hỏi đơn
  15. 3. Học sinh trình sản phẩm - Hệ tuần hoàn - Phân loại HTH kép 4. GV nhận xét và hệ thống hoá kiến thức 3. Tìm hiểu hoạt động của tim của người. (18p) a. Mục tiêu: III.1, III.2 b. Nội dung HS nghiên cứu nội dung, quan sát hình, thảo luận và vận dụng câu hỏi để trả lời. c. Sản phẩm - Trả lời các câu hỏi GV đưa ra. Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. GV chia nhóm HS, Yêu cầu Hs quan sát các hình ảnh III. HOẠT ĐỘNG thảo luận, trả lời CH theo KT hoàn tất một nhiệm vụ. CỦA TIM CH1: Hệ dẫn truyền tim hoạt động ntn? (GV đưa ra 1.Tính tự động của nhiệm vụ: tim có thể tách rời khỏi cơ thể mà vẫn tim hoạt động bình thường trong thời gian ngắn nếu *KN : Là khả co dãn được cung cấp đủ oxi, nhiệt độ phù hợp, MT đẳng tự động theo chu kì của trương HS thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ) tim. CH2: Tính tự động của tim có ý nghĩa gì? * Nguyên nhân gây ra CH3: Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt tính tự động của tim: Do mỏi? hệ dẫn truyền tim. CH4: Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim và khối - Hệ dẫn truyền tim lượng cơ thể? Nhịp tim của người trẻ con, người trưởng gồm: thành và người già giống hay khác nhau? + Nút xoang nhĩ tự phát xung điện, truyền 2. Học sinh xung điện đến nhĩ thất - Thảo luận nhóm nhỏ 2 người. và cơ tâm nhĩ co. - Chuẩn bị sản phẩm + Nút nhĩ thất nhận - Phân công người báo cáo, người trả lời câu hỏi xung điện từ nút xoang 3. Học sinh trình sản phẩm nhĩ truyền đến bó His. - Hoàn thành nhiệm vụ. + Bó His dẫn truyền - Thảo luận và trả lời câu hỏi. xung điện đến mạng 4. GV nhận xét và hệ thống hoá kiến thức Puôckin. + Mạng Puôckin truyền xung điện đến cơ tâm thất co. 2. Chu kì hoạt động của tim - Tim co giãn nhịp
  16. nhàng theo chu kì. - Mỗi chu kì 0.8s, gồm 3 pha trong đó tâm nhĩ co 0,1s, tâm thất co 0,3s, thời gian dãn chung 0,4s. - Nhịp tim là số chu kì tim trong 1 phút. - Động vật kích thước cơ thể càng nhỏ tim đập càng nhanh. 4. Tìm hiểu hoạt động của hệ mạch (20) a. Mục tiêu: IV, III.2, IV.3 b. Nội dung HS nghiên cứu nội dung, quan sát hình, thảo luận và vận dụng câu hỏi để trả lời. c. Sản phẩm - Trả lời các câu hỏi GV đưa ra. Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. GV : Chiếu video người bị huyết IV/ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH áp cao, đột quỵ, yêu cầu HS theo dõi 1. Cấu trúc của hệ mạch và trả lời các câu hỏi CH1: Hệ mạch bao gồm những hệ (Nội dung SGK ) thống nào? 2. Huyết áp CH2: Tại sao những người bị xuất + KN : Là áp lực tác dụng lên thành mạch huyết não có thể dẫn tới bại liệt hoặc và đẩy máu chảy trong hệ mạch. tử vong thường gặp ở người bị huyết áp cao? CH3: Tại sao tim đập nhanh, mạnh + Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp thì HA tăng, tim đập chậm, yếu HA giảm? Các yếu tố làm thay đổi huyết * Sự co bóp của tim và nhịp tim. áp? * Sức cản trong mạch. * Khối lượng máu và độ quánh của máu. CH4: Vận tốc máu là gì? CH5: Vận tốc máu ở mao mạch 3. Vận tốc máu chậm có ý nghiã gì? Là tốc độ máu chảy trong 1 giây. 2. Học sinh VD : SGK - Thảo luận nhóm nhỏ 2 người. - Chuẩn bị sản phẩm Vận tốc máu liên quan đến tổng tiết diện
  17. - Phân công người báo cáo, người trả của mạch và chêch lệch HA giữa 2 đầu lời câu hỏi. đoạn mạch. (Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với - Liên hệ: chế độ dinh dưỡng và rèn tổng tiết diện của mạch). luyện sức khỏe để bảo vệ hệ thống tuần hoàn. 3. Học sinh trình sản phẩm - Hoàn thành nhiệm vụ. - Thảo luận và trả lời câu hỏi. 4. GV nhận xét và hệ thống hoá kiến thức GV giải thích rõ thế nào là HA tâm thu và HA tâm trương. Nhấn mạnh: Tổng tiết diện ở ĐMC 5-6 cm2, tốc độ máu 500mm/s, ở MM 6000 cm2, tốc độ máu 0,5mm/s. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Thời gian: 5 phút Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời nhanh một số câu trắc nghiệm. Câu 1. Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là? A. Tim → Động mạch→ khoang cơ thể→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim. B. Tim→ động mạch→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu→ dịch mô→ khoang cơ thể→ tĩnh mạch→ tim. C. Tim→ động mạch→ hỗn hợp máu - dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào→ tĩnh mạch→ tim. D. Tim→ động mạch→ khoang cơ thể→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim. Câu 2. Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thực hiện chức năng: A. vận chuyển chất dinh dưỡng. B. vận chuyển các sản phẩm bài tiết. C. tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp. D. vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết. Câu 3. Điều không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở là? A. Tim hoạt động ít tốn năng lượng. B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình. C. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất. D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu thì được xa.
  18. Sản phẩm: Câu 1. A; Câu 2. D; Câu 3. A. Tổ chức thực hiện: Giáo viên nêu nhiệm vụ, học sinh vận dụng kiến thức suy nghĩ trả lời. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (5p) Giao bài tập liên hệ kiến thức, vận dung tại lớp/ nhiệm vụ về nhà a. Mục tiêu Học sinh nhận thấy sự đa dạng của thế giới sinh vật, ứng dụng trong đời sống thực tiễn chăm sóc sức khỏe bản thân và tư vấn cho người khác. b. Nội dung Tìm hiểu thêm các bệnh về tim mạch ở người. Quan sát hoạt động tim của cá, giun đất, lợn c. Sản phẩm Bản báo cáo HS dưới dạng poster hoặc powerpoint. d. Tổ chức thực hiện 1. Chia lớp thành 4 nhóm, • Các nhóm về thu thập mẫu và cơ chế hoạt động của tim một số loài. Báo cáo bằng poster hoặc powerpoint. • Tiêu chí đánh giá • Thời gian: Báo cáo đầu giờ tiết học sau 2. HS phân chia nhiệm vụ, thời gian hoàn thiện sản phẩm 3. Giáo viên đánh giá đầu giờ học tiết sau. PHỤ LỤC PHT 1: Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín Loài đại diện Hệ thống mạch máu Đường đi của máu Phương thức trao đổi chất Áp lực, tốc độ của máu PHT 2: Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép Khái niệm Đại diện Máu đi nuôi cơ thể
  19. Đáp án PHT 1 Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín Loài đại diện Đa số ĐV thân mềm:( ốc Mực ống,bạch tuộc,giun sên,trai,ngheo,sò ) và chân khớp đốt,chân đầu, động vật có (tôm,cua ) xương sống Hệ thống ĐM và TM ĐM, MM và TM mạch máu Đường đi của Được tim bơm vào ĐM sau đó tràn Được tim bơm đi lưu thông máu vào khoang cơ thể- TM- Tim. liên tục trong mạch kín: Từ ĐM- MM-TM-Tim Phương thức Trao đổi trực tiếp với các tế bào Trao đổi với tế bào qua thành trao đổi chất mao mạch Áp lực, tốc Máu chảy với áp lực thấp, tốc độ Máu chảy với áp lực cao hoặc độ của máu chảy chậm. trung bình,tốc độ chảy nhanh Đáp án PHT 2 Hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn kép đơn Khái - Chỉ có 1 một - Có 2 vòng tuần hoàn,vòng tuần niệm vòng tuần hoàn, hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ, tim hai ngăn tim 3 ngăn hoặc 4 ngăn Đại diện lớp cá lớp lưỡng cư, bò sát, chim và thú Máu đi nuôi cơ thể Đỏ tươi (tim 2 Máu pha(tim 3 ngăn) máu đỏ tươi ngăn) (tim 4 ngăn)
  20. BÀI 19: TUẦN HOÀN MÁU Thời gian thực hiện: 1 tiết I/ Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được: 1/ Kiến thức - Mô tả được cấu tạo và chức năng của hệ dẫn truyền tim, của hệ mạch và sự biến động của huyết áp, vận tốc máu trong hệ mạch. - Phát biểu được khái niệm chu kì hoạt động của tim, huyết áp và vận tốc máu. - Nêu được tác nhân làm thay đổi huyết áp. - Giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim, huyết áp giảm dần trong hệ mạch, nguyên nhân làm thay đổi huyết áp từ thực tế và sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch. - Phân biệt được huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. - Phân tích được mối quan hệ giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch. 2/ Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát đoạn clip về ca ghép tim ở Việt Nam, hình về cấu tạo tim, sơ đồ hoạt động của tim, hình về cấu tạo hệ mạch và sơ đồ hoạt động của hệ mạch, sơ đồ vận chuyển máu trong hệ mạch. - Phân tích hình ảnh và kiến thức về cấu tạo và chức năng của tim để giải thích sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim. - So sánh và giải thích được sự thay đổi huyết áp, vận tốc máu trong hệ mạch. - Đếm nhịp tim của người. 3/ Thái độ - Hình thành ý thức chủ động học tập của học sinh.
  21. - Có ý thức giữ gìn sức khỏe thông qua chế độ ăn uống, luyện tập TDTT hợp lí, phòng tránh một số bệnh về tim mạch. 4/ Định hướng hình thành phẩm chất, năng lực a. Phẩm chất + Yêu nước: Thông qua đoạn clip, nêu gương những bác sĩ giỏi, những tiến bộ trong y học về điều trị bệnh tim mạch của Việt Nam đã cứu chữa cho nhiều bệnh nhân thoát khỏi cái chết để giáo dục lòng yêu nước. + Nhân ái: Yêu thương con người, giữ gìn bảo vệ sức khỏe (phòng tránh bệnh tim mạch) cho bản thân, người thân và cộng đồng. + Chăm chỉ: Trong học tập, tích cực thảo luận nhóm. + Trung thực: Trong báo cáo kết quả thực hành đo nhịp tim. + Trách nhiệm: Trong thảo luận nhóm về chu kì tim và phát biểu ý kiến xây dựng bài học. b. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học. + Trình bày được cấu tạo và hoạt động của tim, cấu tạo và hoạt động hệ mạch. + Làm tốt việc cá nhân theo sự phân công của nhóm để thu thập thông tin để trả lời câu hỏi tìm hiểu về chu kì tim. + Đánh giá được những công việc mà bản thân đã làm để từ đó điều chỉnh cho phù hợp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác. + Sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp trong ngữ cảnh giao tiếp giữa HS với HS, HS với GV. + Thảo luận nhóm tích cực để hoàn thành nội dung tìm hiểu về chu kì tim. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Giải quyết được các vấn đề trong thực tế về tác nhân làm thay đổi huyết áp. + Giải quyết vấn đề từ kiến thức đã được học để phát triển tư duy: Ví dụ: Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi. Có phải tâm nhĩ luôn co trước tâm thất, nếu tâm nhĩ và tâm thất co đồng thời sẽ xảy ra kết quả gì. Khi tim đập nhanh thì chu kỳ tim bị rút ngắn lại, vậy pha nào đã rút ngắn, giải thích. * Năng lực riêng + Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông: tra cứu tài liệu qua sách báo, internet về hoạt động của tim, huyết áp, hệ mạch. + Năng lực tính toán: HS đo được nhịp tim → Tính chu kì tim của người. + Năng lực ngôn ngữ: trình bày ý kiến của cá nhân và của nhóm.
