Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV3280 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021

doc 17 trang nhungbui22 09/08/2022 3930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV3280 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_8_theo_cv3280_tuan_1.doc

Nội dung text: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 theo CV3280 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021

  1. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 Tuần 15 Tiết 58 VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC Ngày soạn : ( Giáo án chi tiết) - Phan Bội Châu- Ngày dạy: I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức : - Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của những người chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX- những người mang chí lớn cứu nước cứu dân, dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang bất khuất và niềm tin vào sự nghiệp giải phóng dân tộc Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tg 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng củng cố và nâng cao hiểu biết về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật 3. Thái độ: - Giáo dục lòng tôn trọng, biết ơn người anh hùng cứu nước. 4. Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác và tư duy sáng tạo - Năng lực giao tiếp : nghe , nói, đọc ,viết. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo. - Năng lực học nhóm. - Năng lực sử dụng CNTT : khai thác dữ liệu II. Chuẩn bị: - Giáo viên : giáo án, sách giáo khoa, sách tham khảo. - Học sinh : Soạn bài. III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Hoạt động 1: KĐ( 5’) Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức cũ, tạo hứng thú cho học sinh, định hướng nội dung bài mới Bước 1: Nêu câu hỏi: Dựa vào kiến thức lịch sử đã học hãy nêu những hiểu biết của em về tình hình CM VN trong những năm đầu thế kỷ XX? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS thực hiện nhiệm vụ theo hình thức cá nhân Bước 3: HS trình bày, báo cỏo kết quả + HS báo cáo kết quả (2-3 hs trả lời) Bước 4: GV nhận xét, chốt ý, dẫn chuyển bài mới GV: Chốt Tình hình cách mạng VN trong những năm đầu TK 20(1900-1930)có nhiều biến đổi. Phong trào CM chuyển sang một giai đoạn mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các nhà nho yêu nước lãnh đạo. Tiêu biểu cho nhà nho yêu nước lúc bấy giờ là PBC, PCT. Họ tiếp thu tư tưởng mới, quyết đem hết tài sức của mìnhđể thực hiện khát vọng đánh đuổi giặc thù, chấn hưng đất nước. Tuy gặp muôn vàn khó khăn nhung họ vẫn giữ phẩm chất người chiến sĩ CM.Tuy bị tù đầy nhưng vẫn bày tỏ chí khí của mình qua áng thơ văn- Bài mới HĐ 2: Hình thành kiến thức: ( 35’) Người soạn: [1] Trường THCS
  2. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả và tác phẩm: học sinh cảm nhận được I. Tìm hiểu chung. vẻ đẹp của những người chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, những người mang chí lớn cứu 1. Tác giả:(1867- 1940), quê Nam nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ Đàn, Nghệ An được phong thái ung dung, khí phách hiên - Là nhà yêu nước, cách mạng lớn của ngang, buất khuất và niềm tin không dời đổi dân tộc. vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. - Là nhà thơ, văn có sự nghiệp sáng tác - Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật đồ sộ 2.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vể tác giả, tác phẩm. * Hoạt động chung Bước 1: Gv trình chiếu ảnh của Phan Bội Châu trên máy chiếu. 2. Tác phẩm: Sáng tác năm 1914, Bước 2: GV và Hs trao đổi: trong tù. ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phan Bội Châu. ? Hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu và nội dung chủ yếu trong những tác phẩm của ông. - Ngục trung thư; Hải ngoại huyết thư; Sào Nam thi tập - Chủ yếu thể hiện lòng yêu nước thương dân tha thiết, khát vọng độc lập tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường ? Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” được sáng tác vào thời gian nào, hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt Bước 3: HS trả lời, Hs khác bổ sung. Bước 4: Gv chốt 2.2. Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chung về tác phẩm. - HĐ cá nhân. GV hướng dẫn đọc: Giọng hào hùng, to, vang phù hợp với khẩu khí ngang tàng. Câu cuối đọc giọng cảm khái, thách thức. Chú ý ngắt nhịp 4/3, riêng câu 2 nhịp ¾ GV đọc mẫu, HS đọc tiếp, nhận xét HS đọc. ? Bài thơ được làm theo thể thơ nào. - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường ? Em hãy thuyết minh ngắn gọn đặc điểm của luật. thể thơ đó. - PTBĐ: Biểu cảm ? Xác định phương thức biểu đạt. ? Nêu bố cục của bài thơ. * Bố cục: Phần đề: câu 1+2 Bước 4: Giáo viên chốt lại ý chính Phần thực: câu 3+4 Người soạn: [2] Trường THCS
  3. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 - Số lượng câu chữ: Tám câu, mỗi câu bảy Phần luận: câu 5+6 tiếng Phần kết: câu7+8 - Cách hiệp vần:Vần hiệp ở tiếng cuối câu 1,2,4,6,8; vần bằng. Phép đối: cặp câu 3-4; cặp câu 5-6 - Luật bằng trắc: Luật bằng - Bố cục: 4 phần 2.3. HD học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản. II. Tìm hiểu chi tiết * Hoạt động cá nhân 1. Hai câu đề: Bước 1: GV chiếu 2 câu đề và cho HS đọc Bước 2: GV và Hs trao đổi: ? Khí phách của PBC khi ở trong tù được thể - Vấn là hào kiệt- vẫn phong lưu hiện như thế nào. ? Dựa vào chú thích, hãy giải thích nghĩa của hai từ này. - Hào kiệt: Người có tài năng, chí khí hơn hẳn người bình thường - Phong lưu: Có dáng vẻ lịch sự, nho nhã, chỉ cuộc sống khá giả, ở đây chỉ vẻ ung dung đường hoàng. Điệp từ “vẫn”: Có tài, trí, phong thái ? Từ cách hiểu đó giúp em hình dung gì về ung dung, đường hoàng. con người ở đây. ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ vẫn trong câu thơ. - Điệp từ vẫn lặp lại hai lần làm cho ý thơ được khẳng định- biểu lộ lòng tự hào về nhân cách cao đẹp. Dù hoàn cảnh thế nào đi chăng nữa vẫn không thay đổi vẫn không giảm sút phẩm chất hào kiệt, lối sống phong lưu. ? Khi bị vào tù, tác giả đã tự lí giải cho việc ở tù của mình là gì. - Chạy mỏi chân- ở tù ? Chạy mỏi chân nghĩa là ntn. ? Trong bài thơ này chạy mỏi chân hàm ý chỉ gì. - Chạy trên quãng đường dài thì hành động của đôi chân không còn nhanh như lúc đầu nữa mà chậm lại vì mỏi. - Là cách nói hóm hỉnh của nhà thơ về hoạt động cách mạng sôi nổi của mình ? Vậy nhà tù theo quan niệm của tác giả là nơi ntn. - Nhà tù là nơi nghỉ chân, là trường học để tôi luyện ý chí, suy nghĩ để rút ra bài học. Để khi được tự do lại tiếp tục trên con đường đấu Người soạn: [3] Trường THCS
  4. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 tranh vì độc lập của đất nước. Bởi vậy, biến nhà tù thành nơi nghỉ ngơi, thành trường học cách mạng đã trở thành quan niệm sống và đấu tranh của Phan Bội Châu và của các nhà Bình tĩnh, tự chủ. cách mạng nói chung. ? Nhận xét gì về giọng điệu hai câu đề. ? Qua đó em hình dung tư thế của người tù ở đây ntn - Giọng vui đùa, hóm hỉnh. - Tư thế bình tĩnh, tự chủ. GV chiếu hai câu thực. 2. Hai câu thực: ? Âm hưởng, giọng điệu hai câu đề có gì thay đổi. - Giọng điệu có sự thay đổi, cười cợt vẫn tiếp nối nhưng có phần trùng xuống, pha vào đó là chất giọng thống thiết. - Khách không nhà * Hoạt động nhóm. Người có tội Bước 1: Gv giao nhiệm vụ Cuộc đời bôn ba chiến đấu, cuộc đời ? Nhớ lại bài Qua đèo Ngang đã học ở lớp 7, sóng gió và đầy bất trắc. hãy chỉ ra phép đối và tác dụng của nó trong Đối ý tỏ rõ sự bất công vô lí qua cặp hai câu thực. từ “đã”, “lại”- cách nói bóng gió pha ? Tình thế của tác giả lúc này ntn. chút ngạo nghễ, mỉa mai. ? Cụm từ khách không nhà chỉ những người Giọng điệu trầm bổng diễn tả một ntn. nỗi đau cố nén biểu hiện tâm trạng đau ? Cái tội mà ông đang mang là tội