Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - GV: Phạm Thị Ngợi

doc 26 trang thienle22 6560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - GV: Phạm Thị Ngợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_5_gv_pham_thi_ngoi.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - GV: Phạm Thị Ngợi

  1. TUẦN 5 (Từ ngày 24/9 đến ngày 28/9/2018) Thứ 2 ngày 24 tháng 9 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI I.Mục tiêu: - Biết tên gọi kí hiệu và quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng. Làm được Bài 1, bài 2(a, c), bài 3. - Biết chuyển đổi được các đơn vị đo độ dài. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học. II.Đồ dùng: III.Các hoạt động: 1. Khởi động: - Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Củng cố, hệ thống hóa bảng đơn vị đo độ dài - Nhóm trưởng điều hành nhóm hoàn thiện bảng đơn vị đo độ dài ở SGK và nêu nhận xét về mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề nhau. - Gọi đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. ? Hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau hơn kém nhau mấy lần? Mỗi đơn vị đo độ dài được viết ứng với mấy chữ số? - KL: Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé. Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn. Bài 2: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm (Cá nhân - Lớp) - Cá nhân tự làm bài vào vở câu a và c. - Ban học tập yêu cầu bạn chia sẻ phỏng vấn lẫn nhau trước lớp. ? Muốn chuyển đổi đơn vị đo độ dài lớn về đơn vị bé, bạn làm như thế nào? ? Muốn chuyển đổi đơn vị đo độ dài bé về đơn vị lớn, bạn làm như thế nào? - Nhận xét và chốt cách chuyển đổi đơn vị đo độ dài từ lớn về bé và ngược lại. Đáp án: a, 135m = 1350dm 342dm = 3420cm 4000m = 40hm 1 1 1 c, 1mm = cm 1cm = m 1m = km 10 100 1000 Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (Cá nhân - Lớp) - Cá nhân tự làm bài vào vở. - Ban học tập yêu cầu bạn chia sẻ phỏng vấn lẫn nhau trước lớp. ? Muốn chuyển đổi từ hai đơn vị đo độ dài về đơn vị bé, bạn làm như thế nào? ? Muốn chuyển đổi một đơn vị đo độ dài bé về hai đơn vị, bạn làm như thế nào? - GV nhận xét và chốt cách chuyển đổi 2 đơn vị đo độ dài về đơn vị bé và ngược lại. Đáp án: 4km 37m = 4037m 354dm = 35m 4dm 8m 12cm = 812cm 3040m = 3km 40m 1
  2. Đánh giá : TCĐG : + Biết tên gọi kí hiệu và quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài + Biết chuyển đổi được các đơn vị đo độ dài. PPĐG: Quan sát, vấn đáp, viết KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, GV viết, HS viết IV. Hoạt động ứng dụng: - Yêu HS đọc bảng đơn vị đo độ dài, nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền nhau. Tiết 2: TẬP ĐỌC: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I.Mục tiêu: - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn. - Hiểu ND: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam (Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3). - GDHS tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. II.Đồ dùng -Tranh minh hoạ bài học III.Các hoạt động: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: Quan sát tranh(SGK – T35) Và trả lời câu hỏi: + Mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ? 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Luyện đọc - GV hoặc một HS đọc mấu toàn bài, theo dõi. - Đọc thầm, thảo luận cách chia đoạn. - Cùng bạn luyện đọc và sửa lỗi sai. - Tìm hiểu từ khó. - Đọc và tìm hiểu phần chú giải và một số từ ngữ chưa hiểu trong bài. - Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc theo đoạn. - Thi đọc giữa các nhóm. Đánh giá : TCĐG : + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau PPĐG: Quan sát, vấn đáp KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Cá nhân đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK. - Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe. - Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài. Câu 1: Anh Thủy gặp A-lếch-xây ở đâu? ( Ở công trường) 2
  3. Câu 2:Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý? (Anh A-lếch-xây người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc khỏe trong bộ áo xanh công nhân, khuôn mặt to, chất phác) Câu 3: Cuộc gặp gỡ giữa 2 bạn đồng nghiệp diễn ra ntn? (Cuộc gặp gỡ giữa 2 bạn đồng nghiệp diễn ra rất cởi mở và thân thiện, họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thiện cảm, họ nắm tay nhau bằng bàn tay đầy dầu mỡ) Đánh giá : TCĐG : + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời +Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn +Trả lời đúng nội dung các câu hỏi + Hiểu được tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam PPĐG: Quan sát, vấn đáp KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm - GV giới thiệu đoạn đọc và giọng đọc. - GV đọc mẫu và chú ý các từ ngữ cần nhấn giọng. - Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc. - Thi đọc giữa các nhóm. - Bình chọn, tuyên dương bạn đọc tốt. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học. Tiết 3: THỂ DỤC Tiết 4: CHÍNH TẢ ( nghe- viết): MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I.Mục tiêu - Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn. Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có ua, uô; tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT 3.- HS có năng lực làm được đầy đủ BT3. - Rèn kĩ năng viết ,trình bày đẹp đoạn văn. - GD tính cẩn thận. II.Đồ dùng: III.Các hoạt động: 1. Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi: Đố bạn. Cách chơi: Một bạn nêu 1 tiếng có nguyên âm đôi sau đó chỉ định một bạn khác nói rõ cách đánh dấu thanh( đánh dấu thanh ở âm nào). Nếu nói đúng, bạn đó được nêu tiếng khác và chỉ định một bạn khác , nếu nói không đúng bạn đó thua cuộc. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới: Tìm hiểu nội dung đoạn viết - GV, 1 HS đọc bài viết chính tả. - Cá nhân đọc bài viết chính tả, trả lời câu hỏi: 3