  22. + Năng lực khoa học: đảm bảo tính chính xác, logic về cấu tạo và hoạt động của tim và hệ mạch. II / Trọng tâm bài học - Quy luật hoạt động của tim. - Sự biến đổi của huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch. III / Phương pháp dạy học - Thảo luận nhóm về cơ chế hoạt động của tim, huyết áp. - Vấn đáp cấu tạo hệ dẫn truyền tim, chu kì tim, huyết áp, hệ mạch, vận tốc máu. - Diễn giảng cơ chế hoạt động của tim, huyết áp, bệnh tim mạch. - Trực quan hình ảnh động, đoạn clip về tim, hệ mạch, huyết áp và các dấu hiệu bệnh tim mạch trong đời sống. - Thực hành đo huyết áp của người. IV/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1/ Giáo viên - Đoạn clip về ca ghép tim, hình ảnh về hệ dẫn truyền tim, cấu trúc hệ mạch, biến động huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch - Máy chiếu, màn hình 2/ Học sinh - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến tuần hoàn máu. - Trả lời các câu hỏi đã được giáo viên yêu cầu. V/ Tổ chức hoạt động dạy và học A. Hoạt động khởi động: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm bài cũ: (không có) 3. Kiểm tra chuẩn bị bài của HS 4. Giới thiệu bài mới: - GV cho HS quan sát đoạn clip về ca ghép tim→ Tại sao tim khi tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng đập nhịp nhàng một thời gian? B. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của Hoạt động của Nội dung giáo viên học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của tim Mục tiêu : - Mô tả cấu tạo và chức năng của hệ dẫn truyền tim. - Giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim. - Phát biểu được khái niệm chu kì tim, chu kì hoạt động của tim. PPDH: Thảo luận nhóm; vấn đáp; diễn giảng; trực quan; thực hành.
  23. KTDH: Động não, tia chớp. Hình thức tổ chức dạy học: thảo luận nhóm. - GV sử dụng III. Hoạt động của tim hình động về hệ - Học sinh phải 1.Tính tự động của tim dẫn truyền tim, nêu được: chu kỳ hoạt động của tim, - Là khả năng co dãn nhịp nhàng theo chu yêu cầu HS kì. quan sát để trả Tim co dãn theo chu kì là do hệ dẫn truyền lời câu hỏi: tim. -Tính tự động của tim là gì? - Tính tự động - Hệ dẫn truyền tim gồm:Nút xoang nhĩ, nút của tim là do - Là khả năng co nhĩ thất, bó His, mạng Puôckin. đâu? dãn nhịp nhàng - Cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim: - Nêu được cấu theo chu kì. Nút xoang nhĩ phát xung ⬄ Cơ co tâm nhĩ ⬄ tạo và cơ chế - Nguyên nhân: Tâm nhĩ co ⬄ Nút nhĩ thất ⬄ Bó His ⬄Mạng hoạt động của Do hoạt động của Puockin ⬄ Cơ tâm thất ⬄ Tâm thất co. hệ dẫn truyền hệ dẫn truyền tim . tim. 2. Chu kì hoạt động của tim - Hệ dẫn truyền tim gồm:Nút xoang nhĩ, nút - Chu kì tim là nhĩ thất, bó His, - Một chu kì hoạt động của tim bao gồm : gì? Hoạt động mạng Puôckin. + Pha co tâm nhĩ : 0,1s của chu kỳ tim? - Cơ chế hoạt + Pha co tâm thất : 0,3 s động của hệ dẫn + Pha dãn chung: 0,4 s truyền tim: Nút xoang nhĩ phát - Yêu cầu HS xung ⬄ Cơ co tâm thảo luận nhóm nhĩ ⬄ Tâm nhĩ co theo nội dung ⬄ Nút nhĩ thất ⬄ đưa ra. Bó His ⬄Mạng Puockin ⬄ Cơ tâm - Chia học sinh thất ⬄ Tâm thất thành 4 co. nhóm mỗi nhóm 8-10 HS, - Chu kì tim là 1 cử nhóm trưởng lần co và dãn
  24. điều hành hoạt nghỉ của tim. động của nhóm - Một chu kì trong 6 phút. hoạt động của tim Yêu cầu: bao gồm : + Pha co tâm - Nhóm 1: cử 1 nhĩ : 0,1s đại diện đếm + Pha co tâm nhịp tim khi thất : 0,3 s đang ngồi và + Pha dãn sau khi đứng chung: 0,4 s. lên ngồi xuống 10 lần trong 1 phút. Nhận xét sự thay đổi nhịp HS tự rút ra nhận tim ở 2 trạng xét sau khi thực thái. Giải thích? hành - Nhóm 2: Tại sao tâm nhĩ luôn co trước tâm thất? Điều gì xảy ra nếu tâm nhĩ và tâm -Máu sau khi trở thất co đồng về tim là máu thời? nghèo O2 tâm nhĩ co trước để đẩy máu lên phổi lấy O2. Sau đó tâm thất co để đưa - Nhóm 3: Khi máu đến các tế tim đập nhanh bào. thì chu kỳ tim ⬄ Nếu tâm nhĩ, bị rút ngắn tâm thất co đồng lại.Vậy rút ngắn thời thì một phần ở pha nào? máu sẽ vừa bơm lên Động mạch - Nhóm 4: Vì phổi, vừa theo sao tim hoạt Động mạch chủ động suốt đời đi đến các tế bào không mệt mỏi? sẽ không có O2 ⬄
  25. TB không hô hấp ⬄ cơ thể chết -Rút ngắn pha dãn chung - Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi vì thời gian nghỉ trong mỗi chu kì tim đủ để phục hồi khả năng hoạt động của cơ tim. Do đó, tim không mệt mỏi. Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của hệ mạch Mục tiêu: - Mô tả được cấu tạo và chức năng của hệ mạch và sự biến động của huyết áp, vận tốc máu trong hệ mạch. - Phát biểu được khái niệm huyết áp và vận tốc máu. - Nêu được tác nhân làm thay đổi huyết áp. - Giải thích được huyết áp giảm dần trong hệ mạch, nguyên nhân làm thay đổi huyết áp từ thực tế và sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch. - Phân biệt được huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. - Phân tích được mối quan hệ giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch. Phương pháp: Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTDH: Tia chớp Mô hình tổ chức dạy học: thảo luận nhóm. GV: cho HS IV. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH: quan sát hình và - HS thảo luận 1. Cấu trúc của hệ mạch tìm hiểu SGK, nhóm . : mỗi nhóm thảo luận theo từng + ĐM chủ phân nhánh nhỏ dần → tiểu nội dung phân ĐM. công (3p) - Động mạch, + Tiểu TM → tập trung lớn dần thành TM mao mạch và tĩnh chủ. 1. (Nhóm 1) mạch. + MM nối giữa ĐM và TM. Nêu cấu tạo hệ
  26. mạch? -Tổng tiết diện - So sánh tổng trong mao mạch tiết diện của các lớn nhất. 2. Huyết áp: loại mạch? - Khái niệm huyết áp: Huyết áp là áp lực 2. (Nhóm 2) -HS: Huyết áp là máu tác dụng lên thành mạch. Huyết áp là gì? áp lực máu tác - Phân biệt hai loại huyết áp: Tại sao huyết áp dụng lên thành Huyết áp tâm thu. có hai trị số: mạch. Huyết áp tâm trương. huyết áp tâm HS: Huyết áp tối thu và huyết áp đa ( HA tâm thu): tâm trương? ứng với lúc tim co. - Sự biến động huyết áp trong hệ mạch. Huyết áp tối thiểu (HA tâm trương): 3.(Nhóm 3)Mô ứng với lúc tim tả sự biến động giãn. huyết áp trong - HA giảm dần hệ mạch và giải trong hệ mạch ( thích tại sao có từ động mạch chủ 3.Vận tốc máu: sự biến động ⬄ động mạch lớn - Vận tốc máu : Là tốc độ máu chảy trong 1 đó? ⬄ tiểu động mạch giây. ⬄ tĩnh mạch chủ) - Vận tốc máu trong từng đoạn mạch tỷ lệ do càng xa tim áp nghịch với tổng tiết diện của nó. lực máu tác dụng - Vận tốc máu ĐM>TM>MM 4. (Nhóm 4) lên thành mạch Vận tốc máu là càng giảm. gì? -HS: Vận tốc máu Vận tốc : Là tốc độ máu máu biến đổi chảy trong 1 giây. như thế nào - Vận tốc máu trong hệ mạch? trong từng đoạn mạch tỷ lệ nghịch với tổng tiết diện của nó. -Vận tốc máu - GV nêu vấn trong mao mạch đề: chậm nhất - HS: Khi tim đập 1.Tại sao tim nhanh và mạnh ⬄ đập nhanh, lượng máu đẩy
  27. mạnh lại làm vào ĐM tăng ⬄ huyết áp tăng và HA tăng. Khi tim ngược lại? đập chậm, yếu ⬄ lượng máu đẩy vào ĐM giảm ⬄ 2. Tại sao khi HA giảm. cơ thể mất máu - Khi mất máu, thì huyết áp lại lượng máu trong giảm? mạch giảm nên áp lực của máu Liên hệ thực tế: lên thành mạch - GV cho Hs giảm, kết quả là xem video về HA giảm. bệnh đột quỵ - Hỏi: Cần làm ⬄ HS dựa vào gì để bảo vệ quả kiến thức thực tim khỏe mạnh? tiễn trả lời. C. Luyện tập: (4 phút) Câu 1: Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài A. 0,1 giây ( tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây). B. 0,8 giây (tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây). C. 0,12 giây (tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây). D. 0,6 giây (tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây). Câu 2: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự là A. nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → tâm thất co. B. nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó His → mạng Puôckin → tâm nhĩ co. C. nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → mạng Puôckin → bó His → tâm thất co. D. nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → tâm nhĩ co. Câu 3: Vai trò của tâm thất, tâm nhĩ là A. tâm thất là nữa tim phía dưới, tâm nhĩ là nữa tim phía trên. B. tâm thất là nữa tim bên trái, tâm nhĩ là nữa tim bên phải.