gì, do ai đớn của người anh hùng đầy khí phách định ra. ? Mang cái tội ấy, em hình dung ntn về cuộc sống của tác giả lúc này. Bước 2: Hs làm việc theo nhóm trong 3 phút Bước 3: Báo cáo kết quả theo nhóm. Các nhóm nhận xét nhau, bổ sung Bước 4: Giáo viên chốt lại ý chính - Phép đối. Đã khách không nhà/ trong bốn biển Lại người có tội/ giữa năm châu. - Khách không nhà: Những người đi đây đó, tự do, không nhà cửa. GV giới thiệu về quá trình tìm đường cứu nước của tác giả. - Tội hoạt động cách mạng - Thực dân Pháp kết tội ông, cho rằng yêu nước là có tội. - Một cuộc sống đầy bất trắc, đi đến đâu cũng bị truy đuổi Người soạn: [4] Trường THCS
  5. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 GV và Hs trao đổi chung. ? Cặp từ đã / lại giúp em hiểu gì về hoàn cảnh của người tù. ? Trong hoàn cảnh ấy, người tù vẫn tự coi mình là khách, điều này có gì mâu thuẫn không. - Thực tế có mâu thuẫn, nhưng trong văn cảnh này khi người chiến sĩ cách mạng đã coi nhà tù là nơi nghỉ chân thì khách ở đây cũng là điều rất hợp lí. ? Qua đó cho thấy nét đẹp nào trong phẩm Tầm vóc: lớn lao phi thường. chất của người chiến sĩ cách mạng. - Rất ung dung, lạc quan, tin mình là người yêu nước chân chính. ? Từ đó em hình dung như thế nào về tầm vóc của người chiến sĩ cách mạng 3. Hai câu luận: GV chiếu hai câu luận. ? Giải nghĩa từ bủa tay- kinh tế - Ôm chặt bồ kinh tế GV chỉ rõ: đây là nghĩa cũ hiện nay không dùng nữa. * Hoạt động nhóm Bước 1: Gv giao nhiệm vụ Nhóm 1+2: Chí khí không thay đổi vẫn một lòng ? Đối với việc trị nước cứu đời thái độ của theo đuổi sự nghiệp cứu nước. tác giả được thể hiện qua từ ngữ nào - Cười tan cuộc oán thù ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ôm chặt ở đây. - Không rời bước, lúc nào cũng giữ chặt bên mình. ? Từ đó, em hiểu gì về ý nghĩa của lời thơ này Nhóm 3+4: ? Xác định được ý chí kiên định của mình, Khí phách hiên ngang, kiên cường, người tù có hành động gì. lạc quan, tin tưởng. ? Em hiểu cuộc oán thù ở đây là gì ? Cái cười ấy thể hiện điều gì. Bước 2: Hs làm việc theo nhóm trong 3 phút Bước 3: Báo cáo kết quả theo nhóm. Các nhóm nhận xét nhau, bổ sung Bước 4: Giáo viên chốt lại ý chính - Cách nói về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai - Thể hiện ý chí nung nấu căm thù. Dự cảm một ngày mai thắng lợi. Người soạn: [5] Trường THCS
  6. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 ? Hãy chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật trong hai câu thơ luận. Tác dụng . - Lối nói khoa trương, phép đối. Tạo giọng điệu cứng cỏi, hào hùng cho câu thơ. ? Từ đó khí phách của người tù hiện lên ở đây ntn. GV chiếu hai câu kết 4. Hai câu kết. * Hoạt động nhóm - Bước 1: Gv giao nhiệm vụ. - Thân còn, sự nghiệp còn. ? Các từ thân ấy và sự nghiệp được hiểu ntn - Thân ấy: Chỉ con người Phan Bội Châu - Sự nghiệp: chỉ sự nghiệp cứu nước mà ông theo đuổi ? Giữa thân ấy và sự nghiệp có mối quan hệ ntn ? Từ còn lặp lại có ý nghĩa gì - Nguy hiểm sợ gì đâu - Buộc người đọc ngắt nhịp mạnh mẽ, làm lời Nghị lực, giàu đức hi sinh, tin tưởng thơ trở nên dứt khoát, nhấn mạnh, khẳng định mãnh liệt vào sự nghiệp cứu nước. lời thơ. ? Thái độ của người tù ntn - Người chiến sĩ cách mạng vẫn theo đuổi sự nghiệp, con đường mà mình đã chọn. ? Từ đó em hiểu gì về con người Phan Bội Châu ở đây Bước 2: HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Các nhóm trình bày, bổ sung. Bước 4: GV chốt, IV. Tổng kết: 2.4. HD học sinh tổng kết. 1. Nghệ thuật: HĐ cá nhân. - Lời biểu cảm trực tiếp ? Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ trong bài - Giọng điệu hào hùng thơ. - Biện pháp đối rất chỉnh. ? Nghệ thuật này góp phần thể hiện nội dung 2. Nội dung: gì? - Phong thái ung dung, lạc quan, khí * Nội dung tích hợp: Bản lĩnh cách mạng phách hiên ngang của người tù. Liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng - Lòng tin mãnh liệt vào sự nghiệp cứu Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày trong nước. nhà ngục của Tưởng Giới Thạch: Tiếng cười lạc quan chiến đấu trong “Nhật kí trong tù”. - Lồng ghép quốc phòng an ninh: Ví dụ minh họa về hình ảnh các nhà nho yêu nước Cộng sản trong nhà lao đế quốc. - Liên hệ với tinh thần yêu nước của thanh niên ngày nay. Người soạn: [6] Trường THCS
