Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 (Năm học 2020 - 2021) - Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ

doc 24 trang thienle22 3720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 (Năm học 2020 - 2021) - Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_10_nam_hoc_2020_2021_giao_vien_le_thi_mi.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 (Năm học 2020 - 2021) - Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ

  1. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 Tuần 10 Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2020 TOÁN: BÀI 30 : CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN(Tiết 1) (BÀI ĐIỀU CHỈNH ) I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS biết cộng hai số thập phân. - KN: Có kĩ năng cộng hai số thập phân. - TĐ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học. - KN: Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: phiếu BT. HS: vở ô li III. Các hoạt động học : A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động: -Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học. -Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. -Đọc mục tiêu. 1. Chơi trò chơi “ Đố bạn”. Việc 1: Cá nhân quan sát và đọc thông tin ở TLHDH, hoàn thành bảng Việc 2: Chia sẻ kết quả với các bạn trong nhóm Việc 3: Thi đua nói nhanh kết quả trước lớp. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS hoàn thành bảng viết cân nặng các con vật theo thứ tự từ bé đến lớn - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép nhanh; nhận xét bằng lời 2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau. Việc 1: Cá nhân các thông tin ở hoạt động 2 (sách TLHDH) Việc 2: Trao đổi với các bạn trong nhóm về cách thực hiện cộng hai số thập phân Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp. *Đánh giá: Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  2. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 - Tiêu chí: HS nắm được cách đặt tính cộng hai số thập phân. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép nhanh; nhận xét bằng lời 3. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau. Việc 1: Cá nhân thông tin ở hoạt động 3 (sách TLHDH) Việc 2: Trao đổi với các bạn trong nhóm về cách thực hiện cộng hai số thập phân Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp. - GV chốt kiến thức *Đánh giá: - Tiêu chí: HS thực hiện được cộng hai số thập phân. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp, viết - Kĩ thuật: Ghi chép nhanh; nhận xét bằng lời, viết nhận xét 4. Đọc kĩ nội dung. Việc 1: Đọc kĩ nội dung và đố bạn nêu cách cộng hai số thập phân Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau: - Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau. - Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên. - Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng. Việc 2: Nói với bạn cách cộng hai số thập phân, lấy ví dụ minh họa. Việc 3: Báo cáo kết quả với GV. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nắm cách cộng hai số thập phân, . - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép nhanh; nhận xét bằng lời Hướng dẫn các em lấy một số ví dụ minh họa về cộng hai số thập phân, thực hiện và chia sẻ cùng bố mẹ, anh chị của mình. Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  3. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP 1 ( TIẾT 1) I.Mục tiêu: - KT : Học thuộc lòng một số đoạn văn , thơ. - KN : Đọc trôi chảy, diễn cảm các bài thơ và một số đoạn văn. - TĐ : Giáo dục HS mạnh dạn tự tin trình bày ý kiến của mình và bảo vệ được ý kiến mình đưa ra . - NL : Rèn luyện năng lực ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu HT HS: TLHDH III.Điều chỉnh NDDH : Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: theo logo V. Đánh giá thường xuyên: 1. HĐ1: (Theo tài liệu) - Bốc thăm phiếu và thực hiện yêu cầu trên phiếu. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Thuộc lòng bài theo yêu cầu trên phiếu. - Trả lời được câu hỏi về nội dung bài. + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em đọc đúng và hiểu bài Câu hỏi gợi mở: +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn đọc chậm trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Đọc thuộc lòng các bài thơ đã ôn lại cho người thân nghe. HĐNGLL: VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 I. Mục tiêu: - KT: Giúp học sinh biết tham gia các tiết mục hát,múa, đọc thơ về chủ đề thầy cô giáo. - KN: HS múa hát, đọc thơ một cách tự nhiên, biết thể hiện điệu bộ cử chỉ qua từng bài hát, bài múa và bài thơ. -TĐ: Các em biết thể hiện tình cảm của mình với thầy cô giáo. Kính trọng và nhớ ơn thầy cô. - NL: Phát triển năng lực biểu diễn, sự tự tin. II. Chuẩn bị: GV chuẩn bị phiếu cho học sinh tham gia trò chơi. Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  4. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 III. Các hoạt động: HĐ khởi động: cho hát tập thể bài hát về thầ cô. “Những bông hoa những bài ca” HĐ 1: Chơi trò chơi: “Ai nhanh ai đúng” Việc 1: yêu cầu HS thảo luận để ghi lại tên các bài hát , bài thơ nói về thầy cô Việc 2: Chia sẽ trước lớp. Việc 3: Đánh giá trò chơi. GV chia sẽ thêm * Đánh giá : - Tiêu chí :HS nhớ được tên một số bài thơ, bài hát nói về thầy cô và viết vào bảng nhóm rõ, đẹp. - PP : quan sát ; - KT : ghi chép nhanh HĐ 2: Thi hát,múa, đọc thơ Chia lớp thành 2 đội: 1 đội theo số chẳn lẻ. Nếu em nào bó được số chẳn thì về một đôi và số lẻ thì về một đội. Việc 1: HS oăn tù tì nếu ai thắng thì được hát hoặc đọc thơ trước, nếu đội nào đến lượt không thực hiện được là thua cuộc. Việc 2:GV cùng lớp nhận xét qua trò chơi. Cho học sinh liên nêu lên ý nghĩa của một số bài hát hoặc bài thơ. * Đánh giá : - Tiêu chí :HS nhớ và hát hoặc đọc 1 đoạn của bài hát hay bài thơ. - PP : Quan sát ; -KT : thangđo HĐ kết thúc : GV cho HS hát toàn lớp cùng vận động 1 bài hát. Phần ứng dụng : Yêu cầu HS về tìm hiểu thêm các bài thơ,bài hát về thầy cô. Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  5. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 TIẾNG VIỆT : ÔN TẬP 1 ( TIẾT 2) I.Mục tiêu: - KT: Học thuộc lòng một số đoạn văn , thơ đã học từ bài 1A đến 9B. Nắm được nội dung chính của các bài tập đọc từ bài 1A đến 9B. - KN: Đọc trôi chảy, diễn cảm các bài thơ và một số đoạn văn. Có kĩ năng trình bày bài viết sạch ,đẹp, mềm mại. - TĐ: Giáo dục học sinh ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ vở sạch đẹp. - NL: Rèn luyện năng lực ngôn ngữ, tự học. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: SHD, HS: SHD III.Điều chỉnh NDDH : Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: V. Đánh giá thường xuyên: HĐ2 (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Kể tên các chủ điểm và các bài thơ từ bài 1A đến 9B kèm theo tên tác giả các bài thơ đó. - Nêu được nội dung chính của các bài thơ đó. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3:Theo TL - Bốc thăm phiếu và thực hiện yêu cầu trên phiếu. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Thuộc lòng bài theo yêu cầu trên phiếu. - Trả lời được câu hỏi về nội dung bài. + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Đọc thuộc lòng các bài thơ đã ôn lại cho người thân nghe. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em đọc đúng và hiểu bài +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn đọc chậm trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Đọc thuộc lòng các bài thơ đã ôn lại cho người thân nghe Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  6. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP 1 ( TIẾT 3) I.Mục tiêu: - KT: Học thuộc lòng một số đoạn văn , thơ đã học từ bài 1A đến 9B. Nêu chi tiết em thích nhất ở 1 trong 4 bài văn miêu tả đã học. Nghe – viết bài Nỗi niềm giữ nước giữ rừng. - KN: Đọc trôi chảy, diễn cảm các bài thơ và một số đoạn văn. Biết đưa ra lí lẽ để giải thích vì sao em thích chi tiết đó. - TĐ: HS có ý thức diễn đạt lời nói rõ ràng, nghiêm túc. - NL: Rèn luyện năng lực tự học, ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: phiếu BT. SHDH III. Điếu chỉnh NDDH : HĐ 4,5,6 IV. Điều chỉnh hoạt động học: theo logo V. Đánh giá thường xuyên: HĐ4: (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Kĩ năng viết chính tả của HS. Trình bài đẹp và khoa học bài: Nỗi niềm giữ nước giữ rừng. + PP: quan sát, vấn đáp, viết. + KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. HĐ5:Theo TL - Bốc thăm phiếu và thực hiện yêu cầu trên phiếu. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Thuộc lòng bài theo yêu cầu trên phiếu. - Trả lời được câu hỏi về nội dung bài. + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ6: (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí : - Nêu được chi tiết em thích nhất ở 1 trong 4 bài văn miêu tả đã học: a. Quang cảnh làng mạc ngày mùa. b. Một chuyên gia máy xúc. c. Kì diệu rừng xanh. d. Đất Cà Mau. - Giải thích được vì sao em thích chi tiết đó. + PP: quan sát, vấn đáp, + KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  7. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 +/ Đối với học sinh TTC: Giúp các em biết chọn một bài để thích và giải thích đơn giản +/ Đối với học sinh TTN: hoàn thành nhanh các yêu cầu và giúp đỡ bạn TTC. VII.Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà đọc lại các bài tập đọc trên Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2020 TOÁN: BÀI 30 : CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN (Tiết 2) I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS nắm được tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân; giải được bài toán với phép cộng hai số thập phân, bài toán có nội dung hình học - KN: HS có kĩ năng thực hành làm nhanh các bài tập. - TĐ: Có ý thức trong khi học tập, tích cực trong các hoạt động - KN: Biết tự giải quyết các hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập được giao. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: phiếu BT. HS: vở ô li III. Điều chỉnh hoạt động học: IV. Điếu chỉnh NDDH : không V. Đánh giá thường xuyên: +/ HĐ khởi động: Trò chơi: “ Đố bạn” : Củng cố,khắc sâu kiến thức về cộng các số thập phân. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nhìn vào phiếu nêu nhanh kết quả. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép nhanh; nhận xét bằng lời +/ HĐ 1,2, * Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết cách đặt tính và thực hiện cộng các số thập phân. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp; - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời; +/ HĐ 3 * Đánh giá: - Tiêu chí: HS giải được bài toán. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp;viết - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời;viết nhận xét. +/ HĐ 4 * Đánh giá: - Tiêu chí: HS tính và so sánh được giá trị của a+b và b+a - Phương pháp: quan sát; vấn đáp;viết Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  8. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi;viết nhận xét. +/ HĐ 5 * Đánh giá: - Tiêu chí: HS giải được bài toán. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp;viết - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời;viết nhận xét. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Giúp các em thực hiện được các bài tập. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình TIẾNG VIỆT: Bài 10 B ÔN TÂP 2 ( TIẾT 1) I.Mục tiêu: - KT: Ôn tập các bài tập đọc từ 1A đến 9B. - KN: Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu,giữa các cụm từ,nhấn giọng những từ ngữ gợi tả,gợi cảm. - TĐ: GDHS ý thức tự học. - NL: Rèn luyện năng lực ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu HT HS: TLHDH III. Điếu chỉnh NDDH : Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: V. Đánh giá thường xuyên: 1. HĐ1: (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: hs giải được ô chữ để tìm được từ hàng dọc. Hàng ngang: 1. Tình 2. Tổ 3. Quay 4. Uống 5. Sống 6. Vóc Hàng dọc: TỔ QUỐC + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 2. HĐ2 (Theo tài liệu) - Bốc thăm phiếu và thực hiện yêu cầu trên phiếu. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Thuộc lòng bài theo yêu cầu trên phiếu. - Trả lời được câu hỏi về nội dung bài. + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  9. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế:Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em đọc đúng ngắt nghỉ. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn đọc chậm trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình: Đọc lại các bài vừa ôn cho người thân mình nghe. Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2020 ĐẠO ĐỨC: TÌNH BẠN(T2) I. Mục tiêu: -KT: Học sinh biết: ứng xử phù hợp trong những tình huống bạn mình làm điều sai.Biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè -KN: HS thực hành giải quyết các tình huống phù hợp, tự tin. -TĐ: Đối xứ tốt với bạn bè, xây dựng tình bạn đẹp. - NL: Giúp HS phát triển năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống. II. Tài liệu, phương tiện: - Tranh, ảnh, phiếu III. Các hoạt động học: A. Khởi động - HĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp B. Hoạt động thực hành HĐ 1: Bài tập 1: SGK(Đóng vai) - GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm để các nhóm thực hiện Việc 1: HS trong nhóm thảo luận phân công vai Việc 2: Tập trình bày trong nhóm Việc 3: Các nhóm lên chia sẽ trước lớp -Các nhóm khác nhận xét -GV tương tác: Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  10. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn không? Em có nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn em không cho em làm những điều sai trái? Em có giận có trách bạn không? GVKL: Cần khuyên ngăn góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt. *Đánh giá: - Tiêu chí : các em biết ứng xử phù hợptrong tình huống bạn mình làm điều sai - PP : quan sát, vấn đáp ; - Kĩ thuật : ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.; 2. HĐ 2: Liên hệ bản thân GV yêu cầu học sinh tự liên hệ cá nhân sau đó chia sẽ trước lớp GV chia sẽ thêm và đi đến KL: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên mà có mà mỗi người chúng ta phải cố gắng vun đắp giữ gìn. 3.HĐ 3: Bài tập 3 SGK( Trò chơi) Gv tổ chức cho các em thi hát ,kể chuyện, đọc thơ, ca da, tục ngữ về chủ đề tình bạn. Chia thành hai đội nam và nữ Mỗi đội lần lượt thực hiện một yêu cầu nếu đội nào không thực hiện được thì đội đó thua cuộc. GV và HS Cùng lắng nghe và nhận xét *Đánh giá: - Tiêu chí : HS thực hiện được theo yêu cầu của trò chơi qua đó củng cố kiến thức của bài học - PP : quan sát ; vấn đáp. - Kĩ thuật : ghi chép ngắn.;nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng - Đọc cho ba mẹ nghe các câu thành ngữ, tục ngữ, mẫu chuyện đã tìm được. Thực hiện những công việc trên. Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  11. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP 2 ( TIẾT 2) I.Mục tiêu: 1. KT: Hệ thống hóa vốn từ ngữ ( danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) theo các chủ điểm đã học từ bài 1A đến 9C. Ôn tập các loại từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách các nhân vật trong vở kịch Lòng dân. 2. KN: Rèn cho học sinh kĩ năng phân biệt từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, danh từ động từ, tính từ. 3. TĐ: GDHS ý thức tự học, tình yêu quê hương, đất nước. 4. NL: Rèn luyện năng lực ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu HT HS: TLHDH III. Điếu chỉnh NDDH : Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: V. Đánh giá thường xuyên: HĐ3: (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: viết đúng các từ loại danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm vào phiếu HT. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 4: (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Tìm và viết đúng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ: bảo vệ, bình yên, đoàn kết, bạn bè, mênh mông. Bảo vệ Bình yên Đoàn kết Bạn bè Mênh mông Từ đồng Giữ gìn Thanh bình Đùm bọc Bạn hữu Bao la nghĩa Từ trái Phá hoại Loạn lạc Chia rẽ Kẻ thù Nhỏ bé nghĩa + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 5: (Theo tài liệu) * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: nêu được nét nổi bật về tính cách các nhân vật trong vở kịch Lòng dân. Nhân vật Tính cách Dì Năm Bình tĩnh, nhanh trí, dũng cảm bảo về cán bộ An Thông minh, nhanh trí Chú cán bộ Nhanh trí, yêu nước Cai, lính Hung dữ Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  12. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em tìm được các từ loại danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm vào phiếu HT. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn đọc chậm trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Đọc lại vở kịch Lòng dân với giọng đọc thể hiện tính cách nhân vật. TOÁN: BÀI 31 : TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN(Tiết 1) I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS tính tổng nhiều số thập phân. - KN: Có kĩ năng tính được tổng nhiều số thập phân. - TĐ: Giáo dục các em tính tự giác, ham thích tìm hiểu môn học - KN: Giúp phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề học tập trong tiết học II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: phiếu BT. HS: vở ô li III. Điếu chỉnh NDDH : không IV. Điều chỉnh hoạt động học: V. Đánh giá thường xuyên: 1. Trò chơi: ‘‘Tổng hai số thập phân’’ khởi động tiết học : Củng cố, khắc sâu kiến thức về tổng hai số thập phân. * Đánh giá: - Tiêu chí:HS viết được hai số thập phân bất kì rồi bạn bên cạnh tìm được tổng của hai số đó. - Phương pháp: Quan sát;vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn;nhận xét bằng lời 2. Thực hiện lần lượt các hoạt động: a) Đọc kĩ ví dụ và giải thíc cho bạn nghe. b) Nói với bạn cách tính tổng nhều số thập phân, lấy ví dụ minh họa. * Đánh giá: - Tiêu chí:HS đọc kĩ ví dụ nắm được cách tính tổng nhiều số thập phân. - Phương pháp: Quan sát;vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn;nhận xét bằng lời 3. Thực hiện lần lượt các hoạt động: a) Thảo luận cách giải bài toán b) Nói với bạn cách trình bày bài toán và viết vào vở. Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  13. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 * Đánh giá: - Tiêu chí:HS đọc bài toán nắm được cách giải và trình bày vào vở. - Phương pháp: Quan sát;vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn;nhận xét bằng lời 4. Thực hiện lần lượt các hoạt động: a) Tính: 4,37+ 16,35+ 8,25 b) Nêu được bài toán có sử dụng phép tính trên rồi chia sẻ với bạn cách giải bài toán. * Đánh giá: - Tiêu chí:HS nêu được bài toán vài chia sẻ được với bạn cách giải bài toán đó. - Phương pháp: Quan sát;vấn đáp, viết - Kĩ thuật: ghi chép ngắn;nhận xét bằng lời, viết nhận xét. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em nắm chắc cách tính tổng nhiều số thập phân. Câu hỏi gợi mở: - Muốn cộng nhiều số thập phân ta làm thế nào? - Lấy một ví dụ rồi thực hiện trước lớp cộng nhiều số thập phân đó? +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH giúp đỡ các bạn trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em về chia sẻ cáchtính và đửaa một số ví dụ minh họa đểthực hiện việc cộng nhiều số thập phân thập phân cho những người thân trong gia đình. Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2020 TOÁN: BÀI 31 : TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN(Tiết 2) I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS nắm được tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và vận dụng để tính tổng bằng cách thuậ tiện nhất. - KN: Rèn kĩ năng thực hành nhanh, thành thạo. - TĐ: GD thái độ tích cực thực hành. - KN: Phát triển cho HS năng lực giải quyết vấn đề, suy luận toán học. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: phiếu BT. HS: vở ô li III. Điếu chỉnh NDDH : không IV. Điều chỉnh hoạt động học: V. Đánh giá thường xuyên: +/ HĐ khởi động: Trò chơi: “ Đố bạn” : Củng cố,khắc sâu kiến thức veefcachs tính tổng nhiều số thập phân, Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  14. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nhìn vào phiếu nêu nhanh kết quả. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép nhanh; nhận xét bằng lời +/ HĐ 1: Tính *Đánh giá: - Tiêu chí: HS đặt tính và thực hiện tính tổng nhiều số thập phân. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp, viết - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời,viết nhận nhận xét(GV) +/ HĐ 2: Tính rồi so sánh giá trị. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS tính và so sánh được giá trị của (a+b) +c và a+(b+c) - Phương pháp: quan sát; vấn đáp, - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi-nhận xét bằng lời, +/ HĐ 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất *Đánh giá: - Tiêu chí: HS tìm ra cách đê thực hiện tính bằng cách thuận tiện nhất - Phương pháp: quan sát; vấn đáp,viết - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi-nhận xét bằng lời,viết nhận xét. +/ HĐ 4: Điền dấu thích hợp: *Đánh giá: - Tiêu chí: HS lựa chọn dấu phù hợp điền vào chỗ chấm. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp, - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi-nhận xét bằng lời +/ HĐ 5: Giải bài toán *Đánh giá: - Tiêu chí:Hs giải được bài toán. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp,viết - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi-nhận xét bằng lời,viết nhận xét. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Giúp các em nắm chắc cách tính tổng nhiều số thập phân, tính chất kết hợp của phép cộng nhiều số thập phân. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡcác bạn trong nhóm VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình. Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  15. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 TIẾNG VIỆT: BÀI 10B ÔN TẬP 2 ( TIẾT 3) I.Mục tiêu: - KT : Phân vai, diễn lại vở kịch Lòng dân.Ôn tập các loại từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa. - KN : Rèn kĩ năng phân biệt được các loại từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa. - TĐ : Diễn đạt lời nói ngắn gon, rõ ràng, rành mạch, tình yêu quê hương, đất nước. - NL : Rèn luyện năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Bảng nhóm HS: VBT III. Điếu chỉnh NDDH : HĐ 6,7,8,9,10 IV. Điều chỉnh hoạt động học: theo logo V. Đánh giá thường xuyên: HĐ6: Theo TL * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá : Đóng vai diễn lại được vở kịch Long dân. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ7: Theo TL * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá : thay được các từ in đậm bằng các từ đồng nghĩa cho chính xá hơn. bê – bưng ; bảo – mời ; vò – xoa ; thực hành – làm. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, giao lưu chia sẻ, tôn vinh học tập. HĐ8: Theo TL * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá : điền đúng các từ trái nghĩa để hoàn chỉnh câu tục ngữ. 1. no ; 2. bại ; 3. đẹp + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, giao lưu chia sẻ, tôn vinh học tập. HĐ9: Theo TL * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá : Đặt được câu phân biệt hai từ đồng âm : giá( giá tiền) – giá ( giá để đồ vật). Cái cặp này có giá rất đắt - Quyển sách đặt trên giá gỗ + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời , tôn vinh học tập. HĐ10: Theo TL * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá : Đặt được câu với mỗi nghĩa của từ ‘ ‘đánh’’ : Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  16. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 a. Bạn An không vâng lời nên bị bố đánh. b. Em biết đánh đàn Piano. c. Mẹ đã đánh sạch sẽ đôi dép cho em. + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời , tôn vinh học tập. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế : Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em nắm được kiến thức về các loại từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn trong nhóm HT bài tập phần lập dàn ý. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình. Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2020 KĨ THUẬT: BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH. I. MỤC TIÊU: - Biết cách bày dọn bữa ăn ở gia đình. Biết liên hệ với việc bày, dọn bữa ăn ở gia đình - Bày, dọn được bữa ăn trong gia đình - Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn. - Năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác II. ĐỒ DÙNG: 1. Giáo viên: - Tranh ảnh một số kiểu trình bày món ăn trong mâm hoặc trên bàn ăn ở các gia đình thành phố, nông thôn. - Phiếu đánh giá kết quả học tập 2. Học sinh: Vở bài tập. III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Khởi động: Việc 1: Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát 1 bài Việc 2: Gv nhận xét - Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS vui vẻ, hát đúng lời bài hát, tâm thế thoải mái sẵn sàng vào học bài mới + PP: Vấn đáp + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  17. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 2.Hình thành kiến thức. - Giới thiệu bài- ghi đề bài – HS đọc mục tiêu. 1. Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn. Việc 1: Quan sát hình 1, đọc nội dung mục 1a (SGK) và trả lời câu hỏi: + Nêu mục đích của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn? Việc 2: Chia sẻ Việc 3: Thống nhất ý kiến và báo cáo với cô giáo. Việc 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Nêu các công việc cần thực hiện khi bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn? Việc 2: Chia sẻ Việc 3: Thống nhất ý kiến và báo cáo với cô giáo. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Biết cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lí. + Mạnh dạn, tư tin khi trình bày. - Phương pháp đánh giá: Vấn đáp - Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. 2. Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn. Việc 1: Đọc thông tin ở SGK tr 43 (đọc 2 lần) và trả lời câu hỏi: + Mục đích của việc thu dọn sau bữa ăn? + Trình bày cách tiến hành thu dọn sau bữa ăn? Việc 2: Ghi vào vở hoặc PBT kết quả của mình. Việc 1: Trao đổi với bạn về mục đích và cách thu dọn sau bữa ăn. Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  18. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 Việc 2: Đặt câu hỏi và liên hệ thực tế về cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình với cách thu dọn sau bữa ăn nêu trong SGK. Việc 3: Thống nhất kết quả. Việc 1: Thảo luận chung. Việc 2: Báo cáo với cô giáo về kết quả và những điều em chưa hiểu. Quan sát cô giáo hướng dẫn lại các thao tác luộc rau. KL: Thu dọn sau bữa ăn cần gọn gàng, cẩn thận và đảm bảo vệ sinh. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Biết cách thực hiện công việc thu, dọn sau bữa ăn như thế nào cho hợp lí và đảm bảo vệ sinh. + Mạnh dạn, tư tin khi trình bày. - Phương pháp đánh giá: Vấn đáp - Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời; Trình bày miệng; Tôn vinh; Phân tích, phản hồi. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. Câu 1: Nêu tác dụng của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn. Việc 1: Đọc và làm BT. Việc 2: Chia sẻ kết quả. Việc 3: Nhóm trưởng thống nhất kq, báo cáo: *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Hs nêu được tác dụng của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn từ đó áp dụng vào thực tế gia đình mình. + Hs tích cực, mạnh dạn, tư tin khi trình bày. - Phương pháp đánh giá: Vấn đáp; Quan sát - Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; trình bày miệng, tôn vinh; Ghi chép ngắn. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Giúp đỡ gia đình trong công việc nội trợ. Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  19. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 TOÁN: BÀI 32 : TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN(Tiết 1) I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS biết trừ hai số thập phân. - KN: Có kĩ năng trừ hai số thập phân. - TĐ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học. - KN: Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: phiếu BT. HS: vở ô li III. Điều chỉnh hoạt động học: IV. Điếu chỉnh NDDH : không V. Đánh giá thường xuyên: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Chơi trò chơi “ Giúp bạn qua cầu”. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS đưa được Voi, Gấu, Sư tử. Bò qua được cầu an toàn. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép nhanh; nhận xét bằng lời 2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau. a) Đọc bài toán b) Thảo luận cách giải bài toán. c) Đọc kĩ nội dung. 3. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau. a) Thảo luận cách đặt tính rồi tính: 46,7- 29,43 b) Đọc kĩ nội dung c) Đặt tính rồi tính *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nắm được cách đặt tính của trừ hai số thập phân và thực hiện tính. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép nhanh; nhận xét bằng lời 4. Đọc kĩ nội dung. Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau: - Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau. - Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên. - Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nắm nội dung lấy được ví dụ minh họa. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp, viết Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  20. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 - Kĩ thuật: Ghi chép nhanh; nhận xét bằng lời, viết nhận xét VI.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Giúp các em thực hiện được các bài tập. Câu hỏi gợi mở: - Muốn trừ hai số thập phân ta làm thế nào? - Lấy một ví dụ rồi thực hiện trước lớp trừ hai số thập phân đó? +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em lấy một số ví dụ minh họa về trừ hai số thập phân, thực hiện và chia sẻ cùng bố mẹ, anh chị của mình. TIẾNG VIỆT: Bài 10 C: ÔN TẬP 3 ( TIẾT 1) I. Mục tiêu: -KT: Giúp HS đọc- hiểu bài thơ Mầm non. Củng cố lại các kiến thức về từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ láy, các từ loại: danh từ, động từ, tính từ. -KN: Rèn kĩ năng đọc, trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc và luyaanj tập về từ loại đã học. -TĐ: Giáo dục học sinh thái độ học tập tích cực, biết yêu quý, giữ gìn Tiếng Việt. -NL: Giúp HS phát triền năng lực năng lực giao tiếp, NL tự giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị đồ dùng: SHD III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Theo các nội dung dạy học ở SHD IV. Điều chỉnh hoạt động học : V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 1 : Theo logo: *Đánh giá: -Tiêu chí: HS điền đúng tiếng vào ô để kết hợp tạo thành từ. VD: hữu nghị, hữu hạn, bạn hữu, hữu hảo, chính hữu, hữu tình, -Phương pháp: quan sát; vấn đáp -Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời. HĐ 2,3 : Theo logo *Đánh giá: -Tiêu chí: HS đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi ở tài liệu: 1-d; 2-a; 3-a; 4-b; 5-c; 6-c; 7-a; 8-b, 9-c; 10-a -Phương pháp: quan sát; vấn đáp -Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: +/ Đối với học sinh TTC: Giúp các em trả lời đúng các câu hỏi +/ Đối với học sinh TTN: hoàn thành nhanh các yêu cầu và giúp đỡ bạn TTC. VII.Hướng dẫn phần ứng dụng: Theo SHD Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  21. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 TIẾNG VIỆT: Bài 10 C: ÔN TẬP 3 ( TIẾT 2) I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS viết được bài văn tả ngôi nhà thân yêu - KN: Rèn kĩ năng viết, trình bày bài văn - TĐ: Giáo dục học sinh thái độ học tập tích cực, biết yêu quý, giữ gìn Tiếng Việt. - NL: Giúp HS phát triền năng lực năng lực giao tiếp, NL tự giải quyết vấn đề. II.Chuẩn bị đồ dùng: SHD III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Theo các nội dung dạy học ở SHD IV. Điều chỉnh hoạt động học : V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 4 : Theo logo: *Đánh giá: - Tiêu chí: HS tả ngôi trường thân yêu theo đúng bố cụ bài văn, đúng yêu cầu. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời. VI.Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: +/ Đối với học sinh TTC: Giúp các em tả được ngôi trường theo đúng yêu cầu. +/ Đối với học sinh TTN: hoàn thành nhanh các yêu cầu và giúp đỡ bạn TTC. Viết được đoạn văn có sử dụng từ ngữ, hình ảnh sáng tạo. VII.Hướng dẫn phần ứng dụng: Theo SHD ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP I. Mục tiêu: - KT: Giúp học sinh luyện viết đúng mẫu các chữ cái viết hoa trong bài: Vũng Chùa Đảo Yến Viết hoàn chỉnh bài đúng tốc độ viết chính tả. - KN: Rèn các em kĩ năng viết nối nét liền, mềm mại, viết chữ cái viết hoa đúng kĩ thuật. Trình bày giống bài mẫu. - TĐ: GD các em tính cẩn thận, có ý thức luyện chữ. - NL: Giúp HS phát triển năng lực viết. II. Chuẩn bị: - HS vở luyện viết chữ đẹp, bút máy. - Sổ ghi chép để ghi đánh giá HS trong khi các em viết. III. Các hoạt động: - HĐ 1: Luyện một số con chữ và chữ khó trong bài viết. Việc 1: GV chọn một số con chữ viết hoa viết lên bảng. Việc 2: Lưu ý cho các em những điểm trong con chữ các em thường đưa nét sai. Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  22. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 Việc 3: HS luyện viết vào nháp các chữ cái và các từ khó viết trong bài - HĐ 1: Luyện viết toàn bài:. Việc 1: HS đọc qua một lần. Việc 2: Nhìn và chép bài vào vở luyện chữ đẹp Việc 3: HS tự dò lỗi chính tả của bài mình. * Đánh giá : - Tiêu chí : các em nhìn và luyện được đúng mẫu một số con chữ cái viết hoa : V, Đ,Y,C - PP : Quan sát ; vấn đáp - KT : ghi chép nhanh; nhận xét bằng lời , tôn vinh học tập GV chia sẽ về phần viết của một số em viết đẹp và một số em viết còn sai quy trình để các em cố gắng rút kinh nghiệm và luyện thêm ÔN LUYỆN TOÁN: TUẦN 10 ( VỞ EM TỰ ÔN LUYỆN) I.Mục tiêu: - KT: Giúp HS biết chuyển các phân số thập phân thành số thập phân, làm đúng phép cộng với các số thập phân, áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để tính tổng nhiều số thập phân theo cách thuận tiện; so sánh được các số đo độ dài dưới một số dạng khác nhau. - KN: Rèn kĩ năng làm bài nhanh, thành thạo. - TĐ: GD tính cẩn thận khi viết dấu phẩy ở tổng. - NL: Giúp HS phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: HS+ Gv chuẩn bị vở “ Em tự ôn luyện” III.