Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - GV: Phạm Thị Ngợi

doc 23 trang thienle22 6280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - GV: Phạm Thị Ngợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_22_gv_pham_thi_ngoi.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - GV: Phạm Thị Ngợi

  1. TUẦN 21: Thứ 2 ngày 28 tháng 1 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu - Củng cố công thức tính DTXQ và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật. - Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần trong một số tình huống đơn giản, nhanh, chính xác. Làm bài 1, 2 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II.Đồ dùng: Các khối hình lập phương nhỏ cạnh 1cm III.Các hoạt động: 1. Khởi động: - Ban học tập tổ chức trò chơi mà các em yêu thích 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3.Hoạt động thực hành Bài 1: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật có: a) Chiều dài 25 dm, chiều rộng 1,5 dm và chiều cao 18 dm; 4 1 1 b) Chiều dài m , chiều rộng m và chiều cao m 5 3 4 - Cá nhân làm bài. - Chia sẻ kết quả trước lớp. Lớp đối chiếu, thống nhất kết quả. Một số HS nêu lại cách tính DTXQ, DTTP hình hộp chữ nhật. Bài 2: Giải toán: - Đọc, phân tích bài toán. - Chia sẻ cách hiểu, các bước giải. - Cá nhân làm bài. - 1 HS làm bảng lớp, lớp cùng trao đổi, nhận xét kết quả. Bài giải 8dm=0,8m DT xung quanh thùng là (1,5+0,6)x2 x0,8=3,36(m2) Vì thùng không có nắp nên DT mặt ngoài được quét sơn là: 3,36+1,5x0,6=4,26(m2) ĐS:4,26m2 Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : - HS biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân cách tính DTXQ, DTTP hình hộp chữ nhật 1
  2. Tiết 2: TẬP ĐỌC Lập làng giữ biển I. Mục tiêu -Hiểu các từ ngữ trong bài văn. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài dũng cảm táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới một vùng đất mới để lập làng xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời Tổ quốc. -Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó trong bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhân vật. -GD tình yêu quê hương, đất nước, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. II.Đồ dùng: Sưu tầm tranh ảnh về các làng chài lưới ven biển; bảng phụ viết sẵn đoạn luyện. III.Các hoạt động 1. Khởi động: Trò chơi vòng tròn tình bạn Bạn quản trò bắt cho cả lớp hát, sau đó từng bạn chuyền nhau lá thăm có câu hỏi cảu bài tập đọc trước. Khi bài hát kết thúc, lá thăm đến bạn nào thì bạn đó trả lời. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Luyện đọc đúng - 1 HS K/G đọc toàn bài. - HS cả lớp dò bài, đọc thầm bài 1-2 lượt. - GV chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn trong nhóm. - Giải nghĩa từ khó. - Tổ chức thi đọc. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Nhận xét, quan sát, đặt câu hỏi TCĐG : + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Nêu ND chính của bài. Câu 1: Bố và ông của Nhụ cùng trao đổi với nhau việc gì? (Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả gia đình ra đảo.) Câu 2: Tìm những chi tiết trong bài cho thấy việc lập làng mới ngoài đảo có lợi? (Chi tiết trong bài cho thấy việc lập làng mới rất có lợi là “Người có đất ruộng , buộc một con thuyền.”.) Câu 3: Tìm chi tiết trong bài cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch của bố Nhụ? (Đoạn cuối, Nhụ đã suy nghĩ về kế hoạch của bố Nhụ là một kế hoạch đã được quyết định và mọi việc sẽ thực hiện theo đúng kế hoạch ấy) 2
  3. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG: Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát, phân tích. TCĐG : + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời +Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn +Trả lời đúng nội dung các câu hỏi + Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những người dân chài dũng cảm táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới một vùng đất mới để lập làng xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời Tổ quốc. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm - Gọi HS nêu cách thể hiện vai từng nhân vật. - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm theo nhân vật. - GV đọc mẫu đoạn văn trên. - Cho HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi. - Gọi vài nhóm thi đọc diễn cảm, nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà các em đọc bài Lập làng giữ biển thật lưu loát và diễn cảm cho ba mẹ nghe. ___ Tiết 4: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT) Hà Nội I.Mục tiêu: -Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ -Tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lý Việt Nam (BT2) - Viết được 3- 5 tên người tên địa lí theo yêu cầu BT3. -GV liên hệ về trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường Thủ đô để giữ mãi vẻ đep của Hà Nội. II.