Giáo án Lớp 2 - Tuần 4 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Dương Thị Hồng Thắm

doc 25 trang thienle22 3180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 4 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Dương Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_4_nam_hoc_2020_2021_gv_duong_thi_hong_tha.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 2 - Tuần 4 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Dương Thị Hồng Thắm

  1. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 TUẦN 4 Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020 Toán BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em biết cách giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. - Kĩ năng: Rèn kỹ năng giải toán có lời văn (toán đơn liên quan đến phép cộng). - Thái độ: Tích cực trong học tập, hợp tác tốt. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tính toán, tư duy. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: TLHDH, nam châm, hình quả cam. HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: * Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp hát một bài hát để khởi động tiết học. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. B. Hoạt động thực hành: HĐ1,2: Giải bài toán. *ĐGTX : - Tiêu chí: HS biết giải và trình bày bài giải. Viết cẩn thận, nhanh, chính xác. 1. Bài giải Trong cặp có số quyển vở là: 3 + 5 = 8 (quyển) Đáp số: 8 quyển vở 2. Bài giải Bạn Hùng cao số xăng – ti - mét là: 90 + 5 = 95 (cm) Đáp số: 95 cm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Tiếp cận giúp đỡ HS phân tích bài toán, tóm tắt, nhận dạng bài toán - HSHTT: Mẹ có 38 quả trứng, mẹ có nhiều hơn bà 22 quả trứng. Hỏi bà có bao nhiêu quả trứng? VII. HD hoạt động ứng dụng: - Về nhà thực hiện phần ứng dụng cùng người thân.  GV: Dương Thị Hồng Thắm
  2. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 Tiếng Việt BÀI 4A: ĐỪNG GIẬN NHAU BẠN NHÉ (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc, hiểu nội dung câu chuyện Bím tóc đuôi sam: không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái. - Kĩ năng: Đọc đúng tiếng, từ khó có vần oang, ương, ươc, iu. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu hỏi. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động nhóm tích cực. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: HĐ 1 – chuyển lên phần khởi động. V. ĐGTX:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi: Chuyền quà. + Em đã bao giờ làm gì để bạn giận chưa? + Em và bạn em đã làm lành như thế nào? - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS trả lời được các câu hỏi. Em đã làm bạn giận bao giờ chưa? Nếu giận nhau em và bạn làm lành với nhau bằng cách là em xin lỗi bạn và tự hứa với bản thân là không để tái phạm lỗi nữa. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Nghe thầy (cô) đọc câu chuyện: Việc 1: GV đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. Việc 2: GV nêu giọng đọc: lời kể chuyện đọc chậm rãi; giọng Hà ngây thơ, hồn nhiên; giọng Tuấn ở cuối bài lung túng nhưng chân thành; giọng thầy giáo vui vẻ, thân mật. HĐ3: Tìm lời giải nghĩa phù hợp. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ ở cột A và lời giải nghĩa ở cột B. Nối các từ ở cột A phù hợp với nghĩa ở cột B. Việc 2: Em và bạn đố nhau về từ và lời giải nghĩa của các từ đó. Việc 3: NT lần lượt mời các bạn đọc từ, lời giải nghĩa. Nhận xét, bổ sung cho bạn, báo cáo với thầy cô khi hoàn thành. *ĐGTX: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  3. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - Tiêu chí: Nắm được nghĩa của từ: a) Tết 1) tóc tết thành dải như đuôi con sam b) Bím tóc đuôi sam 2) vẻ mặt, cử chỉ không tự nhiên c) Loạng choạng 3) đan, kết nhiều sợi thành dải d) Ngượng nghịu 4) đi, đứng không vững - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: cần giúp HS luyện thêm đọc đúng các từ khó. - HSHTT: luyện thêm đọc diễn cảm, đúng giọng nhân vật. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Đọc bài cho người thân nghe.  Tiếng Việt BÀI 4A: ĐỪNG GIẬN NHAU BẠN NHÉ (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc, hiểu nội dung câu chuyện Bím tóc đuôi sam: không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái. - Kĩ năng: Đọc đúng tiếng, từ khó có vần oang, ương, ươc, iu. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, chấm than, dấu hỏi. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động nhóm tích cực. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, hợp tác. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: HĐ 4 – chuyển lên phần khởi động. V. ĐGTX:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi: Chuyền quà. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS đọc đúng từ khó có trong hộp quà. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  4. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 HĐ4: Chuyển lên phần khởi động. HĐ5: Đọc bài. Việc 1: Em đọc bài (2 - 3 lần). Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung cho nhau về cách đọc. Việc 3: NT tổ chức cho mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài. Đổi lượt và đọc lại bài. NT tổ chức cho các bạn nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Đọc đúng, đảm bảo tốc độ, mạch lạc, trôi chảy. + Thể hiện được giọng người kể chuyện đọc chậm rãi, giọng Hà ngây thơ hồn nhiên, giọng Tuấn ở cuối bài lúng túng nhưng chân thành đáng yêu, giọng thầy giáo vui vẻ, thân mật. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ6: Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm nội dung bài học trả lời câu hỏi chính xác. Hợp tác với bạn khi chia sẻ câu trả lời. 1. Các bạn gái khen Hà thế nào? b) Bím tóc đẹp quá! 2. Vì sao Hà khóc. c) Vì bị Tuấn đùa dai. 3. Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào? c) Khen tóc Hà đẹp. 4. Nghe lời thầy, Tuấn đã làm gì? a) Xin lỗi Hà. + Qua bài tập đọc em cần cư xử như thế nào với các bạn gái? - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: cần giúp HS luyện thêm đọc đúng các từ khó. - HSHTT: luyện thêm đọc diễn cảm, đúng giọng nhân vật. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Đọc bài cho người thân nghe.  Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020 Toán 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 9+5 (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết thực hiện phép cộng 9+2;9+3; ;9+9. Lập và thuộc bảng “9 cộng với một số” - Kĩ năng: Biết tự thực hiện các hoạt động học từ 1-5. - Thái độ: Tích cực trong học tập. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tính toán, tư duy. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  5. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, BP - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX:  Khởi động: - BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học. - Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. - HS tự đọc thầm phần mục tiêu, chia sẻ trong nhóm. - BHT chia sẻ về mục tiêu bài học. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết đưa ra những phép tính cộng có tổng bằng 10 . - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản 1. Quan sát tranh, nêu kết quả: Việc 1: Em quan sát tranh và đọc yêu cầu bài 1, trang 31 SHD. Việc 2: Em tưởng tượng xếp trứng vào khay và tất cả có mấy quả. Cùng trao đổi cách làm, kết quả với bạn. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn lần lượt nêu câu trả lời. Nhận xét, bổ sung cho bạn. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết 9 thêm 1 để tròn chục, tính đúng tất cả số quả trứng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 2. Thao tác với que tính: Việc 1: Em đọc bài toán 2 – trang 32 SHD. Lấy que tính và thực hiện theo hướng dẫn. Việc 2: Cùng trao đổi cách làm, kết quả với bạn. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn lần lượt nêu kết quả. Nhận xét, bổ sung cho bạn, báo cáo với GV về kết quả của nhóm. Nghe thầy cô hướng dẫn. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  6. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết thao tác trên que tính và đếm đúng số que tính. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 3. Lập bảng cộng: Việc 1: Em thao tác trên que tính tìm kết quả của phép tính tiếp theo theo lần lượt bảng cộng. Ghi vào vở nháp kết quả em tính được. Việc 2: Cùng trao đổi cách làm, kết quả với bạn. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn lần lượt nêu kết quả các phép tính tiếp theo. Nhận xét, bổ sung cho bạn, thống nhất kết quả chung của nhóm. 4. Đọc và học thuộc lòng bảng cộng: Việc 1: Em đọc bảng cộng – trang 33 SHD (2-3 lần). Việc 2: Em đọc thuộc lòng cho bạn nghe về bảng cộng. Nhận xét, bổ sung cho bạn Việc 3: Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn đọc thuộc lòng bảng cộng. Nhận xét, bổ sung cho bạn. * HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Thực hiện việc lập bảng cộng 9 một cách khoa học, nhanh và chính xác. + HS học thuộc bảng cộng 9 ngay tại lớp. + Thấy được tính chất của phép cộng (khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không đổi). - PP: Quan sát, vẫn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Hỗ trợ HS lúng túng khi hoàn thành bảng cộng. - HSHTT: Đặt tính rồi tính 39 + 7; 79 + 6 VII. HD hoạt động ứng dụng: - Đọc bảng “ 9 cộng với một số” cho bố mẹ nghe.  Tiếng Việt BÀI 4A: ĐỪNG GIẬN NHAU NHÉ (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Mở rộng vốn từ chỉ sự vật. - Kĩ năng: Nhận biết từ chỉ sự vật, con vật, đồ vật, cây cối. - Thái độ: Tích cực, hứng thú trong học tập. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, trình bày. II. Chuẩn bị: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  7. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - GV: bảng nhóm - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX:  Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp hát một bài hát để khởi động tiết học. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. B. Hoạt động thực hành: HĐ1,2: Tìm từ chỉ sự vật *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tìm được các từ chỉ sự vật. Hợp tác với bạn khi thực hiện hoạt động. + Từ chỉ người: ông, bà, ba, mẹ, thiếu nhi, bác sĩ, nông dân, công nhân + Từ chỉ đồ vật: bàn học, giá sách, ô tô, xe đạp, + Từ chỉ con vật: trâu, bò, chó, mèo . + Từ chỉ cây cối: mít, ổi, cóc, bưởi, phượng, - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Hỗ trợ hỏi thêm từ chỉ sự vật là những từ chỉ gì? để các em nắm rõ từ chỉ sự vât. - HSHTT: Tìm thêm một số từ chỉ sự vật. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Tìm nhiều từ ngữ chỉ sự vật.  Tiếng Việt BÀI 4B: ĐỪNG KHÓC, BẠN ƠI! (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Kể được nội dung câu chuyện Bím tóc đuôi sam. - Kĩ năng: Kể được câu chuyện Bím tóc đuôi sam, phân biệt giọng người kể chuyện và giọng nhân vật. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động nhóm tích cực. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực trình bày, ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: GV: SGK, tranh HS: vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: HĐ 1 – chuyển lên phần khởi động V. ĐGTX:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Vì sao không nên trêu chọc bạn bè.” GV: Dương Thị Hồng Thắm
  8. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS trả lời được câu hỏi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2,3: Kể câu chuyện Bím tóc đuôi sam. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được nội dung câu chuyện, nhìn tranh và kể được câu chuyện suôn sẻ, diễn cảm đúng giọng nhân vật. Câu hỏi gợi ý: + Hà có bím tóc ra sao? Khi Hà đến trường, mấy bạn gái reo lên thế nào? + Tuấn đã trêu chọc Hà thế nào? Việc làm của Tuấn dẫn đến điều gì? - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Cần giúp HS nhớ lại câu chuyện thông qua gợi ý lời kể và quan sát bức tranh. - HSHTT: Luyện thêm cho học sinh kể hay, diễn cảm. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện Bím tóc đuôi sam cho người thân nghe.  Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2020 Tiếng Việt Bài 4B: ĐỪNG KHÓC, BẠN ƠI! (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết viết chữ C theo cỡ vừa và nhỏ (kiểu chữ đứng). Biết viết từ, câu ứng dụng của bài. Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Ngày, tháng, năm - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. Biết đặt câu hỏi - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, trình bày. II. Chuẩn bị: - GV: SHDH, phiếu học tập - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX:  Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp hát một bài hát để khởi động tiết học. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. A. Hoạt động cơ bản: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  9. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 HĐ4,5: Nghe thầy cô hướng dẫn viết chữ hoa: C *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS nắm được cấu tạo của chữ hoa C: cao 5 li, gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản – cong dưới và cong trái nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ. + Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 2 (nét cong trái lượn đều, không cong quá nhiều về phía bên trái.) + Nắm nghĩa câu ứng dụng “Chia ngọt sẻ bùi”(Giúp đỡ nhau trong cuộc sống khó khăn). - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ký hiệu. B. Hoạt động thực hành: HĐ1,2: Đặt câu hỏi và TLCH. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đặt được câu hỏi về ngày tháng năm sinh, tìm được những câu hỏi liên quan đến thời gian. HS tập trung vào tiết học. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Tiếp cận HS về đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Bạn sinh tháng nào? Bạn sinh ngày nào? Mỗi tuần mấy ngày - HSHTT: Viết tên các ngày trong tuần. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Luyện chữ hoa C - Hỏi người thân về ngày sinh của một số người trong gia đình và ghi vào vở  Tiếng Việt Bài 4B: ĐỪNG KHÓC, BẠN ƠI! (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Chép đúng một đoạn văn.Viết đúng các từ chứa tiếng co iê / yê. - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực viết, tự học. II. Chuẩn bị: - GV: SHDH, phiếu học tập - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  10. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021  Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp hát một bài hát để khởi động tiết học. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. B. Hoạt động thực hành: HĐ3: Đọc đoạn văn sau và chép vào vở. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS nắm nội dung bài viết. + HS viết đúng đoạn văn, viết hoa tên riêng và viết hoa chữ cái đầu tiên, ghi đúng dấu gạch ngang đầu lời thoại của nhân vật. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, ký hiệu. HĐ 4,5: Làm bài tập vào phiếu học tập. *ĐGTX: - Tiêu chí: phân biệt được các từ chứa iên hay yên. + yên ổn, thiếu niên, cô tiên. + yên lặng, chim yến, kiên trì. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Hỗ trợ chỉnh sửa một số em phân biệt chưa đúng iên /yên - HSHTT: Giúp em viết nhanh, viết đẹp đoạn văn. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Viết đoạn chính tả.  