  7. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 Hoạt động 3- 4: luyện tập, vận dụng.(5’) Mục tiêu: Củng cố khắc sâu kiến thức, liên hệ với kiến thức lịch sử để hiểu sâu thêm về Phan Bội Châu và người anh hùng yêu nước đầu thế kỉ XX Hình thức: cá nhân Bước 1: Gv giao nhiệm vụ - Gv chiếu một số hình ảnh minh họa về các nhà nho yêu nước, chiến sĩ Cộng sản trong nhà lao đế quốc. ? Qua tấm gương Của Phan Bội Châu, qua những hình ảnh trên em có suy nghĩ gì về những người yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Bước 2: HS thảo luận. Bước 3: Các nhóm trình bày, bổ sung. Bước 4: GV chốt, gIáo dục lòng yêu nước, lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh xương máu cho độc lập tự do của đất nước cho học sinh Hoạt động 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (về nhà). ( 1’) * Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học. ? - Tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu làm thành một bài thuyết minh về Phan Bội Châu * Dặn dò: - Học bài, làm BT còn lại + Soạn bài : NVĐP : Đập đá ở Côn Lôn * Rút kinh nghiệm : Ký duyệt của Ban Giám Hiệu Người soạn: [7] Trường THCS
  8. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 Tiết 59 Văn bản: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN Ngày soạn : 25/11/2019 - Phan Châu Trinh Ngày dạy: I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX. - Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. - Cảm hứng hào hứng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ. - Liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch: Tiếng cười lạc quan chiến đấu trong “Nhật kí trong tù”. - Lồng ghép quốc phòng an ninh: Ví dụ minh họa về hình ảnh các nhà nho yêu nước Cộng sản trong nhà lao đế quốc. 2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu bài thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ. 3. Thái độ: - Giáo dục ý chí kiên cường, lòng yêu nước, vượt qua khó khăn, thử thách. 4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh - Năng lực giao tiếp : nghe , nói, đọc ,viết. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo. - Năng lực học nhóm. - Năng lực sử dụng CNTT : khai thác dữ liệu II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo, Bảng phụ, máy chiếu 2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Hoạt động 1: KĐ ( 5’) Mục tiêu : Tạo t/huống, tâm thế gây hứng thú cho HS đón nhận bài mới. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. Cách tiến hành: Hs trình bày những câu văn thơ sưu tầm được về tình thần yêu nước. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trao đổi thảo luận theo bàn. Bước 3: HS trình bày, báo cao kết quả Bước 4: GV nhận xét, chốt ý, dẫn chuyển bài mới: Người soạn: [8] Trường THCS
  9. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 GV: Nêu vấn đề: PCT là nhà y/nc sớm có tinh thần dc. Những h/đ y/nc của ông đã góp phần làm giấy lên p.trào ĐTCM những năm đầuTK XX. Như nhiều nhà cm khác, PCT đã dùng ngòi bút viết nên những áng văn thơ thức tỉnh lòng y/nc của n.dân. PCT là con người cương trực, thẳng thắn, không sợ cường quyền, dám lớn tiếng lên án bọn quan lại sâu mọt đục khoét n.dân, đứng hẳn về phía lí tưởng, nuôi chí đổi mới. HĐ hình thành kiến thức: ( 35’) Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Mục tiêu:Hình tượng người tù trong cảnh I. Tìm hiểu chung lao động khổ sai cực nhọc, hình tượng 1. Tác giả: Phan Châu Trinh (1872- người anh hùng trong cảnh nguy nan, thấy 1926), nhà thơ yêu nước, nhà cách được nghệ thuật của văn bản: Xây dựng mạng đầu thế kỉ XX . hình tượng có tính chất đa nghĩa, sử dụng 2. Tác phẩm: Ra đời trong hoàn cảnh bút pháp lãng mạng, khẩu khí ngang tàng tác giả bị bắt đi lao động khổ sai. ngạo nghễ, và giọng điệu hào hùng, thủ pháp đối lập, nét bút khoa trương - Hình thức: Cá nhân, nhóm 2.1: HD học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. - Hoạt động cặp đôi I. Tìm hiểu chung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Tác giả: ? Tóm tắt những nét chính về tác giả? - Phan Châu Trinh (1872-1926), nhà ? Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào? thơ yêu nước, nhà cách mạng đầu thế Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ kỉ XX. HS làm việc cá nhân Bước 3: Báo cáo kết quả HS trả lời trực tiếp Bước 4: GV đánh giá kết quả * Tác giả: 2. Tác phẩm: Từng bị bắt và tù đầy năm 1912 và bị thực - Ra đời trong hoàn cảnh tác giả bị bắt dân Pháp kết án tử hình vắng mặt, ông nghĩ đi lao động khổ sai. khó có thể thoát chết nên viết tấc phẩm Ngục trung thư để lại một bức thư tâm huyết cho đồng bào, nhưng đồng bào đã đấu tranh, biểu tình đòi thả PBC. Ông được thả và tiếp tục hoạt động CM. Những năm cuối đời ông bị bắt và bị giam lỏng ở bến Ngự bên bờ sông Hương * Bài thơ: Nằm trong tác phẩm ngục trung thư - sáng tác năm 1914 khi ông bị bắt giam.PBC nói làm bài thơ này để tự an ủi mình. Làm xong ông đã ngâm nga lớn tiếng rồi cười vang cả 4 vách nhà tù. * GV hướng dẫn đọc: Giọng to, vang, hào Người soạn: [9] Trường THCS
  10. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 hùng, phù hợp với khẩu khí ngang tàng - Ngắt nhịp 4/3. Riêng câu 2 nhịp ¾. - Thể thơ: Thất ngôn bát cú GV đọc 1 lượt, gọi HS đọc, nhận xét. ? Bài thơ làm theo thể thơ nào? - PTBĐ: Biểu cảm + tự sự. ? Xác định PTBĐ. ? Nêu bố cục. - Bố cục: 2 phần - Thường có bố cục 4 phần: đề, thực, luận, kết. 2.3. HD học sinh tìm hiểu văn bản. II. Tìm hiểu chi tiết. - HĐ cá nhân. Bước 1: GV yêu cầu HS theo dõi 4 câu thơ đầu. 1. Công việc đập đá: Bước 2,3: Gv và HS trao đổi. Bước 4: Gv chốt. ? Hiểu thế nào về đảo Côn Lôn. - Nơi trước đây, Pháp lập nhà tù để giam cầm chiến sĩ CM, tách biệt với cuộc sống - Làm trai đứng giữa lừng lẫy lở núi bên ngoài, bốn bề là biển cả mênh mông( non. cách bờ biển vũng Tàu khoảng 100km)- Nơi địa ngục của trần gian. - Không gian mênh mông của non cao, ? Em hình dung công việc đập đá ở Côn biển rộng Lôn là công việc thế nào. - Con người đứng giữa: Tư thế hiên - Công việc nặng nhọc, không bình thường- ngang sừng sững, lẫm liệt một công việc khổ sai. GV: Giữa hòn đảo trơ trọi giữa nắng gió, chế độ nhà tù khắc nghiệt. Tù nhân phải vào núi khai thác đá, đập đá to thành nhỏ, làm việc cho đến khi kiệt sức. Vậy chủ thể coi việc đập đá như thế nào? ? Câu đầu giúp em hình dung không gian và tư thế con người giữa trời đất Côn Lôn? - Không gian mênh mông của non cao, biển - Xách búa đánh tan mấy trăm hòn. rộng - Con người đứng giữa: Tư thế hiên ngang sừng sững, lẫm liệt ? Em biết câu thơ nào cũng nói về chí làm trai. Chí làm trai dặm nghìn da ngựa Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao hay: - Chí làm trai nam, bắc, đông, tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển GV: Đây là quan niệm nhân sinh truyền thống về chí làm trai: Đã sinh ra trí làm trai cũng phải khác đời Người soạn: [10] Trường THCS