  4. +Tìm chi tiết miêu tả ngoại hình của A-lếch –xây? Viết từ khó - Nhóm trưởng đọc các từ khó, yêu cầu các bạn viết vào vở nháp: khung cửa kính buồng máy, mảng nắng, giản dị, khách tham quan, ngoại quốc,chất phác - Hoạt động nhóm đôi: Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi. Viết chính tả GV đọc bài chính tả cho HS viết bài, dò bài. Hoạt động nhóm đôi: HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau,cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai). Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai. GV đánh giá, nhận xét một số bài. Đánh giá : TCĐG : + Viết dúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ + Nắm được nội dung đoạn văn + Biết sửa lổi khi viết sai PPĐG: Quan sát, vấn đáp KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi 4. Hoạt động thực hành: Bài tập 2: Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn dưới đây. Giải thích quy tắc ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em tìm được. - Cá nhân tự làm bài. - Hoạt động nhóm lớn: Trao đổi bài trong nhóm. Thống nhất kết quả. Bài tập 3: Tìm tiếng có chứa uô, ua thích hợp với mỗi chỗ trốngtrong các thành ngữ dưới đây:. - Hoạt động cá nhân: Cá nhân tự làm bài vào vở. - Hoạt động nhóm lớn: NT gọi các bạn nêu kết quả, thống nhất ý kiến trong nhóm IV. Hoạt động ứng dụng: GV dặn dò HS, nhận xét tiết học. && Thứ 3 ngày 25 tháng 9 năm 2018 BUỔI SÁNG TIẾT 1: ANH TIẾT 2: TOÁN ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG I.Mục đích - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng. - Chuyển đổi được các đơn vị đo khối lượng, giải được các bài tập có liên quan đến đơn vị đo khối lượng. Bài tập cần làm: 1,2,4. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp, khoa học. II.Đồ dùng: III.Các hoạt động: 1. Khởi động: HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài tập 1: 4
  5. - Đọc yêu cầu - Cùng bạn hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng, nhận xét mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền nhau. - Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng 1 đơn vị lớn. 10 - Hoạt động nhóm lớn: Nhóm trưởng KT, báo cáo KQ. Bài tập 2: - Cá nhân đọc và làm bài vào vở. - Chia sẻ kết quả, đổi vai hỏi và trả lời. - Thống nhất kết quả, báo cáo. Đáp án: a. 18 yến = 180 kg b. 430 kg = 43 yến 200 tạ = 20 000kg 2500kg = 25 tạ 35 tấn = 35 000kg 16 000kg = 16 tấn c. 2kg 326 g = 2326g d. 4008g = 4kg 8g 6kg 3g = 6003g 9050kg = 9tấn 50kg - Bài tập 4: - Cá nhân đọc bài - Thảo luận nhóm cách làm sau đó cá nhân làm bài vào vở. - Chia sẻ, thống nhất kết quả, nhóm trưởng báo cáo. Đáp án: Bài giải: Ngày thứ hai cửa hàng bán được là: 300 x 2 = 600 (kg) Hai ngày đầu cửa hàng bán được là: 300 + 600 = 900 (kg) 1tấn = 1000 kg Ngày thứ ba cửa hàng bán được là: 1000 – 900 = 100 (kg) Đáp số : 100kg Đánh giá : TCĐG : + Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng + Chuyển đổi được các đơn vị đo khối lượng PPĐG: Quan sát, vấn đáp, viết KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, Gv viết, Hs viết IV. Hoạt động ứng dụng: - Thi đua cùng bạn đọc bảng đơn vị đo khối lượng và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo. 5
  6. Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HÒA BÌNH I.Mục tiêu: - Hiểu nghĩa của từ hòa bình (BT1); tìm được từ đồng nghĩa với từ hòa bình (BT2). - Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (BT3). - GDHS lòng yêu hòa bình. II.Đồ dùng III .Các hoạt động: 1. Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Bài 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ hòa bình? (N2) - Hai bạn ngồi cạnh nhau thảo luận, trao đổi với nhau về nghĩa của từ hòa bình. - Chia sẻ với nhau trong nhóm - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt: Hòa bình là trạng thái không có chiến tranh. Bài 2: Những từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ hòa bình: (Cá nhân - N6) - Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận, tìm từ đồng nghĩa với từ hòa bình. *Hổ trợ: + GV yêu cầu HS giải nghĩa từ thanh thản, thái bình. + GV chốt lại nghĩa của từ thanh thản, thái bình. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”. - Nhận xét và chốt lại các từ đồng nghĩa với từ hòa bình là bình yên, thanh bình, thái bình. Bài 3: Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố mà em biết (Cá nhân) - Yêu cầu HS đọc đề bài, phân tích và xác định yêu đề ra. *Hổ trợ: Có thể viết đoạn văn tả cảnh thanh bình ở địa phương em, cảnh em thấy trên ti vi. ? Điều gì đã làm nên vẻ đẹp thanh bình của nơi đó? - Cá nhân tự làm bài vào VBT. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ về đoạn văn mình vừa viết cho các bạn nghe. - GV cùng lớp nhận xét và chỉnh sửa lỗi sai, tuyên dương người viết đoạn văn hay. Đà Lạt là một thành phố thanh bình và thơ mộng. Nằm ẩn hiện trong màn sương mù Đà Lạt trông như một xứ sở cổ tích. Đây còn là một thành phố nổi tiếng với rừng thông và suối nước nóng.Nhưng đẹp nhất vẫn là rừng hoa ở Đà Lạt. Đến mùa hội hoa,cả thành phố như chìm trong hàng nghìn sắc màu của những sắc hoa khác nhau. Đánh giá: HS hiểu nghĩa và tìm được từ đồng nghĩa với từ hòa bình Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học. Tiết 4: KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I Mục tiêu: - Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh . - Biết trao đổi dung, ý nghĩa câu chuyện 6
  7. - Bồi dưỡng cho HS thái độ yêu hòa bình, chống chiến tranh qua các hành động, việc làm của các nhân vật trong chuyện. II. Đồ dùng - Sưu tầm: Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm hòa bình. III.Các hoạt động: 1. Khởi động: - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi hoặc hát một bài . 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Xác định yêu cầu - 1 HS đọc đề bài, em gạch chân dưới những từ ngữ cần lưu ý. Ca ngợi hoà bình,chống chiến tranh. - NT cho các bạn tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK. - Các nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị bài và báo cáo cùng cô giáo. - Một số HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện cần kể. 4. Hoạt động thực hành: * Kể trong nhóm -Giới thiệu một sách truyện cho HS sinh chọn . -Nhắc nhở HS nếu chuyện dài chỉ kể một đoạn thể hiện ca ngợi hoà bình chống chiến tranh,không cần kể hết toàn bộ câu chuyện,. - NT cho các bạn lần lượt giới thiệu câu chuyện mình kể. - Cá nhân lần lượt kể trong nhóm. - Cả nhóm nêu câu hỏi, nhận xét, đánh giá. - Chọn bạn kể hay nhất thi kể trước lớp. * Kể trước lớp: - Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện. - Đại diện mỗi nhóm thi kể chuyện. - Cả lớp đặt câu hỏi yêu cầu bạn nêu ý nghĩa câu chuyện sau khi kể. - Bình chọn bạn kể chuyện hay, hấp dẫn. - GV nhận xét chung. *Tổ chức cho HS kể và trao đổi nội dung ý nghĩa của câu chuyện. - Tổ chức cho HS tập kể ,trao đổi trong nhóm. - Tổ chức cho HS thi kể ,đặt câu hỏi cho bạn trả lời về nội dung ý nghĩa câu chuyện vừa kể.Nhận xét bạn kể,bình chọn bạn kể hay và đúng. Đánh giá: HS kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện Hiểu được ý nghĩa câu chuyện IV. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ và người thân nghe. && BUỔI CHIỀU Tiết 1: THỂ DỤC Tiết 2: KHOA HỌC NÓI “KHÔNG!”ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN I.Mục tiêu: 7