Đồ dùng: III.Các hoạt động: 1. Khới động: - Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò: Đi chợ. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết : -Cho HS đọc đoạn cần viết trong bài. Bài thơ nói về điều gì? (Bài văn giới thiệu một số cảnh đẹp của Hà Nội, tình yêu Hà Nội của Trần Đăng Khoa.) -Cho HS đọc thầm, lại chú ý cách viết các câu đối thoại , các câu hỏi , câu cảm , các từ ngữ dễ viết sai - GV yêu cầu HS luyện viết những chữ HS dễ viết sai: chong chóng, Hồ Gươm, Tháp Bút, Ba Đình vào vở nháp, HS lên bảng viết. - Chúng ta phải làm gì để giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường Thủ đô để giữ mãi vẻ đep của Hà Nội? 3
  4. Hoạt động 2: Viết chính tả - GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ viết. - GV đọc từng cụm từ, HS nghe và viết chính tả vào vở. GV theo dõi, uốn nắn. - GV đọc chậm - HS dò bài. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp KTĐG: Kĩ thuật nhận xét, quan sát, phân tích. TCĐG :+ Viết dúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ + Nắm được nội dung đoạn văn + Biết sửa lổi khi viết sai 4. Hoạt động thực hành Bài 2: Đọc đoạn văn: a) Tìm danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong đoạn văn b) Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. - Đọc và làm bài tập. - Đổi chéo bài kiểm tra kết quả. Đại diện 1- 2 nhóm đọc bài làm - Nhắc lại quy tắc viết hoa DT riêng. (Khi viết các danh từ riêng, tên địa lý Việt Nam ta cần viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng.) Bài 3: Viết tên người, tên địa lý mà em biết: - Thi đua 2 dãy: Dãy cho danh từ riêng, dãy ghi. IV. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà luyện viết chữ đẹp bài tuần 22 vở Luyện viết chữ đẹp. ___ Thứ 3 ngày 29 tháng 1 năm 2019 Buổi sáng Tiết 2: TOÁN Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương I. Mục tiêu - Nhận biết hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt. Nêu ra được cách tính Sxq _ Stp hình lập phương từ hình hộp chữ nhật. - Vận dụng quy tắc vào bài giải. HS làm được BT1,2. - Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán. II.Đồ dùng: Thước, mô hình triển khai của hình lập phương. III.Các hoạt động: 1. Khởi động: Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích XQ và DTTP của hình lập phương: - Cùng quan sát mô hình trực quan để rút ra kết luận: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt (có 3 kích thước bằng nhau). - Kết luận về công thức tính DTXQ và DTTP hình lập phương. 4
  5. Hoạt động 2: Ví dụ: -Vận dụng trực tiếp công thức tính DTXQ và DTTP hình lập phương -Cá nhân làm bài -Một số HS đọc kết quả trước lớp, các HS khác nhận xét. 4. Hoạt động thực hành Bài 1: Tính diện tích XQ và DTTP hình lập phương có cạnh 1,5 m -Làm BT. -Chia sẻ kết quả, nêu các bước thực hiện -Chia sẻ trong nhóm. Nhóm trưởng KT, thống nhất kq. Nhấn mạnh: Sxq = S1 mặt x 4 Stp = S1 mặt x 6 Bài 2: Giải toán: - Đọc, trao đổi, thảo luận cách làm. - Cá nhân làm bài ở vở, 1 H làm bảng lớp. - Lớp nhận xét, thống nhất KQ - Giáo viên chốt công thức áp dụng vào bài: Hộp hình lập phương không có nắp tức là có 5 mặt. Tính diện tích giấy để làm hộp là tính diện tích của 5 mặt hình lập phương đó. Bài giải: Diện tích bìa để làm chiếc hộp đó là: 2,5 x 2,5 x 5 = 31,25(dm2) Đáp số: 31,25(dm2) Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : - HS tính được diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương IV. Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ cùng người thân cách tính Sxq, Stp hình lập phương. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ I. Mục tiêu - HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện giả thiết, kết quả. - Biết tạo ra các câu ghép mới bằng cách đảo vị trí các vế câu, chọn quan hệ từ thích hợp, thêm về câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành một câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả, giả thiết – kết quả. - Có ý thức dùng đúng câu ghép. II.Đồ dùng III.Các hoạt động 1.Khởi động 5