  11. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 ? Trong thế đứng ấy, chủ thể làm trai đã làm công việc như thế nào. - Công việc đập đá:Lừng lẫy- Lở núi non Xách búa- đánh tan năm bảy đống Đập bể mấy trăm hòn ? Thông qua từ ngữ, miêu tả lại công việc đập đá. - Dùng tay, cầm búa đập đá thành hòn, đống- cách làm thủ công rất nặng nhọc, với khối lượng lớn chỉ dành cho tù khổ sai ? Nhận xét về giọng điệu, phép đối và cách dùng từ ngữ trong câu thơ. - Giọng thơ khoẻ khoắn, động từ mạnh. ? Với giọng điêụ đó, không đơn thuần là công việc nặng nhọc của người tù mà còn mang ý nghĩa, theo em đó là ý nghĩa nào. - ý nghĩa tinh thần, dám đương đầu với khó khăn, nhưng người tù đang làm việc hết => Giọng điệu hùng tráng, sôi nổi. mình, tung hoành ngang dọc, thực hiện sứ - Dùng động từ mạnh. mệnh thiêng liêng khai sông, phá núi, - Đối ở câu 3 và 4 chuyển đá, thay đổi vũ trụ - Tác dụng : Gợi tả công việc đập đá là ? Từ đó em thấy vẻ đẹp nào của người tù 1 việc khổ sai; diễn tả khí phách hiên yêu nước. ngang, kiên cường trước gian nan của G: Từ công việc đập đá tg suy ngẫm như thế người tù yêu nước nào ? Nếu bốn câu đầu là sự miêu tả, biểu cảm thì 4 câu sau chủ yếu theo phương thức nào? - Biểu cảm bộc lộ trực tiếp suy nghĩ của 2. Cảm nghĩ từ công việc đập đá . mình HĐ nhóm: - Tháng ngày mưa nắng dạ sắt son. Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Những kẻ vá trời việc con con. Nhóm 1+2: ? Em hiểu như thế nào về mưa nắng, tháng ngày. ? Công việc đập đá với tác giả có ý nghĩa ra sao. Qua đó cho thấy tâm niệm nào của tác giả. - Chỉ gian nan thử thách kéo dài. Đó là nhà tù, xiếng xích, tra tấn, lao dịch khổ sai - Càng làm cho dạ sắt son, thân sành sỏi - Tự thấy mình càng nguy hiểm, càng có -> Tin tưởng mãnh liệt ở sự nghiệp cứu sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ, dày dạn nước. Coi thường gian lao, tù đày. phong trần. Tinh thần càng cững cỏi, không Người soạn: [11] Trường THCS
  12. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 sờn lòng đổi chí. Nhóm 3: ? Chỉ ra phép đối trong cấu 5-6. ? Phép đối trong câu thơ có tác dụng gì. ? Từ đó cho thấy phẩm chất cao quý nào -> Bất khuất trước gian nguy. Trung của người tù. thành với ý tưởng yêu nước. - Làm rõ sức chịu đựng cả thể xác lẫn tinh thần - Bất khuất trước nguy nan, trung thành với lí tưởng Nhóm 4: ? Tác giả cho mình là kẻ vá trời, cho thấy suy nghĩ như thế nào của tác giả. ? Lời thơ có cấu trúc đối lập: kẻ vá trời- việc con con có ý nghĩa như thế nào? ? Hiểu ý hai câu thơ như thế nào? Qua đó em hiểu gì về khí phách của người tù? - Khẳng định lí tưởng yêu nước là lớn lao - Tự hào kiêu hãnh về cv của mình, xem thường việc tù đầy - Những người có gan làm việc lớn, khi chịu cảnh tù đầy chỉ là việc nhỏ Bước 2: Các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Các nhóm trình bày, bổ sung. Bước 4: GV chốt. 2.4. HD học sinh tổng kết. III. Tổng kết.( Ghi nhớ/ SGK) + Hoạt động nhóm: 1. Nghệ thuật: Bước 1: Gv nêu câu hỏi cho các nhóm thảo - Giọng hào hùng, bút pháp lãng mạn, luận: phép đối ? Điểm lại những nét đặc sắc của bài thơ. 2. Nội dung:Tư thế lẫm liệt, ngang tàng ? Bài thơ giúp em thấy được những vẻ đẹp của người anh hùng cứu nước nào của người tù cách mạng. - trước gian nan không sờn lòng đổi chí Bước 2: HS làm việc cá nhân, tổng hợp kết quả theo nhóm. GV quan sát, trợ giúp HS. Bước 3: GV tổ chức cho HS báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện. - Gv gọi các nhóm đại diện báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ xung. Bước 4: Gv kết luận, chốt kiến thức * Nội dung tích hợp: Bản lĩnh cách mạng Liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch: Tiếng Người soạn: [12] Trường THCS
  13. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 cười lạc quan chiến đấu trong “Nhật kí trong tù”. - Lồng ghép quốc phòng an ninh: Ví dụ minh họa về hình ảnh các nhà nho yêu nước Cộng sản trong nhà lao đế quốc. - Liên hệ với tinh thần yêu nước của thanh niên ngày nay. Hoạt động 3,4: Luyện tập- Vận dụng( 5’) Mục tiêu: Củng cố nâng cao kiến thức về văn bản, có sự so sánh với văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác 1. Hình thức trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhanh theo nhóm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Hs làm các bài tập sau: Câu 1, 2, 3 hoạt động chung, câu 4 nhóm Câu 1 : Hai câu thơ đầu thể hiện những phẩm chất đáng quý