  8. - Nêu được một số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu, bia. - Từ chối sử dụng rượu, bia, huốc lá, ma tuý. *GDKNS:-KN phân tích ,xử lí thông tin một cách hện thống từ các tư liệu của SGK của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện. -KN tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin về tác hại của chất gây nghiện. -KN giao tiếp ưng xử kiên quyết từ chối sử dụng các chất gây nghiện. -KN tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe doạ phải sử dụng các chất gây nghiện. II. Đồ dùng -Phiếu bài tập. -HS sưu tầm tranh, ảnh, sách báo về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy. III.Các hoạt động 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin: -Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK hoàn thành bảng sau: Tác hại của Tác hại của Tác hại của thuốc lá rượu bia ma tuý Đối với người sử dụng Đối với người sử dụng -Yêu cầu HS trình bày mỗi em mỗi ý. -GV nhận xét và chốt lại: Rượu, bia, thuốc lá, ma túy đều là những chất gây nghiện. Riêng ma tuý là chất gây nghiện bị Nhà nước cấm. Vì vậy, người sử dụng, buôn bán, vận chuyển ma tuý đều là phạm pháp. Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khỏe của người sử dụng và những người xung quanh, làm tiêu hao tiền của bản thân, gia đình, làm mất trật tự an toàn xã hội. -Yêu cầu HS hãy chia sẻ với các bạn về những trang ảnh, sách, báo đã sưu tầm được nói về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. -GV nhận xét khen ngợi những em chuẩn bị bài tốt. Hoạt động 2: Trò chơi “bốc thăm và trả lời câu hỏi” -GV phổ biến cách chơi: GV viết các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý vào từng mảnh giấy bỏ vào hộp. Mỗi tổ cử 1 ban giám khảo và 3-5 ban tham gia bốc thăm trả lời. GV phát đáp án cho ban giám khảo và thống nhất cách cho điểm. -Tổ chức cho từng nhóm bốc thăm và trả lời câu hỏi, GV và ban giám khảo cho điểm độc lập sau đó cộng lấy điểm trung bình. -GV dựa vào số điểm trung bình để chọn ra nhóm thắng cuộc.( câu hỏi bốc thăm có thể lấy ở SGV). Đánh giá: HS được củng cố những kiến thức về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. Tham gia trò chơi tích cực, chủ động IV. Hoạt động ứng dụng: GV dặn dò HS, nhận xét tiết học. 8
  9. Tiết 3: ĐẠO ĐỨC CÓ CHÍ THÌ NÊN (T1) I. Mục tiêu: HS biết: - Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng nếu có ý chí, quyết tâm và tìm kiếm sự hỗ trợ của người tin cậy thì sẽ vượt qua khó khăn và vươn lên trong cuộc sống. - Cảm phục những tấm gương biết vươn lên trong cuộc sống. - Biết xây dựng kết hoạch cho bản thân để khắc phục những khó khăn. * Tích hợp: Tích hợp bom mìn HS có khả năng: Biết cảm phục và học tập trước những tâm gương vượt khó của bạn Sỹ sau tai nạn bom mìn. II. Đồ dùng III Các hoạt động 1. Khởi động - Trưởng ban Văn Nghệ lên tổ chức trò chơi mở đầu tiết học 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: HS tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng. -Yêu cầu HS tự đọc thông tin về Trần Bảo Đồng trong SGK. - HS thảo luận cả lớp theo câu hỏi 1, 2, 3 trong SKG. H:Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập? H:Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào? H:Em học tập được những gì từ tấm gương đó? -Yêu cầu HS trả lời GV nhận xét chốt lại: Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy: Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết săp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình Hoạt động2: Xử lí tình huống. - GV chia lớp thành nhóm nhỏ và giao cho mỗi nhóm thực hịên một tình huống. Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có sẽ như thế nào? Tình huống 2: Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua lai bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học? -Yêu cầu HS thảo luận nhóm. -Tổ chức đại diện các nhóm lên trình bày, Cả lớp nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học, Biết vượt qua mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí. Đánh giá: HS biết cảm phục những tấm gương biết vươn lên trong cuộc sống. Biết xây dựng kết hoạch cho bản thân để khắc phục những khó khăn. Tham gia thảo luận tích cực, sôi nổi 4. Hoạt động thực hành. -GV lần lượt nêu từng trường hợp. -GV nhận xét chốt lại đáp án đúng: Đáp án bài 1: Biểu hiện của người có ý chí: a – b – d. 9
  10. - Yêu cầu HS tiếp tục làm bài tập 2 theo cách trên. Đáp án bài 2: Biểu hiện của người có ý chí: b – đ. - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK: Trong cuộc sống, ai cũng có thể gặp khó khăn, nhưng nếu có niềm tin và cố gắng vượt qua thì có thể thành công. IV. Hoạt động ứng dụng Tìm trong thôn mình những tấm gương về tinh thần vượt qua khó khăn vươn lên && Thứ 4 ngày 26 tháng 9 năm 2018 BUỔI SÁNG Tiết 1: TẬP ĐỌC Ê-MI-LI,CON I. Mục tiêu - Đoc đúng tên nước ngoài: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn; Đọc diễn cảm bài thơ đọc. - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công nhân Mỹ, dám tự thiêu mình để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.( Trả lời các câu hỏi: 1,2,3,4, thuộc 1 khổ thơ trong bài) - Cảm phục tinh thần dũng cảm vì hoà bình của Mo-ri-xơn. II.Đồ dùng -Tranh minh hoạ bài học III.Các hoạt động: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động - Quan sát ảnh, tìm hiểu về Mo-ri-xơn Em quan sát ảnh và đọc lời giới thiệu về anh Mo-ri-xơn. -NT yêu cầu các bạn nói những điều mình biết về Mo-ri-xơn -Nhóm trưởng đề nghị bạn thư kí tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo với thầy cô giáo. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Luyện đọc - GV hoặc một HS đọc mấu toàn bài, theo dõi. - Đọc thầm. - Cùng bạn luyện đọc và sửa lỗi sai. - Tìm hiểu từ khó. - Đọc và tìm hiểu phần chú giải và một số từ ngữ chưa hiểu trong bài. - Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc theo khổ. - Thi đọc giữa các nhóm. Đánh giá : TCĐG : + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau PPĐG: Quan sát, vấn đáp KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi 10