  6. - BVN cho các bạn chơi trò chơi mình yêu thích. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Phần nhận xét. Bài 1: Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài. - Giáo viên hỏi lại ghi nhớ về câu ghép. Nêu những đặc điểm cơ bản của câu ghép? - HS phân tích câu văn. VD: câu ghép. a) Nếu trời/trở rét thì con/phải mặc áo ấm. (2 vế–sử dụng cặp q/hệ từ. Nếu thì thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả. b) Con/phải mặc áo ấm, nếu trời/trở rét . Câu ghép mới tạo ra bằng cách đảo vị trí các vế câu. - Giáo viên chốt lại: câu văn trên sử dụng cặp quan hệ từ. Nếu thì thể hiện quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả. - Yêu cầu học sinh nêu ví dụ minh hoạ cho các cặp quan hệ từ đó. Hoạt động 2: Rút ghi nhớ. - Nhiều học sinh đọc nội dung ghi nhớ, cả lớp đọc thầm theo. 4. Hoạt động thực hành Bài 1: Cho học sinh làm việc cá nhân. - Giáo viên dán các tờ phiếu đã viết sẵn nội dung bài tập 1 gọi 3 – 4 học sinh lên bảng làm bài. - HD HS : Tìm câu ghép trong đoạn văn và xác định về câu của từng câu ghép. - Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 2: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết- kết quả:. - Đọc và làm bài. - Chia sẻ kết quả trong nhóm. - Các nhóm trình bày kq. Đáp án: a) Nếu (nếu mà, nếu như) chủ nhật này đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại. b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi. c) Nếu( giá) ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi. Chốt KT: Các cặp QHT thể hiện quan hệ: điều kiện- kết quả; giả thiết - kết quả. Bài 3: Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện- kết quả hoặc giả thiết- kết quả: - Làm bài - Chia sẻ kết quả. - Một số H nêu kq trước lớp. a) Hễ em được điểm tốt thì bố mẹ em vui mừng. b) Nếu chúng ta chủ quan thì công việc khó thành công. c) Giá như bạn Hồng chịu khó học tập thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập. 6
  7. Đánh giá PPĐG: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi,quan sát, nhận xét. TCĐG : - HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện giả thiết, kết quả - HS biết chọn quan hệ từ thích hợp, thêm về câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành một câu ghép. IV. Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ với người thân về hai cách nối các vế trong câu ghép chỉ quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả ___ Tiết 4: KỂ CHUYỆN Ông Nguyễn Khoa Đăng I. Mục tiêu: - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp đường bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân. Biết trao đổi các bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, học sinh kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Học tập tấm gương tài giỏi của vị quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước. II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa. III. Các động học: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mình yêu thích. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản. Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện. -Giáo viên kể chuyện lần 1. -Giáo viên kể lần 2 lần 3. -Học sinh nghe kể và quan sát từng tranh minh hoạ trong sách giáo khoa. -Giáo viên viết một số từ khó lên bảng. Yêu cầu học sinh đọc chú giải: truông, sào huyệt, phục binh. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện. -HS quan sát tranh và lời gợi ý dựa tranh và 4 học sinh tiếp nối nhau nói vắn tắt 4 đoạn của chuyện. - Các nhóm tập kể chuyện cho nhau nghe. Sau đó các cụm từ trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng tài trí, thông minh, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân. - Các nhóm cử đại diện thi kể chuyện. - Các nhóm phát biểu ý kiến. VD: Ông Nguyển Khoa Đăng mưu trí khi phát triển ra kẻ cắp bằng cách bỏ đồng tiền vào nước để xem có váng dầu không. - Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất. - Nhận xét, tính điểm thi đua cho từng nhóm. Đánh giá: 7
  8. PPĐG: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG:Đặt câu hỏi,nhận xét, quan sát, phân tích TCĐG : -HS kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình -Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện -Hiểu được ý nghĩa câu chuyện IV. Hoạt động ứng dụng - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ___ Buổi chiều Tiết 2: KHOA HỌC Sử dụng năng lượng chất đốt (tiết 2) I. Mục tiêu: HS biết: - Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt. - Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt. - Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên II. Đồ dùng: Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt. III.Các hoạt động: 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Các nhóm thảo luận SGK và các tranh ảnh đã chuẩn bị liên hệ với thực tế. -Ở nhà bạn sử dụng loại chất đốt gì để đun nấu? - Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt? - Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt? - Kể một số biện pháp dập tắt lửa mà bạn biết? - Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó? - Nếu ví dụ về lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng? - Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phi chất đốt ở gia đình bạn? Hoạt động 2: Củng cố. - Nêu lại toàn bộ nội dung bài học. - Thi đua: Kể tên nêu tên các chất đốt, xác định chất đốt đó ở thể nào. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp, quan sát. KTĐG:Nhận xét, phân tích, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : -HS kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt -HS có ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cùng người thân các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phi chất đốt ở gia đình ___ 8