nào ở con người Phan Châu Trinh ? A. Lòng kiêu hãnh B. ý chí tự khẳng định mình C. Khát vọng Câu 2 : ý nào nói đúng nhất hình ảnh ngời tù cách mạng được Phan Châu Trinh khắc hoạ trong bốn câu thơ đầu ? A.Có tư thế ngạo nghễ lẫm liệt B. Chỉ toàn gặp khó khăn trăc trở C. Có sức khoẻ vô địch D. Có tiếng tăm vang dội khắp nơi Câu 3 : Mục đích chính của Phan Châu Trinh khi viết bài thơ này là gì ? A. Để thể hiện lòng yêu nớc tha thiết B. Để thể hiện khát vọng độc lập dân tộc C. Để nói lên ý chí chiến đấu bền bỉ D. Cả ba nội dung trên Câu 4: Hãy chỉ ra nét chung và riêng của văn bản “Vào nhà ngục Quảng Đông” và “Đập đá ở Côn Lôn”. Giống nhau: - Sáng tác trong hoàn cảnh tù đày - Thể thơ thất ngôn bát cú. - Các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, đối, - Tư thế hào hùng, tinh thần, nghị lực phi thường. - Cả 2 bài thơ đều là khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ lỡ bước vào vùng tù đày - Vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của họ biểu hiện ở khí phách ngang tàng, lẫm liệt ngay cả trong thử thách gian lao có thể đe doạ đến tính mạng. Vẻ đẹp ấy còn thể hiện ở ý chí chiến đấu và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp của mình. Khác nhau: + Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Người soạn: [13] Trường THCS
  14. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 - Một việc hệ trọng thì coi bình thường - Giọng thơ: vui, hóm hỉnh + Đập đá ở Côn Lôn - Một công việc tầm thường nâng lên thành thế, khí phách - Giọng điệu hào hùng B2: HS thực hiện nhiệm vụ. B3: HS trình bày, báo cáo sản phẩm, nhận xét B4: GV nhận xét, đánh giá, chốt ý chính Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1’) Về nhà * Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học. ? Tìm một số bài văn, bài thơ có chủ đề về khí phách nam nhi trong thời đại xưa. * Dặn dò : - Học bài, chuẩn bị bài : Ôn luyện về Dấu câu * Rút kinh nghiệm : Ký duyệt của Ban Giám Hiệu Tiết 60 ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU Ngày soạn: 25/11/2019 Ngày dạy: I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp. - Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho văn bản; ngược lại, sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý định người viết định diễn đạt. 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc- hiểu và tạo lập văn bản. - Nhận biết và sửa các lỗi về dấu câu. 3. Thái độ: - Có ý thức trau dồi và sử dụng đúng trong khi viết. 4. Định hướng năng lực: - Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, đọc, viết. - Năng lực tự học. - Năng lực học nhóm. - Năng lực sử dụng CNTT: Mạng Internet khai thác tư liệu, hình ảnh II. Chuẩn bị: - Giáo viên : giáo án, sách giáo khoa, sách tham khảo. - Học sinh : Soạn bài. III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Người soạn: [14] Trường THCS
  15. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 Hoạt động 1: KĐ( 5’) Mục tiêu : Tạo t/huống, tâm thế gây hứng thú cho HS đón nhận bài mới. + Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi ? Hãy kể tên các dấu câu mà em đã học? Nhắc lại công dụng của chúng? + HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân + HS báo cáo kết quả GV: Dấu câu là 1 bộ phận không thể thiếu được trong tiếng Việt. Có nhiều loại dấu câu, mỗi dấu lại có 1 công dụng và chức năng khác nhau. Thực tế cho thấy muốn dùng đúng dấu câu, không những phải có kiến thức về dấu câu mà còn phải có thái độ cẩn trọng khi viết. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta ôn luyện về dấu câu. HĐ hình thành kiến thức: (35’) * Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu: - Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp. - Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc- hiểu và tạo lập văn bản. * HĐ cá nhân, nhóm I. Tổng kết về dấu câu (15p) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV đưa bảng phụ và chuẩn bị các nội dung dấu câu công dụng ra các mẩu giấy cho HS hoạt động theo nhóm và dán vào các vị trí theo hướng dẫn Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả Bước 4: GV đánh giá kết quả GV nhận xét và đưa ra đáp án trên máy chiếu STT Dấu câu Công dụng 1 Dấu chấm Dùng để kết thúc câu tường thuật 2 Dấu chấm hỏi Dùng kết thúc cuối câu nghi vấn 3 Dấu chấm Dùng để kết thúc cuối câu cầu khiến hay câu cảm thán than Dấu phẩy - Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các câu, thành phần phụ của câu,CN,VN, giữa các từ có cùng chức vụ trong câu, giữa 1 từ ngữ với một bộ phận chú thích giữa các 4 vế cuả câu ghép - Dùng để đánh dấu gianh giới vế câu ghép có cấu tạo phức tạp, giữa bộ phận câu ghép liệt kê Dấu gạch Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích trong câu đấnh dấu ngang lời nói trực tiếp, hoặc liệt kê nối các từ của một liên 5 danh Dấu chấm Dùng để tỏ ý còn nhiều sự việc chưa được liệt kê hết lời lửng nói dở ngập ngừng, giãn nhịp điệu câu văn 6 -Dùng để dánh dấu phần chú thích Dấu ngoặc Dùng để đánh dấu phần giải thích thuyết minh cho phần đơn trước đó đánh dấu lời dẫn trực tiếp Người soạn: [15] Trường THCS
  16. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 7 Dấu ngoặc Dùng để đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp, hoặc kép đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có 8 hàm ý mỉa mai, hoặc để đánh dấu tên thành phần tờ báo dẫn trong câu II. Các lỗi thường gặp về dấu câu. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm thảo luận một nội dung trong SGK trong 3 phút Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn Bước 3: Báo cáo kết quả Đại diện các nhóm lên bảng ghi lại kết quả của nhóm Bước 4: GV đánh giá kết quả GV nhận xét và chốt lên máy chiếu Các lỗi thường gặp về dấu câu: 1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc 2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc 3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết 4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu Hoạt động 3: Luyện tập(20’) HS làm các bài tập trong sgk Bài 1 GV chiếu đoạn văn lên máy cho HS trao đổi theo cặp 2phút sau đó gọi trả lời trực tiếp Các dấu câu được điền theo thứ tự sau: , . . , : - ! ! ! ! , , . , . , , , . , : - ? ? ? ! Bài 2. Phát hiện lỗi về dấu câu và thay vào đó dấu câu thích hợp? GV gọi 3 hs lên bảng làm mỗi HS một ý. Dưới lớp làm vào vở Lỗi về các dấu câu và cách sửa: a, Sao mãi giờ anh mới về? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là anh phải làm xong bài tập trong chiều nay. b, Từ xưa, trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân ta có truyền thống thương yêu, giúp đỡ nhau trong khó khăn gian khổ. Vì vậy, có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” c, Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng, nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh. Hoạt động 4: Vận dụng(4’) Hãy đặt dấu câu cho đoạn văn sau: Ngồi ngay cạnh mình là một chị chồng đã hi sinh cách đây ít lâu hai người mới ăn hỏi thì anh đi tập kết chị đợi chờ anh trở về Nam gặp lại người yêu và họ nên chồng mới có một đứa con anh hi sinh ngay trong nhà lần đó chúng khui công sự chúng bắt bắt cha đánh đập nhưng ông không nhận gì hết chị nhận ra mình chị nói chú vô ghé qua có một tí nói chuyện hát mà cha tôi nhắc miết cha tôi cứ sợ chú chết rồi chị bỏ về gọi cha ông già không còn tráng kiện như hai năm trước. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1’) Về nhà Người soạn: [16] Trường THCS
  17. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 8 Năm học 2020- 2021 * Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học. ? Hãy viết một bài văn có sử dụng các dấu câu đã học. * Dặn dò : - Học bài, làm BT còn lại - Soạn bài: Ôn tập Tiếng Việt * Rút kinh nghiệm : Ký duyệt của Ban Giám Hiệu Người soạn: [17] Trường THCS