  11. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Cá nhân đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK. - Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe. - Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài. Câu 1: Đọc diễn cảm khổ thơ đầu thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li. (HS đọc) Câu 2:Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ ? (Vì đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, vô nhân đạo không nhân danh ai. Chúng ném bom napan, B52, hơi độc để đốt bệnh viện, trường học, giết trẻ em vô tội ) Câu 3:Chú Mo-ri-xơn nói gì với con điều gì khi từ biệt? (Chú nói trời sắp tối, cha không bế con về được nữa, chú dặn bé Ê-mi-li khi mẹ đến hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói: “ Cha đi vui xin mẹ đừng buồn”) Câu 4: Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn? (Hành động của chú Mo-ri- xơn thật cao cả và đáng khâm phục; Mình rất xúc động về hành động của chú ) Đánh giá : TCĐG : + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời +Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn +Trả lời đúng nội dung các câu hỏi + Hiểu được hành động dũng cảm của một công nhân Mỹ, dám tự thiêu mình để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. PPĐG: Quan sát, vấn đáp KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi Hoạt động 2: Đọc thuộc lòng bài thơ -Em nhẩm thầm đọc thuộc khổ thơ 3,4 của bài thơ. -Nhóm trưởng mời các bạn lần lượt đọc thuộc lòng khổ thơ 3,4 của bài thơ. -CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc thuộc lòng bài thơ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học. Tiết 2: TOÁN: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: Giúp HS - Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. - Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học. *Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 3. II.Chuẩn bị: Bảng phụ III.Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động: - Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích B. Hoạt động thực hành: 11
  12. *Bài 1: Giải toán - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc thầm bài toán, phân tích, xác định dạng toán và giải vào vở. *Hổ trợ: ? Muốn sản xuất được bao nhiêu cuốn vở thì phải biết cái gì? ? Vậy, để giải được bài toán này các em áp dụng cách giải dạng toán gì? ? Khi giải bài toán này các em cần lưu ý điều gì? (Nên đổi về đơn vị tấn) - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt cách giải dạng toán có liên quan đến đơn vị đo khối lượng. Đáp án: Bài giải: Cả hai trường thu được là: 1tấn 300kg + 2tấn 700kg = 3tấn 1000kg = 4tấn 4tấn gấp 2 tấn số lần là: 4 : 2 = 2 (lần) Số quyển vở sản xuất được là: 50 000 x 2 = 100 000 (quyển) Đáp số : 100 000 quyển. Bài 3: Giải toán -GV gắn hình chữ nhật bài 3 ở giấy A3 lên bảng. -Yêu cầu HS đọc đề bài xác định cái đã cho và cái phải tìm. -Yêu cầu HS làm bài, GV theo dõi HS làm và giúp đỡ các HS còn lúng túng bằng cách: Muốn tìm diện tích mảnh vườn ta phải tính diện tích từng mảnh nhỏ rồi cộng lại. -GV nhận xét và chốt lại cách giải. Đáp án: Bài giải: Diện tích của hình chữ nhật ABCD là: 14 X 6 = 84(m2) Diện tcíh của hình vuông CEMN là: 7 X 7 = 49 (m2) Diện tích của mảnh đất là: 84 + 49 = 133(m2) Đáp án: 133(m2) Đánh giá: HS biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. - Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng. IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà làm bài 2 SGK, chuẩn bị bài tiếp theo. Tiết 3: Âm nhạc Tiết 4: Anh && Thứ 5 ngày 27 tháng 9 năm 2018 Tiết 1: TOÁN: ĐỀ - CA - MÉT VUÔNG. HÉC - TÔ - MÉT VUÔNG I.Mục tiêu: - Giúp HS: Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề-ca- mét vuông, héc-tô-mét vuông. - Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông với mét vuông, dam2 với hm2. Biết chuyển đổi số đo diện tích (trường hợp đơn giản) 12
  13. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học. *Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3a (cột 1). *ND điều chỉnh: Chỉ yêu cầu làm BT3a (cột 1) II.Đồ dùng: -Bảng phụ vẽ HVcó cạnh 1dam và HV có cạnh 1hm. III.Các hoạt động: A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động: - Cả lớp chơi trò chơi “Xì điện”. - GV giới thiệu bài * Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích Đề-ca-mét vuông - GV giới thiệu hình vuông có cạnh 1dam. ? Đề-ca-mét vuông là gì? (Đề-ca-mét vuông là diện tích của HV có cạnh dài 1dam) - Yêu cầu HS quan sát HV 1dam2: Hình vuông 1dam2 được chia thành mấy HV 1m2? ? Vậy 1dam2 = ?m2? (1dam2 = 100m2) Hoạt động 2: Giới thiệu đơn vị đo diện tích Héc-tô-mét vuông - Thực hiện tương tự như việc 1. Đánh giá: HS nắm được tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. B. Hoạt động thực hành Bài 1: Đọc các số đo diện tích (N2 ) - Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hiện đọc các số đo diện tích. - HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp. Bài 2: Viết các số đo diện tích (Cá nhân - Lớp) - Cá nhân làm vào vở. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ nhau trước lớp. a. 271 dam2 ; b. 18 950 dam2; c. 603 hm2 ; d. 34 620 hm2 Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm thảo luận cách làm và làm vào vở. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. Đáp án: a. Viết các số thích hợp vào chỗ chấm: 2 dam2 = 200 m2 3 dam2 15 m2 = 315 m2 2 2 2 2 2 30 hm = 3000 dam 12 hm 5 dam = 1205 dam 200m2 = 2 dam2 760 m2 = 7 dam2 60m2 b. Viết các phân số thích hợp vào chỗ chấm: 2 1 2 2 1 2 1m = dam 1 dam = hm 100 100 3 8 3m2 = dam2 8 dam2 = hm2 100 100 27 15 27 m2 = dam2 15 dam2 = hm2 100 100 IV. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo 13