  9. Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Uỷ ban nhân dân xã phường em. (tiết 2) I. Mục tiêu: - UBND phường, xã là chính quyền cơ sở. Chính quyền cơ sở có nhiệm vụ đảm bảo trật tự, an toàn trong xã hội. Học sinh cần biết địa điểm UBND nơi em ở. - Học sinh có ý thức thực hiện các quy định của chính quyền cơ sở, tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do chính quyền cơ sở tổ chức. - Học sinh có thái độ tôn trọng chính quyền cơ sở. II.Đồ dùng: III.Các hoạt động: 1. Khởi động: 2. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Bài 3: - Giao nhiệm vụ cho học sinh. Kết luận: Hành vi b, c, d là hành vi đúng. Bài 4: - Gợi ý: Bố cùng em đến UBND phường. Em và bố chào chú bảo vệ, gửi xe rồi đi vào văn phòng làm việc. Bố xếp hàng giấy tờ. Đến lượt, bố em được gọi đến và hỏi cần làm việc gì. Bố em trình bày lí do. Cán bộ phường ghi giấy tờ vào sổ và hẹn ngày đến lấy giấy khai sinh. Giáo viên kết luận về cách ứng xử phù hợp trong tình huống. 4. Hoạt động thực hành -GV giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh đóng vai góp ý kiến cho các cán bộ của UBND phường, xã về các vấn đề có liên quan đến trẻ em như: tổ chức ngày 1/ 6, tết trung cho trẻ em ở địa phương Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp, đóng vai. KTĐG:Đặt câu hỏi, quan sát, nhận xét. TCĐG : - HS bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng. - Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em ở địa phương. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng thảo luận và tìm hiểu với người thân về UBND xã (phường) tại mình ở; các công việc chăm sóc và BV trẻ em mà UBND xã (phường) đã làm. ___ Thứ 4 ngày 30 tháng 1 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Cao Bằng 9
  10. I. Mục tiêu -Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi Cao Bằng, mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương đất nước. -Đọc đúng, trôi chảy, lưu loát bài thơ, biết đọc khá liền mạch các dòng thơ trong cùng một khổ thơ, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp, thể hiện đúng ý của bài. -Giáo dục tình yêu quê hương đất nước. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ luyện đọc cho học sinh III. Các hoạt động 1. Khởi động: Trò chơi vòng tròn tình bạn Bạn quản trò bắt cho cả lớp hát, sau đó từng bạn chuyền nhau lá thăm có câu hỏi cảu bài tập đọc trước. Khi bài hát kết thúc, lá thăm đến bạn nào thì bạn đó trả lời. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Luyện đọc đúng - 1 HS K/G đọc toàn bài. - HS cả lớp dò bài, đọc thầm bài 1-2 lượt. - Luyện đọc nối tiếp theo 3 đoạn – 3 bài ca dao - Giải nghĩa từ khó. - Tổ chức thi đọc. Đánh giá : TCĐG : + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Nhận xét, quan sát, đặt câu hỏi Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Nêu ND chính của bài. Câu 1: Tìm từ ngữ và chi tiết trong bài nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng? (Muốn đến Cao Bằng ta phải vượt qua ba ngọn đèo: đèo Gió, đèo Giang, đèo Cao Bắc. Các chi tiết đó là: “Sau khi qua lại vượt” chi tiết nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng) Câu 2: Tác giả đã sử dụng từ ngữ và hình ảnh nào để nói lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng? (Khách vừa đến được mời thứ hoa quả rất đặc trưng của Cao Bằng là mận. Hình ảnh nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng là: “Mận ngọt dịu dàng”; rất thương, rất thảo, lành như hạt gạo, hiền như suối trong”.) Câu 3: Cao Bằng tượng trưng cho lòng yêu nước của người dân miền núi như thế nào? (Núi non Cao Bằng khó đi hết được chiều cao cũng như khó đo hết tình yêu đất nước của người dân Cao Bằng.) Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG: Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát, phân tích. TCĐG : + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời 10
