Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 (Năm học 2020 -2021) - GV: Đoàn Thị Thúy Hương

doc 30 trang thienle22 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 (Năm học 2020 -2021) - GV: Đoàn Thị Thúy Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_7_nam_hoc_2020_2021_gv_doan_thi_thuy_huon.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 (Năm học 2020 -2021) - GV: Đoàn Thị Thúy Hương

  1. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 TUẦN 7 Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 7A: CON NGƯỜI LÀ BẠN CỦA THIÊN NHIÊN (T1) I. Mục tiêu: - KT : - Đọc , hiểu bài : Những người bạn tốt. - Hiểu nội dung: Khen ngợi sự thông minh , tình cảm gắn bó đáng quý của loài casheo với con người . Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4,5. - KN : - Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể với chuyên gia nước bạn. - Đọc thành tiếng và đọc diễn cảm bài. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4, - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - TĐ : Giáo dục HS yêuquý thiên nhiên , biết bảo vệ các loài vật có ích . - NL: Rèn luyện năng lực ngôn ngữ. Học sinh biết diễn đạt nội dung câu trả lời theo cách hiểu của mình, mạnh dạn, tự tin. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: Máy chiếu, bảng nhóm. - HS: Sách HDH III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: theo logo V. Đánh giá thường xuyên: * Khởi động: TC “Em nói những điều em biết về cảnh đẹp thiên nhiên” * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: tạo tinh thần thoải mái, hứng thú cho HS. + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ1. Theo TL * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. - Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng sôi nổi , hồi hộp . - Đọc hiểu nghĩa các từ: Boong tàu , dong buồm , hành trình , sửng sốt + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. HĐ 2,3,4. Theo TL * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  2. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu , sau các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm . - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng sôi nổi , hồi hộp . - Hiểu nghĩa của các từ: Boong tàu , dong buồm , hành trình , sửng sốt + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ5. Theo TL * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: hiểu nội dung bài đọc của học sinh. - Câu 1: Nghệ sĩ A- ri- ôn phải nhảy xuống biển vì đám thủy thủ nổi lòng tham muốn giết ông . Ông không muoont chết trong tay bọn thủy thủ nên ông đã nhảy xuống biển . - Câu 2: Điều kì lạ đã xảy ra khi A – ri – ôn cất tiếng hát giã biệt cuộc đời , đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu , say sưa thưởng thức tiếng hát của ông . Bầy cá heo đã cứu A- ri – ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông trở về đất liền nhanh hơn tàu . - Câu 3: Qua câu chuyên ta thấy , cá heo là con vật thông minh tình nghĩa , chúng biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ , biết cứu giúp khi người bị nạn - Câu 4:Câu chuyên trên muốn nói mối quan hệ gắn bó , gần gủi giữa con người với thiên nhiên. + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao lưu chia sẻ, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh học tập. HĐ6. Theo TL * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nói được cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo. Đám thủy thủ tuy là người nhưng vô cùng tham lam độc ác , không biết trân trọng tài năng . Cá heo là loài vật nhưng thông minh , tình nghĩa , biết cứu người gặp nạn , biết thưởng thức cái hay , cái đẹp . + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: - Luyện cho - HS tiếp thu còn hạn chế đọc các từ: Boong tàu , dong buồm , hành trình , sửng sốt ; hiểu nghĩa các từ khó - Luyện cho HS tiếp thu nhanh đọc diễn cảm toàn bài với giọng sôi nổi , trìu mến . Đọc nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm . VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Đọc bài: Những người bạn tốt cho bố mẹ, người thân mình cùng nghe. Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  3. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 Tiếng Việt: BÀI 7B: CON NGƯỜI LÀ BẠN CỦA THIÊN NHIÊN (T2) (BÀI ĐIỀU CHỈNH) I. Mục tiêu: - KT : Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa . - KN :Biết tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật . - TĐ : Giáo dục tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên . - NL : HS hợp tác nhóm mạnh dạn; diễn đạt mạch lạc, phát triển năng lực ngôn ngữ; giao tiếp tự tin. II. Chuẩn bị ĐDDH: Từ điển TV,. III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động: - Ban văn nghệ cho lớp hát 1 bài - Tổ chức trò chơi: “Truyền điện” Một bạn nêu một câu có từ mang nghĩa gốc một bạn nêu một câu có từ mang nghĩa chuyển. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Nêu đúng những câu có các từ mang nghĩa gốc, mang nghĩa chuyển . + Phương pháp: vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày miệng, giao lưu chia sẻ, nhận xét bằng lời. 7. Trong những câu nào dưới đây các từ mắt, chân , đầu mang nghĩa gốc và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển? Việc 1: Đọc thầm và tính nhẩm trong đầu Việc 2: Chia sẻ cặp đôi Việc 3: Chia sẻ trong nhóm Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  4. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 Trưởng ban học tập cho các nhóm chia sẻ bài nhóm mình làm cho các bạn nghe Gv tương tác chia sẻ để học sinh củng cố lại khái niệm về từ nhiều nghĩa. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nêu đúng những câu có các từ ( mắt , chân , đầu) mang nghĩa gốc: mang nghĩa chuyển . + Nghĩa gốc : - Đôi mắt bé mở to . - Bé đau chân . – Khi viết , em đừng ngoẹo đầu . + Nghĩa chuyển: - Quả na mở mắt . – Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân . - Nước suối đầu nguồn rất trong. + Phương pháp: vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày miệng, giao lưu chia sẻ, nhận xét bằng lời. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Nghĩa của các từ được in đậm trong đoạn thơ sau mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Việc 1: Cá nhân đọc đoạn thơ Việc 2: Chia sẻ kết quả trong nhóm Việc 3: Chia sẻ kết quả quả trước lớp * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS xác định được các từ ( răng , mũi , tai ) trong đoạn thơ là nghĩa chuyển vì Răng của chiếc cào không nhai được như răng người , mũi thuyền không dùng để ngửi được như mũi của người , tai của cái ấm không dùng để nghe được như tai người và tai động vật . + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 2. Tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng. - Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu rồi quan sát gợi ý để tìm - Việc 2: Chia sẽ với bạn bên cạnh - Việc 3: Viết các ví dụ mà em và bạn vừa tìm được vào vở Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  5. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 Ban HT yêu cầu các nhóm chia sẻ trươc lớp bài 1,2 Gv tương tác với HS để HS hiểu hơn về kiến thức trong bài tập * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - HS tìm và viết lại một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của các từ : lưỡi , miệng , cổ , tay , lưng : - Lưỡi : lưỡi liềm, lưỡi hái , lưỡi dao, lưỡi cày ,lưỡi lê, , lưỡi rìu . - Miệng: miệng bát , miệng hũ , miệng bình , miệng hố , miệng túi . - Cổ : cổ tay , cổ chai , cổ lọ , cổ bình - Tay : tay áo , tay nghề , tay quay - Lưng : lưng đồi , lưng áo , lưng đê, lưng núi lưng đèo , lưng trời . + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Về nhà em tìm và ghi lại các ví dụ về sự chuyển nghĩa của các từ: Đầu, đuôi, chân. TOÁN: BÀI 21: KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN( TT) (TIẾT1) I.Mục tiêu: - KT: Giúp HS đọc, viết được các số thập phân các dạng đơn giản thường gặp.Biết được cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân. - KN: Rèn kĩ năng vận dụng cách chuyển để chuyển được hỗn số về số thập phân, từ số thập phân thành phân số thập phân. -TĐ: Giáo dục các em tính tự giác, ham thích tìm hiểu môn học. - NL: Giúp phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề học tập trong tiết học II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Thẻ, hình vẽ , phiếu BT. HS: vở ô li III. Điều chỉnh hoạt động học: IV. Điếu chỉnh NDDH : theo logo V. Đánh giá thường xuyên: +/ HĐ 1: TC: ‘‘Đố bạn’’ khởi động tiết học : Củng cố, khắc sâu kiến thức số thập phân. * Đánh giá: Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  6. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 - Tiêu chí:HS đọc được các kí hiệu trên hình vẽ, kể được một số kí hiệu như hình vẽ vừa đọc. - Phương pháp: Quan sát;vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn;nhận xét bằng lời +/ HĐ 2 - HĐCB: Hỗ trợ các em nắm được cách chuyển hỗn số thành số thập phân.Biết được cấu tạo của số thập phân có phần nguyên và phần thập phân * Đánh giá: - Tiêu chí: HS đọc nắm nội dung và chia sẽ được thông tin cho bạn - Phương pháp: vấn đáp; quan sát - Kĩ thuật:Đặt câu hỏi;ghi chép ngắn +/ HĐ 3 : Vận dụng kiến thức vào làm bài tập * Đánh giá: - Tiêu chí: HS chuyển được hỗn số thành số thập phân và đọc các số thập phân - Phương pháp: viết; vấn đáp - Kĩ năng: viết nhận xét (GV); nhận xét bằng lời VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: ( .).Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em nắm chắc cách chuyển đổi hỗn số thành sô thập phân. (HĐ2) Câu hỏi gợi mở: Khi chuyển một hỗn số thành số thập phân ta thực hiện như thế nào ? VD minh họa. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH giúp đỡ các bạn trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: Em thực hiện HĐ ứng dụng . BUỔI CHIỀU HĐNGLL: SỐNG ĐẸP - CHỦ ĐỀ 1 EM LÀ BÔNG HOA NHỎ CỦA QUÊ HƯƠNG(TIẾT 1) I.Mục tiêu: - KT: HS biết tự giới thiệu bản thân, nêu được thói quen của bản thân, đánh giá được việc mình làm - KN: HS có kĩ năng tự nhận thức bản thân -TĐ : GD các em có thái độ khi giao tiếp và gặp những hành động mình có thể tham gia để giúp mọi người xung quanh. - NL: Giúp HS phát triển năng lực tự tin, mạnh dạn khi đưa ra ý kiến của mình. II.Chuẩn bị: Sách sống đẹp; phiếu học tập( bài 3) Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  7. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 III.Các hoạt động: A. Hoạt động cơ bản: Khởi động: Cho lớp hát một bài tập thể. 1. Hoàn thiện bông hoa của em. Việc 1: HS tự đọc yêu cầu và thực hành làm vào sách để hoàn thiện bông hoa Việc 2: Chia sẽ cặp đôi – một em hỏi 1 em trả lời Việc 3: Nghe GV chia sẽ *Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết vẽ được khuôn mặt mình vào nhị hoa và điền đầy đủ thong tin vào chỗ trống - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Tôn vinh học tập 2. Vượt qua chính mình. Việc 1: HS tự đọc yêu cầu và thực hành làm vào sách để hoàn thiện sơ đồ Việc 2: Chia sẽ trong nhóm. Việc 3: Nghe GV chia sẽ *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nêu được một thói quen tốt và 1 thói quen chưa tốt. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Tôn vinh học tập. 3. Đánh giá việc làm của em Việc 1: HS tự đọc câu chuyện và nêu cảm nghĩ của mình về ccachs làm của ông Trình Tử Việc 2: Tự đánh giá những việc làm của mình vào phiếu bằng cách vẽ hình hạt đậu. Việc 3; Chia sẽ trước lớp. - LiÖn hÖ GV tương tác và chia sẽ. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết nêu cảm nghĩ của mình qua cách làm của nhân vật trong câu chuyện - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời. * Gv tæng kÕt tiÕt häc Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  8. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 KHOA HỌC : PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN DO MUỖI ĐỐT (TIẾT 1) I. Mục tiêu - Nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh các bệnh lây truyền do muỗi đốt II. Hoạt động học * Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học => GV giới thiệu bài: - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản 1. Liên hệ thực tế - Theo bạn, muỗi đốt có thể gây ra những bệnh gì? - Bạn đã từng đọc thông tin hoặc đã biết ai bị sốt rét, sốt xuất huyết và bệnh viêm não chưa? Nếu có, hãy nêu những điều bạn biết về bệnh này? * Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết liên hệ thực tế về các bệnh do muỗi gây ra như: sốt rét, sốt xuất huyết, - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn ;đặt câu hỏi 2. Quan sát và hoàn thành bảng - Đọc thông tin Việc 1: HS đại diện nhóm đi lấy phiếu học tập Việc 2: HS thảo luận và cử ra một bạn thư kí hoàn thiện phiếu học tập Việc 3: Sau khi hoàn thành xong thì treo phiếu học tập vào góc học tập Việc 4: HS quan sát và nhận xét bài của nhóm bạn * Đánh giá: - Tiêu chí: HS hoàn thành được phiếu theo yêu cầu - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn ;nhận xét bằng lời Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  9. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2020 TOÁN: BÀI 21: KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN( Tiếp theo) (T2) I.Mục tiêu: - KT : Giúp HS biết cách chuyển một hỗn số thành số thập phân, chuyển một số thập phân thành phân số thập phân. - KN : Có kĩ năng chuyển đổi để làm bài tập thực hành. - TĐ : GD thái độ ham thích học tập ,biết chia sẽ với bạn - NL : Năng lực hợp tác nhóm, suy luận toán học. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu BT 2. HS: vở ô li III. Điều chỉnh nội dung dạy học: theo tài liệu IV. Điếu chỉnh Hoạt động học : Điều chỉnh HĐ 2 từ cá nhân sang nhóm lớn V. Đánh giá thường xuyên: +/ HĐ khởi động : Cho HS hát 1 bài +/ HĐ 1 : Đọc mỗi số thập phân * Đánh giá: - Tiêu chí: HS đọc được số thập phân - Phương pháp: Quan sát; - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; +/ HĐ 2 : * Đánh giá: - Tiêu chí: HS chuyển được số thập phân thành phân số thập phân - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép nhanh;nhận xét bằng lời VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: ( Liễu, Thành, Thịnh .).Giúp các em nắm chắc cách thực hiện chuyển đổi số thập phân, phân số thập phân. Câu hỏi gợi mở: 1.Để chuyển phân một hỗn số thành số thập phân ta chú y điều gì? 2. Nêu cách chuyển đổi hỗn số thành số thập phân. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡcác bạn trong nhóm VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: Quan sát hình vẽ và đọc các số thập phân ghi trên hình Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  10. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 TIẾNG VIỆT: BÀI 7A: CON NGƯỜI LÀ BẠN CỦA THIÊN NHÊN (TIẾT 3) I. Mục tiêu: -KT: Nghe - viết đúng bài Dòng kinh quê hương ;Tìm vần và tiếng thích hợp điền vào chỗ trống -KN: Nghe - viết đúng bài chính tả.Viết đúng tiếng chứa nguyên am đôi ia / iê. Trình bày đúng bài Dòng kinh quê hương , không mắc quá 5 lỗi trong bài, viết đảm bảo quy trình. - TĐ: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. - NL:: Tự học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: - Bảng phụ HĐ6. III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Hoạt động học V. Đánh giá thường xuyên: B- HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ4: (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Kĩ năng viết chính tả của HS. - Viết chính xác từ khó: buồng máy, ngoại quốc, ửng lên, chất phác, giản dị, - Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp, viết. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. HĐ 5,6: (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Tìm được một vần điền được cả 3 chỗ trống là vần ( iêu) - Tìm được tiếng có chứa iê hoặc ia điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu thành ngữ, tuc ngữ. ( a, kiến ; b, tía ; c , mía ; d, chia ; e, tiền ; g, biển) - Tự học tốt, hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp, + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: - HS tiếp thu còn hạn chế : viết đúng các từ khó: dòng kinh, quen thuộc , giã bàng , lảnh lót ra bảng con. - HS HTT : viết đúng, viết đẹp. Trình bày sạch sẽ. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - HS về nhà tìm hiểu, sưu tầm thêm một số bài văn, bài thơ, ca ngợi về vẽ đẹp của làng quê ở Việt Nam. Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  11. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 - Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2020 TOÁN: BÀI 22: HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN. ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN (TIẾT1) I.Mục tiêu: -KT: Giúp HS nắm được tên hàng của số thập phân; quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau và cách đọc, viết số thập phân. -KN: Có kĩ năng chuyển đổi để làm bài tập thực hành. -TĐ : Có sự hứng thú tò mò khi học toán -NL : Phát triển được năng lực tư duy. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Thẻ,bảng nhóm, Phiếu BT. HS: Bút dạ viết bảng. III. Điều chỉnh NDHĐ : Không IV. Điều chỉnh hoạt động học: Theo logo V. Đánh giá thường xuyên: 1. Khởi động: - Quản trò lên tổ chức trò chơi ” Đọc, viết số thập phân” . *Đánh giá: - Tiêu chí: HS viết được các số thập phân yêu cầu viết nhanh, số rõ, đẹp - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép nhanh, nhận xét 2. Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy cô hướng dẫn. 3. a, Đọc và giải thích cho bạn nghe các ví dụ. b,Thảo luận cách đọc, cách viết số thập phân. c, Đọc kĩ nội dung d, Lấy ví dụ minh họa. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS viết được các số thập phân,biết được tên các hàng của số thập phân; quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau - Phương pháp: Quan sát; Viết(HS) - Kĩ thuật: nhận xét, viết nhận xét 4. Đọc số thập phân: 549,8012 *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nêu được phần nguyên, phần thập phân và mối quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau trong số thập phân đó. Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  12. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi,nhận xét bằng lời. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - Giúp HS chậm trình bày trước lớp để các em mạnh dạn hơn. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình. Tiếng Việt: BÀI 7B: ÂM THANH CUỘC SỐNG (TIẾT 1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đọc - hiểu bài thơ Tiếng đàn ba- la – lai – ca trên sông Đà - Hiểu nội dung: Ca ngợivẻ đẹp kì vĩ của công trình thủy điện sôngĐà ,sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó hòa quyện giữa con người với thiên nhiên . Trả lời được các câu hỏi HĐ5,6. - Học thuộc lòng bài thơ. 2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ , khổ thơ - Biết đọc diễn cảm bài thơ. 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên và tinh thần đoàn kết , hữu nghi giữa các nước trên thế giới . 4. Năng lực: Rèn luyện năng lực ngôn ngữ. Học sinh biết diễn đạt nội dung câu trả lời theo cách hiểu của mình, mạnh dạn, tự tin. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: tranh, bảng phụ. - Học sinh: Tài liệu HDH. III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Hoạt động học: V. Đánh giá thường xuyên: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. HĐ1: (Theo tài liệu) Quan sát ảnh và nhận biết * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Quan sát và mô tả được cảnh vật ở trong ảnh. - Nói những điều em biết về nhà máy thủy điện Hòa Bình . - Trình bày ngắn gọn, to, rõ ràng, mạch lạc. - Biết dùng ngữ điệu, thái độ trong khi bày tỏ ý kiến của mình. + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  13. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 2. HĐ2,3,4: (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. - Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm toàn bài. - Đọc hiểu nghĩa các từ: xe ben , Ba – la – lai – ca , sông Đà + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. 3. HĐ5, 6: (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: hiểu nội dung bài đọc của học sinh. HĐ5: Câu 1: Những chi tiết trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng tĩnh mịch là : cả công trường say ngủ cạnh dòng sông , những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ , những xe ủi xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ . Câu 2: Chi tiết cho thấy đêm trăng tĩnh mịch nhưng vẫn sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga , có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và có những sự vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hóa Câu3: Những hình ảnh trong bài thơtheer hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên : Chỉ còn tiếng đàn ngân nga – với một dòng trăng lấp loáng sông Đà – Chiếc đập lớn giữa cao nguyên HĐ6: Tìm được những câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa và nêu được tác dụng của biện pháp nhân hóa trong việc tả cảnh . + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao lưu chia sẻ, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh học tập. 4. HĐ7: (Theo tài liệu) + Tiêu chí đánh giá: học thuộc lòng bài thơ. + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: - HS tiếp thu còn hạn chế : đọc đúng các ba – la – lai – ca , tháp khoan , ngẫm nghĩ , lấp loáng , bỡ ngỡ ; hiểu nghĩa các từ khó - Luyện cho HSHTT : đọc diễn cảm toàn bài; trả lời tốt các câu hỏi. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Chia sẻ với người thân những điều đã học. - Sưu tầm tranh ảnh theo chủ đề Con người với thiên nhiên . - Học thuộc lòng bài thơ. Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  14. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 TIẾNG VIỆT: BÀI 7B: ÂM THANH CUỘC SỐNG (TIẾT 2) I. Mục tiêu - KT: Luyện tập tả cảnh sông nước : Xác định được cấu tạo của bài văn tả cảnh , các câu mở đoạn , sự liên kết về ý nghĩa các đoạn văn trong bài văn . - KN: Biết viết các câu mở đoạn cho đoạn văn , lời văn tự nhiên sinh động . - TĐ: Giáo dục HS yêu thích cảnh đẹp về sông nước và thich miêu tả cảnh sông nước . - NL: Giúp HS phát triển năng lực tự học, hợp tác nhóm, II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: Bảng nhóm. - HS: Sách HDH, vở. III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: V. Đánh giá thường xuyên: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. HĐ1: Khởi động: Trò chơi: ‘‘Kể nhanh, kể đúng’’ khởi động tiết học. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS thoải mái bước vào tiết học. + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. 2. HĐ 1,2, 3: (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: BT1: Đọc bài văn và trả lời được các câu hỏi : a) - Phần mở bài từ Vịnh Hạ Long đên của đất nước Việt Nam - Phần thân bài từ Cái đẹp của Hạ Long đến ngân lên vang vọng . - Phần kết bài từ Núi non , sông nước tươi đẹp đến mãi mãi giữ gìn . b) Phần thân bài gồm có 3 đoạn Đoạn 1: Tả sự kì vĩ của thiên nhiên Hạ Long . Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của Hạ Long . Đoạn 3: Tả nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người của Hạ Long qua mỗi mùa . c) Những câu văn in đậm là câu mở đầu mỗi đoạn , câu mở đoạn nêu ý bao trùm cả đoạn . Với cả bài , mỗi câu văn nêu một đặc điểm của cảnh vật được tả , đồng thời liên kết các đoạn trong bài với nhau . BT2: Câu mở đoạn là : b , Tây Nguyên có núi cao chất ngất , có rừng cây đại ngàn . BT3: HS viết được câu mở đoạn cho đoạn văn trên theo ý của mình . VD : Tây Nguyên là một mảnh đất trù phú . Nơi đây không chỉ có núi cao chất ngất mà có cả rừng cây đại ngàn + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, phiếu đánh giá. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  15. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 - HĐ 1,2,3 - HĐTH: Học sinh nắm chắc được cấu tạo của bài văn tả cảnh , các câu mở đoạn , sự liên kết về ý nghĩa các đoạn văn trong bài văn. - HS tiếp thu còn hạn chế : Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em nắm chắc cấu tạo của bài văn tả cảnh , các câu mở đoạn , sự liên kết về ý nghĩa các đoạn văn trong bài văn. - HS tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và viết được các câu mở đoạn đầy đủ , sinh động . VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Chia sẻ cùng người thân về các câu mở đoạn em vừa viết . - - Thứ năm ngày 5 tháng 11 năm 2020 TOÁN: BÀI 22: HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN.ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN(TIẾT 2) I.Mục tiêu: - KT: Giúp HS chuyển được phân số thập phân thành hỗn số và thành số thập phân. -KN: Rèn kĩ năng đọc to, rõ ràng và cách chuyển đổi. -TĐ: Yêu thích môn học, ham mê học hỏi. -NL: Biết hợp tác nhóm, tích cực trong các hoạt động học để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu BT. HS: SHD III. Điều chỉnh ND dạy học: Theo nội dung SHDH IV. Điều chỉnh hoạt động dạy học: Theo logo V. Đánh giá thường xuyên: Khởi động tiết học : Trò chơi : ‘‘Đố bạn ’’: Củng cố, khắc sâu kiến thức về số thập phân. *Đánh giá: -Tiêu chí: HS đọc đúng các số mà TBHT đưa ra. -Phương pháp: quan sát -Kĩ thuật: ghi chép nhanh +/ HĐ 1,2 : *Đánh giá: -Tiêu chí: HS đọc và viết đúng số thập phân,xác định dược số thập phân -Phương pháp: quan sát;vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép nhanh , nhận xét băng lời +/ HĐ 3,4 : Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  16. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 *Đánh giá: - Tiêu chí:HS chuyển được các phân sốthập phân về hỗn số,phân số thập phân thành số thập phân. -Phương pháp: vấn đáp; viết - Kĩ thuật: nhận xét băng lời, viết nhận xét +/ HĐ 5 : *Đánh giá: -Tiêu chí: HS điền được giá trị của các chữ số vào bảng(theo mẫu). -Phương pháp: vấn đáp; viết - Kĩ thuật: nhận xét băng lời; viết nhận xét VI- Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: ( Dương, Thảo, Minh Đức .).Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em nắm chắc cách chuyển đổi phân số thập phân thành số thập phân và từ số thập phân thành hỗn số. Câu hỏi gợi mở: Làm cách nào để em chuyển được phân số 340 ; 52 thành số thập 1000 1000 phân ? (Y/c học sinh nói rõ từng trường hợp một) +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh : ( Sơn, Thương, Nhi, Như .) Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình : 2a,Viết các số thập phân có ở bảng b,Nêu phần nguyên, phần thập phân và cấu tạo từng phần của mỗi số thập phân cho mọi người biết. Tiếng Việt: BÀI 7B: ÂM THANH CUỘC SỐNG (TIẾT 3) I. Mục tiêu: -KT: Nghe - Kể lại được câu chuyện Cây cỏ nước Nam .Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khuyên người ta yêu quý thiên nhiên ; hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ , lá cây . -KN: Kể đúng câu chuyện, biết kết hợp lời kể với nét mặt , cử chỉ , điệu bộ . - TĐ: Giáo dục HS biết yêu quý thiên nhiên và biết trân trọng từng ngọn cỏ , lá cây . - NL: Phát triển năng lực tư duy, ngôn ngữ, tự học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - GV: SHD, tranh ảnh minh họa câu chuyện. - HS: SHD. III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  17. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 IV. Điều chỉnh hoạt động: V. Đánh giá thường xuyên: HĐ4: (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS lắng nghe GV kể câu chuyện, ghi chép và nhớ ND chính của câu chuyện. + PP: quan sát. + KT: ghi chép ngắn. HĐ,5,: (Theo tài liệu) + Tiêu chí đánh giá: - HS dựa vào các tranh và lời thuyết minh dưới tranh, tập kể từng đoạn câu chuyện . - HS ghi nhớ tranh, xâu chuỗi ND từng tranh kết hợp lời thuyết minh dưới tranh ( SHD) kể lại từng đoạn câu chuyện . + PP: quan sát, vấn đáp. + KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, kể chuyện, tôn vinh học tập. HĐ6 ,7: (Theo tài liệu) + Tiêu chí đánh giá: - HS dựa vào gợi ý ở ( SHD) kể lại tóm tắt câu chuyện Cây cỏ nước Nam. - Bình chọn HS kể hay, hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn người nghe. - HS nêu được ý nghĩa câu chuyện, rút ra bài học cho bản thân. + PP: quan sát, vấn đáp. + KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, kể chuyện, giao lưu chia sẻ, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hố trợ HS: - Gợi ý cho HSCHT dựa theo tranh kể lại được ND câu chuyện. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - HSHTT kể hay, hấp dẫn, sinh động. - HS về nhà kể lại cho người thân nghe về toàn bộ câu chuyện vừa học . - BUỔI CHIỀU TIẾNG VIỆT: Bài 7C: CẢNH SÔNG NƯỚC ( TIẾT 1) I. Mục tiêu: -KT: Giúp HS biết phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn. -KN: Rèn kĩ năng đọc, phân biệt các nghĩa của từ nhiều nghĩa và đặt câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ. -TĐ: Giáo dục học sinh thái độ học tập tích cực, biết yêu quý, giữ gìn Tiếng Việt. -NL: Giúp HS phát triền năng lực năng lực giao tiếp, NL tự giải quyết vấn đề. Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  18. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 II. Chuẩn bị đồ dùng: SHD III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Theo các nội dung dạy học ở SHD IV. Điều chỉnh hoạt động học : HĐ 1 : Theo logo: *Đánh giá: - Tiêu chí: HS giải nghĩa được các từ nhiều nghĩa bằng cách nối đúng cột A với với B: 1-c, 2-d, 3-a, 4-b. Đồng thời nêu đúng nét nghĩa chung của từ “ chạy” có trong câu trên đó là: hoạt động di chuyển. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời. HĐ 2 : Theo logo *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nhận biết được nghĩa gốc của từ nhiều nghĩa trong câu: c- Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời. HĐ 3 : Theo logo: *Đánh giá: - Tiêu chí: HS đặt được câu để phân biệt các nghĩa của từ đi hoặc từ đứng: Ví dụ: a) + Mang nghĩa 1: Em đi học. + Mang nghĩa 2: Em không được đi dép vào phòng. b) + Mang nghĩa 1: Mẹ đang đứng ở cổng chờ em. + Kim đồng hồ bỗng nhiên đứng lại. - Phương pháp: quan sát; viết - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; viết nhận xét bằng kí hiệu. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: +/ Đối với học sinh TTC: Giúp các em nhận ra đâu là nghĩa gốc bằng cách giải nghĩa từ giúp các em. +/ Đối với học sinh TTN: hoàn thành nhanh các yêu cầu và giúp đỡ bạn TTC. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Tìm thêm một số từ nhiều nghĩa và chỉ ra nghĩa gốc và nghĩa chuyển của chúng cùng với người thân. ÔN LUYỆN TV: TUẦN 7 ( VỞ EM TỰ ÔN LUYỆN) I.Mục tiêu: - KT : Đọc và hiểu truyện : Cây chuối . Cảm nhận cây cối vạn vật quanh ta cũng có cuộc sống và tình cảm như con người.Đặt dấu thanh đúng vị trí khi viết.Tìm được các nhiều nghĩa.Phân biệt được từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, tuwf đồng nghĩa. Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  19. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 - KN : Rèn HS kĩ năng trình bày câu trả lời ngắn gọn, vận dụng các kiến thức đã học để làm BT nhanh. - TĐ : GD học sinh biết yêu thương bố mẹ, những người thân. - NL : Giúp học sinh phát triển năng lực diễn đạt, cảm thụ văn bản. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Tài liệu học : Vở HD em tự ôn luyện TV HS: Vở HD em tự ôn luyện TV. III. Điều chỉnhnội dung học: theo tài liệu IV. Điếu chỉnh hoạt động học : V. Đánh giá thường xuyên: +/ HĐ k/động :(Toàn lớp) *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nêu được vai trò quan trọng của cây cối trong cuộc sống - PP: vấn đáp;Quan sát - KT: đặt câu hỏi; ghi chép ngắn +/ HĐ 3 : Học sinh đọc và hiểu được truyện : Cây chuối. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS trả lời được các câu hỏi như : Câu a : Mỗi cây chuối sinh ra được 1 buồng chuối. Câu b : Hình hài của cây chuối mẹ khi mang buồng chuối nặng trĩu : lá héo rũ, xác xơ, thân oằn xuống như sắp gãy. Câu c : Khi buồng chuối chín thì cây chuối mẹ sẽ gục hẳn xuống Câu d : Cây chuối mẹ đã hi sinh để nhường cuộc sống mới cho con. -PP: vấn đáp - KT: đặt câu hỏi +/HĐ 4: (Cá nhân) Điền tiếng iê chứa ia vào chỗ chấm, điền đugs dấu thanh *Đánh giá: - Tiêu chí: Học sinh tìm viết được các tiếng có ia và iê vào chỗ chấm. - PP: Quan sát; vấn đáp - KT: ghi chép ngắn;đặt câu hỏi +/ HĐ 5( Cá nhân): Chọ từ thích hợp để điền vào chỗ chấm +/ HĐ 6 : (Cặp đôi) *Đánh giá: - Tiêu chí: Học sinh tìm được các từ điền vào chỗ chấm như sau : Câu a : Từ đồng nghĩa Câu b : Từ nhiều nghĩ Câu c : Từ đồng âm Phân biệt được các nghĩa của từ. Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  20. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 - PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em nắm chắc các kiến thức đã học. Hoàn thành được HĐ 4,5,6. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở vở và hỗ trợ thêm cho các bạn tiếp thu chậm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần vận dụng ĐẠO ĐỨC : NHỚ ƠN TỔ TIÊN(T1) I. Mục tiêu: HS có khả năng: KT:-Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ. KN:-Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng. TĐ:- Biết ơn tổ tiên, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. NL:- Có khả năng hợp tác, liên hệ thực tế. II. Tài liệu, phương tiện: - Tranh, ảnh III. Các hoạt động học: A. Khởi động - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp B. Hoạt động cơ bản 1. Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ. Việc 1: Em nghe bạn đọc câu chuyện: “Thăm mộ”, em nhẩm thầm theo. Việc 2: Nhóm trưởng nêu câu hỏi thảo luận: -Nhân ngày Tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên? -Theo bạn, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên? Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  21. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 -Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ? Việc 3: Mời các bạn suy nghĩ và lần lượt trả lời các câu hỏi trên. Việc 4: Nhóm trưởng cử bạn thư kí ghi lại kết quả thảo luận của nhóm, cùng thống nhất ý kiến và báo cáo với cô giáo HĐTQ tổ chức cho các bạn trao đổi trước lớp. - Trao đổi ý kiến với bạn, cùng nhận xét, bổ sung cho nhau *Đánh giá -Tiêu chí:HS đọc được câu chuyên và trả lời được các câu hỏi -Phương pháp: Quan sát.Vấn đap - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn. Đạt câu hỏi 2,Thực hành *Làm bài tập -Từng bạn đọc thầm, làm BT1 ở SGK. Việc 1: Làm xong, em chủ động chia sẻ bài làm của mình với bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung(nếu thiếu). *Đánh giá -Tiêu chí:HS làm được bài tập trên phiếu -Phương pháp: Quan sát.Vấn đap - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn. Đạt câu hỏi * Tự liên hệ bản thân Em kể những việc em đã làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được. Viết ra vở nháp Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  22. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 Việc 1: Nhóm trưởng mời các bạn lần lượt kể những việc em đã làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá. Việc 2: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn chọn các việc làm thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và ghi vào vở để cùng nhau thực hiện. Việc 3: Nhóm trưởng báo cáo với cô giáo khi đã hoàn thành. Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các việc làm thể hiện lòng biết ơn tổ tiên * Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung sau: - Cá nhân, nhóm đánh giá theo mục tiêu. *Đánh giá -Tiêu chí:HS ghi được những việc làm biết ơn tổ tiên vào vở -Phương pháp: Quan sát.Vấn đap - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn. Đạt câu hỏi C. Hoạt động ứng dụng Thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2020 KĨ THUẬT: NẤU CƠM. (T1) I. Mục tiêu: - Biết cách nấu cơm. Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình. - Thực hành nấu cơm ở nhà. - Có ý thức vận dụng những điều đã học để giúp đỡ gia đình. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự phục vụ và giúp đỡ gia đình. II.Đồ dùng học tập: 1. Giáo viên: - Gạo tẻ, nồi nấu cơm, đũa, xô nước, - Tranh quy trình nấu cơm. - Phiếu đánh học tập 2. Học sinh: Vở bài tập. III. Hoạt động học: Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  23. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học: + Nêu các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn? + Khi tham gia giúp đỡ gia đình chuẩn bị nấu ăn, em đã làm những công việc gì và làm như thế nào? * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + HS nêu được các công việc cần thực hiện chuẩn bị nấu ăn và khi tham gia giúp đỡ gia đình. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp. - Phương pháp đánh giá: Vấn đáp - Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; tôn vinh. 2.Hình thành kiến thức: - Giới thiệu bài, nêu MT cần đạt & ghi đề bài Hoạt động 1. Tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình. Việc 1: Nêu các cách nấu cơm ở gia đình. Việc 2: Chia sẻ Việc 3: Thống nhất ý kiến và báo cáo với cô giáo. KL: Có hai cách nấu cơm chủ yếu là nấu cơm bằng soong hoặc nồi trên bếp và nấu cơm bằng nồi cơm điện. * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Hs biết được các cách nấu cơm trong gia đình mình. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày. - Phương pháp đánh giá: Vấn đáp - Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; tôn vinh B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 2. Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong, nồi cơm điện Việc 1: Đọc thông tin trong phiếu học tập sau: Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  24. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 1. Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần để chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun 2. Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun và cách thực hiện: 3. Trình bày cách nấu cơm bằng bếp đun: 4. Theo em, muốn nấu cơm bằng bếp đun đạt yêu cầu( chín, dẻo) cần chú ý khâu nào? 5. Nêu ưu, nhược điểm của cách nấu cơm cơm bằng bếp đun: Việc 2: Hoàn thiện phiếu học tập Chia sẻ kết quả với bạn và góp ý bổ sung. Việc 1: Nhóm trưởng mời một bạn báo cáo, các bạn khác nghe và bổ sung. Việc 2: Thống nhất kết quả. -Hs lên thực hiện thao tác nấu cơm bằng bếp đun. - Gv nhận xét và hướng dẫn cách nấu cơm bằng bếp đun. - HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun. * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Hs biết được cách nấu cơm bằng bếp đun. + Thực hiện được các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày. - Phương pháp đánh giá: Vấn đáp, tích hợp. - Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; tôn vinh C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Chia sẻ nội dung bài học cho bạn bè, người thân. Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  25. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 TIẾNG VIỆT: Bài 7C: CẢNH SÔNG NƯỚC ( TIẾT 2) I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS biết cách viết đoạn văn tả cảnh sông nước. - KN: Rèn kĩ năng viết đoạn văn. - TĐ: Giáo dục học sinh thái độ học tập tích cực, thể hiện được cảm nghĩ của mình về cảnh sông nước. - NL: Giúp HS phát triền năng lực năng lực giao tiếp. II. Chuẩn bị đồ dùng: SHD III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Theo các nội dung dạy học ở SHD IV. Điều chỉnh hoạt động học : V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 4,5 : Theo logo: *Đánh giá: - Tiêu chí: HS viết được đoạn văn tả cảnh sông nước dựa theo dàn ý bài tiết trước. Yêu cầu đoạn văn phải có câu mở đoạn và kết đoạn. Cần xác định được đối tượng miêu tả của đoạn văn; tả theo trình tự nhất định; thể hiện được cảm xúc của mình; có chi tiết nổi bật, liên tưởng (đối với HS TTN). - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: +/ Đối với học sinh TTC: Giúp các em viết đoạn văn đơn giản nhất tả cảnh sông nước. +/ Đối với học sinh TTN: hoàn thành nhanh các yêu cầu và giúp đỡ bạn TTC. Yêu cầu đoạn văn phải có liên tưởng thú vị. VII.Hướng dẫn phần ứng dụng: Đọc lại đoạn văn cho người thân cùng nghe. TOÁN: BÀI 23: SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU I.Mục tiêu: -KT: Giúp HS biết nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi. -KN: Rèn kĩ năng đọc to, rõ ràng, viết nhanh các số thập phân. -TĐ: Có sự hứng thú tò mò khi học toán -NL: Phát triển được năng lực tư duy II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Thẻ số, đồ dùng học toán về số thập phân, Phiếu BT. HS: Đồ dùng dạy học toán về số thập phân III. Điều chỉnh ND dạy học: Theo nội dung SHDH IV.Điều chỉnh hoạt động học : theo logo Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  26. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 V. Đánh giá thường xuyên: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1 . Trò chơi : ‘‘Ghép thẻ ’’ khởi động tiết học : Củng cố, khắc sâu kiến thức về 2 phân số bằng nhau, cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân. *Đánh giá : -Tiêu chí:HS ghép đúng các số đưa ra. -Phương pháp: quan sát - Kĩ thuật: ghi chép nhanh 2. a, Thực hiện lần lượt các hoạt động b, Đọc kĩ nội dung và giải thích cho bạn 3. a, Viết bốn số thập phân bằng mỗi số thập phân dưới đây bằng cách viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân : 5,78 ; 12,04 b, Viết các số thập phân bằng mỗi số thập phân dưới đây bằng cách borcacs chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân : 6,8000 ; 230,0000 *Đánh giá: - Tiêu chí: HS viết được các số thập phân theo yêu cầu. - Phương pháp: Quan sát; Viết(HS) - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, viết nhận xét B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH +/HĐ 1,2: *Đánh giá: - Tiêu chí: HS viết được các số thập phân theo yêu cầu. - Phương pháp: Quan sát; Viết(HS); vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, viết nhận xét; đặt câu hỏi VI- Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em nắm chắc cách thêm và bớt chữ số 0. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình. Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  27. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 BUỔI CHIỀU: KHOA HỌC: PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN DO MUỖI ĐỐT (T2) I. Mục tiêu KT:- Biết được những việc nên làm để phòng bệnh do muỗi đốt KN: - Thực hành làm bài tập để phân biệt được cách phòng tránh TĐ- Có ý thức bảo vệ mình và những người trong gia đình phòng tránh các bệnh lây nhiễm do muỗi đốt. Tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện ngăn chặn và tiêu diệt muỗi NL: - Có năng lực vận dụng trong cuộc sống. II. Hoạt động học *Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản 3. Đọc ghi nhớ và trả lời - Đọc ghi nhớ - Trả lời câu hỏi: Cần làm gì để phòng bệnh lây truyền do muỗi đốt? *Đánh giá - Tiêu chí: Học sinh nêu được một số việc làm để phòng bệnh do muỗi đốt. - PP: Quan sát; vấn đáp - KT: ghi chép ngắn;đặt câu hỏi B. Hoạt động thực hành ⃰ Đóng vai xử lí tình huống Việc 1: Lần lượt các nhóm lên sắm vai thê hiện tình huống Việc 2: Quan sát và nhận xét cách thể hiện của mỗi nhóm *Đánh giá Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  28. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 - Tiêu chí: Học sinh thảo luận và đóng vai xử lí tình huống phù hợp. - PP: Quan sát; vấn đáp - KT: ghi chép ngắn;nhận xét bằng lời C. Hoạt động ứng dụng - Nói với người thân những việc cần làm để phòng tránh các bệnh lây nhiễm do muỗi đốt ÔN LUYỆN TOÁN: TUẦN 7 ( VỞ EM TỰ ÔN LUYỆN) I.Mục tiêu: - KT: Giúp HS đọc, viết, nêu đúng cấu tạo số thập phân dạng đơn giản; - KN: Rèn kĩ năng đọc và viết số thập phân nhanh, làm bài tập thành thạo - TĐ: GD tính cẩn thận khi viết phân số - NL: Giúp HS phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: HS+ Gv chuẩn bị vở “ Em tự ôn luyện” III.Điều chỉnh nội dung dạy học: thực hiện bài 1,2,3,4 IV.Điều chỉnh Hoạt động học: V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 1,2: ( Cặp đôi) * Đánh giá : - Tiêu chí : các em biết thực hiện phép chia để thấy được số này gấp số kia mấy lần, viết các số đo độ dài dưới dạng PSTP và STP - PP : vấn đáp ;quan sát - KT : nhận xét bằng lời.; ghi chép ngắn HĐ 3,4: ( Nhóm lớn)) * Đánh giá : - Tiêu chí : Hs tự đọc và viết được các số thập phân - PP : Quan sát ; viết - KT : ghi chép nhanh; viết nhận xét VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: ( Liễu, Minh, Thành ).Giúp các em nắm cách đổi số đo điện tíchiết giải bài toán +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: ( Quý, Tuấn, An ). Hoàn thành tốt các bài tập và giúp đỡ các bạn trong nhóm . VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em về hoàn thành các bài còn lại của phần ôn luyện Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  29. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 GDTT : SINH HOẠT LỚP :HOẠT ĐỘNG VỆ SINH : CHĂM SÓC BỒN HOA CÂY CẢNH. 1. Mục tiêu: - KT : Nhận xét,đánh giá HĐ của lớp trong tuần vừa qua, nắm cách vệ sinh trường lớp, chăm sóc bồn hoa của lớp. - KN : Đề ra kế hoạch HĐ của tuần tới, thực hành vệ sinh khu vực phân công. - TĐ : GD HS có ý thức phấn đấu, sửa chữa khuyết điểm, phát huy những thành tích đó có để tuần tới đạt KQ cao hơn, tích cực làm vệ sinh, chăm sóc hoa. - NL : Giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực thực hành. 2. Các HĐ chính *NỘI DUNG I: Công tác vệ sinh: chăm sóc bồn hoa cây cảnh.(25p) Viêc 1: HD học sinh vệ sinh và chăm sóc hoa. Viêc 2: Phân công vị trí cho từng nhóm - 2 Nhóm làm vệ sinh lớp học và khu vực chuyên( Nhóm Ngoan ngoãn;Thật thà: làm vệ sinh lớp học) lau chùi cửa sổ, bàn ghế, quét mạng nhện); nhóm: Siêng năng: vệ sinh khu vực chuyên. - 3 Nhóm chăm sóc bồn hoa.( Nhóm cần cù: nhổ cỏ trong bồn hoa; nhóm Lễ phép: vun xới bón phân; nhóm Chăm chỉ : tưới nước) Viêc 3: Phân công các học sinh theo dõi hoạt động của các nhóm. Viêc 4: Trong khi học sinh làm giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS thực hành tích cực, làm việc theo sự phân công của Gv, đoàn kết giúp nhau hoàn thành công việc. - PP: Quan sát; vấn đáp - KT: Ghi chép ngắn. Tôn vinh học tập * NỘI DUNG I I : Sinh Hoạt lớp(10p) Tổng kết , đánh giá ,nhận xét công tác tuần qua: +/ YC các ban thảo luận các HĐ của ban : Công tác học tập, nề nếp, vệ sinh +/Các trưởng ban báo cáo. +/ CTHĐTQ nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong thời gian qua. +GV nhận xét chung : Nêu một số tồn tại. Đến lớp còn có một số ít bạn chưa tham gia tích cực trong mọi hoạt động, hợp tác với bạn chưa tích cực : Hoàng, . + Ôn bài đầu giờ chưa nghiêm túc. *Đánh giá: Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy
  30. Giáo án Lớp 5A - Tuần 7 Năm học: 2020-2021 - Tiêu chí: HS đánh giá được những việc làm trọng tâm của lớp trong tuần qua, biết trình bày ý kiến cá nhân còn chưa thỏa mãn qua việc đánh giá của HĐTQ và các ban. - PP: Quan sát; vấn đáp - KT: Ghi chép ngắn. Tôn vinh học tập *Kế hoạch công tác tuần đến: - Tiếp tục củng cố nề nếp và phát huy ưu điểm trong tuần qua. - Thia đua học tập để chào mừng ngày 20/11 - Thường xuyên củng cố các nề nếp tự quản, truy bài đầu giờ. - Xây dựng ý thức trung thực, nghiêm túc trong học tập. - Tăng cường vệ sinh lớp, vệ sinh phong quang trường sạch sẽ. - Chú ý đến chăm sóc bồn hoa, chậu cảnh. - Sửa chữa các khuyết điểm tuần trước *Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết đưa ra được những việc làm trọng tâm của lớp trong tuần đến dựa trên kế hoach của cô giáo. - PP: Quan sát; vấn đáp - KT: Ghi chép ngắn. Tôn vinh học tập *Kết thúc tiết sinh hoạt: - Hát tập thể. Giáo viên: Đoàn Thị Thúy Hương TH Phú Thủy