  28. C. tâm thất là nơi đẩy máu đi, tâm nhĩ là nơi nhận máu về. D. tâm thất là nữa tim bên phải, tâm nhĩ là nữa tim bên trái. Câu 4: Khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim là A. do hệ dẫn truyền tim. B. do tim. C. do mạch máu. D. do huyết áp. Câu 5: Hoạt động hệ dẫn truyền tim theo thứ tự là A. nút xoang nhĩ phát xung điện ⬄ nút nhĩ thất ⬄ bó His ⬄ mạng lưới Puôckin. B. nút xoang nhĩ phát xung điện ⬄ bó His ⬄ nút nhĩ thất ⬄ mạng lưới Puôckin. C. nút xoang nhĩ phát xung điện ⬄ nút nhĩ thất ⬄ mạng lưới Puôckin ⬄ bó His. D. nút xoang nhĩ phát xung điện ⬄ mạng lưới Puôckin ⬄ nút nhĩ thất ⬄ bó His. Câu 6: Thứ tự đúng với chu kì hoạt động của tim là A. pha co tâm nhĩ ⬄ pha giãn chung ⬄ pha co tâm thất. B. pha co tâm nhĩ ⬄ pha co tâm thất ⬄ pha giãn chung. C. pha co tâm thất ⬄ pha co tâm nhĩ ⬄ pha giãn chung. D. pha giãn chung ⬄ pha co tâm thất ⬄ pha co tâm nhĩ. Câu 7: Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ A. động mạch ⬄ tiểu động mạch ⬄ mao mạch ⬄ tiểu tĩnh mạch ⬄ tĩnh mạch. B. tĩnh mạch ⬄ tiểu tĩnh mạch ⬄ mao mạch ⬄ tiểu động mạch ⬄ động mạch. C. động mạch ⬄ tiểu tĩnh mạch ⬄ mao mạch ⬄ tiểu động mạch ⬄ tĩnh mạch. D. mao mạch ⬄ tiểu động mạch ⬄ động mạch ⬄ tĩnh mạch ⬄ tiểu tĩnh mạch. Câu 8: Ở người trưởng thành nhịp tim thường là A. 95 lần / phút. B. 85 lần / phút. C. 75 lần / phút. D. 65 lần / phút. Câu 9: Loài động vật có nhịp tim (nhịp/phút) nhiều nhất là A. voi. B. trâu. C. lợn. D. chuột. Câu 10: Mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch là vì A. tổng tiết diện của mao mạch lớn. B. mao mạch thường ở xa tim. B. số lượng mao mạch lớn hơn. C. áp lực co bóp của tim giảm. Câu 11: Điều không đúng về sự khác nhau giữa hoạt động của cơ tim với cơ vân là A. theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”. B. tự động. C. theo chu kỳ. D. cần năng lượng. Câu 12: Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận là A. tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn. B. hồng cầu. C. máu và nước mô. D. bạch cầu. Câu 13: Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì trong mỗi chu kì hoạt động của tim A. được cung cấp nhiều năng lượng nhất. B. thời gian làm việc ít hơn thời gian nghỉ. C. thời gian làm việc nhiều hơn thời gian nghỉ. D. được cung cấp ít năng lượng nhất.
  29. D. Hoạt động tìm tòi mở rộng: Câu 1: Huyết áp thay đổi do những yếu tố là I. Độ quánh của máu III. Sự đàn hồi của mạch máu II. Nhịp tim IV. Số lượng hồng cầu Đáp án đúng là A. I, II, IV. B. I, II, III. C. II, III, IV. D. I, III, VI. Câu 2: Để giảm và kiểm soát bệnh tăng huyết áp mà không cần đến thuốc ta cần I. Luyện tập thể dục đều đặn. III. Uống rượu bia. II. Hạn chế căng thẳng, stress. IV. Hút thuốc lá. Các phương án đúng là A. I, III. B. III, IV. C. I, II. D. II, IV. 5. Hướng dẫn về nhà - HS trả các câu hỏi SGK. - HS đọc trước các nội dung trong bài mới bao gồm : + Khái niệm nội môi và ý nghĩa của cân bằng nội môi, cơ chế duy trì cân bằng nội môi. + Vai trò của gan thận trong cân bằng áp suất thẩm thấu. + Vai trò của hệ đệm trong cân bằng nội môi.
  30. Bài 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI Thời gian thực hiện: 1 tiết I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Nêu được ý nghĩa của cân bằng nội môi đối với cơ thể (cân bằng áp suất thẩm thấu, cân bằng pH). - Trình bày được vai trò của các cơ quan bài tiết ở các nhóm động vật khác nhau đối với cân bằng nội môi và cơ chế đảm bảo cân bằng nội môi (thông qua mối quan hệ ngược). 2. Về năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực chuyên biệt: Vận dụng kiến thức về cân bằng nội môi để giải thích các vấn đề liên quan cân bằng nội môi, có ý thức bảo vệ sức khỏe nội môi. 3. Phẩm chất: - Giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khỏe bản thân vŕ gia đình - Có ý thức rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống hợp lí để tăng cường sức khỏe II. Thiết bị dạy học và học liệu - Tranh hình SGK phóng to Phiếu học tập Họ và tên HS trong nhóm: Phiếu học tập số 1: Phân biệt cân bằng nội môi và mất cân bằng nội môi. Cho VD. (Thời gian hoàn thành: 5 phút) Cân bằng nội môi Mất cân bằng nội môi
  31. 1. Khái niệm: 1. Khái niệm: 2. VD: 2. VD: Phiếu học tập số 2: Khái quát cơ chế cân bằng nội môi B Các cơ quan Chức năng ộ ph ận Ti ếp nh ận kíc h thí ch Đi ều kh iể n Th ực hi ện NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP Phiếu học tập số 1: Cân bằng nội môi Mất cân bằng nội môi
  32. 1. Khái niệm: 1. Khái niệm: - Là sự duy trì ổn định của - Là hiện tượng khi các điều kiện lí – hoá của môi môi trường trong cơ thể. trường trong thay đổi dẫn tới không duy trì được sự ổn định bình thường. 2. VD: gdfgdfgdfg 2. VD: - Nếu nồng độ glucôzơ trong máu cao hơn 0,1% → - Nồng độ Glucôzơ trong có thể bị bệnh tiểu đường. máu người được duy trì ổn - Nếu nồng độ này thấp hơn 0,1% → cơ thể bị hạ định ở mức 0.1% đường huyết. - Thân nhiệt ở người được duy trì ổn định ở mức 36,70C Phiếu học tập số 2: Bộ phận Các cơ quan Chức năng Tiếp - Thụ thể hoặc cơ quan - Tiếp nhận kích thích từ môi trường và nhận kích thụ cảm: da, mạch biến chúng thành xung thần kinh truyền thích máu về bộ phận điều khiển. Điều - Trung ương thần - Điều khiển hoạt động của các cơ quan khiển kinh thực hiện bằng cách gởi đi các tín thần - Tuyến nội tiết kinh hoặc hoocmon. Thực - Là các cơ quan như - Tăng hoặc giảm hoạt động nhằm đưa hiện thận, gan, phổi, tim môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề nghiên cứu “Nội môi” Thời gian: 5 phút a) Mục tiêu - HS phân biệt được môi trường bên ngoài và môi trường bên trong cơ thể b) Nội dung - Khái niệm về môi trường bên trong cơ thể (nội môi) c) Sản phẩm: Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc - GV đưa ra tình huống: Môi trường bên ngoài là các yếu tố bao quanh cơ thể, ví dụ như môi trường bên ngoài của các loài cá là nước. Môi trường trong là môi trường bao CH1: Vậy theo các em, môi trường quanh tế bào, trong môi trường đó tế trong là gì? bào của cơ thể tiếp nhận chất dinh GV: Hướng dẫn học sinh đưa ra định dưỡng và thải ra các chất thải. Ví dụ nghĩa. GV: Môi trường trong cũng luôn như môi trường trong của cơ thể
  33. cần được duy trì ổn định. Vậy sự ổn người là máu, nước mô và bạch huyết. định của môi trường trong chịu sự tác động của những yếu tố và theo cơ chế nào, chúng ta đi vào bài học mới: HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ CÂN BẰNG NỘI MÔI Thời gian: 30 phút 2.1. Tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi a) Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi. - Phân biệt được cân bằng nội môi và mất cân bằng nội môi. b) Nội dung - GV tổ chức HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1 để phân biệt được cân bằng nội môi và mất cân bằng nội môi, từ đó nêu được ý nghĩa của cân bằng nội môi. c) Sản phẩm Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc GV: Phát phiếu học tập số 1, yêu cầu HS đọc mục I và hoàn I. KHÁI NIỆM thành trong khoảng thời gian 5’ (phiếu học tập số 1 - phụ lục) VÀ Ý NGHĨA HS: Đọc mục I, thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung CỦA CÂN BẰNG trong phiếu. NỘI MÔI: GV: Trong thời gian HS làm việc, treo bảng phụ phiếu học 1. Khái niệm cân tập số 1 lên bảng. bằng nội môi: HS: Tiếp tục tham khảo mục I để trả lời. GV: Yêu cầu đại diện của một hoặc hai nhóm trình bày nội (Nội dung phiếu dung và cả lớp cùng góp ý để hoàn thành phiếu học tập số 1. học tập số 1) GV: Em hãy nêu ý nghĩa của sự cân bằng nội môi? GV: Môi trường trong duy trì được sự ổn định là do cơ thể có các cơ chế duy trì cân bằng nội môi. Chúng ta qua phần II. 2. Ý nghĩa của cân bằng nội môi: - Cân bằng nội môi giúp cho động vật tồn tại và phát triển - Mất cân bằng nội môi có thể gây ra bệnh.
  34. 2.2. Tìm hiểu cơ chế duy trì cân bằng nội môi a) Mục tiêu: - Chỉ ra được tên của các bộ phận tham gia vào cơ chế duy trì cân bằng nội môi và trình bày được chức năng của các bộ phận đó. - Nhận biết được đường liên hệ ngược và chỉ ra được vai trò của đường liên hệ ngược trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi. b) Nội dung: - GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 20.1 sgk, hoạt động nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2. - Dựa vào hình 20.1 và SGK để giải thích và nêu được vai trò quan trọng của liên hệ ngược trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi. c) Sản phẩm: Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc GV: Treo tranh vẽ hình 20.1 - SGK II. SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CH1: Cơ chế cân bằng nội môi có sự tham gia của CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN các bộ phận nào? BẰNG NỘI MÔI: HS: quan sát tranh vẽ hình 20.1, trả - Cơ chế duy trì cân bằng lời. nội môi có sự tham gia của GV: Phát phiếu học tập số 2. Yêu cầu học sinh đọc các bộ phận: mục II, quan sát hình 20.1 và điền nội dung thích hợp + Bộ phận tiếp nhận kích vào phiếu (10 phút). thích (Phiếu học tập số 2) + Bộ phận điều khiển HS: Quan sát hình 20.1, thảo luận nhóm để hoàn + Bộ phận thực hiện thành phiếu. Hình 20.1 GV: Gọi một số HS trả lời, các HS khác bổ sung. CH2: Thế nào là liên hệ ngược? HS: Dựa vào hình 20.1 và SGK để giải thích và nêu (Nội dung phiếu học tập số được vai trò quan trọng của liên hệ ngược trong cơ 2) chế duy trì cân bằng nội môi. - Những biến đổi của môi CH3: Nếu một trong các yếu tố trong sơ đồ này trường có thể tác động không hoạt động hoặc hoạt động kém thì sẽ như thế ngược trở lại bộ phận tiếp nào? nhận kích thích (liên hệ HS: Tham khảo SGK để trả lời. ngược). GV: Cho một số VD: Hiện tượng tụt huyết áp ở - Nếu một trong các bộ người, bệnh cảm cúm phận của cơ chế hoạt động GV: Treo tranh vẽ hình 20.2. Yêu cầu HS hoàn thành không bình thường sẽ dẫn sơ đồ (bài tập củng cố). đến mất cân bằng nội môi.