  11. +Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn +Trả lời đúng nội dung các câu hỏi + Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Cao Bằng, mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương đất nước. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm -Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng -Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. -Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc. -Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. IV.Hoạt động ứng dụng: -Chia sẻ với người thân những hiểu biết của em về Cao Bằng. ___ Tiết 2: TOÁN Luyện tập chung I.Mục tiêu: - Biêt tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. - HS vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải các bài tập trong một số trường hợp đơn giản. làm các BT 1, 2, 3 SGK; - Giáo dục HS tính cẩn thận, có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Đồ dùng III.Các hoạt động 1. Khởi động: - Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: Tính diện tích xq và dttp của hình lập phương có cạnh 2m5cm. - Cá nhân làm bài. - Chia sẻ kết quả trước lớp. Lớp đối chiếu, thống nhất kết quả. Bài giải 2m5cm=2,05m DTXQ của hình lập phương là: 2,05 x 2,05 x4 =16,81(m2) DTTP của hình lập phương là: 2,05 x 2,05 x 6 =25,215 (m2) Đáp số: Sxq=16,81m2 Stp=25,215m2 Bài 2: Mảnh bìa nào dưới đây có thể gấp được một hình lập phương? - Phân tích hình vẽ chọn hình để có thể ghép thành hình lập phương. - Một số H nêu ý kiến, lớp thống nhất kq. Chỉ có Hình 3 và hình 4 ghép được thành hình lập phương Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S: 11
  12. - Quan sát, phối hợp kĩ năng vận dụng công thức tính và ước lượng; liên hệ với CT tính Sxq và Stp của hình lập phương và dựa trên kết quả tính hoặc nhận xét về độ dài các cạnh để so sánh DT. a) S b) Đ c) S d) Đ Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp. KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG :- HS tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân cách tính Sxq và Stp của hình lập phương ___ Thứ 5 ngày 31 tháng 1 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập chung I.Mục tiêu: - Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật, hình lập phương. -Vân dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương hình hộp chữ nhật. Hoàn thành BT 1, 3. - GD học sinh tính toán cẩn thận, trình bày bài rõ ràng, khoa học. II. Đồ dùng: III.Các hoạt động: 1.Khởi động: - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: Tính diện tích xq và dttp của hình hộp chữ nhật có: a) Chiều dài 2,5 m, chiều rộng 1,2 m và chiều cao 0,5m. b) Chiều dài 3 m, chiều rộng 15 dm và chiều cao 9 dm. -Cá nhân làm bài. -Chia sẻ kết quả trước lớp. Lớp đối chiếu, thống nhất kq, một số HS nêu lại cách tính Sxq, Stp HHCN. a) Sxq của hình chữ nhật đó là: (2,5 + 1,1) x 2 x 0,5 = 3,6(m2) STP của hình hộp chữ nhật đó là: 3,6 + 2,5 x 1,1 x 2 = 9,1 (m2) b) 15dm = 1,5m Sxq của hình chữ nhật đó là: (3 + 1,5) x 2 x 0,9 = 8,1(m2) STP của hình hộp chữ nhật đó là: 8,1 + 3 x 1,5 x 2 = 17,1(m2) 12
  13. Bài 3: Giải toán: - Đọc, phân tích và tìm các bước giải, giải thích tại sao? + Tìm DTxq của hình lập phương lúc đầu. + DTxq của hình LP khi cạnh gấp lên 3 lần. + Cạnh gấp lên 3 lần thì DTxq tăng lên số lần (9 lần) DT toàn phần tương tự - Đại diện một số H nêu ý kiến, lớp thống nhất kết quả Nếu gấp cạnh hình lập phương lên 3 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình đó sẽ gấp lên 9 lần. Vì: a x 3 = 3 a ( a là số đo cạnh hình lập phương) Diện tích một mặt là: 3 a x 3 a = 9 a. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp KTĐG:Tư vấn,quan sát, phân tích , đặt câu hỏi. TCĐG : - HS biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần HHCN, HLP IV.Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ với người thân cách tính Sxq và Stp của hình lập phương, hình hộp chữ nhật ___ Tiết 3: TẬP LÀM VĂN Ôn tập văn kể chuyện I.Mục tiêu: - Củng cố hiểu biết về văn kể chuyện. - Làm đúng các bài tập trắc nghiệm, thể hiện khả năng hiểu một truyện kể ngắn. - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo. II.Đồ dùng III.Các hoạt động: 1. Khởi động:- Ban học tập cho lớp hát 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời các câu hỏi sau: a) Thế nào là văn kể chuyện? b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào? c) Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào? - Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm thảo luận, trả lời - Đại diện một só nhóm chia sẻ ý kiến, lớp thống nhất. Kể chuyện là gì? Là kể 1 chuỗi sự việc có đầu, có cuối, liên quan đến1 vật hay 1 Tính cách nhân vật số nhân vật. thể hiện - Hành động chủ yếu của nhân vật nói lên tính cách. VD: Ba anh em - Lời nói, hành động của nhân vật nói lên tính cách. - Đặc điểm ngoại hình tiêu biểu được chọn lọc góp phần nói lên tính cách. 13
