Giáo án Lớp 5 – Tuần 21 – Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 23 trang thienle22 3130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 – Tuần 21 – Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_21_giao_vien_hoang_thi_le_tu_truong_tieu.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 5 – Tuần 21 – Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 TUẦN 21 Thứ hai ngày 3 tháng 2 năm 2020 TOÁN: BÀI 66 LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (T1) I.Mục tiêu: Giúp HS biết: KT: Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học. KN:Rèn kĩ năng tính diện tích các hình đã học. TĐ: HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. NL: Tích cực hợp tác trong nhóm, cẩn thận và sáng tạo trong thực hành tính d/tích các hình II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Thẻ chữ, Phiếu HT HS: SHD III. Điếu chỉnh NDDH: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: V. Đánh giá thường xuyên: * HĐ Khởi động: Cho học sinh tự các nhóm đo và tính diện tích bàn học của nhóm mình. - Nghe GV giới thiệu bài. *HĐ 1: Tính diện tích của mảnh đất có kích thước theo hình vẽ - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và gợi ý: ? Ta có thể chia mảnh đất đó thành những hình nào? - Chốt và vẽ lên bảng: Chia thành hình chữ nhật ABCD và hai hình vuông bằng nhau EGHK, MNPQ. ? Muốn tính được diện tích của mảnh đất thì ta phải biết cái gì? ? Diện tích của hình chữ nhật biết chưa? Diện tích của hai hình vuông biết chưa? ? Để tính được diện tích của từng hình thì phải biết cái gì? ? Chiều dài, chiều rộng và cạnh hình vuông biết chưa? ? Vậy bài này giải qua mấy bước? - Cá nhân tự làm vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở, kiểm tra kết quả. - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. - Nhận xét và chốt: Các bước giải và quy tắc tính diện tích hình chữ nhật, DT HV. *Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được cách chia, ghép hình để tính diện tích mảnh đất. + Thực hành chia, ghép hình và tính đúng diện tích mảnh đất theo yêu cầu. + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi * HĐ 3: Bài 3: Tính diện tích của tấm bìa có kích thước theo hình vẽ *Hỗ trợ: ? Ta có thể chia tấm bìa đó thành những hình nào? ? Tính DT hình đó có nghĩa là tính cái gì? ? Bài này sẽ giải qua mấy bước? - Cặp đôi trao đổi cách làm rồi giải vào vở. Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  2. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. ? Muốn tính diện tích tấm bìa, bạn làm thế nào? - Củng cố: Quy tắc và các bước giải dạng toán tính diện tích một hình ghép. *Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được cách chia, ghép hình để tính diện tích tấm bìa; ghép hình và tính đúng diện tích mảnh đất theo yêu cầu. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em nắm cách tính và tính được 2 bài tập +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn đọc chậm trong nhóm. VII. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện đo độ dài các kích thước của mảnh vườn nhà mình và tính diện tích của mảnh vườn đó. KHOA HỌC : BÀI 22: NĂNG LƯỢNG I. Mục tiêu: - KT : Nêu được VD về sự biến đổi về sự biến đổi của các vật nhờ được cung cấp năng lượng Nêu được ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó - KN : Hiểu được bất kì một hoạt động nào cũng cần năng lượng. - TĐ : Biết muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người phải ăn uống và hít thở. - NL : thục hành, thí nghiêm, tìm tòi, sáng tạo. II. Đồ dùng dạy học: GV+HS : Tài liệu HDH, dụng cụ thí nghiệm. III. Điếu chỉnh NDDH : Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: V. Đánh giá thường xuyên : ⃰ Khởi động: 1. Thực hành tạo các sự biến đổi Chuẩn bị dụng cụ: nến, ôtô đồ chơi có gắn động cơ điện, đèn và còi * Đánh giá: + Tiêu chí:HS làm được thí nghiệm lắp pin vào ô tô và nêu nhận xét sau khi lắp pin và trước khi lắp pin otoo chuyển động như thế nào ? + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 2. Điền vào chỗ trống * Đánh giá: + Tiêu chí:Tìm được từ để điền vào chỗ trống + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  3. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 1. Quan sát và thảo luận * Đánh giá: + Tiêu chí:QS hình SHD để biết hoạt động nào cần năng lượng, hoạt động nào không cần năng lượng + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 5. Hoạt động thực hành: Làm bài tập trang 25 sách HDH. * Đánh giá: + Tiêu chí: QS H7 nêu tên một số nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người. Điền từ vào chỗ trống đúng yêu cầu. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em nêu tên một số nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn đọc chậm trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Cùng với người thân có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. TIẾNG VIỆT: BÀI 21A TRÍ DŨNG SONG TOÀN (BÀI ĐIỀU CHỈNH) I. Mục tiêu - KT: Đọc – hiểu bài: Trí dũng song toàn - KN: Biết đọc diễn cảm bài văn, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Phân biệt giọng của các nhân vật, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, miêu tả. - TĐ: Giáo dục HS biết học tập sự mưu trí và dũng cảm của Giang Văn Minh, có ý thức cố gắng chăm chỉ, chịu khó học tập. - NL: Hợp tác, ngôn ngữ, tự học II. Hoạt động học: A . HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động: -Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học, mời giáo viên nhận lớp. -Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. -Ban học tập chia sẻ về mục tiêu bài học: +Mời bạn nêu mục tiêu tiết học. +Để đạt được mục tiêu tiết học, các bạn cần làm gì? -Hoc sinh đọc điều chỉnh tài liệu hướng dẫn, chia sẻ với cô những điều chưa hiểu (nếu có). Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  4. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 1. Kể tên những người vừa mưu trí và dũng cảm mà em biết.: Việc 1: Cá nhân viết vào giấy nháp tên các anh hùng vừa mưu trí và dũng cảm: Việc 2: Kể cho bạn bên cạnh nghe các tên mình vừa viết ra. Việc 3: Chia sẻ trước lớp. * Đánh giá: + Tiêu chí: Kể tên những người vừa mưu trí, vừa dũng cảm mà em biết + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 2. GV đọc bài :Trí dũng song toàn 3. Hoàn thành bài tập ở phiếu: Chọn từ ngữ ở cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B - Việc 1: các nhân tự làm - Việc 2: Trao đổi kết quả trong nhóm đôi. - Việc 3: Thống nhất kết quả chia sẻ trước lớp. 4. Cùng luyện đọc: - Việc 1: Cá nhân tự đọc - Việc 2: Luyện đọc đoạn, bài theo nhóm đôi - Việc 3: Luyện đọc đoạn, bài theo nhóm lớn. - Việc 4: Thi đọc toàn bài giữa các nhóm *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS đọc đúng: thảm thiết, hạ chỉ, giỗ cụ tổ, tử trận, loang, thảm bại. Hiểu: Trí dũng song toàn, thám hao, Liễu Thăng, đồng trụ, tiếp kiến, hạ chỉ, than, cống nạp * Nội dung: Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi cheps ngắn; nhận xét bằng lời. Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  5. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi: - Việc 1: Cá nhân tự làm - Việc 2: Trao đỏi kể quả trong nhóm - Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp. 6. Đọc phân vai: - Việc 1: Nhóm trự phân vai - Việc 2: Thi đọc theo phân vai giữa các nhóm * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài, trả lời đúng các câu hỏi: Câu 1: Sứ thần Giang Văn Minh giả vờ khóc vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. Câu 2: Nhắc lại cuộc đối đáp giữa Giang Văn Minh và đại thần nhà Minh: Câu 3: Vua Minh sai người ám hại Giang Văn Minh vì vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh phải phá bỏ lệ góp Giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông.Giang Văn Minh đối lại vua Minh, ông dám lấy việc quân đội của 3 triều đại Nam Hán, Tống, Nguyên đều thảm bại trên sông bạch đằng để đối lại. Câu 4: Giang Văn Minh là người có trí dũng song toàn vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất, dũng cảm không sợ chết - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. * Nội dung: Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. Về nhà đọc và trả lời các câu hỏi nội dung bài tập đọc Trí dũng song toàn cho bố, mẹ nghe. TIẾNG VIỆT: BÀI 21A: TRÍ DŨNG SONG TOÀN (T2) I.Mục tiêu: - KT: Mở rộng vốn từ: Công dân. - KN:Làm được bài tập 1; 2. Viết được đoạn văn ngắn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT3. Rèn kĩ năng ghép từ có nghĩa, giải nghĩa từ và viết được đoạn văn theo YC. Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  6. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 - TĐ: Giáo dục học sinh ý thức của một công dân, biết nghĩa vụ và quyền lợi của công dân đối với đất nước. - NL: Ngôn ngữ, sáng tạo, tìm tòi II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Thẻ chữ, Phiếu HT HS: SHD III. Điếu chỉnh NDDH: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: V. Đánh giá thường xuyên: +/ HĐ khởi động: TC: Thi ghép nhanh các thẻ. * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Ghép được thẻ từ Công dân với từng thẻ từ khác để tạo thành những cụm từ có nghĩa. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi. +/HĐ 2,3- HĐTH: * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Giúp học sinh hệ thống mở rộng thêm một số vốn từ với chủ điểm : Công dân. Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ viết được đoạn văn 3- 4 câu. Bài 2: + Điều mà pháp luật, xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi -> Quyền công dân + Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quền lợi của người dân đối với đất nước-> Ý thức công dân + Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác-> Nghĩa vụ công dân - Phương pháp: Tích hợp, vấn đáp - Kĩ thuật: Trò chơi, thực hành, trình bày miệng. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em nắm được cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân và viết đươc đoạn văn ngắn nói về Bác Hồ. Câu hỏi gợi mở:Công dân có nghĩa vụ gì? +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn đọc chậm trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình và vận dụng từ đã học đặt câu với từ “ công dân,nông nghiệp, lâm trường”. ÔN LUYỆN TOÁN: TUẦN 21 ( VỞ EM TỰ ÔN LUYỆN) I.Mục tiêu: - KT: Nêu được đặc điểm của các yếu tố hình hộp chữ nhật, hình lập phương; nhận bbieets được đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - KN: HS thực hành tính được các hình đã học nhanh. Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  7. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 - TĐ: GD tính cẩn thận khi vận dụng công thức tránh nhầm lẫnchu vi và diện tích - NL: Giúp HS phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác. II. Chuẩn bị: HS+ Gv chuẩn bị vở “ Em tự ôn luyện” III.Điều chỉnh nội dung dạy học: giảm bài 3,5,6 IV.Điều chỉnh hoạt động học: 4,7,8( nhóm) V. Đánh giá thường xuyên; HĐ khởi động(theo tài liệu) HĐ 1,2 (theo tài liệu) * Đánh giá : - Tiêu chí : HS biết tách hình để tính diện tích của một hình không có công thức cụ thể để tính.vận dụng công thức tính hình thang ở bài 2 - PP : quan sát ; vấn đáp - KT : ghi chép ngắn ; đặt câu hỏi HĐ 4,7,8( nhóm) * Đánh giá : - Tiêu chí :HS.tính diện tích xung quanhvaf diện tích toàn phần của HHCN ; viết được tên các đồ vật có dạng HHCN ;HLP ;Biết tính phần bìa làm hộp của HHCN. - PP : vấn đáp - KT :đặt câu hỏi VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Giúp các em hoàn thành các bài tập +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các bài tập và giúp đỡ các bạn trong nhóm . VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em về hoàn thành bài 3,5,6 của phần ôn luyện và phần vận dụng ĐẠO ĐỨC: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (TIẾT 1) I.Mục tiêu: Giúp HS biết: - Bước đầu biết vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với công cộng. - Kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương. Biết trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Ủy ban nhân dân xã. - GD HS có ý thức tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường). - Phát triển năng lực giao tiếp, ứng xử lịch sự, tự tin; năng lực hợp tác; giải quyết vấn đề. *HS có năng lực: Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Ủy ban nhân dân xã (phường) tổ chức. *Điều chỉnh: Không yêu cầu HS làm Bt4 (33) II.Chuẩn bị: Tranh minh họa. III.Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động: Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  8. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 - Ban học tập cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài mới. * Tìm hiểu truyện “Đến Ủy ban nhân dân phường” - Yêu cầu HS đọc truyện “Đến Ủy ban nhân dân phường” - Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm mẩu truyện và thảo luận theo nội dung: ? Bố Nga đến Ủy ban nhân dân phường để làm gì? ? Ngoài việc cấp giấy khai sinh, Ủy ban nhân dân xã (phường) còn làm việc gì? ? Theo em, Ủy ban nhân dân xã (phường) có vai trò như thế nào? ? Mọi người cần có thái độ như thế nào đối với Ủy ban nhân dân xã (phường) - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt: Ủy ban nhân dân xã (phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân địa phương. Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ Ủy ban hoàn thành công việc. *Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Biết được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã và bước đầu biết được tầm quan trọng của Ủy ban nhân dân xã. - Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng; nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành * Làm bài tập 1. - Việc 1: Cặp đôi đọc thầm các việc làm ở BT1 và trao đổi, thảo luận với nhau xem việc nào cần đến Ủy ban nhân dân xã (phường) để giải quyết? - Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét và chốt: Ủy ban nhân dân xã (phường) làm các việc b, d, đ, e, h, i. *Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Biết được một số việc làm của Ủy ban nhân dân xã (phường). - Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi; nhận xét bằng lời. * Làm bài tập 3. - Nhóm trưởng cho các bạn đọc thầm các hành vi, việc làm ở BT3 và thảo luận xem hành vi, việc làm nào là phù hợp khi đến Ủy ban nhân dân xã (phường)? - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. - Nhận xét và chốt lại: (b) và (c) là hành vi, việc làm đúng; (a) là hành vi không nên làm *Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Nhận biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến Ủy ban nhân dân xã (phường). - Phương pháp: Vấn đáp. Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  9. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 - Kĩ thuật: Viết lời nhận xét, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Tìm hiểu về Ủy ban nhân dân xã em các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà Ủy ban nhân dân xã đã làm. HĐNGLL: SỐNG ĐẸP – CHỦ ĐỀ 6 EM ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG (Tiết 1) I.MỤC TIÊU -KT: Hs nhận biết được căng thẳng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất và tinh thần làm giảm hiệu quả học tập, lao động của mỗi người -KN: Rèn cho học sinh có kĩ năng ứng phó với căng thẳng. -TĐ: Giáo dục cho học sinh có ý thức ứng phó căng thẳng tích cực. -NL: Phát triển năng lực vận dụng thực tế. II.