  35. 2.3. Tìm hiểu vai trò của thận và gan trong việc cân bằng ASTT a) Mục tiêu: - Chỉ ra được vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu. b) Nội dung: - HS nghiên cứu sách giáo khoa, tìm hiểu vai trò của thận và gan trong cơ chế điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu. c) Sản phẩm: Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc GV: cho HS đọc mục III1. Yêu cầu HS nêu III. VAI TRÒ CỦA THẬN VÀ vai trò của thận trong việc cân bằng ASTT GAN TRONG CÂN BẰNG ÁP của máu? SUẤT THẨM THẤU: HS: giải thích được hai trường hợp: 1. Vai trò của thận: - Khi ASTT trong máu tăng cao - Thận tham gia điều hoà cân bằng - Khi ASTT trong máu ASTT nhờ khả năng tái hấp thu hoặc giảm thải bớt nước và các chất hoà tan GV: Hướng dẫn HS nêu và giải thích vai trong máu. trò của gan HS: Giải thích vai trò của gan trong việc 2. Vai trò của gan: điều hoà nồng độ glucôzơ trong - Gan tham gia điều hoà cân bằng máu. ASTT nhờ khả năng điều hoà nồng độ các chất hoà tan trong máu như glucôzơ 2.4. Tìm hiểu vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH. a) Mục tiêu: - Chỉ ra được vai trò của hệ đệm trong cơ chế duy trì cân bằng pH nội môi. - Kể tên được các hệ đệm chủ yếu trong máu. b) Nội dung: - HS nghiên cứu sách giáo khoa, tìm hiểu vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi. - HS nghiên cứu sách giáo khoa, kể tên được các hệ đệm có trong máu và chỉ ra hệ đệm nào mạnh nhất. c) Sản phẩm Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc CH1: pH nội môi được duy trì nhờ IV. VAI TRÒ CỦA HỆ ĐỆM TRONG những yếu tố nào? CÂN BĂNG pH: HS: Tham khảo mục IV để trả lời. - pH nội môi được duy trì ổn định nhờ hệ CH2: Trong máu có các hệ đệm đêm, phổi và thận. chủ yếu nào? Hệ nào mạnh nhất? - Trong máu có các hệ đệm chủ yếu: hệ đệm HS: Tiếp tục tham khảo mục IV bicacbonat, hệ đệm phôtphat, hệ đệm prôtêinat
  36. để trả lời câu hỏi (hệ đệm mạnh nhất). này. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Thời gian: 5 phút a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành sơ đồ điều hòa ASTT của gan và thận. b) Nội dụng: *Dùng sơ đồ sau để củng cố: Sơ đồ điều hoà ASTT của gan và thận Bộ phận tiếp nhận kích thích Bộ phận điều khiển (1) Bộ phận thực hiện Điền các từ sau đây vào khoảng trống: Thụ thể mạch máu, gan, thận, tuyến nội tiết (tuyến yên)? (1) là gì? c) Tổ chức thực hiện Giáo viên đưa ra sơ đồ, yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thiện sơ đồ.
  37. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Giao nhiệm vụ về nhà (3 phút) a. Mục tiêu Học sinh vận dụng các kiến thức đã học trong bài học để giải thích những tình huống trong thực tiễn. b. Nội dung Câu 1: Thế nào là cân bằng nội môi? Nếu các điều kiện lí hóa của môi trường trong biến động thì có thể xảy ra hiện tượng gì? Câu 2: Một người bị đói lả muốn hồi phục sức khỏe nhanh người ta thường làm cách nào? Giải thích cơ chế đó? Câu 3: Tại sao khi chúng ta ăn mặn lại thường hay khát nước và uống nhiều nước? Hãy giải thích cơ chế Câu 4: Theo em muốn đảm bảo duy trì được cân bằng nội môi chúng ta phải chú ý điều gì? Câu 5. Khi cơ thể mất nhiều mồ hôi do lao động nặng thì nồng độ ADH có thay đổi khộng? Giải thích? c. Sản phẩm HS trả lời dưới dạng poster hoặc powerpoint. d. Tổ chức thực hiện • HS hoàn thành bài tập ở nhà. Bài 21: THỰC HÀNH: ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở NGƯỜI Thời gian thực hiện: 1 tiết
  38. I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Biết cách đếm được nhịp tim - Thực hiện đo được huyết áp và thân nhiệt ở người. 2. Năng lực a. Phát triển các năng lực chung - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập của bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề: + HS ý thức được tình huống học tập và tiếp nhận để có phản ứng tích cực trả lời với các câu hỏi và tình huống do GV đặt ra. + HS biết thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như SGK, internet, thầy cô để giải quyết được tình huống được tình huống học tập - Năng lực tư duy sáng tạo: + HS đặt được nhiều câu hỏi liên quan đến nội dung bài học + Rèn luyện được các kĩ năng tư duy như: phân tích, so sánh và nghiên cứu sách giáo khoa, hệ thống hóa, khái quát hóa, liên hệ thực tiễn và làm việc nhóm. - Năng lực tự quản lý: + Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập của bài học + Quản lý nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt để trình bày, đọc hiểu các văn bản. b. Phát triển các năng lực chuyên biệt - Năng lực tri thức sinh học - Năng lực thực nghiệm 3. Phẩm chất - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp như: + Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. + Trách nhiệm: Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được phân công + Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về những việc đã làm II. Thiết bị dạy học và học liệu - HS: Đọc trước nội dung SGK - GV: + Huyết áp kế điện tử + Nhiệt kế để đo thân nhiệt + Đồng hồ bấm giây III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (5 phút)
  39. a. Mục tiêu: - HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Tạo tình huống hay vấn đề học tập có liên quan đến nội dung bài học mà HS chưa thể giải quyết được triệt để nhằm kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. b. Nội dung: HS trả lời được câu hỏi: + Theo em, sau khi chạy bền khoảng 800m xong thì nhịp tim, huyết áp và thân nhiệt của cơ thể chúng ta có thay đổi hay không? + Vậy sau khi chạy xong, chúng ta nghỉ ngơi khoảng 10 phút thì nhịp tim, huyết áp và thân nhiệt sẽ thay đổi như thế nào? c. Sản phẩm - HS trả lời được các câu hỏi GV đưa ra và suy nghĩ về sự liên quan giữa câu hỏi với nội dung bài học cần tìm hiểu. - HS tích cực chủ động tham gia vào hoạt động học. Mạnh dạn đưa ra các nhận định, suy nghĩ của bản thân về vấn đề GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Quy ước: 1. Giao nhiệm vụ. 2. Thực hiện. 3. Báo cáo. 4. Đánh giá kết quả Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. - GV nêu câu hỏi: + Theo em, sau khi chạy bền khoảng 800m xong thì nhịp tim, huyết áp và thân nhiệt của cơ thể chúng ta có thay đổi hay không? + Vậy sau khi chạy xong, chúng ta nghỉ ngơi khoảng 10 phút thì nhịp tim, huyết áp và thân nhiệt sẽ thay đổi như thế nào? - HS lắng nghe câu hỏi 2. HS sử dụng kiến thức đã học và hiểu biết cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi 3. - Sau khi chạy bền khoảng 800m xong thì - GV gọi HS trả lời lần lượt từng câu nhịp tim, huyết áp và thân nhiệt của cơ thể hỏi. Gọi HS khác nhận xét và bổ chúng ta có thay đổi theo hướng tăng lên. sung. - Sau khi khi chạy xong, chúng ta nghỉ ngơi - HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ khoảng 10 phút thì nhịp tim, huyết áp và
  40. sung. thân nhiệt sẽ quay trở lại giá trị bình 4. thường như lúc trước khi chạy. - GV nhận xét đúng sai và đưa ra câu trả lời đúng. - HS lắng nghe và ghi nhận. 2. Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề (33 phút) 2.1. Tìm hiểu về “Cách đếm nhịp tim, cách đo huyết áp, cách đo thân nhiệt cơ thể” a. Mục tiêu - HS trình bày cách đếm nhịp tim, đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử và cách đo nhiệt độ cơ thể trong các trường hợp khác nhau. b. Nội dung: Trình bày cách đếm nhịp tim, đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử và cách đo nhiệt độ cơ thể. c. Sản phẩm: - Nêu được bày cách đếm nhịp tim, đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử và cách đo nhiệt độ cơ thể. - Tích cực tham gia hoạt động học. d. Tổ chức thực hiện Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. - GV chia lớp thành 6 – 9 nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 4 đến 5 HS). - HS chia nhóm theo yêu cầu. - GV phân công như sau: + 2/3 nhóm tìm hiểu về cách đếm nhịp tim + 2/3 nhóm tìm hiểu về cách đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử + 2/3 nhóm tìm hiểu về cách đo nhiệt độ cơ thể. - HS chia nhóm và nhận nhiệm vụ theo phân công của GV. 2. 1. Cách đếm nhịp tim - Các nhóm đọc thông tin - Ấn ba ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo
  41. trong SGK, nghiên cứu nhẫn) vào rãnh quay cổ tay (tay để ngửa) và đếm số cách thực hiện đếm nhịp lần mạch đập trong 1 phút. tim, đo huyết áp và đo 2. Cách đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử nhiệt độ cơ thể. - Người được đo ngồi và cánh tay trái duỗi ra và nằm - GV quan sát, hỗ trợ và chỉ ngang với vị trí của tim và kéo tay áo lên gần nách. dẫn các nhóm yếu. - Quấn bao cao su bọc vải (quấn vừa khít) quanh 3. cánh tay trái phía trên khuỷu tay. - GV gọi đại diện nhóm - Khi ấn núm công tắc máy sẽ tự động bơm khí vào trình bày. Nhóm còn lại làm bao cao su bọc vải phồng lên và sau đó tự động của chủ đề sẽ nhận xét, bổ xả khí. Thời gian bơm khí khoảng 1 phút. Khi việc sung bơm khí kết thúc biểu tượng hình trái tim xuất hiện - HS trình bày theo yêu cho biết máy đang trong tiến trình đo. cầu. - Khi việc đo hoàn thành, máy sẽ phát ra tiếng kêu 4. « píp ». Giá trị huyết áp tối đa hiển thị phía bên trái - GV nhận xét, đánh giá và và huyết áp tối thiểu hiển thị phía bên phải màn kết luận cách thực hiện. hình. Giá trị nhịp tim hiện thị bên phải màn hình - GV giới thiệu thêm cách (kèm theo từ PUL). đo huyết áp bằng huyết áp - Khi muốn kết thúc đo, ta lại ấn núm công tắc để tắt kế đồng hồ. máy. 3. Cách đo nhiệt độ cơ thể Kẹp nhiệt kế vào nách hoặc ngậm vào miệng trong 2 phút, rồi lấy ra đọc kết quả. 2.2. Thực hành “Đếm nhịp tim, đo huyết áp, đo thân nhiệt cơ thể” a. Mục tiêu - HS thực hiện được đếm nhịp tim, đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử và đo nhiệt độ cơ thể trong các trường hợp khác nhau. b. Nội dung: Đếm được nhịp tim, đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử và đo nhiệt độ cơ thể trong các trường hợp khác nhau. c. Sản phẩm: - Hoàn thành các chỉ tiêu sinh lý của mỗi người trong bảng 21/SGK/trang 93 - Trả lời được các câu hỏi thảo luận dưới bảng 21/SGK - Tích cực tham gia hoạt động học. d. Tổ chức thực hiện Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. - GV phát cho HS phiếu học tập là bảng các chỉ tiêu sinh lý của mỗi người trong bảng 21/SGK/trang 93. Yêu cầu HS trong các nhóm hoàn