  14. VD: Dế mèn phiêu lưu ký. - C/tạo dựa theo cốt truyện gồm 3 phần: Cấu tạo của văn kể + Mở bài chuyện. + Diễn biến + Kết thúc VD: Thạch Sanh, Cây khế Bài 2: Đọc câu chuyện trả lời câu hỏi bằng cách chọn câu trả lời đúng nhất: - Làm bài vào vở BT - Chia sẻ kết quả - Một số HS đọc bài làm; nhận xét bài ở bảng phụ. Lớp đối chiếu bài: a) Câu chuyện có mấy nhân vật? ( Bốn) b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào? (cả lời nói và hành động) c) Ý nghĩa của câu chuyện trên là? ( Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc) Đánh giá: PPĐG: Động não, viết KTĐG:Nhận xét, phân tíhương ch, quan sát, đánh giá. TCĐG : HS nắm được cấu tạo bài văn kể chuyện, tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân cấu tạo của bài văn kể chuyện. ___ Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ I.Mục tiêu -Học sinh hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản. -Biết tạo ra các câu ghép mới thể hiện quan hệ tương phản bằng cách thay đổi vị trí các vế câu, nối các vế câu ghép bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ hoặc thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống. -Yêu Tiếng Việt, bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng, viết thành câu. II.Đồ dùng III.Các hoạt động: 1.Khởi động:- CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi học tập củng cố KT. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành. Bài 1: Phân tích cấu tạo của các câu ghép sau: - Đọc và làm bài. - Chia sẻ kết quả trong nhóm. - Các nhóm trình bày kq. Đáp án: a) Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui chơi, đoàn kết, tiến bộ. b) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân /đã đến bên bờ sông Lương. Bài 2: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản: 14
  15. - Cá nhân làm bài - Chia sẻ kết quả. - Một số HS nêu kết quả trước lớp. Tuy hạn hán kéo dài nhưng cây cối vẫn xanh tươi. Mặc dù mặt trời đã đứng bóng nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng. Bài 3: Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẫu chuyện vui sau: - Đọc và trao đổi trong nhóm - Đại diện các nhóm chia sẻ kq: Mặc dù tên cướp /rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn/ vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8. - HS nói về tính khôi hài của câu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu? Đánh giá: PPĐG:Động não,thảo luận nhóm, vấn đáp. KTĐG:Đặt câu hỏi, tư vấn,tuyên dương HS, quan sát, phân tích. TCĐG :- HS biết phân tích cấu tạo của câu ghép, thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép thể hiện quan hệ tương phản - Biết xác định chủ ngữ vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẫu chuyện IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về cách nối các vế trong câu ghép chỉ quan hệ tương phản. ___ Buổi chiều Tiết 1: KĨ THUẬT Lắp xe cần cấu I/ Mục tiêu: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu. - Lắp được xe cần cẩu đúng kỹ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện đúng tính cẩn thận khi thực hành. II/ Đồ dùng: - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III/ Các họat động 1. Khởi động- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 2. Giới thiệu bài 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu. - QS mẫu xe đã lắp sẵn. - HD QS kỹ từng bộ phận và trả lời câu hỏi. Hoạt động 2: HD thao tác kỹ thuật. - Hướng dẫn chọn các chi tiết. - Lắp từng bộ phận. - Chọn đúng chọn đủ các chi tiết - Xếp các chi tiết trên nắp hộp theo trình từng loại chi tiết. - Lắp giá đỡ cần cẩu. - Lắp cần cẩu. 15
  16. - Lắp các bộ phận khác. - Lắp ráp xe theo các bước trong SGK. + GV lưu ý: cách lắp vòng hãm vào trục quay và vị trí buộc dây tời ở trục quay cho thẳng với dòng dọc để quay tời được dễ dàng. + Kiểm tra hoạt động của cần cẩu. - Hướng dẫn tháo dời các chi tiết bỏ vào hộp Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : - HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu. - Lắp được xe cần cẩu đúng kỹ thuật, đúng quy trình. IV. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà tiến hành lắp xe cần cẩu cho người thân xem ___ Tiết 2: LỊCH SỬ Bến Tre đồng khởi I. Mục tiêu: HS biết: - Mĩ – Diện đã ra sức tàn sát đồng bào miền Nam. Không còn con đường nào khác, đồng bào miền Nam đã đồng loạt đứng lên khởi nghĩa. + Tiêu biểu cho phong trào đồng khởi của miền Nam là cuộc đồng khởi của nhân dân Bến Tre. - Rèn kĩ năng thuật lại phong trào Đồng Khởi. - Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc. II.Đồ dùng: Bản đồ hành chính Việt Nam III. Các hoạt động 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Tạo biểu tượng về phong trào đồng khởi Bến Tre. - Giáo viên cho học sinh đọc SGK, đoạn “Từ đầu đồng chí miền Nam.” - Tổ chức học sinh trao đổi theo nhóm đôi về nguyên nhân bùng nổ phong trào Đồng Khởi. nhận xét và xác định vị trí Bến Tre trên bản đồ. nêu rõ: Bến Tre là điển hình của phong trào Đồng Khởi. - Tổ chức hoạt động nhóm bàn tường thuật lại cuộc khởi nghĩa ở Bến Tre. + Ngày 17/1/1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa , . + Kết quả: Ở Bến Tre có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác đã tiêu diệt ác ôn, vây đồn giải phóng nhiều ấp Ủy ban nhân dân được thành lập nhân dân thực sự làm chủ quê hương. Giáo viên nhận xét. Hoạt động 2: Ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi. - Hãy nêu ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi? 16