Điều chỉnh nội dung dạy học: không IV.Điều chỉnh hoạt động học: V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 1,2 (C ặp đôi) * Đánh giá : - Tiêu chí : các em biết vận chuyển phân số thập phân về dưới dạng số thập phân và đọc đúng các số thập phân vừa chuyển được ; viết được số đo đọ dài về số thập phân. - PP : Quan sát ; - KT : ghi chép ngắn HĐ: 3,4,5,6: (Cá nhân) * Đánh giá : Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  23. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 - Tiêu chí : các em đặt tính và tính được các phép cộng số thập phân ;giải được bài toán tỉ lệ thuận(rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số) - PP : vấn đáp ; - KT : nhận xét bằng lời.; HĐ 7,8: ( nhóm) * Đánh giá : - Tiêu chí : HS so sánh được các số thập phân thông qua tính giá trị số của biểu thức.Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính thuận tiện - PP : Quan sát ; - KT : ghi chép ngắn VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Giúp các em giải toán chọn một trong 2 cách +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các bài tập và giúp đỡ các bạn trong nhóm . VII. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em về thực hiện bài ứng dụng GDTT : SINH HOẠT ĐỘI: HỘI THI VẺ ĐẸP TUỔI HOA CỦA CHI ĐỘI. I/ Mục tiêu: -KT : Nhận xét, đánh giá HĐ của chi Đội trong thời gian vừa qua. Đề ra kế hoạch HĐ của chi Đội tuần tới. Biết trả lời về một số kiến thức của Đội. -KN : HS có KN trình bày trôi chảy, các nội dung đánh giá. Có kĩ năng tham gia chơi và trả lời câu hỏi nhanh. -TĐ : GD HS có ý thức phấn đấu, sửa chữa khuyết điểm, phát huy những thành tích đã có để tuần tới đạt KQ cao hơn. - NL : Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ. II/ Các HĐ chính NỘI DUNG 1: HỘI THI VẺ ĐẸP TUỔI HOA CỦA CHI ĐỘI(25p) Việc 1: GV phổ biến nội dung thi, cách thi. a) Mỗi tổ cử ra 1 bạn xuất sắc của tổ để tham gia thi. Lớp sẽ cử 5 bạn làm Ban giám khảo cùng với chị phụ trách. b) Lần lượt trả lời 5 câu hỏi theo hình thức chọn đáp án đúng hoặc câu hỏi ngắn. ( Câu hỏi GV chuẩn bị trên màn hình. Đáp án được viết vào bảng. Bạn nào trả lời sai sẽ bị dừng, các bạn còn lại tiếp tục thi cho đến khi kết thúc). Việc 2: Học sinh tham gia thi. Câu 1: Người đội viên gồm có mấy yêu cầu? Câu 2: Người Đội viên đầu tiên tên là gì? Câu 3: Tên một nữ anh hùng vẫn ung dung mỉm cười và cài hoa lên tóc khi ra bãi bắn. Câu 4: Bài hát quốc ca có tên là gì? Câu 5: Ngày thành lập Đội TNTPHCM là ngày, tháng , năm nào? Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy
  24. Giáo án Lớp 5B - Tuần 10 Năm học: 2020-2021 - Nếu còn từ hai bạn trở lên sẽ tham gia tiếp phần thi năng khiếu. Ai cao điểm nhất sẽ được giải. Việc 3: Trao giải cho bạn đạt giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích. * Đánh giá: - Tiêu chí : HS nêu được những kiến thức về đội, trả lời nhanh. - PP : Quan sát; Vấn đáp - KT : ghi chép ngắn;Tôn vinh học tập *NỘI DUNG 2: SINH HOẠT ĐỘI.(10p) *Tổng kết , đánh giá ,nhận xét công tác tuần qua: +YC các phân đội thảo luận các HĐ của phân đội mình về các mặt: Học tập,nề nếp, công tác vệ sinh, tư cách đội viên, HĐ Đội, HĐ giữa giờ +Chi đội trưởng nhận xét tình hình hoạt động của chi đội trong thời gian qua. +Chị phụ trách nhận xét chung: -Ưu điểm: + Các nhãm duy trì được nề nếp tự quản, HĐ giữa giờ, chăm sóc hoa. + Các đội viên tham gia KTGHKI nghiêm túc. - Một số tồn tại: + Một số đội viên chưa tích cực trong công tác trồng và chăm sóc hoa. + Một số em ngồi học còn chưa nghiêm túc. * Đánh giá: - Tiêu chí : HS nêu được những việc làm được và chưa làm được trong tuần qua, yêu cầu trình bày rõ ràng có ghi chép theo dõi cẩn thận. - PP : Quan sát - KT : ghi chép ngắn *Kế hoạch công tác tuần đến. +Các phân đội trưởng và BCH chi Đội thảo luận và thống nhất kế hoạch - Tham gia tốt hoạt động giữa giờ -Tiếp tục củng cố các nề nếp và kiểm tra tác phong , TCĐV khi đến trường. - Thường xuyên củng cố các nề nếp tự quản, truy bài đầu giờ. - Xây dựng ý thức trung thực , nghiêm túc trong các hoạt động học - Nhóm bàn, nhóm đôi bạn cùng tiến thực hiện thường xuyên kiểm tra vở, sách, đồ dùng học tập, bài tập ứng dụng trong từng ngày. - Tăng cường vệ sinh lớp, phong quang trường sạch sẽ, kịp thời - Sửa chữa các khuyết điểm tuần trước. * Đánh giá: - Tiêu chí : HS nêu được những việc làm trong tuần tới, yêu cầu trình bày rõ ràng cụ thể từng việc. - PP : vấn đáp - KT : Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *Kết thúc tiết học: Cho lớp hát một bài hát Giáo viên: Lê Thị Mĩ Lệ Trường Tiểu học Phú Thủy