  42. thành nội dung PHT. - HS trong các nhóm nhận PHT. 2. - HS tiến hành đo, đếm để hoàn thành các chỉ tiêu sinh lý của mỗi người trong PHT, đồng thời sau khi hoàn thành các chỉ tiêu xong thảo luận để hoàn thành câu hỏi phía cuối bảng chỉ tiêu. - GV quan sát, giúp đỡ và hỗ trợ các nhóm 3. - GV gọi đại diện 1 vài HS đọc các chỉ tiêu sinh lý của cá nhân. - Cá nhân HS trả lời. - GV gọi đại diện nhóm trả lời các câu hỏi cuối bảng chỉ tiêu sinh lý. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung 4. - GV nhận xét đúng – sai, kết luận. - HS lắng nghe và ghi nhận. 3. Hoạt động 3: Luyện tập Thời gian: 5 phút a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào giải thích sự thay đổi nhịp tim, huyết áp và thân nhiệt trong các trường hợp cụ thể. b. Nội dung: * Tình huống: Trước khi dạy bài mới, Thầy/Cô tiến hành kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS thông qua một số câu hỏi. Tuy nhiên, do tối hôm trước, Lan lướt facebook quên mất thời gian và ngủ quên mất. Vì thế, Lan chưa học bài cũ. Trong lúc Thầy/Cô đọc câu hỏi và chuẩn bị gọi tên HS trả lời. Lan rất run và lo lắng. Vì Thầy/Cô nổi tiếng là khó tính, nếu không chuẩn bị bài sẽ báo lại với GVCN. Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết: Lúc này, nhịp tim, huyết áp của Lan thay đổi như thế nào so với lúc mới bắt đầu tiết học. Giải thích sự thay đổi đó. c. Sản phẩm: - HS trả lời được câu hỏi trong tình huống. d. Tổ chức thực hiện - Giáo viên nêu tình huống, học sinh vận dụng kiến thức suy nghĩ trả lời. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (Thời gian: 3 phút) a. Mục tiêu Học sinh về nhà tìm ra được những tình huống khiến cơ thể thay đổi nhịp tim và huyết áp. b. Nội dung Ghi nhận các tình huống làm thay đổi nhịp tim và huyết áp. c. Sản phẩm
  43. Ghi nhận vào vở. d. Tổ chức thực hiện - GV nêu yêu cầu - HS ghi nhận và thực hiện BÀI 22: ÔN TẬP CHƯƠNG I Thời gian thực hiện: 1 tiết I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Mô tả được mối quan hệ dinh dưỡng trong cơ thể thực vật - Trình bày được mối liên hệ gắn bó phụ thuộc vào nha giữa quang hợp và hô hấp - Phân biệt được sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và cơ thể động vật - Trình bày được mối liên quan về chức năng của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa và bài tiết ở cơ thể động vật 2. Về năng lực - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Phẩm chất - Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống. - Bảo vệ sức khỏe II. Thiết bị dạy học và học liệu • Phiếu học tập: phân biệt các quá trình tiêu hóa cơ học hoặc tiêu hóa hóa học ở động vật đơn bào, động vật có túi tiêu hóa và động vật có ống tiêu hóa. • Hình 22.1, 22.2, 22.3 III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề nghiên cứu “chuyển hóa vật chất và năng lượng” Thời gian: 5 phút a) Mục tiêu - Học sinh phát hiện ra chuyển hóa vật chất và năng lượng gồm 2 phần chính. Nhu cầu cần tìm câu trả lời. b) Nội dung - Học sinh trình bày sản phẩm và vận dụng kiến thức đã biết trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: • Học sinh trình bày được chuyển hóa vật chất và năng lượng gồm chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật
  44. • Nắm được các phần trọng tâm trong chương I Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. Trong chương I gồm mấy phần chính? Mỗi phần gồm Chương I gồm: những nội dung gì? • Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở 2. Học sinh trả lời câu hỏi, các thực vật: dinh dưỡng ở thực vật, bạn khác bổ sung quang hợ và hô hấp ở thực vật • Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật: tiêu hóa, hố hấp, tuần hoàn và cân bằng nội môi HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ ÔN TẬP CHƯƠNG I Thời gian: 25 phút 2.1 Tìm hiểu về quan hệ dinh dưỡng ở thực vật Mục tiêu: • Huy động được sự hiểu biết của học sinh về quá trình quang hợp, thoát hơi nước, vận chuyển các chất trong cấy Nội dung: học sinh vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi Sản phẩm: kể tên các quá trình xảy ra trong cây, xảy ra ở cấu trúc đặc hiệu nào và ở đâu Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. Yêu cầu HS quan sát hình 22.1 SGK -94 và chỉ rõ các quá trình xảy ra trong cây bằng cách điền vào các dòng a- e. a. Quá trình 2. HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. quang hợp 3. GV nhận xét, bổ sung → kết luận b. Pha tối quang hợp c. Dòng mạch rây d. Dòng mạch gỗ e. Quá trình thoát hơi nước ở lá 2.2. Tìm hiểu về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật Mục tiêu: học sinh nhận biết được mối quan hệ giữa quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật Nội dụng: vân dụng kiến thức trả lời câu hỏi và điền vào vị trí dấu hỏi (?) trong hình 22.2
  45. Sản phẩm: học sinh trình bày được mối quan hệ qua lại giữa hô hấp và quang hợp, sản phẩm của qung hợp là nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại sản phẩm của hô hấp sẽ là nguyên liệu cho hô hấp. Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK nhớ lại kiến thức điền các chất cần thiết vào vị trí dấu hỏi (?) trong hình 22.2 và trả lời các câu + C02 và hỏi sau: H2O + Nêu mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp? + Đường và + Tại sao nói đó là 2 mặt của một quá trình đối lập nhưng lại oxi thống nhất trong trao đổi năng lượng ở thực vật? + ADP và 2. HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. NAD+ 3. GV nhận xét, bổ sung → kết luận + ATP 2.3. Tìm hiểu về tiêu hóa ở động vật Mục tiêu: học sinh phân biệt được các hình thức tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau Nội dụng: vân dụng kiến thức trả lời câu hỏi và điền dấu × vào các ô trống ở bảng 22 Sản phẩm: - Học sinh trình bày khái niệm tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng xó trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được - Động vật đơn bào, động vật có túi tiêu hóa chỉ diễn ra tiêu hóa hóa học. Động vật có ống tiêu hóa hình thức tiêu hóa là cơ học và hóa học. Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK nhớ lại kiến thức đã học Qúa Tiêu hoá Tiêu hoá Tiêu hoá điền dấu × vào các ô trống trình ở động ở động ở động phù hợp ở bảng 22 và trả lời tiêu vật đơn vật có túi vật có câu hỏi sau: Khái niệm tiêu hoá bào tiêu hoá ống tiêu hoá? hóa Tỉêu x 2. HS nghiên cứu SGK, thảo hoá cơ luận trả lời câu hỏi. học 3. GV nhận xét, bổ sung → kết Tiêu x x x luận hoá hoá học
  46. 2.4. Tìm hiểu về hô hấp ở động vật Mục tiêu: học sinh nhận biết được mối quan hệ giữa quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật Nội dụng: vân dụng kiến thức trả lời câu hỏi và điền vào vị trí dấu hỏi (?) trong hình 22.2 Sản phẩm: học sinh trình bày được mối quan hệ qua lại giữa hô hấp và quang hợp, sản phẩm của qung hợp là nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại sản phẩm của hô hấp sẽ là nguyên liệu cho hô hấp. Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức và trả lời các câu hỏi sau: • Cơ quan trao đổi khí ở thực vật: các bộ phận của cơ thể, chủ yếu là khí khổng • Thực vật và động vật trao đổi khí bằng cơ • Cơ quan trao đổi khí ở động vật: Bề mặt cơ quan nào? thể, hệ thống ống khí, mang, phổi. *So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và cơ • So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và cơ thể động vật: thể động vật? - Giống nhau: Hapa thụ 02 và giải phóng C02 - Khác nhau: Thực vật trao đổi khí qua hô hấp và quang hợp. Động vật trao đổi khí qua cơ quan hô 2. HS nghiên cứu SGK, hấp: bề mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi. nhớ lại kiến thức, thảo luận trả lời câu hỏi. 3. GV nhận xét, bổ sung → kết luận 2.5. Tìm hiểu về hệ tuần hoàn ở động vật Mục tiêu: • Học sinh hệ thống lại các kiến thức về dòng mạch gỗ và mạch rây • Học sinh nhận biết được mối quan hệ giữa các hệ co quan với nhau và giữa các hệ cơ quan với tế bào cơ thể Nội dụng: vân dụng kiến thức trả lời câu hỏi, quan sát hình trả lời câu hỏi Sản phẩm: • Học sinh trình bày được hệ thống vận chuyển , động lực vận chuyển của dòng mạch rây, mạch gỗ và vận chuyển máu ở động vật • Học sinh nêu được mối liên quan về chức năng giữa các hệ cơ quan với nhau, và giữa hệ cơ quan với tế bào Nội dung dạy hoc
  47. Tổ chức thực hiện 1. GV yêu cầu HS nhớ lại kiến •Ở thực vật: hệ thống vận chuyển dòng thức và trả lời các câu hỏi sau: mạch gỗ là mạch gỗ, hệ thống vận chuyển • Hệ thống vận chuyển dòng dòng mạch rây là mạch rây mạch gỗ và mạch rây trong cơ •Ở động vật: hệ thống vận chuyển máu thể thực vật là gì? là tim và hệ thống mạch máu • Hệ thống vận chuyển máu ở • Động lực vận chuyển dòng mạch gỗ là: áp động vật là gì? suất rễ, thoát hơi nước ở lá và lực liên kết • Động lực vận chuyển dòng giữa các phân tử nước với nhau và với mạch gỗ, mạch rây ở thực vật thành mạch gỗ. và máu ở cơ thể động vật là gì? • Động lực vận chuyển dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa. Quan sát hình 22.3 SGK -96 và trả • Động lực vận chuyển máu trong cơ thể lời các câu hỏi sau: động vật là sự co bóp của tim. Tim co bóp • Cơ thể động vật trao đổi tạo áp lực đẩy máu đi trong vòng tuần chất với môi trường sống hoàn. như thế nào? • Cơ thể trao đổi chất với môi trường sống • Mối quan hệ về chức năng bằng cách: tiếp nhận các chất dinh dưỡng giữa các hệ cơ quan với có trong thức ăn và oxi. Thải các chất sinh nhau và giữa hệ cơ quan với ra từ quá trình chuyển hóa và nhiệt tế bào cơ thể? 2. HS nghiên cứu SGK, nhớ lại • Mối liên quan về chức năng giữa các hệ kiến thức, thảo luận trả lời câu cơ quan trong cơ thể động vật: hỏi. 3. GV nhận xét, bổ sung → kết Hệ tiêu hóa tiếp nhận chất dinh dưỡng từ luận bên ngoài cơ thể và đưa vào hệ tuần hoàn Hệ hấp tiếp nhận oxi và chuyển vào hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất thải đến hệ bài tiết để thải ra ngoài Hệ tuần hoàn vận chuyển CO2 đến hệ hô hấp để thải ra ngoài • Mối liên qua giữa các hệ cơ quan với tế bào cơ thể: Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxi đến cung cấp cho tất cả các tế