  17. + Phong trào Đồng khởi đã mở ra thời kì mới: Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù, đẩy quân Mĩ - Diệm vào thế bị động lúng túng. Rút ra ghi nhớ Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp, quan sát. KTĐG:Nhận xét, phân tích, đặt câu hỏi, quan sát TCĐG : - HS biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào "Đồng khởi" nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam. - Nắm được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của phong trào Đồng khởi IV. Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ với người thân về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng khởi. ___ Tiết 3: KHOA HỌC Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy. I.Mục tiêu : -Trình bày về tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên. -Kể ra những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng n/lượng gió, n/lượng nước chảy. -Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. II. Đồ dùng : - Chuẩn bị theo nhóm: ống bia, chậu nước. Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió, nước chảy III. Các hoạt động 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Thảo luận về năng lượng gió. - Con người sử dụng năng lượng gió trong những công việc gì? + Con người sử dụng năng lượng gió trong những công việc đẩy thuyền buồm, làm quay cánh quạt chạy máy phát điện, loại bỏ tạp chất trong nông sản ( nhẹ) - Liên hệ thực tế địa phương. - Giáo viên chốt: Năng lượng gió có thể điều hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió, Hoạt động 2: Thảo luận về sử dụng năng lượng nước chảy - GV nêu câu hỏi thảo luận + Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên. + Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì ? Liên hệ thực tế ở địa phương. + Yêu cầu trình bày kết quả thảo luận. + Nhận xét, kết luận và giới thiệu một số nhà máy thủy điện ở nước ta. * GV giáo dục ý thức bảo vệ nguồn nước và năng lượng gió Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. 17
  18. TCĐG : - HS trình bày về tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên - HS kể được kể ra những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy. IV. Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ với người thân về bài học. ___ Thứ 6 ngày 1 tháng 2 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Kể chuyện (Kiểm tra viết ) I. Mục tiêu: - Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên. - Viết được hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện II.Đồ dùng: III. Các hoạt động 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài kiểm tra - Hướng dẫn: Suy nghĩ để chọn 1 đề hợp với mình nhất trong 3 đề đã cho. Sau khi chọn đề xong, cần suy nghĩ để tìm ý, sắp xếp thành dàn ý rồi viết hoàn chỉnh vào vở. - Giải đáp thắc mắc của HS. - Nhắc nhở: + Làm vào nháp, đọc kĩ, sửa chữa rồi và vào vở. + Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng đúng mẫu. -Cá nhân viết bài. -Ban học tập thu bài Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp, quan sát. KTĐG:Nhận xét, phân tích, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : -HS biết viết được bài văn kể chuyện -Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa, lời kể tự nhiên . IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng bạn tìm đọc một số câu chuyện cổ tích hay. ___ Tiết 2: TOÁN Thể tích của một hình I.Mục tiêu: - Có biểu tượng về thể tích của một hình. - Biết so sánh thể tích của hai hình trong một tình huống đơn giản. Cả lớp làm bài 1, 2 18
  19. - GD HS tính cẩn thận, kĩ càng khi quan sát đưa ra kết luận. II. Đồ dùng: Hình lập phương trong bộ đồ dùng học toán. Bìa có vẽ sẵn ví dụ 1, 2, 3. III.Các hoạt động 1. Khởi động: - Ban học tập tổ chức lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về thể tích một hình: - Cùng quan sát mô hình trực quan và hình vẽ sgk trả lời các câu hỏi để rút ra kết luận: *Ví dụ 1: - HLP nằm hoàn toàn trong hình nào? (HLP nằm hoàn toàn trong HHCH) + Nhận xét thể tích HLP và thể tích HHCN? (V HLP V HLP) Ví dụ 2: Dùng khối lập phương xếp thành các hình như sách giáo khoa. -Hình C gồm mấy hình lập phương ? Hình D gồm mấy hình lập phương ? + Thể tích hình C bằng thể tích hình D Ví dụ 3: - Nêu nhận xét về số hộp lập phương trong mỗi hình còn lại và rút ra kết luận. 4. Hoạt động thực hành Bài 1: So sánh thể tích của hai hình lập phương: - Cá nhân làm bài. - Chia sẻ kết quả trong nhóm. - Báo cáo kết quả trước lớp. Trả lời: Hình hộp chữ nhật A gồm 16 hình lập phương nhỏ. Hình hộp chữ nhật B gồm 18 hình lập phương nhỏ. Hình hộp chữ nhật B có thể tích lớn hơn hình hộp chữ nhật A. Bài 2: - HS quan sát hình và trả lời câu hỏi. - Chia sẻ kết quả trong nhóm. - Báo cáo kết quả trước lớp. Trả lời: Hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ. Hình B gồm 27 hình lập phương nhỏ. Hình A có thể tích lớn hơn hình B Đánh giá: PPĐG: Động não, viết, thảo luận nhóm. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : -HS có biểu tượng về thể tích của một hình. - Biết so sánh thể tích của hai hình trong một tình huống đơn giản IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ bài học cùng người thân. ___ 19