  14. Tiết 2: TIN Tiết 3: TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ I.Mục tiêu: Giúp HS - Biết thống kê theo hàng (BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình bày số buổi nghỉ học trong tháng của từng thành viên và của cả tổ. - Rèn kĩ năng lập bảng thống kê - Qua bảng thống kê kết quả học tập của cá nhân và của cả tổ, HS có ý thức phấn đấu học tập để học tốt hơn. II. Đồ dùng III. Các hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản * Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp B. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Thống kê các loại sách báo của em - Em đọc kĩ yêu cầu ở HĐ1, thống kê các loại sách theo yêu cầu ra vở nháp. - Em và bạn chia sẻ kết quả bài làm của mình, nghe, nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Cùng lập bảng thống kê số buổi nghỉ học của nhóm - NT mời các bạn nhớ lại số buổi nghỉ học của mình từ tuần 1 đến tuần 4 rồi lần lượt báo cáo - NT cử một bạn làm thư kí. Ghi lại số buổi nghỉ học của các thành viên, các bạn khác theo dõi và cùng hoàn thành bảng thống kê. - NT báo cáo với cô giáo khi nhóm đã hoàn thành. - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ về số buổi nghỉ học của cả nhóm. Đánh giá : - Hs biết thống kê theo hàng và thống kê bằng cách lập bảng để trình bày số buổi nghỉ học trong tháng của từng thành viên và của cả tổ. - Tham gia thảo luận nhóm tích cực, sôi nổi IV. Hoạt động ứng dụng: -Lập bảng thống kê số người, giới tính trong gia đình các bạn trong nhóm rồi chia sẻ với các bạn vào tiết TV hôm sau. Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ ĐỒNG ÂM I.Mục tiêu: Giúp HS - Hiểu thế nào là từ đồng âm. - Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III), đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2), bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyện vui và câu đố (BT3, BT4) - HS có ý thức sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. Đồ dùng 14
  15. III. Các hoạt động học: * Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. A. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu về từ đồng âm. - Em đọc kĩ yêu cầu tìm từ được viết giống nhau nhưng nghĩa khác nhau rồi ghi ra vở nháp. - Em ghi ý hiểu nghĩa của các từ tìm được ra vở nháp. - Em trao đổi bài làm của mình với bạn bên cạnh rồi cùng nhận xét, bổ sung. - NT yêu cầu các bạn nêu từ được viết giống nhau nhưng nghĩa khác nhau và nêu nghĩa của các từ tìm được. - NT mời các bạn nhận xét, bổ sung và cùng thống nhất ý kiến. +Câu ( cá):bắt cá,tôm, bằng móc nhỏ +Câu(văn):đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn - NT hỏi các bạn: Thế nào là từ đồng âm? Hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau song nghĩa rất khác nhau.Những từ như vậy gọi là từ đồng âm. - Mời các bạn nhận xét rồi nhắc lại - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ và tìm thêm về từ đồng âm. Đánh giá : HS hiểu thế nào là từ đồng âm Lấy được ví dụ về từ đồng âm B. Hoạt động thực hành Bài 1: Tìm đúng nghĩa của các từ đồng âm -Em đọc nội dung phân biệt nghĩa của các từ đồng âm -Em tra từ điển rồi ghi lại nghĩa của các từ đồng âm, viết trên giấy trong. -Em ghi lại từ đồng âm có các nghĩa cho trước ra giấy trong. - Em trao đổi bài làm của mình với bạn bên cạnh rồi cùng nhận xét, bổ sung(nếu có). - NT yêu cầu các bạn lần lượt đọc các từ đồng âm và nghĩa của nó. - NT mời các bạn nhận xét, bổ sung. Bài 2. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm -Em đặt câu để phân biệt các từ bàn, cờ, nước - Em trao đổi bài làm của mình với bạn bên cạnh rồi cùng nhận xét, bổ sung. - NT yêu cầu các bạn lần lượt đọc các câu của mình vừa đặt được. - NT mời các bạn nhận xét, bổ sung. Bài3: Cho HS đọc mẩu chuyện,suy nghĩ trả lời.Gọi một số HS trả lời,Lớp nhận xét bổ sung. -GV chốt ý đúng:Nam nhầm lẫn từ tiêu trong từ tiền tiêu(tiền để chi tiêu) với tiếng tiêu trong từ đồng âm:tiền tiêu(vị tró quan trọng,nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân,hướng về khía địch.) 15
  16. Bài 4. Đố vui -NT nêu câu đố yêu cầu các bạn suy nghĩ và lần lượt giải đố. -NT mời các bạn nhận xét, bổ sung. -Nhóm trưởng báo cáo với thầy cô giáo. -Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ về từ đồng âm; chia sẻ sau tiết học. IV. Hoạt động ứng dụng: - GV dặn dò HS, nhận xét tiết học. && BUỔI CHIỀU Tiết 1: KĨ THUẬT MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH I/ Mục tiêu: - Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình. - Biết giữ vệ sin, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn, ăn uống. II/ Đồ dùng - Tranh ảnh một số loại dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình III/Các hoạt động- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. HS xác định dụng cụ nấu ăn, ăn uống trong gia đình - GV đặt câu hỏi, gợi ý để HS kể tên các dụng cụ thường dùng để đun, nấu, ăn uống trong gia đình. - Ghi tên các dụng cụ đun, nấu lên bảng theo từng nhóm. -Nhận xét và nhắc lại tên các dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình. 2. Hoạt động thực hành: 1. Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình: - GV yêu cầu HS đọc SGK yêu cầu HS thảo luận nhóm về đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn trong gia đình. - GV nhận xét, nêu tóm tắt - Yêu cầu HS nêu thêm một số dụng cụ nấu ăn, ăn uống khác mà em biết. . 2. Nhận xét, đánh giá - GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài để kiểm tra kiến thức của HS - HS tự nhận xét theo nhóm - GV nhận xét, đánh giá - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm hiểu các dụng cụ nấu ăn của gia đình mình. Tiết 2: LỊCH SỬ PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU I. Mục tiêu: 16
  17. -HS biết được Phan Bội Châu là nhà yêu nước đầu thế kỷ XX +PBC sinh 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An.PBC lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm đường giải phóng DT +Từ 1905-1908 ông vân động thanh niên VN sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước.Đây là phong trào Đông du II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ thế giới (để xác định vị trí Nhật Bản), phiếu học tập. III. Các hoạt động 1.Khởi động: 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Giới thiệu về cụ Phan Bội Châu: + Yêu cầu HS đọc thầm nội dung SGK và trả lời cá nhân: H:Phan Bội Châu là người như thế nào?( Là người học rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược.) H: Tại sao Phan Bội Châu lại dựa vào Nhật đánh Pháp?