  48. bào của cơ thể Các chất dinh dưỡng và oxi tham gia vào chuyển hóa nội bào tạo ra các chất bài tiết và CO2 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Thời gian: 5 phút Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học làm câu hỏi tự luận và trắc nghiệm Nội dụng: Câu 1: Qua chương I rút ra sự giống và khác nhau trong sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở ĐV và TV? Câu 2: Hệ tuần hoàn kín có các đặc điểm: a) Máu đi khỏi tim và về tim trong mạch kín. b) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp. c) Máu chứa sắc tố hô hấp Hemôxianin. d) Điều hòa và phân phối máu chậm Câu 3: Thí nghiệm để xác định cây xanh chủ yếu thải ra CO2 trong quá trình hô hấp, điều kiện gì là cần thiết cho thí nghiệm? a) Sử dụng 1 cây có nhiều lá. b) Làm thí nghiệm trong buồng tối. c) Ngâm cây trong nước. d) Sử dụng 1 cây non. Câu 4: Nước từ đất vào tế bào lông hút của rễ theo cơ chế nào? a. Vận chuyển chủ động cần năng lượng b. Vận chuyển thụ động cần năng lượng c. Vận chuyển chủ động không cần năng lượng d. Vận chuyển thụ động không cần năng lượng Sản phẩm: Câu 1: * Sự giống nhau: Cơ thể ĐV và TV đều tiếp nhận chất dinh dưỡng, oxi từ môi trường và thải các chất từ quá trình chuyển hóa CO2, O2 ra ngoài * Sự khác nhau: + Ở TV: sự chuyển hóa vật chất và NL ở TV: • Thể hiện mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chức năng dinh dưỡng trong cơ thể như: mối quan hệ giữa quá trình hấp thụ nước, uối khoáng với quá trình hấp thụ nước • Quá trình trao đổi, hấp thụ nước, ion khoáng với quang hợp và hô hấp • + Ở ĐV: chuyển hóa vậ chất và NL trong cơ thể thể hiện mối liên quan về chức năng giữa các hệ cơquan với nhau và giữa các hệ cơ quan với tế bào cơ thể (chuyển hóa nội bào)
  49. Câu 2:a Câu 3: b Câu 4:d Tổ chức thực hiện Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh vận dụng kiến thức suy nghĩ trả lời. BÀI 23: HƯỚNG ĐỘNG Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm cảm ứng, cảm ứng ở thực vật và khái niệm hướng động . - Trình bày được các dạng hướng động ở thực vật - Nêu được vai trò của hướng động đối với đời sống thực vật - Phân biệt được hướng động dương và hướng động âm. - Giải thích được cơ chế gây ra hướng động ở thực vật. - Giải thích được một số hiện tượng hướng động trong tự nhiên 2.Năng lực
  50. * Năng lực chung - Năng lực tự học + HS tự đọc SGK để hoàn thành PHT + Học sinh tự làm được các thí nghiệm về hướng động - Năng lực giao tiếp và hợp tác + Thông qua việc phân công làm các thí nghiệm về hướng động và cùng nhau hoàn thiện phiếu học tập “ Các kiểu hướng động” + Tự tin, chủ động trong báo cáo, trình bày sản phẩm trước lớp. + Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân trong nhóm * Năng lực đặc thù (Năng lực sinh học) - Thực hiện được nội dung và hiểu nội dung bài học - Thực hành được các thí nghiệm về hướng động - Vận dụng được hiểu biết về hướng động để giải thích các vấn đề thực tiễn (ví dụ: Cây nắp ấm, cây gọng vó bắt mồi, cây uốn cong về một phía, ). 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Kiên trì, tỉ mĩ, cẩn thận trong quá trình làm thực hành, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng. - Trung thực: Khách quan, trung thực trong thí nghiệm thực hành, trình bày đúng với kết quả thu thập. - Trách nhiệm: Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong hoạt động nhóm; thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ cúa cá nhân được phân công trong làm việc nhóm; tuân thủ đúng nội quy, nguyên tắc khi thực hiện thí nghiệm; có ý thức vận dụng những hiểu biết, kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống. - Biết cách chăm sóc cây trồng để cây sinh trưởng phát triển tốt. II.THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU - Phiếu học tập số 1 : Các kiểu hướng động ở thực vật Nhóm Tác Đặc điểm hướng Vai Cơ nhân động trò chế 1. Hướng sáng 2. Hướng trọng lực 3. Hướng hóa - Hướng nước 4. Hướng tiếp xúc - Các chậu cây thể hiện tính hướng sáng, hướng trọng lực, hướng hóa, hướng nước, hướng tiếp xúc do học sinh đã chuẩn bị trước ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Giấy A0 đã chuẩn bị nội dung của từng nhóm - Tranh ảnh, máy tính và máy chiếu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  51. 1 Hoạt động 1. Xác định vấn đề nghiên cứu “ Hướng động” a) Mục tiêu: - Huy động sự hiểu biết của học sinh về các phản ứng của sinh vật với những kích thích từ môi trường. Từ đó đưa ra được khái niệm cảm ứng và cảm ứng ở thực vật - Huy động hiểu biết của học sinh về hiện tượng cây mọc uốn cong về phía cửa sổ nơi có nhiều ánh sáng. kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới. b) Nội dung hoạt động: - Xem các hình ảnh về cảm ứng ở sinh vật và video cây mọc uốn cong về phía cửa sổ khi đặt chậu cây bên cạnh cửa sổ. - Học sinh vận dụng kiến thức đã biết kết hợp nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm học tập: - Trình bày được khái niệm cảm ứng và cảm ứng ở thực vật - Giải thích được: Cây hướng về phía cửa sổ để hấp thu được nhiều ánh sáng cung cấp cho quá trình quang hợp. d) Cách thức tổ chức Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. Giao nhiệm vụ GV yêu cầu học sinh quan sát * Khái niệm: Cảm ứng ở thực vật là khả năng tranh ảnh về cảm ứng ở sinh phản ứng của thực vật đối với các kích thích vật và video cây sinh trưởng của môi trường. hướng về phía cửa sổ và trả lời câu hỏi ? * Có 2 hình thức cảm ứng TV: Hướng động - Cảm ứng là gì ? cảm ứng ở (vận động định hướng) và ứng động (vận động thực vật là gì? cảm ứng). - Phân biệt cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật ? I.Khái niệm hướng động. - Nêu khái niệm hướng động ? - Khái niệm: Hướng động là vận động sinh Phân biệt hướng động dương và trưởng định hướng đối với kích thích từ một hướng động âm ? phía của tác nhân trong ngoại cảnh do sự sai 2. Thực hiện khác về tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ HS vận dụng hiểu biết thực tế quan (thân, rễ). kết hợp nghiên cứu SGK hoạt - Phân loại: Gồm có 2 loại hướng động dương động cá nhân để trả lời câu hỏi. (vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích 3. Báo cáo thích và hướng động âm (vận động sinh trưởng Học sinh trả lời câu hỏi của giáo tránh xa nguồn kích thích) viên 4. Đánh giá kết quả GV nhận xét và hệ thống hoá
  52. kiến thức về - Khái niệm cảm ứng, Cảm ứng ở thực vật - Khác nhau giữa cảm ứng TV và cảm ứng động vật - Khái niệm hướng động? Phân loại ? 2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức về các kiểu hướng động và vai trò của hướng động a) Mục tiêu : Chuẩn hóa nội dung kiến thức, phẩm chất năng lực cần hình thành. b) Nội dung hoạt động: HS dựa vào kết quả thí nghiệm minh họa các kiểu hướng động đã được thực hiện trước ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên⬄ nêu được tác nhân, đặc điểm và vai trò của các kiểu hướng động, đồng thời giải thích được cơ chế của các kiểu hướng động. c) Sản phẩm học tập: Giấy A 0 đã chuẩn bị nội dung của từng nhóm ( Trình bày được tác nhân, đặc điểm và vai trò và cơ chế của các kiểu hướng động. d) Cách thức tổ chức. Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. Giao nhiệm vụ II. Các kiểu GV chia lớp thành 4 nhóm nghiên cứu tiến hành thí nghiệm về các hướng kiểu hướng động và từ đó hoàn thành các nội dung trong PHT số 1 động (thực hiện trong hoạt động 4 ở các tiết trước ) + Nhóm 1: Hướng sáng + Nhóm 2: Hướng trọng lực + Nhóm 3: Hướng nước và hướng hóa + Nhóm 4: Hướng tiếp xúc - GV đưa ra tiêu chí đánh giá phụ lục 1.1 GV Mời lần lượt đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm (Chậu cây thí nghiệm đã được tiến hành trước ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên) ? nêu tác nhân, đặc điểm, vai trò của các kiểu hướng động - Giải thích cơ chế của các kiểu hướng động ? ĐÁP ÁN GV: Sau khi các nhóm trình bày sản phẩm và thuyết trình xong nội PHT SỐ 1 dung của nhóm giáo viên mời 1 bạn bất kỳ lên thuyết trình lại hoàn thiện nội dung PHT số 1 2. Thực hiện - Chuẩn bị sản phẩm - Phân công người báo cáo, người trả lời câu hỏi
  53. 3. Báo cáo - Học sinh trình sản phẩm - Treo phiếu học tập đã chuẩn bị các nội dung của nhóm 4. Đánh giá kết quả GV nhận xét và hệ thống hoá kiến thức về - Nhận xét sản phẩm (chậu cây thí nghiệm) - Nhận xét nội dung PHT của nhóm - Chốt kiến thức, hoàn chỉnh PHT số 1 3 Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: GV tổng kết lại các nội dung chính trong bài học, phân tích thêm 1 số ví dụ. b) Nội dung hoạt động: HS trả lời một số câu hỏi: Câu 1. Auxin có vai trò gì trong hướng động của cây? Câu 2.Các tua cuốn quấn quanh của mướp, bầu bí các loại là kiểu hướng động gì? Kiểu hướng động này có ý nghĩa gì đối với đời sống thực vật? Câu 3.Khi hạt nảy mầm, rễ hướng xuống đất, phần thân hướng lên trên. Hãy giải thích vì sao? Câu 4. Giải thích sự khác biệt về cơ chế hướng sáng dương của thân và hướng sáng âm của rễ? Câu 5. Bấm ngọn thân chính có ảnh hưởng như thế nào tới sinh trưởng và phát triển của cây? Giải thích tại sao? c) Sản phẩm học tập: Câu 1. - Hướng đất: Hai mặt của rễ có auxin phân bố không đều. Mặt dưới tập trung nhiều auxin làm kìm hãm tăng trưởng. Mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bào làm rễ cong xuống - Hướng sáng: Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng ngược với hướng đất, lượng auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bào, làm cây uốn cong về phía sáng. Câu 2 - Các dạng tua cuốn của mướp, bầu, bí thuộc loại hướng động tiếp xúc - Hướng động tiếp xúc giúp các loài dây leo bám vào giá thể và vươn lên trên, hướng đến nguồn ánh sáng - Các dây leo sống trong các khu rừng rậm, sống trên các cành cây chủ cũng nhờ cơ chế này để bám trụ và vươn đến nguồn sáng phía trên. Câu 3. - Thân cây vươn về phía trên : ở thân, auxin tập trung nhiều ở phía tối kích thích sinh trưởng của tế bào làm cho tế bào giãn dài ra gây uốn cong ở thân non hướng về phía ánh sáng.