  20. Buổi chiều Tiết 2: ĐỊA LÝ Châu Âu I.Mục tiêu -Dựa vào lược đồ, bản đồ nhận biết vị trí, giới hạn Châu Âu, nắm tên dãy núi, đồng bằng, sông lớn ở Châu Âu. - Mô tả những đặc điểm trên lược đồ, bản đồ.Nhận xét cảnh quan thiên nhiên Châu Âu. Nhận biết đặc điểm dân cư và ngành sản xuất chủ yếu của Châu Âu. - Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường. II.Đồ dùng: Bản đồ thế giới, quả địa cầu, bản đồ tự nhiên Châu Âu, bản đồ các nước Châu Âu. III.Các hoạt động: 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Vị trí, giới hạn Châu Âu. - Cho HS làm việc cá nhân. - Làm việc với hình 1 và câu hỏi gợi ý để trả lời câu hỏi. - Báo cáo kết quả làm việc.  Vị trí, giới hạn Châu Âu nằm ở phía Tây châu Á, ba mặt giáp Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Biển: Địa Trung Hải, Biển Đen, Biển Ca-xpi.  Khí hậu Châu Âu: Ôn hoà  Dân số Châu Âu: 728 triệu người  Diện tích Châu Âu: 10 triệu km2 - Bổ sung so sánh với Châu Á Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên -Hoạt động nhóm, lớp. -Quan sát hình 1. trong nhóm đọc tên dãy núi, đồng bằng, sông lớn và vị trí của chúng. -Nêu đặc điểm các yếu tố tự nhiên đó. -Trình bày kết quả thảo luận nhóm. Nhắc lại ý chínhBổ sung: Mùa đông tuyết phủ tạo nên nhiều khu thể thao mùa đông trên các dãy núi của Châu Âu. Hoạt động 3 : Cư dân và hoạt động kinh tế Châu Âu. -Hoạt động cá nhân, lớp. -Quan sát hình 3: Dân cư châu Âu chủ yếu là người da trắng. -Quan sát hình 4: Nhiều nước châu Âu có nền kinh tế phát triển, có sản phẩm nổi tiếng thế giới như: máy bay, ô tô, hàng điện tử, thiết bị, len dạ, dược phẩm, mĩ phẩm, Đánh giá: PPĐG: Động não, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG :- HS biết vị trí, giới hạn Châu Âu, nắm tên dãy núi, đồng bằng, sông lớn ở Châu Âu. - Nhận biết đặc điểm dân cư và ngành sản xuất chủ yếu của Châu Âu. IV. Hoạt động ứng dụng 20
  21. - Chia sẻ các đặc điểm về vị trí địa lí và một số đặc điểm nổi bật khác của Châu Âu cho người thân nghe. ___ Tiết 3: SHTT Sinh hoạt lớp tuần 22 I. Mục tiêu - Đánh giá các hoạt động tuần qua, đề ra kế hoạch tuần đến. - Giáo dục: ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II.Tiến trình sinh hoạt: A. Ổn định tổ chức lớp: - HĐTQ tổ chức trò chơi. B. Đánh giá hoạt động tuần qua: - HĐTQ điều khiển lớp. Các nhóm trưởng lên nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm trong tuần học vừa qua về: + Học tập. + Nề nếp. + Tác phong. - HĐTQ nhận xét, đánh giá chung. - Bình bầu thi đua trong tuần. C. Kế hoạch tuần 23: - Tăng cường phụ đạo các em yếu như Đạt, Hiếu, Nữ - Bồi dưỡng chữ viết cho em Giang, Thư. - Tăng cường chăm sóc bồn hoa cây cảnh và trang trí lớp. - Các bạn họp, lên kế hoạch tuần tới. - Phổ biến kế hoạch để lớp thực hiện trong tuần tới. - Tiếp tục duy trì tốt nề nếp quy định của trường, lớp. - Tập trung hơn nữa trong hoạt động học tập của cá nhân và phối hợp trong nhóm; - Luôn có ý thức hưởng ứng phong trào “Vở sạch - chữ đẹp” - Kiểm tra lại sách vở và đồ dùng học tập. Tham gia đầy đủ các phong trào của trường, của lớp. Kí duyệt: Ngày 28 tháng 1 năm 2019 P. Hiệu trưởng TRẦN THỊ MỸ DẠ 21
  22. 1 Chào cờ 2 Toán Luyện tập về tính diện tích Sáng 3 Tập đọc Trí dũng song toàn HAI 4 Thể dục 5 Chính tả Nghe viêt: Trí dũng song toàn 1 HĐNGLL Chiều 2 Anh 3 Tin 1 Anh 2 Toán Luyện tập về tính diện tích (tiết 2) Sáng 3 LTVC MRVT: Công dân BA 4 Kể Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia chuyện 1 Thể dục Chiều 2 Khoa học Năng lượng mặt trời LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 21 Từ ngày 21/1/2019 – 25/1/2019 22
  23. 3 Đạo đức Ủy ban nhân dân xã (phường) em (tiết 1) 1 Tập đọc Tiếng rao đêm 2 Toán Luyện tập chung TƯ Sáng 3 Âm nhạc 4 Anh 1 Toán Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương 2 Anh Sáng 3 TLV Lập chương trình hoạt động NĂM 4 LTVC Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 1 Kỹ thuật Vệ sinh phòng bệnh cho gà Chiều 2 Lịch sử Nước nhà bị chia cắt 3 Khoa học Sử dụng năng lượng chất đốt 1 TLV Trả bài văn tả người 2 Toán Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần Sáng HHCN SÁU 3 Mỹ thuật 4 Mỹ thuật 1 Tin Chiều 2 Địa lý Các nước láng giềng của Việt Nam Phó hiệu trưởng Giáo viên TRẦN THỊ MỸ DẠ PHẠM THỊ NGỢI 23