( Vì cụ nghĩ Nhật cũng là nước châu Á, hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật Bản để đánh Pháp.) Hoạt động 2: Tìm hiểu về: Phong trào Đông Du. + Yêu cầu HS tìm hiểu SGK và thảo luận nhóm, trả lời các yêu cầu sau: Câu 1: Phan Bội Châu tổ chức phong trao đông du nhằm mục đích gì? (Phan Bội Châu tổ chức phong trao đông du nhằm mục đích đào tạo nhân tài cứu nước) Câu2: Thuật lại phong trào Đông Du ? (Phong trào Đông du do Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu năm 1905 kết thúc năm1908. Ông cho thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập: khoa học, quân sự để sau này giúp cho nước nhà. Ngoài giờ học, họ làm đủ nghề, cuộc sống hết sức cực khổ, thiếu thốn. Phan Bội Châu ra sức tuyên truyền, cổ động cho phong trào Đông du.Vì vậy được nhân dân trong nước ủng hộ, thanh niên sang Nhật học càng đông) Câu 3: Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào? Vì sao? (Trước sự phát triển của phong trào Đông du thực dân Pháp lo sợ nên đã cấu kết với Nhật chống lại phong trào Đông du. Năm1908 Nhật trục xuất thanh niên VN và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản, phong trào Đông du thất bại.) - Mặc dù phong trào Đông du thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào? (Đã đào nhiều nhân tài cho đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.) + Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày từng nội dung - GV bổ sung và chốt lại: Đánh giá: - Hs nắm được Phan Bội Châu là nhà yêu nước đầu thế kỷ XX - Biết được nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào Đông du. IV. Hoạt động ứng dụng -GV nhấn mạnh những kiến thức cơ bản của bài học - rút ra ghi nhớ (như phần in đậm trong sgk). Tiết 3: KHOA HỌC THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG!”ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN I.Mục tiêu: - Nêu được một số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu, bia. - Từ chối sử dụng rượu, bia, huốc lá, ma tuý. 17
  18. *GDKNS:-KN phân tích ,xử lí thông tin một cách hện thống từ các tư liệu của SGK của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện. -KN tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin về tác hại của chất gây nghiện. -KN giao tiếp ưng xử kiên quyếttừ chối sử dụng các chất gây nghiện. - KN tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe doạ phải sử dụng các chất gây nghiện. II. Chuẩn bị: -Hình trang 22, 23 SGK. -Phiếu ghi các tình huống, các câu hỏi về tác hại của chất gây nghiện. III.Các hoạt động 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Thực hành kỹ năng từ chối khi bị lôi kéo, rủ rê sử dụng chất gây nghiện: -Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 22, 23 SGK và trả lời câu hỏi: Hình minh họa các tình huống gì? -Chia HS thành 3 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm cùng thảo luận tìm cách từ chối cho mỗi tình huống trên, sau đó xây dựng thành một đoạn kịch đóng vai và biểu diễn trước lớp. + Tình huống 1: Trong một buổi liên hoan A ngồi cùng mâm với mấy anh lớn tuổi và bị ép uống rượu. Nếu em là A em sẽ xử lý thế nào? + Tình huống 2: B và anh họ đi chơi. Anh họ B nói rằng anh biết hút thuốc lá và rất thích vì khi hút thuốc lá có cảm giác phấn chấn, tỉnh táo. Anh rủ B hút thuốc cùng anh.Nếu em là B em sẽ xử lý thế nào? + Tình huống 3: Một lần có việc phải đi ra ngoài vào buổi tối, C gặp một nhóm thanh niên xấu dụ dỗ và ép làm thử hê-rô-in (một loại ma túy). Nếu là C bạn sẽ ứng xử ra sao? -Tổ chức cho các nhóm biểu diễn trươc` lớp. -GV nhận xét, khen ngợi nhóm có cách xử lí tình huống và đóng vai tốt. -GV kết luận: Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được bảo vệ. Đồng thời, chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền đó của người khác. Mỗi người có một cách từ chối riêng, song cái đích cần đạt được là nói “Không!” đối với những chất gây nghiện. Đánh giá: - Hs nắm được một số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu, bia. - Từ chối sử dụng rượu, bia, huốc lá, ma tuý. Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm”: -GV phổ biến giải thích cách chơi: - Cử 10 HS đứng quan sát, ghi lại những gì em nhìn thấy. -GV nhận xét và kết luận. IV. Hoạt động ứng dụng: GV dặn dò HS, nhận xét tiết học. && Thứ 6 ngày 28 tháng 9 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH 18
  19. I.Mục tiêu: Giúp HS - Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu, ) - Nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi. - GD HS có ý thức tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi. II. Đồ dùng III. Các hoạt động học: 1. Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành - Nghe cô giáo nhận xét về bài làm văn của lớp -Em nghe cô giáo nhận xét bài làm văn của mình và của các bạn, ghi nhanh lỗi của mình ra vở nháp. - Đọc lại bài và chữa lỗi theo nhận xét của thầy cô - Em đọc lại bài làm của mình, chú ý đọc kĩ những phần thầy cô đã nhận xét. - Tự chữa bài làm của mình. - Em trao đổi bài làm của mình với bạn bên cạnh để kiểm tra kết quả chữa lỗi - Nghe các bài văn hay của các bạn trong lớp - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học. Đánh giá: - Hs biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu, ) - Nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi. IV. Hoạt động ứng dụng:- Viết lại đoạn văn em chưa hài lòng. Tiết 2: TOÁN MI - LI - MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mm2; biết quan hệ giữa mm2 -cm2. - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo DT trong bảng đơn vị đo DT. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học. *Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2a (cột 1). II.Đồ dùng: III.Các hoạt động: 1.Khởi động: - Cả lớp chơi trò chơi “Xì điện”. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích Mi-li-mét vuông - GV giới thiệu hình vuông có cạnh 1mm. ? Mi-li-mét vuông là gì? (Mi-li-mét vuông là diện tích của HV có cạnh dài 1mm) - Yêu cầu HS quan sát HV 1cm2: Hình vuông 1cm2 được chia thành mấy HV 1mm2? 19