  54. - Rễ cây cong xuống: Mặt dưới rễ có lượng auxin nhiều gây ức chế sự sinh trưởng (ngược lại với thế bào thân và ngọn cây). Mặt trên rễ lượng auxin phù hợp kích thích sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bào làm rễ cong xuống đất Câu 4. Nguyên nhân sự khác biệt là do tính nhạy cảm khác nhau của tế bào thần và tế bào rễ đối với auxin. Tế bào rễ có độ mẫn cảm auxin cao hơn tế bào thân, nồng độ auxin kích thích đối với tế bào thân thì ức chế đối với tế bào rễ. Phía không kích thích (phía tối trong hướng sáng và phía dưới của rễ) bị auxin ức chế làm sinh trưởng chậm nên rễ và thân uốn cong theo hai hướng khác nhau. Câu 5. - Bấm ngọn: Tạo điều kiện cho các chồi bên sinh trưởng mạnh. Tán cây phát triển về bề rộng (hoặc cây ra nhiều hoa) - Vì: Bấm ngọn đã hạn chế tác dụng ưu thế đỉnh của auxin các chồi bên phát triển mạnh. d) Cách thức tổ chức: GV chiếu bài tập trên màn hình sau đó yêu cầu hs hoàn thành bài tập HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi GV gọi HS trả lời GV nhận xét, hoàn chỉnh 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng những điều đã học các vấn đề trong cuộc sống b) Nội dung hoạt động: Sưu tầm những ứng dụng của hiểu biết về hướng động vào trong thực tiễn ? c) Sản phẩm học tập: Bản báo cáo HS dưới dạng poster hoặc powerpoint. d) Cách thức tổ chức 1. GV Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu: - Các nhóm về sưu tầm những ứng dụng của hiểu biết về hướng động vào trong thực tiễn. Báo cáo bằng posteer hoặc powerpoint. - Tiêu chí đánh giá Phụ lục 1.2 - Thời gian: Báo cáo đầu giờ tiết học sau 2. HS phân chia nhiệm vụ, thời gian hoàn thiện sản phẩm 3. Giáo viên đánh giá đầu giờ học tiết sau. ĐÁP ÁN PHT SỐ 1 : CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG Tác Đặc điểm Nhóm Vai trò Cơ chế nhân hướng động 1. Thân: hướng Tìm Ánh Khi ánh sáng tác động từ một phía Hướng sáng dương nguồn sáng → auxin phân bố ở phía không sáng Rễ: hướng sáng đê
  55. sáng âm quang được chiếu sáng nhiều hơn → kích hợp thích các tế bào phía không được chiếu sáng sinh trưởng kéo dài nhanh hơn → đẩy ngọn cây mọc hướng về phía được chiếu sáng. 2. Rể cây: hướng Đảm bảo Khi đặt cây nằm ngang, thì rễ cây Hướng trọng lực sự phát mọc quay xuống đất vì: khi cây trọng dương triển của nằm ngang auxin tập trung về phía lực Thân: hướng bộ rễ mặt dưới của rễ cây nhiều hơn Trọng trọng lực âm mặt trên → hàm lượng axin cao sẽ lực ức chế sinh trưởng kéo dài của các tế bào phía dưới → các tế bào mặt trên sinh trưởng kéo dài nhanh hơn → đẩy rễ cây mọc cong về phía dưới. 3. Hóa - Chất DD (+) Trao đổi Hướng chất, - Chất độc (-) nước và Phía có hoá chất tác động có tốc hóa. Nước - Rể: hướng muối độ sinh trưởng nhanh hay chậm so Hướng nước dương khoáng với phía đối diện của rễ nước 4. Vật Tua quấn hoặc Cây leo Hướng tiếp thân leo vươn lên giá tiếp xúc xúc thẳng cho đến thể tránh Tốc độ sinh trưởng ở phía không khi tiếp xúc bị dậm tiếp xúc nhanh hơn phía tiếp xúc với giá thể và đạp quấn quanh giá thể
  56. BÀI 24 - ỨNG ĐỘNG Thời gian thực hiện: 1 tiết I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Trình bày được khái niệm ứng động (vận động cảm ứng). - Liệt kê các kiểu ứng động dựa vào tác nhân kích thích. - Nêu được vai trò của vận động cảm ứng đối với thực vật. - Phân biệt được ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. Cho ví dụ minh họa cụ thể. - Phân biệt được hướng động và ứng động. - Vận dụng kiến thức ứng động vào thực tiễn để điều khiển nở hoa, đánh thức chồi. - Thực hành quan sát được hiện tượng cảm ứng ở một số loài cây. 2. Về năng lực: Năng lực sinh học Nhận thức sinh - Trình bày được khái niệm ứng động (vận động cảm ứng). học - Liệt kê các kiểu ứng động dựa vào tác nhân kích thích.
  57. - Nêu được vai trò của vận động cảm ứng đối với thực vật. - Phân biệt được ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. Cho ví dụ minh họa cụ thể. - Phân biệt được hướng động và ứng động Tìm hiểu thế giới Thực hành quan sát được hiện tượng cảm ứng ở một số loài sống cây. Vận dụng kiến Vận dụng kiến thức ứng động vào thực tiễn để điều khiển nở thức, kỹ năng đã hoa, đánh thức chồi. học Năng lực chung Giao tiếp và hợp Thông qua cùng nhau hoàn thành phiếu học tập, trao đổi nhóm tác thực hiện nhiệm vụ học tập Tự chủ và tự học Tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khi hợp tác, tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ. Tự nghiên cứu tài liệu học tập. 3. Về phẩm chất: Chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ học tập và trung thực trong báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Hình thành ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sống. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Phiếu học tập số 24.1: Các em quan sát video về tính hướng sáng ở thực vật và vận động nở hoa dưới tác động ánh sáng của hoa mười giờ hoàn thành nội dung bảng sau: Nội dung Phản ứng hướng sáng Vận động nở hoa Đặc điểm tác nhân kích thích Cơ quan thực hiện Tốc độ Đáp án Phiếu học tập số 24.1: Các em quan sát video về tính hướng sáng ở thực vật và vận động nở hoa dưới tác động ánh sáng của hoa mười giờ hoàn thành nội dung bảng sau: Nội dung Phản ứng hướng sáng Vận động nở hoa Đặc điểm tác nhân kích thích Từ 1 hướng xác định Từ mọi hướng Cơ quan thực hiện Thân cây Cánh hoa Tốc độ Chậm Nhanh - Phiếu học tập số 24.2: Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng Nội dung Ứng động không sinh trưởng Ứng động sinh trưởng
  58. Khái niệm Tác nhân kích thích Cơ chế Tính chu kỳ Ví dụ Đáp án Phiếu học tập số 24.2: Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng Nội dung Ứng động không sinh trưởng Ứng động sinh trưởng Khái niệm Là kiểu ứng động không có sự Là kiểu ứng động có sự phân chia phân chia và lướn lên của các tế và lướn lên của các tế bào bào Tác nhân Tác động cơ học, tiếp xúc Nhiệt độ, ánh sáng kích thích Cơ chế Do sự thay đổi sức trương nước Do sự sinh trưởng không đều của của tế bào chuyên hóa các tế bào ở 2 phía cơ quan nhận kích thích. Tính chu Không Có kỳ Ví dụ Đóng mở khí khổng Vận động nở hoa. Vận động bắt mồi của thực vật Vận động thức ngủ của lá, chồi ăn côn trùng Vận động tự vệ của cây trinh nữ. - Phiếu học tập số 24.3: Phân biệt hướng động và ứng động Nội dung Hướng động Ứng động Khái niệm Đặc điểm tác nhân kích thích Đặc điểm cơ quan nhận kích thích Biểu hiện Cơ chế Đáp án Phiếu học tập số 24.3: Phân biệt hướng động và ứng động Nội dung Hướng động Ứng động Khái niệm Là hình thức phản ứng của cơ quan Là hình thức phản ứng của thực vật trước tác nhân kích thích cây trước tác nhân kích thích từ một hướng xác định không định hướng Đặc điểm tác Có hướng Vô hướng nhân kích
  59. thích Đặc điểm cơ Thân, rễ hình trụ tròn. Cánh hoa, lá hình bản dẹt quan nhận kích thích Biểu hiện Hướng động dương Đóng, mở của hoa, khí Hướng động âm khổng Thức ngủ của lá, chồi mầm Cơ chế Do tốc độ sinh trưởng không đều Thay đổi tốc độ sinh trưởng của tế bào ở 2 phía cơ quan nhận hoặc sức trương nước. kích thích - Chậu cây hoa trinh nữ trưởng thành. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (thời gian 7ph) a. Mục tiêu: Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu kiến thức mới; tạo được sự mâu thuẫn kiến thức giữa cái đã biết và cái chưa biết, kích thích tính tò mò tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 24.1. c. Sản phẩm: Đáp án Phiếu học tập số 24.1 d. Tổ chức thực hiện: Quy ước: 1. Giao nhiệm vụ. 2. Thực hiện. 3. báo cáo. 4. Đánh giá kết quả Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. GV chiếu video 1 về tính hướng sáng ở thực vật (Cây vạn niên thanh trồng bên cửa sổ); Video 2 về sự vận động nở hoa của hoa mười giờ, hoa cúc. - Phát phiếu học tập số 24.1. Yêu cầu học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức đã học, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung PHT số 24.1. Vận động nở hoa còn gọi là hiện tượng ứng động vậy ứng động là gì? 2. Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức đã học, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung PHT số 24.1. - Phân công người báo cáo, người trả lời câu hỏi 3. Học sinh trình sản phẩm đáp án PHT số 24.1 - Liên hệ kiến thức bài 23 trả lời 4. GV nhận xét và hệ thống hoá kiến thức Nội dung: Khái niệm • Đưa đáp án PHT số 24.1 ứng động (vận động • Vào bài mới: Vận động nở hoa còn gọi là ứng động cảm ứng) vậy theo em ứng động ở thực vật là gì?
  60. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới về vận động cảm ứng ở thực vật (20 phút) 2.1 Tìm hiểu khái niệm ứng động a. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm ứng động (vận động cảm ứng). - Liệt kê các kiểu ứng động dựa vào tác nhân kích thích. b. Nội dung: Quan sát tranh, video về ứng động, nghiên cứu tài liệu học tập. c. Sản phẩm: Trả lời được hệ thống câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện Quy ước: 1. Giao nhiệm vụ. 2. Thực hiện. 3. báo cáo. 4. Đánh giá kết quả Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. GV hỏi ? Vận động nở hoa còn gọi là ứng động vậy theo em ứng động ở thực vật là gì? ? Ứng động có những hình thức nào, căn cứ vào đâu để phân loại như vậy. 2. Học sinh: Dựa trên đáp án PHT số 24.1, kết hợp nghiên cứu SGK, Quan sát video trả lời hệ thống câu hỏi. I. Khái niệm ứng động 3. Học sinh: - Ứng động là gì? Sgk. - Trả lời hệ thống câu hỏi. - Ứng động gồm: quang ứng động, hóa ứng - HS khác nhận xét, bổ sung. động, thủy ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng 4. GV: động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn - Nhận xét, đánh giá, hệ thống thương hóa kiến thức. - Chuyển mục. 2.2. Tìm hiểu các kiểu ứng động a. Mục tiêu: Phân biệt được ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. Cho ví dụ minh họa cụ thể. b. Nội dung: Học sinh quan sát tranh hình về nở hoa, khép cánh hoa, video về vận động bắt mồi ở cây nắp ấm, Thực hiện thí nghiệm hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 24.2 c. Sản phẩm: Đáp án phiếu học tập số 24.2 d. Tổ chức thực hiện Quy ước: 1. Giao nhiệm vụ. 2. Thực hiện. 3. báo cáo. 4. Đánh giá kết quả Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc
  61. 1. GV phát phiếu học tập số 24.2 Treo tranh, hình về nở, khép cánh hoa tulip, nghệ tây, hoa mười giờ, chiếu video về vận động bắt mồi ở cây nắp ấm, yêu cầu hs thực hiện thí nghiệm chạm vào cây trinh nữ. Thảo luận nhóm + nghiên cứu sgk hoàn thành phiếu học tập số 24.2. 2. Dựa trên kết quả quan sát, thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 24.2 II. Các kiểu - Phân công người báo cáo kết quả. hướng động 3. Đại diện trình bày sản phẩm học tập - Học sinh khác nhận xét, bổ sung 4. Giáo viên Nhận xét, đánh giá, kết luận. Đáp án PHT số 24.2 2.3. Tìm hiểu vai trò của ứng động a. Mục tiêu: Nêu được vai trò của vận động cảm ứng đối với thực vật. b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi của giáo viên. c. Sản phẩm: đáp án câu hỏi. d. Tổ chức thực hiện Quy ước: 1. Giao nhiệm vụ. 2. Thực hiện. 3. báo cáo. 4. Đánh giá kết quả Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk, bài vừa học III. Vai trò của ứng động: Giúp cây thích nghi đa ? Nêu vai trò của ứng dạng đối với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho động đối với đời sống cây tồn tại và phát triển. thực vật. 2. Hs tư duy, suy luận tự trả lời câu hỏi 3. HS trả lời câu hỏi. - Học sinh khác nhận xét, bổ sung 4. Giáo viên: Nhận xét, đánh giá, kết luận. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Thời gian: 12 phút a. Mục tiêu: - Phân biệt được hướng động và ứng động. - Thực hành quan sát được hiện tượng cảm ứng ở một số loài cây.