ĐỒ DÙNG HS: Sách sống đẹp tập 2 GV: Một số kẹp quần áo, khăn bịt mắt III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC A HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1: Trò chơi : Bịt mắt bắt sâu Việc 1: Hướng dẫn cách chơi, luật chơi Việc 2: HS chơi Việc 3: Trao đổi trò chơi * Đánh giá : - Tiêu chí :HS nắm được cách chơi và chơi một cách hứng thú. - PP : Quan sát - KT : ghi chép ngắn Hoạt động 2: Chia sẻ về các tình huống gây căng thẳng cho chúng mình Việc 1: Chia sẻ với bạn về tình huống gây căng thẳng của mình Việc 2: Nhóm trưởng điều hành các bạn ghi lại tình huống, cảm xúc căng thẳng của các bạn đã trải qua Việc 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả * Đánh giá : - Tiêu chí :Các em biết đưa ra các tình huống gây căng thẳng, cảm xúc căng thẳng. - PP : vấn đáp - KT : đặt câu hỏi. Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  10. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 Hoạt động 3: Tự kiểm tra mức độ căng thẳng của bản thân Em hãy đọc và đánh giá mức độ căng thẳng của em bằng cách đánh dấu nhân vào ô trống cho phù hợp ở bảng trang 27 Em và bạn chia sẻ rút ra thông điệp * Đánh giá : - Tiêu chí : HS tự biết tra mức căng thẳng của mình - PP : Quan sát, vấn đáp - KT : ghi chép nhanh, đặt câu hỏi Hoạt động 4: Lập và thực hiện kế hoạch tuần Em định làm những gì trong tuần này, hãy lên kế hoạch để hoàn thành bảng kế hoạch của em theo mẫu trang 29 Em và bạn bên cạnh cùng chia sẻ bài làm của mình * Đánh giá : - Tiêu chí : HS lập được kế hoạch của một tuần. - PP : Quan sát ; vấn đáp - KT : ghi chép ngắn;nêu câu hỏi, tôn vinh học tâp. Theo dõi thực hiện kế hoạch của mình và đánh giá vào cuối ngày, tổng kết và cuối tuần Thứ ba ngày 4 tháng 2 năm 2020 TOÁN: BÀI 66 LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (T2) I.Mục tiêu: - KT – KN: Em biết tính diện tích một số hình được tạo thành từ các hình đã học. - TĐ: Yêu thích môn học; tích cực trong các hoạt động học. - NL: Tự giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu HT, HS: Vở III. Điếu chỉnh NDDH: không IV. Điều chỉnh hoạt động học: theo logo V. Đánh giá thường xuyên: *HĐ khởi động: Trò chơi: “Truyền điện”: Giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức về công thức tính diện tích, chu vi các hình đã học. * Đánh giá : Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  11. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 - Tiêu chí: H nắm chắc các công thức tính diện tích của các hình đã được học. Tham gia chơi tích cực, sôi nổi. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. HĐ 4,5 - HĐTH: Hỗ trợ, giúp đỡ các em vận dụng giải được các bài toán tính diện tích, chu vi của các hình đã học. + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em nắm chắc cách tính diện tích ,chu vi các hình đã học. Câu hỏi gợi mở: Yc học sinh nêu lại cách thực hiện tính diện tích, chu vi của các hình đã học. + Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn trong nhóm gặp khó khăn và hướng dẫn các bạn cách thực hiện. * Đánh giá : - Tiêu chí: H nắm chắc các công thức tính diện tích của các hình đã được học.Vận dụng giải được các bài toán liên quan đến diện tích của một số hình đã học. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời và ghi chép ngắn. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình: Nói cho bố mẹ nghe cách thực hiện . TIẾNG VIỆT: BÀI 21A: TRÍ DŨNG SONG TOÀN (T3) I.Mục tiêu: - KT: Nghe, viết đúng một đoạn truyện : Trí dũng song toàn; Viết đúng các tiếng có thanh hỏi/thanh ngã. - KN: Rèn kĩ năng nghe - viết đúng, trình bày đúng, đẹp đoạn văn có nhiều câu hội thoại. - TĐ: Giáo dục HS có ý thức viết chữ đẹp, yêu thích cái đẹp. - NL: Tự học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu HT. HS: Vở III. Điếu chỉnh NDDH: HDD6 chọn BT b. IV. Điều chỉnh hoạt động học: theo logo V. Đánh giá thường xuyên: +/ HĐ khởi động: *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá:Giúp học sinh ôn lại các quy tắc viết chính tả. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi HĐTH 4: – Theo TL *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Viết đúng đoạn văn trong bài Trí dũng song toàn. - Phương pháp: Viết - Kĩ thuật: Viết nhận xét HĐTH 5,6 – Theo TL *Đánh giá: Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  12. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 - Tiêu chí đánh giá: Làm được bài tập theo yêu cầu: Giúp học sinh nắm chắc quy luật viết chính tả với những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã Bài 5b: Tìm và viết các từ: Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa Dám đương đầu với khó khăng nguy hiểm : Dũng cảm Lớp mỏng bên ngoài của cây, cỏ: vỏ Đồng nghĩa với giữ gìn: bảo vệ. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: .+/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em viết đúng và trình bài khoa học. Câu hỏi gợi mở: Nhắc lại tư thê ngồi viết, chữ viết như thế nào là đúng quy trình. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn đọc chậm trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình và luyện viết lại bài chính tả Thứ tư ngày 5 tháng 2 năm 2020 TOÁN : BÀI 67 EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC I. Mục tiêu: - KT – KN : Em ôn tập về tính diện tích các hình đã học ; tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan. - TĐ: Tích cực trong các hoạt động, yêu thích môn học. - NL: Vận dụng giải toán liê quan đến chu vi, diện tích các hình đã học nhanh. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: Phiếu HT, mô hình các hình đã học: Tam giác, hình thoi - HS: SHD III. Điếu chỉnh NDDH: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học:Không V. Đánh giá thường xuyên : * Khởi động: Trò chơi: ‘‘Đố bạn” khởi động tiết học: Củng cố, khắc sâu kiến thức về cách tính diện tích, chu vi các hình đã học. HĐ 2,3,4 - HĐTH: Tiếp cận, hỗ trợ. Giúp các em vận dụng thực hiện giải được các bài toán có liên quan. + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn các em thực hiện được bài toán. Câu hỏi gợi mở: Yc học sinh nhắc lại công thức tính diện tích các hình đã học. + Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và làm thêm các BT ở vở tự ôn luyện toán. * Đánh giá: -Tiêu chí: H nắm chắc các công thức tính diện tích của các hình đã được học, vận dụng giải được các dạng toán có liên quan. Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  13. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình: Chia sẻ cùng bố mẹ người thân những gì mình học hôm nay. TIẾNG VIỆT: BÀI 21B: NHỮNG CÔNG DÂN DŨNG CẢM (T1) I.Mục tiêu: - KT : Đọc, hiểu bài : Tiếng rao đêm. - KN : Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiện được nội dung truyện. - TĐ : Đề cao hình ảnh cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm. Mỗi công dân phải có ý thức giúp người khi bị nạn - NL: tự học, ngôn ngữ, sáng tạo II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Máy chiếu, Phiếu HT HS : SHD III . Điếu chỉnh NDDH : Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: theo logo V. Đánh giá thường xuyên : HĐ1: Theo TL *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Quan sát tranh và biết mọi người trong tranh đang xông vào đám cháy cứu người. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trình bày miệng. HĐ2,3,4,5: Giải nghĩa từ - luyện đọc Theo TL * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài, trả lời đúng các câu hỏi: Câu 1: Đám cháy xảy ra vào lúc nửa đêm. Câu 2: Người đã dũng cảm cứu em bé là người bán bánh giò. Đó là một thương binh nặng, chỉ còn một chân, khi rời quân ngũ làm nghề bản bánh giò. Là người bán bánh giò bình thường nhưng anh có hành động cao đẹp, dũng cảm: anh không chỉ báo cháy mà còn xả thân, lao vào đám cháy cứu người. Câu 3: Chi tiết: người ta cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ phát hiện ra anh có một cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh. Để ye đến chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung tóe, mới biết anh là người bán bánh giò. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em đọc đúng bài và nắm được nội dung bài đọc. Câu hỏi gợi mở: - HD các em cách đọc và luyện nhiều từ khó. ? Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  14. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn trong nhóm . VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình: chia sẻ cùng người thân những nội dung học được hôm nay. Tiếng Việt : BÀI 21B : NHỮNG CÔNG DÂN DŨNG CẢM (T2) I.Mục tiêu: - KT : Lập được chương trình cho một hoạt động tập thể. - KN : Rèn kĩ năng tự giác và tự lập được một chương trình HĐ. - TĐ: Giáo dục học sinh ham thích hoạt động tập thể. - NL: Phát triển ngôn ngữ, sáng tạo II. Chuẩn bị ĐD DH: GV : Phiếu HT, bảng nhóm. HS : VBT III. Điếu chỉnh NDDH: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học:Không V. Đánh giá thường xuyên : +/ HĐ khởi động: * Đánh giá : - Tiêu chí: Giúp các em thoải mái hơn trước khi vào tiết học. - Phương pháp: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. +/ HĐ 1- HĐTH : * Đánh giá : - Tiêu chí ĐGTX:Giúp các em biết lập được một chương trình cho một hoạt động trong công tác của liên đội. - Phương pháp: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. VD : Chương trình hội trại 1.Mục đích : Vui chơi, cùng tham gia các hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn 26- 3. 2. Công việc, phân công - Lập ban chỉ huy _ Chuẩn bị : Lều trại, dụng cụ, trang phục, đồ ăn, 3. Tiến trình. Thời gian : Ngày giờ VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế : Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em lập được chương trình. Câu hỏi gợi mở : Em sẽ có những dự kiến gì cho hoạt động của mình. Tích hợp KNS: Em với bạn đã làm gì để hoàn thành được nhiệm vụ của mình ? +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn trong nhóm mình kể được câu chuyện Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  15. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Nói những gì em học đượccùng bố mẹ. Tự mình lập một chương trình hoạt động khác. Thứ năm ngày 6 tháng 2 năm 2020 TOÁN: BÀI 68 HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƯƠNG I. Mục tiêu: - KT: Em nhận dạng được hình hộp chữ nhât, hình lập phương và nhận biết được một số đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - KN: Nhận biết một số hình hộp chữ nhật, hình lập phương nhanh. - TĐ: Yêu thích môn học. - NL: Vận dụng nêu được một số đặc điểm của một số hình hộp chữ nhật và hình lập phương trong thực tế: Hộp phấn, hộp sữa II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: Phiếu HT, Máy chiếu. - HS: SHD III. Điếu chỉnh NDDH: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học:Không V. Đánh giá thường xuyên : * Khởi động: Trò chơi: ‘Chiếc hộp bí mật’ khởi động tiết học. 2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: Việc 1: Cá nhân đọc và tìm hiểu nội dung HĐ 2. Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ cho nhau nghe nội dung ở HĐ2. Việc 3: NT điều hành cho các bạn chia sẻ nội dung HĐ2 kể tên được một số đồ vật có dạng hình chữ nhật, hình lập phương trong cuộc sống. HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung ở HĐ 2. 3. Thực hiện các hoạt động sau: Việc 1: Em thực hiện vào vở. Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ cho nhau nghe kết quả. Việc 3: NT tổ chức cho các bạn thực hiện. HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp cách thực hiện - Mời một bạn nêu kết quả HĐ 3. - Nhận xét và bổ sung. * GV giải thích thêm về các đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương 4. Em đọc kĩ nội dung sau và chia sẻ với bạn Việc 1: Cá nhân đọc và tìm hiểu nội dung HĐ 4. Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ cho nhau nghe nội dung ở HĐ4. HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung ở HĐ 4. * Đánh giá : - Tiêu chí: H nhận dạng và phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương; nêu một số đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.z - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi và nhận xét bằng lời. Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  16. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 HĐ 1,2 – HĐTH: Giúp học sinh biết vận dụng các đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương để nhận dạng được hình hộp chữ nhật và hình lập phương. + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em vận dụng thực hiện tốt các BT. + Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm.Làm thêm BT ở vở ÔL toán. * Đánh giá : - Tiêu chí: H nhận dạng được hình hộp chữ nhật và hình lập phương.Nắm chắc đặc điểm của từng hình. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi và nhận xét bằng lời. 5. Chơi TC: Đố bạn. Việc 1: Cá nhân đọc và tìm hiểu cách chơi Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ cho nhau nghe cách chơi Việc 3: NT điều hành cho các bạn thực hiện trò chơi HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trò chơi. Chia sẻ sau tiết học: Tiết học hôm nay các em đã học được những gì? VI Hướng dẫn ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình TIẾNG VIỆT: BÀI 21B: NHỮNG CÔNG DÂN DŨNG CẢM. (T3) I.Mục tiêu: - KT : Kể được một câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng,di tích lịch sử, văn hóa ; ý thức chấp hành giao thông đường bộ, hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ. - KN : Hiểu được nội dung chính câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện đã kể, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Rèn kĩ năng kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia, nhận xét cách kể của bạn. - TĐ : GD HS có ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử- văn hóa. - NL : Kể chuyện, sáng tạo, hợp tác II. Chuẩn bị ĐD DH: GV : Câu chuyện. HS : SHD III. Điếu chỉnh NDDH: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học:Không V. Đánh giá thường xuyên : * Khởi động: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi TC khởi động giúp học sinh có tinh thần thoải mái bằng một bài hát. 1.Chọn một trong các đề sau để chuẩn bị cho kể chuyện. * Đánh giá: - Tiêu chí ĐGTX: 2. Kể lại một việc làm của những người công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử, văn hóa. Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  17. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 3. Kể lại một việc làm thể hiện ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ. 4. Kể lại một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. Phương pháp: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. 2.Nhớ lại câu chuyện, sự việc để kể trong nhóm * Đánh giá: - Tiêu chí ĐGTX:Kể được câu chuyện theo chuẩn bị của mình. - Phương pháp: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế : Tiếp cận, hướng dẫn giúp các kể được câu chuyện. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn trong nhóm mình kể được câu chuyện VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Chia sẻ với bố mẹ, người thân những gì mình học được. Kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm cho mọi người cùng nghe. TIẾNG VIỆT: BÀI 21C: LUYỆN VIẾT VĂN TẢ NGƯỜI (T1) I. Mục tiêu: - KT: Nối được các vế câu ghép bằng quan hệ từ.Thêm được vế câu để tạo câu ghép. - KN: Biết sửa lỗi và viết lại đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn. - TĐ: Giáo dục H lòng say mê sáng tạo - NL: Phát triển ngôn ngữ, sáng tạo II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Bảng nhóm, phiếu HT. HS: SHD III. Điếu chỉnh NDDH phù hợp với vùng miền: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: V. Đánh giá thường xuyên: HĐkhởi động: Theo TL * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Ghép vế câu - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật : Gợi mở, trình bày miệng. +/ HĐ 2,3,4,5 - Theo TL : * Đánh giá : - Tiêu chí đánh giá: Giúp học sinh nắm được cách nối câu ghép bằng quan hệ từ và thêm được vế câu để tạo thành một câu ghép. Bài 3: a. Nhờ thời tiết thuận lợi nên lúa tốt. b.Tại thời tiết không thuận lợi nên lúa xấu. Giải thích: a) Nhờ là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt ( có thể dùng QHT nhờ, do, vì) b) Tại gắn với nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu Bài 5: Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  18. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 + Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị điểm kém. + Do nó chủ quan nên bài thi của nó không đạt điểm cao. + Nhờ cả tổ giúp đỡ tận tình nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Trình bày miệng. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em nắm chắc cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. Câu gợi mở: Có những quan hệ từ nào mà em đã được học? +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn đọc chậm trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện BT:. Đặt được câu ghép có hai vế câu trở lên,xác định CN- VN của câu ghép đó. Thứ sáu ngày 7 tháng 2 năm 2020 TOÁN: BÀI 69 DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (T1) I. Mục tiêu: - KT - KN: Em biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - TĐ: Yêu thích môn học. Tích cực trong các hoạt động. - NL: Vận dụng giải được bài toán liên quan đến diện tích xung quanh và toàn phần của hình hộp chữ nhật. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV+HS : SHD . III. Điếu chỉnh NDDH: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học:Không V. Đánh giá thường xuyên : * Khởi động: Ôn lại các đặc điểm của hình hộp chữ nhật. HĐ1,2,3 – HĐCB: Hỗ trợ, giúp học sinh nắm được cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em nắm được cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. + Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn trong nhóm mình. * Đánh giá : - Tiêu chí: H nắm chắc các công thức tính diện tích xung quanh và toàn phần của hình hộp chữ nhật, vận dụng giải được dạng toán cơ bản về diện tích xung quanh và toàn phần của hình hộp chữ nhật. - Phương pháp: Tích hợp - Kĩ thuật: Thực hành, trò chơi. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  19. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình. TIẾNG VIỆT: BÀI 21C: LUYỆN VIẾT VĂN TẢ NGƯỜI (T2) I.Mục tiêu: - KT : Sữa lỗi, viết lại được một đoạn văn cho hay hơn. - KN : Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự mêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người. Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn. - TĐ: Giáo dục H lòng say mê sáng tạo -NL: tự học, ngôn ngữ II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu HT HS: SHD III. Điếu chỉnh NDDH : Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: theo logo V. Đánh giá thường xuyên : +/ HĐ khởi động: - Tiêu chí đánh giá: Giúp H có tinh thần thoải mái trước khi vào tiết học. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trình bày miệng. +/HĐ 1,2,3 - HĐTH: * Đánh giá - Tiêu chí đánh giá: Hỗ trợ, giúp học sinh nhận ra được lỗi sai trong bài văn của mình và biết sữa lỗi của mình. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trình bày miệng, viết VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em biết nhận biết được lỗi và sữa lỗi sai. Câu hỏi gợi mở:Để tả hình dáng ta nên sử dụng những từ ngữ nào cho bài văn mình thêm sinh động. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn đọc chậm trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Các em về nhà viết lại đoạn văn khác cho hay hơn KHOA HỌC BÀI 23: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI, GIÓ VÀ NƯỚC CHẢY (T1) I. Mục tiêu - KT: Trình bày được tác dụng của NL mặt trời, NL gió và năng lượng nước chảy. Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  20. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 - KN: Lấy được ví dụ về con người đã khai thác và sử dụng NL gió, nước chảy trong cuộc sống. - TĐ: Biết sử dụng có ích và bảo vệ nguồn NL do con người tạo ra và trong tự nhiên. - NL: Tìm tòi, sáng tạo, tự học, hợp tác. II. Đồ dùng dạy học - GV : Tài liệu HDH, máy chiếu - HS : TLHDH III. Điếu chỉnh NDDH : Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: theo logo V. Đánh giá thường xuyên : 1. Trả lời câu hỏi * Đánh giá: + Tiêu chí:Biết Mặt Trời rất cần cho cuộc sống chúng ta. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 2. Đọc và trả lời * Đánh giá: + Tiêu chí: Biết được Mặt Trời là nguồn năng lượng của trái đất. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 3. Tìm hiểu về việc sử dụng năng lượng mặt trời * Đánh giá: + Tiêu chí:QS tranh nêu được con người cần năng lượng Mặt Trời để phơi thóc, làm muối, hệ thống pin Mặt Trời, Dàn thu năng lượng MT để làm nóng nước. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em trình bày được tác dụng của năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng nước chảy. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn đọc chậm trong nhóm. VII. Hoạt động ứng dụng: Em về nhà tìm hiểu việc sử dụng năng lượng MT, gió, nước chảy trong gia đình em. ÔN LUYỆN TV: TUẦN 21 ( VỞ EM TỰ ÔN LUYỆN) I.Mục tiêu: - KT : Đọc và hiểu bài : Vua Lí Thái Tông đi cày . Biết nhận xét về cách cai quản đất nước của vua.Biết nối các vê câu ghép bằng quan hệ từ chỉ nguyên nhân, kết quả.Phân biệt được từ chứa âm đâuù r/d/gi hoặc có dấu hỏ/ ngã - KN : Rèn HS kĩ năng trình bày câu trả lời ngắn gọn, vận dụng các kiến thức đã học để làm đúng và nhanh các bài tập. Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  21. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 - TĐ : GD học sinh luôn rèn luyện đức tính tốt cho mình. - NL : Giúp học sinh phát triển năng lực diễn đạt, cảm thụ văn bản. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Tài liệu học : Vở HD em tự ôn luyện TV HS: Vở HD em tự ôn luyện TV. III. Điều chỉnhnội dung học: không IV. Điếu chỉnh hoạt động học : theo logo V. Đánh giá thường xuyên : +/ HĐ1,2 : k/động :(theo tài liệu) *Đánh giá: - Tiêu chí: HS chia sẽ được những điều mình biết về các vị vua các triều đại phong kiến. - PP: vấn đáp - KT: đặt câu hỏi +/ HĐ 3 : (Điều chỉnh theo nhóm) Học sinh đọc và hiểu được bài : Vua Lí Thái Tông đi cày *Đánh giá: - Tiêu chí: HS trả lời được các câu hỏi như : Câu a : Lí thái Tông lầ 1 vị vua được ca ngợi có nhiều chiến công hiển hách,quan tâm đến việc sản xuuaats, mở mang văn hóa, lo đời sống nhân dân. Câu b chi tiết cho thấy ông quan tâm đến đồng ruộng : Nhiều lần ông đi thăm ruộng hoặc cày ruộng Câu c : Dạy cung nữ dệt vải,đem gấm vóc trong kho ra may áo cho quan ; cho soạn bộ luật. Câu d: HS nêu được như : ông là một người cai quản , trị vì đất nước có tâm, gần dân, biết quan tâm đến đời sống của người dân. -PP: vấn đáp - KT: đặt câu hỏi +/HĐ 4 (cá nhân) *Đánh giá: - Tiêu chí: Học sinh đền được tiếng để có r/d/gi ; đánh dấu đúng vào ô trước câu thành ngữ, tục ngữ đúng chính tả. - PP: quan sát - KT: ghi chép ngắn +/ HĐ 5,6( theo tài liệu) *Đánh giá: - Tiêu chí: Học sinh tìm được câu chép chỉ nguyên nhân kết quả và quan hệ từ trong câu ghép ; điền được cặp từ phù hợp trong các câu ghép sau. - PP : quan sát ;vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  22. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em nắm chắc các kiến thức đã học. Hoàn thành được HĐ 6 +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở vở và hỗ trợ thêm cho các bạn tiếp thu chậm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần 7 ứng dụng SHTT: SINH HOẠT LỚP: HOẠT ĐỘNG ĐỌC SÁCH. I. Mục tiêu: - KT: Biết ý nghĩa và cách thực hiện hiệu quả các hoạt động đọc sách. Biết tự nhận xét về tình hình tuần qua và hoạt động tuần tới. - KN: Thực hiện các hoạt động vệ sinh đọc sách. - TĐ: Giáo dục ý thức đọc sách nâng cao kiến thứuc, tinh thần tham gia các hoạt động tập thể. - NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị: Bài giới thiệu sách, một số cuốn sách hay III. Các hoạt động * Khởi động: BVN cho cả lớp hát bài hát khởi động NỘI DUNG 1: HOẠT ĐỘNG ĐỌC SÁCH (25p) HĐ 1: Thảo luận về hoạt động đọc - Việc 1: Ban thư viện của lớp nêu tình hình và hiệu quả của hoạt động đọc sách của lớp trong thời gian vừa qua và biện pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động đọc sách. - Việc 2: Các nhóm thảo luận, trình bày ý kiến - Việc 3: GV nhận xét, nêu ý nghĩa các hoạt động đọc sách *Đánh giá: -Tiêu chí: HS nắm hiệu quả đọc sách trong thời gian vừa qua và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách, -PP: vấn đáp, quan sát - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, ghi chép ngắn. HĐ 2: Tổ chức hoạt động đọc - Việc 1: Ban thư viện nhóm giới thiệu một cuốn sách và hướng dẫn cụ thể cách đọc sách hiệu quả - Việc 2: Các nhóm chọn 1 cuốn sách và đọc. - Việc 3: Các nhóm chia sẻ về phương pháp đọc và ý nghĩa cuốn sách vừa đọc *Đánh giá: -Tiêu chí: Các nhóm nắm được quy trình đọc sách hiệu quả. Có ý thức đọc sách nâng cao vốn kiến thức. -PP: vấn đáp, quan sát - Kĩ thuật: trình bày miệng, đặt câu hỏi, ghi chép ngắn. HĐ 3: Đọc sách - Việc 1: HS đọc 1 cuốn sách - Việc 2: GV tổng kết nhận xét kết quả hoạt động *Đánh giá: Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ
  23. Giáo án lớp 5A- Tuần 21 Năm học: 2019-2020 -Tiêu chí: HS tích cực tham gia hoạt động, đọc được những cuốn sách hay, bổ ích -PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, tôn vinh học tập. NỘI DUNG 2: SINH HOẠT LỚP (10P) Nhận xét hoạt động tuần 21 và kế hoạch tuần 22. - Đại diện các ban nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần. - HĐTQ nhận xét chung các mặt hoạt động của lớp. - HS tham gia phát biểu ý kiến. - Tuyên dương các học sinh có thành tích nổi bật và tiến bộ trong tuần - GV phổ biến một số hoạt động trong tuần 22 - HS thảo luận đưa ra biện pháp thực hiện kế hoạch hoạt động tuần tới. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS tự đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm trong tuần. HS nắm được kế hoạch tuần 22. HS tự đưa ra được các phương pháp để phát huy ưu điểm và khắc phục các nhược điểm. Có ý thức phấn đấu, nâng cao chất lượng hoạt động của lớp. - PP: quan sát, vấn đáp - KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư Trường Tiểu học Phú Thuỷ