  20. ? Vậy 1cm2 = ?mm2? (1cm2 = 100mm2) Hoạt động 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích - Yêu cầu HS đọc bảng đơn vị đo diện tích. ? Đơn vị đo DT lớn hơn m2 là đơn vị nào? Đơn vị đo DT bé hơn m2 là đơn vị nào? ? Hai đơn vị đo diện tích liền kề nhau hơn kém nhau mấy lần? Đánh giá : -HS biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mm2; biết quan hệ giữa mm2 -cm2. - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo DT trong bảng đơn vị đo DT. 4. Hoạt động thực hành Bài 1: a) Đọc các số đo diện tích - Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hiện đọc các số đo diện tích. - HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp. b) Viết các số đo diện tích - Cá nhân làm vào vở. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ nhau trước lớp. Bài 2a (cột 1): Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm thảo luận cách làm và làm vào vở. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. Bài 3: : Hoạt động cá nhân - Tổ chức cho HS làm vào vở. 1HS lên bảng làm bài.GV chấm vở ,nhận xét bài trên bảng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học. Tiết 3, 4: MỸ THUẬT && Buổi chiều Tiết 1: ANH Tiết 2: ĐỊA LÝ VÙNG BIỂN NƯỚC TA I. Mục tiêu: -HS nắm được một số đặc điểm chính của biển nước ta. -HS trình bày được đặc điểm chính của biển nước ta, chỉ vị trí biển nước ta và một số điểm du lịch, bãi biển nổi tiếng trên bản đồ (hoặc lược đồ), nêu được vai trò của biển. II. Chuẩn bị: GV:Lược đồ hình 1 SGK, phiếu học tập. HS: Sưu tầm một số tranh ảnh về du lịch, bãi tắm. III. Các hoạt động 1. Khởi động: 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu Vùng biển nước ta. -GV cho HS quan sát lược đồ hình 1 và hoàn thành các gợi ý sau: + Chỉ vùng biển nước ta và cho biết biển nước ta tên gọi là gì? +Biển Đông bao bọc phần đất liền nước ta ở những phía nào? 20
  21. Gọi HS trả lời, yêu cầu một số HS khác bổ sung – Gv sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Hoạt động 2: Đặc điểm của vùng biển nước ta. -Yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc mục 2 SGK trả lời câu hỏi: H: Nêu đặc điểm của vùng biển nước ta? -Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 2 em hoàn thành nội dung ở phiếu bài tập sau: -Yêu cầu đại diện nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét bổ sung – GV GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. GV nói thêm: Thủy triều có sự khác nhau giữa các vùng: có vùng thủy triều mỗi ngày nước lên xuống 1 lần, có vùng thủy triều mỗi ngày lên xuống 2 lần. Hoạt động 3: Vai trò của biển. -Yêu cầu HS đọc nội dung SGK mục 3, kết hợp sự hiểu biết của mình trả lời câu hỏi: H: Biển có vai trò như thế nào đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta? -Yêu cầu HS trả lời, HS khác nhận xét và GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. -GV chia HS thành 4 nhóm trưng bày tranh ảnh mình sưu tầm được về biển và thuyết trình về những bức tranh đó (ví dụ: tranh chụp cảnh gì? Ở đâu? Đó là một nơi như thế nào? -GV tổ chức cho HS nhận xét bình chọn nhóm sưu tầm nhiều ảnh và thuyết trình hay. Đánh giá : HS nắm được một số đặc điểm chính của biển nước ta. -HS trình bày được đặc điểm chính của biển nước ta -Nêu được vai trò của biển. IV. Hoạt động ứng dụng: GV dặn dò HS, nhận xét tiết học. Tiết 3: SHTT SINH HOẠT LỚP TUẦN 5 I. Mục tiêu - Đánh giá các hoạt động tuần qua, đề ra kế hoạch tuần đến. - Giáo dục: ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II.Tiến trình sinh hoạt: A. Ổn định tổ chức lớp: - HĐTQ tổ chức trò chơi. B. Đánh giá hoạt động tuần qua: - HĐTQ điều khiển lớp. Các nhóm trưởng lên nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm trong tuần học vừa qua về: + Học tập. + Nề nếp. + Tác phong. b, HĐTQ nhận xét, đánh giá chung. c, Bình bầu thi đua trong tuần. C. Kế hoạch tuần 6: - Các bạn họp, lên kế hoạch tuần tới. - Phổ biến kế hoạch để lớp thực hiện trong tuần tới. - Tiếp tục duy trì tốt nề nếp quy định của trường, lớp. 21
  22. - Thực hiện “Đôi bạn học tập”, “Nhóm cùng tiến bộ” để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Luôn có ý thức hưởng ứng phong trào “Vở sạch - chữ đẹp” - Kiểm tra lại sách vở và đồ dùng học tập. Tham gia đầy đủ các phong trào của trường, của lớp. Kí duyệt: Ngày 24 tháng 9 năm 2018 P. Hiệu trưởng TRẦN THỊ MỸ DẠ 22
  23. LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 5 Từ ngày 24/9/ 2018 đến ngày 28/9/2018 THỨ BUỔI TIẾT MÔN TÊN BÀI 1 Chào cờ 2 Toán Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài Sáng 3 Tập đọc Một chuyên gia máy xúc HAI 4 Thể dục 5 Chính tả Nghe viết: Một chuyên gia máy xúc 1 HĐNGLL Chiều 2 Anh 3 Tin 1 Anh 2 Toán Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng Sáng 3 LTVC MRVT: Hòa bình BA 4 Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc 1 Thể dục Chiều 2 Khoa học Thực hành nói ‘không” với các chất gây nghiện 3 Đạo đức Có chí thì nên ( tiết 1) 1 Tập đọc Ê-mi-li, con 2 Toán Luyện tập TƯ Sáng 3 Âm nhạc 4 Anh 1 Toán Đề-ca-mét vuông. Héc-tô-mét vuông 2 Tin Sáng 3 TLV Luyện tập làm báo cáo thống kê NĂM 4 LTVC Từ đồng âm 1 Kỹ thuật Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình Chiều 2 Lịch sử Phan Bội Châu và phong trào Đông Du 3 Khoa học Thực hành nói ‘không” với các chất gây nghiện 1 TLV Trả bài văn tả cảnh 2 Toán Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích Sáng 3 Mỹ thuật SÁU 4 Mỹ thuật 1 Anh Chiều 2 Địa lý Vùng biển nước ta Phó hiệu trưởng Giáo viên TRẦN THỊ MỸ DẠ PHẠM THỊ NGỢI 23
  24. 1. Mở bài: Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa: - Trời nắng kéo dài. Không khí oi bức. Cây cối như muốn khô héo. - Bỗng có gió thổi mạnh, mát rượi. Mây xám đục đuổi nhau trên bầu trời. - Bầy chuồn chuồn bay bay là là gần mặt đất, báo hiệu trời sắp mưa rất to. 2. Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật theo trình tự thời gian. - Lúc sắp mưa: + Mây đen kéo đến đen kịt bầu trời. + Gió nổi lên dữ dội, mỗi lúc một mạnh. + Cây cối ngả nghiêng theo gió. + Cát và bụi tung lên mù mịt, không còn nhìn rõ lối - Lúc bắt đầu mưa: + Mưa bắt đầu tuôn xối xả, mạnh mẽ xuống vạn vật. + Cây cối hai bên đường ve vẩy tha hồ tắm mưa. + Người đi đường vội vã tìm chỗ trú mưa. + Hạt mưa to, trắng xóa. Mưa như trút nước. + Tiếng sấm ì ầm, chớp nhoang nhoáng loằng ngoằng trên bầu trời như muốn xé toạt màn mây đen kịt. + Nước chảy thành những dòng lớn trên mặt đất. + Đường phố bỗng chốc vui mắt với những chiếc áo mưa đủ màu. + Ô tô lao nhanh trên phố làm nước bắn tung tóe. + Có mưa khí trời mát mẻ hơn, ai cũng cảm thấy dễ chịu. - Lúc mưa tạnh: + Hạt mưa nhỏ dần, thưa dần rồi ngớt hẳn. + Cầu vòng hiện ra. Bầu trời trở lại xanh trong, mát mẻ. + Chim chóc rời chỗ nấp vỗ cánh hót vang, + Cây cối xanh tươi, đẫm nước long lanh dưới ánh mặt trời. + Mọi người tiếp tục công việc của mình. 3. Kết bài: - Bầu trời sau cơn mưa quang đãng, không khí mát mẻ. - Vạn vật và con người vui tươi, dễ chịu. Thoát ra ngoài cái ánh nắng chói chang là một cơn mưa tươi tắn.Sau bao ngày trời đổ nắng, cuối cùng cũng có một cơn mưa, làm cho trời trong xanh,cây cỏ tươi tốt, cái hơi se lạnh làm lòng ta thoải mái nhường nào. Sáng sớm thức dậy, em mở tung mọi cửa sổ để đón cái hơi sương còn thoang