  62. b. Nội dung: Học sinh hoàn thành PHT số 24.3 và dán các tranh ảnh sưu tầm được về hướng động, ứng động lên bảng. c. Sản phẩm: đáp án PHT số 24.3; phân loại tranh ảnh sưu tầm đúng nội dung. d. Tổ chức thực hiện Quy ước: 1. Giao nhiệm vụ. 2. Thực hiện. 3. báo cáo. 4. Đánh giá kết quả Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. GV chia lớp làm 4 nhóm: - Nhóm 1, 2: hoàn thiện Phiếu học tập số 24.3. - Nhóm 3,4: Dựa vào tranh ảnh đã sưu tầm được ở nhà về hiện tượng cảm ứng ở một số loài thực vật lên dán vào ô tương ứng ở vị trí hướng động hay ứng động. 2. Hs thảo luận nhóm, tư duy vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Phân công người lên báo cáo sản phẩm. 3. HS báo cáo sản phẩm: Đáp án - Học sinh khác nhận xét, bổ sung PHT số 4. Giáo viên: Nhận xét, đánh giá, kết luận. 24.3 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Giao bài tập liên hệ kiến thức, vận dung tại lớp/ nhiệm vụ về nhà (thời gian: 8 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức ứng động vào thực tiễn để điều khiển nở hoa, đánh thức chồi. b. Nội dung: Câu hỏi 1: Gia đình em có 1 vườn đào, dự kiến sẽ bán vào tết nhưng năm đó trời rét đậm kéo dài, có nguy cơ hoa sẽ nở muộn và không thể bán vào đúng những ngày tết. Bằng các biện pháp nào để em thúc hoa nở sớm hơn? Ngược lại nếu thời tiết ấm, đào có nguy cơ sẽ nở trước tết, theo em phải làm gì để đào nở đúng tết?
  63. Câu hỏi 2: Quan sát hình sau và cho biết có thể kéo dài hoặc đánh thức chồi ngủ bằng cách nào? c. Sản phẩm: Ứng dụng kiến thức ứng động vào thực tiễn:
  64. - Cần đảm bảo nhiệt độ và ánh sáng cho quá trình ra hoa ở cây nhập nội: như hoa hồng, hoa cúc theo ý muốn con người. - Điều khiển nở hoa vào đúng dịp tết. - Thúc đẩy nhanh hoặc ức chế chồi ngủ thêm hay thức sớm theo nhu cầu của con người bằng cách sử dụng điều kiện môi trường thích hợp, “tắm lạnh”, “tắm nóng” , chất kích thích sinh trưởng, chất ức chế, hóa chất (hơi ete, clorofooc, đicloetan, nước ôxi già, các thioxinat) d. Tổ chức thực hiện Quy ước: 1. Giao nhiệm vụ. 2. Thực hiện. 3. báo cáo. 4. Đánh giá kết quả Tổ chức thực hiện Nội dung dạy hoc 1. GV nêu tình huống, treo tranh đặt câu hỏi 1,2 2. Hs tư duy vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi. 3. HS trả lời câu hỏi hoặc về nhà hoàn thiện câu trả lời vào vở. - Báo cáo kết quả cho giáo viên vào tiết học sau. 4. Giáo viên: Nhận xét, đánh giá, kết luận. BÀI 25: THỰC HÀNH HƯỚNG ĐỘNG Thời gian thực hiện: 1 tiết I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Tên năng Các kĩ năng thành phần lực Thực hành quan sát được hiện tượng cảm ứng ở một số loài cây. Vận dụng Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn. 2. Năng lực: * Năng lực chung Tên năng lực Các kĩ năng thành phần
  65. HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì. HS đặt ra Năng lực năng lực được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập. tự chủ và tự học Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, Năng lực giao tiếp tổ, lớp. và hợp tác Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. * Năng lực chuyên biệt Tên năng lực Các kĩ năng thành phần Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để giải Tìm hiểu thế giới sống thích một số hiện tượng trong thực tiễn. Vận dụng kiến thức kĩ Thực hành quan sát được hiện tượng cảm ứng ở một số năng đã học loài cây. 3. Thái độ: Tên năng lực Các kĩ năng thành phần Tích cực tham gia và vận động bạn bè trong lớp có ý thức Yêu nước diệt khuẩn, giữ gìn vệ sinh ở nhà và ở trường, sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí. II/ Chuẩn bị: 1. Dụng cụ: - Hai đĩa đáy sâu, một chuông thủy tinh hay nhựa, trong suốt, một nút cao su (hoặc xốp , gỗ) có đường kính 5 - 6cm, mềm đủ để cắm được kim, 2 kim nhỏ, 1 pank gắp hạt, 1 dao lam hoặc kéo, 1 giấy lọc. 2. Mẫu vật: - Hạt đậu xanh. III. Tiến trình dạy học 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: a. Mục tiêu: - Ôn tập kiến thức hướng động đã học. b. Nội dung: - Câu hỏi trắc nghiệm. Câu 1. Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra A. nhanh, dễ nhận thấy B. chậm, khó nhận thấy C. nhanh, khó nhận thấy D. chậm, dễ nhận thấy Câu 2. Sự uốn cong ở cây là do sự sinh trưởng A. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  66. B. đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. C. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. D. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. Câu 3. Thân và rễ của cây có kiểu hướng động nào dưới đây? A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương. B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm. D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. Câu 4. Khi làm thí nghiệm về sự sinh trưởng của cây trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta thu được kết quả như ở hình dưới đây: Kết luận đúng về cây ở chậu a, b, c lần lượt là A. cây được chiếu sáng từ một phía; cây mọc trong tối hoàn toàn; cây được chiếu sáng từ mọi phía. B. cây mọc trong tối hoàn toàn; cây được chiếu sáng từ một phía; cây được chiếu sáng từ mọi phía. C. cây được chiếu sáng từ một phía; cây được chiếu sáng ít hơn 10 giờ mỗi ngày; cây được chiếu sáng từ mọi phía. D. cây được chiếu sáng từ một phía; cây được chiếu sáng từ mọi phía; cây mọc trong tối hoàn toàn. Câu 5. hãy sắp xếp các hình a, b, c, d tương ứng với các kiểu hướng động sau: Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 có đáp án
  67. (1) hướng trọng lực dương (2) hướng sáng (3) hướng trọng lực âm (4) hướng tiếp xúc Phương án trả lời đúng là A. a – 1 ; b – 3 ; c – 2 ; d – 4 B. a – 2 ; b – 1 ; c – 3 ; d – 4 C. a – 1 ; b – 2 ; c – 3 ; d – 4 D. a – 2 ; b – 3 ; c – 1 ; d – 4 c. Sản phẩm: - Câu trả lời của HS. d. Tiến trình hoạt động: B1. GV giới thiệu luật chơi “ô cửa bí mật” và yêu cầu HS quan sát lên bảng, trả lời câu hỏi. B2. HS hoạt động cá nhân làm bài trắc nghiệm B3. GV nhận xét cách thức hoạt động của HS. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 2. Hoạt động tìm hiểu hướng động ở thực vật a. Mục tiêu - Thực hành quan sát được hiện tượng cảm ứng ở cây đậu. b. Nội dung: - Báo cáo kết quả các thí nghiệm: hướng trọng lực của rễ và hướng sáng của thân cây đậu. - Dạy học dự án, kỹ thuật phòng tranh, kĩ thuật đặt câu hỏi. c. Sản phẩm: - Bài báo cáo kết quả thực hành. - Câu trả lời của HS. d. Tiến trình hoạt động * GV chuyển giao nhiệm vụ học tập (tuần trước) HĐ GV HĐ HS B1: Giao nhiệm vụ: Trước khi học 1 tuần, GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo
  68. nhóm ở nhà: + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu cách thức và thực hành thí nghiệm hướng trọng lực của rễ cây đậu. + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu cách thức và thực hành thí - Tiếp nhận các nhiệm nghiệm hướng sáng của thân cây đậu. vụ được giao. B2: - Nhắc nhở, hướng dẫn HS làm thực hành. - Phân công nhiệm vụ - Sửa chữa, định hướng các nhóm hoàn thành bài cụ thể cho các thành tập nhóm. viên trong nhóm. - Lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HĐ GV HĐ HS - GV kiểm tra và nhận xét quá trình làm việc ở nhà của các nhóm dựa trên nhiệm - Báo cáo công việc và sản phẩm làm vụ đã giao. việc ở nhà. B1: GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu các nhóm - Các nhóm trưng bày bài báo cáo thực trưng bày sản phẩm lên khu vực triển hành (giấy A0) tại khu vực triển lãm lãm phòng tranh. phòng tranh. B2: GV tổ chức cho HS tham quan và - Các nhóm lần lượt di chuyển đến thảo luận tại phòng tranh của các nhóm. từng khu vực của phòng tranh. - GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện bài - Tại mỗi khu vực, đại diện nhóm sẽ báo cáo thực hành (sản phẩm phòng trình bày tóm tắt sản phẩm của nhóm. tranh). Các nhóm khác - GV tổ chức thảo luận chung và gợi ý quan sát, nhận xét, bình luận, bổ sung, thêm một số câu hỏi. đặt câu hỏi, B3: GV nhận xét quá trình học tập của HS. GV tổng hợp đánh giá của HS và đánh giá chung. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 1. Mục tiêu hoạt động: - Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn. 2. Nội dung: - Bài tập tình huống: Tạo dáng cho bonsai
  69. Với bộ rễ dài, chắc khỏe của cây, các nghệ nhân đã biến tấu thành bonsai ôm đá lạ mắt. Các bước ghép bonsai ôm đá như sau: 1. Khi cây có đủ rễ, ta cắt bỏ những tán rễ không cần thiết và dùng tay lấy cát ra khỏi rễ, dùng vòi rửa sạch. 2. Tiếp theo, đặt cây lên trên đá: Cố gắng không dồn rễ về một phía vì bonsai cần được nhìn từ mọi góc độ. Tìm những kẽ hở trên đá rồi đặt rễ vào, làm sao để bonsai trông càng tự nhiên càng tốt. 3. Kế tiếp là đặt rễ đúng chỗ: Giữ rễ vào đúng vị trí, dùng dây nhựa quấn hơi chặt rễ quanh đá, ngoại trừ phần đáy của đá – chỗ rễ sẽ chìa ra, đâm vào trong đất. Khi rễ đã đặt đúng vị trí, ta bắt đầu phủ đất lên phần đá trong chậu, làm sao để nhìn vào không thầy đá nhưng thấy phần cuối của thân cây. 4. Tưới nước cho cây: Mặc dù bây giờ rễ cây nhỏ và yếu nhưng tới đúng mùa thì rễ sẽ dày và nhiều hơn. Đọc thông tin trên và trả lời câu hỏi sau: Nghiên cứu kỹ thuật ghép đá cho cây bonsai, một bạn cho rằng cơ sở khoa học của việc tạo dáng cho cây bonsai bám đá là tính hướng đất của cây. Theo em, ý kiến này đã chính xác chưa? Tại sao? 1.Trong kĩ thuật trồng Bonsai, để tạo ra bộ rễ đẹp thì chúng ta vận dụng kiểu cảm ứng chủ yếu là: A. Hướng sáng, hướng đất. B. Hướng tiếp xúc và hướng đất. C. Hướng động. D. Ứng động không sinh trưởng và hướng nước. 2. Hãy khoanh đúng hoặc sai vào mỗi nhận định sau: Nội dung Đúng hoặc sai Muốn bộ rễ Bonsai phát triển về phía nào thì bón phân, nước về Đúng/Sai phía đó. Trong kĩ thuật Bonsai không cần chú ý tới ánh sáng. Đúng/Sai 3. Sản phẩm: - Câu trả lời của HS. 4. Tiến trình tổ chức: B1. GV yêu cầu HS quan sát lên bảng và trả lời câu hỏi. B2. HS nhận nhiệm vụ. B3. GV nhận xét, kết luận. *RÚT KINH NGHIỆM