thoảng dưới từng tán lá, em bước ra khu vườn nhỏ của mình, vươn vai hít một hơi thật sâu tận hưởng cái cảm giác bao ngày mình mong ước, trời mưa làm cây cỏ xanh tốt, khu vườn nhà tôi thấy đẹp hơn hẳn.Nhìn xa xa, mấy chú gà con đang cố gắng rũ bỏ bộ lông ướt và đang cố gắng chạy theo chân gà mái mẹ xung quanh vườn mà kiếm ăn. Chú cún con chạy theo tôi từ lúc nào đang chạy nhảy loanh quanh dưới chân em, đùa giỡn vẫy đuôi không ngừng, có lẽ vì cơn mưa mà không chỉ cảnh vật mà con người ta cũng thay đổi tâm trạng. Ánh nắng đang cố len lỏi dưới từng tán lá đang còn đọng lại giọt mưa làm lấp lánh rất đẹp. Nhìn những hàng cây được thảo sức tắm táp dưới mưa nên hôm nay càng xanh hơn, vươn cao hơn, từng chồi non cũng thi nhau trồi ra, tràn đầy sức sống.Những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc khi bao ngày chịu cảnh nắng nóng. Trên đường, dòng xe cộ cũng trở nên nhộn nhịp vui tươi hơn, không còn cảm thấy khó chịu vì trời nắng gắt nữa.Mọi người đang bắt đầu công việc với một năng lực tràn đầy nhất.Tiếng người cười nói, đi lại rộn dịp. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây, cậu bé đá banh Thật là khung cảnh tuyệt đẹp. 24
  25. Sau cơn mưa trời lại sáng, đúng vậy trời mưa làm khung cảnh thay đổi,con người cũng thay đổi theo,với em bầu trời và khung cảnh sau cơn mưa thật đẹp, mang lại cho ta một không khí trong lành sau bao ngày làm việc mệt mỏi. Những tia nắng yếu ới cuối cùng cũng biến mất sau những đám mây đen từ đâu kéo đến. Bầu trời và cả không gian chợt như dịu lại.Trời sắp mưa rồi! Gió thổi mạnh, thốc đám bụi cuộn tròn bay lên cao, rồi lại tung chúng ra, rắc xuống mặt đất. Gió vỗ vào mặt, luồn vào tóc những người đi đường đang vội vã chạy mưa. Cây cối lao xao, xào xạc, những chiếc lá già úa không trụ được, rời cành rồi lượn bay theo gió. Mưa rơi, những hạt mưa đầu tiên nhẹ nhàng hôn lên đám lá đang reo vui chờ đón mưa đến gột sạch bụi bặm trên mình. Mưa rơi tí tách, nhảy múa vui vẻ, rộn ràng trên những mái nhà và trên mặt đường. Mưa thi nhau từng hạt, từng hạt rơi xuống. Chúng hò reo, hạt này chê hạt kia rơi chậm và thách đố nhau xem ai về đích trước. Thế rồi chúng phấn khích, rào rào lao xuống thành từng lớp như những mũi tên nhỏ lóng lánh ánh bạc. Lớp này nối tiếp lớp kia xối xả rơi xuống tạo ra những bong bóng nước trên mặt đường, rồi từ đó lại nở xòe ra vô số những bông hoa bong bóng nhỏ xinh. Sau một hồi nô đùa, chạy nhảy, mưa ngớt dần, chỉ còn những hạt mưa chậm chân đang vội vã chạy theo các bạn về đích. Nước mưa trên mặt đường thi nhau chảy vào những rãnh cống hai bên hè phố trả lại mặt đường sạch bóng. Cây cối hả hê khoe đám lá xanh mướt vừa được tắm gội của mình. Trời trong xanh, cao vời vợi, đằng Đông lại le lói một vài tia nắng. Mấy chú sẻ nhỏ trú mưa đâu đó dưới tán lá ríu rít gọi nhau ra đón nắng. Mọi người và xe cộ lại hối hả trên đường trong không khí mát dịu sau cơn mưa. Cơn mưa rào đầu hè đến nhanh mà đi cũng nhanh làm sao! Cảm ơn cơn mưa đã tiếp thêm sức sống kỳ diệu cho muôn loài. Trời đang nắng gắt, không khí oi bức, ngột ngạt. Bỗng từ phía đông xuất hiện những đám mây đen, trời dần dần tối sầm lại. Những đám mây như sà thấp xuống, che kín cả bầu trời. Gió giật từng cơn. Lá cây rơi xuống lả tả và bị gió cuốn đi xa tít. Đôi nhánh cây khô gãy kêu răng rắc. Rồi rào rào Mưa đổ xuống xối xả. Muôn vàn hạt mưa thi nhau òa xuống, trong veo như thủy tinh, mát rượi. Mưa đổ xuống mái tôn, nghe ầm ầm như những chầu trống đội. Gió thổi càng lúc càng mạnh. Hàng cây bên đường bị gió thổi cho oằn xuống. Những chú chim vội vã bay về tổ ẩn trú. Những con chó chạy vội vào nhà. Mưa mỗi lúc một nặng hạt. Mặt đường như vắng hẳn bóng người, chỉ thấy loáng thoáng mấy chiếc xe hơi phóng qua, nước bắn tung tóe. Bầu trời bị bao trùm bởi một bức màn nước trắng xóa. Hai bên lề đường, nước chảy thành dòng ào ào đổ xuống cống rãnh. Mặt đường sạch bóng, tưởng như vừa có ai đó mới dọn xong. Mưa nhỏ dần rồi tạnh hẳn. Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ. Cây cối rùng mình hắt những giọt nước còn đọng lại trên lá cành. Không gian thật thoáng đãng. Mọi người trở lại công việc của mình. Cơn mưa đến đã xua đi cái nắng ngột ngạt, khó chịu. Tất cả như khỏe ra, rạng rỡ, tươi vui hơn. Em thầm cảm ơn mưa đã đem đến cho vạn vật khoảnh khắc tươi mát, dễ chịu. Hồi này chiều nào cũng vậy, trên mảnh đất miền Đông quê em cũng ào ào xuống một cơn mưa. Từ phía đông, lúc đầu chỉ có đôi ba mảng mây đen mọng nước xuất hiện. Rồi loáng cái, mây đen từ đâu ùn ùn dồn tới, che kín bầu trời. Cả một khối mây khổng lồ vần vụ, vần vụ lao tới như muốn úp chụp xuống mặt đất. Những tia chớp loằng ngoằng kéo theo từng tràng dài lẹt xẹt, đùng đoàng vang dội. từng bầy chim táo tác bay đi tìm nơi trú mưa. Mấy chú chó đang thơ thẩn ngoài vườn chạy vội vào nhà. Gió thổi thốc tới từng đợt, từng đợt mang theo hơi lạnh. 25
  26. Từ xa mưa bắt đầu giăng hàng đổ xuống như một tấm phông khổng lồ mỏng và sẫm đục chắn ngang cả một vùng trời đất. Tiếng mưa rào rào lúc đầu còn nhỏ sau rõ dần, rõ dần rồi ào ào ngay trước mặt. Những nọc tiêu gỗ đung đưa, những cành cà phê vật vờ trong gió trong mưa. Cành lá xùm xòa của cây bơ như cái ô khổng lồ sừng sững che cho thân cây. Mưa hòa cùng gió, tung oành khắp nơi. Những sợi dây mưa dàn dạt quất chéo. Mưa tuôn sối xả. Mưa gõ lộp độp trên tàu lá chuối. Mưa nhảy múa trên mái nhà. Mưa sủi bong bóng trên sân. Mưa ngập cả vườn. Sấm và chớp hòa nhau đốc thúc cho mưa mau hơn, dày hơn. Mưa đến đột ngột và cũng tạnh đột ngột. Đang ào ạt đấy, mưa bỗng thưa đi. Rồi tắt luôn. Sau mưa cây cối như sáng bóng ra. Cỏ cây tươi tỉnh như con người ngày nào cũng được tắm gội một lần. Nước rút rất nhanh trong lòng đất đem lại cái mát cho gốc rễ. Mưa đem nguồn nước và cái mát đến cho cây cối, cho muôn vật, cho mọi người để xua đi cái oi nồng. Một đơn vị bội đội đã chuẩn bị gạo cho 120 người ăn trong 50 ngày, nhưng sau đó người của đơn vị lên đến 200 người. Hỏi số gạo đủ ăn trong bao nhiêu ngày? (Mức ăn như nhau). Tóm tắt: 120 người ăn 50 ngày 200 người ăn ngày ? Giải: Số người ăn tỉ lệ nghịch với số ngày vì số gạo không thay đổi nên số người ăn tăng lên bao nhiêu lần thì số ngày ăn sẽ giảm đi bấy nhiêu lần (và ngược lại). Cách 1: (Rút về đơn vị) Số gạo đó đủ cho 1 người ăn trong : 120 x 50 = 6000 (ngày) Số gạo đó đủ cho 200 người ăn trong: 6000 : 200 = 30 (ngày) Đáp số: 30 ngày. 26