Toán 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 9+5 ( T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thực hành cách thực hiện phép cộng dạng 9+2; 9+3; ; 9+9 - Kĩ năng: Tính toán và giải được dạng toán liên quan. - Thái độ: Tích cực trong học tập, hợp tác tốt với bạn. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tính toán, hợp tác. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, BP - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Đọc thuộc bảng 9 cộng với một số.” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  11. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS đọc được các phép tính 9 cộng với một số. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1,3: Tính nhẩm. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS thực hành tính nhẩm đúng các phép tính của bảng 9 cộng. 1. 9 + 8 = 17, 9 + 7 = 16, 9 + 2 = 11, 8 + 9 = 17, 7 + 9 =16, 2 + 9 = 11 + Tính nhẩm từ trái sang phải (2 bước) khi gặp dạng 2 phép tính liên tiếp. 3. 9 + 6 + 3 = 18, 9 + 9 + 1 = 19, 9 + 4 + 2 = 15, 9 + 2 + 4 = 15 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ2: Tính (theo mẫu). *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết đặt tính và tính các phép tính 9 cộng với một số thành thạo. 9 9 9 + + + 7 4 8 16 13 17 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Giải bài toán. *ĐGTX: - Tiêu chí: Giải đúng và thành thạo dạng toán có một phép tính cộng. Bài giải Có tất cả số con vịt là 9 + 6 = 15 (con) Đáp số: 15 con vịt - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Tiếp cận HS làm bài, đặt tính, so sánh số, giải toán. - HSHTT: Tính: 29 + 34 = 46 + 18 = VII. HD hoạt động ứng dụng: Cùng với sự trợ giúp của người lớn, em làm bài: Nhà ông Hưng nuôi 9 con gà, ông mua thêm 4 con nữa về nuôi. Hỏi ông Hưng nuôi tất cả bao nhiêu con gà? GV: Dương Thị Hồng Thắm
  12. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 ÔLTV ÔN LUYỆN TUẦN 4 (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu bài Hạt giống nhỏ, biết làm những việc cần thiết để thể hiện sự quan tâm đối với người khác. Sử dụng các từ ngữ về ngày, tháng, năm. Tìm được các từ chỉ sự vật. - Kĩ năng: Đọc hiểu bài và trả lời được các câu hỏi, hiểu nội dung bài đọc. Đặt câu hỏi. - Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập và yêu thích môn học. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, trình bày. II. Chuẩn bị: - GV: Sách em tự ôn luyện TV 2, BP - HS: Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX:  Khởi động: HĐ1,2: Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết đoán sự việc diễn tả trong bức tranh. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Ôn luyện HĐ3: Đọc câu chuyện sau và TLCH (a đến d) *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc hiểu bài, nắm nội dung bài, trả lời chính xác câu trả lời trong mẫu chuyện: a) 2. Nhú lên một chồi non bé tẹo. 4. Chồi non vươn mình và lớn dần. b) Cây cảm thấy buồn vì sống một mình trên quả đồi. c) Chị Gió, cô Mây, ông Mặt Trời đã giúp cho cây hết buồn. Họ đã giúp cây bằng cách: + Cô Mây tưới nước mát. + Ông Mặt Trời tưới những tia nắng ấm áp. + Chị Gió bay đi kiếm những hạt nhỏ đem về. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ4: Viết câu hỏi hoặc câu trả lời vào chỗ trống cho phù hợp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đặt câu hỏi / viết câu trả lời đúng nội dung, nhanh chính xác. + Lớp em có tiết Thể dục vào thứ 2. + Ngày quốc tế Thiếu nhi là ngày nào? GV: Dương Thị Hồng Thắm
  13. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 + Năm nay, trường em tổ chức lễ khai giảng vào ngày 5 tháng 9. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Viết từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối được vẽ trong bức tranh *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tìm nhanh các từ chỉ sự vật trong tranh chính xác. + Từ chỉ người: nam, nữ + Từ chỉ đồ vật: sách, vở + Từ chỉ cây cối: hoa, + Từ chỉ con vật: chuồn chuồn, bướm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Hỗ trợ em khi dựa vào câu chuyện trả lời câu hỏi đúng, đặt và viết câu hỏi - HSHTT: Giúp đỡ bạn khi hoàn thành. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Nhận xét, chia sẻ người thân.  Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2020 Tiếng Việt BÀI 4C: BẠN BÈ LUÔN BÊN NHAU (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu bài Trên chiếc bè: tả chuyến du lịch thú vị trên sông của Dế Mèn và Dế Trũi. - Kĩ năng: Đọc các từ có vần dễ lẫn: ao, eo, iếc, ước. Biết nghĩ hơi đúng sau các dấu câu, các cụm từ. Bước đầu biết đọc theo giọng văn miêu tả. - Thái độ: Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, diễn đạt. II. Phương tiện dạy học: GV: HDH.TLHDH HS: HDH, vở. III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: HĐ 1 – chuyển lên phần khởi động V. ĐGTX:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Kể những việc em đã làm cùng bạn ở lớp/ ở nhà.” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS kể được các việc mình đã làm với bạn nhanh và chính xác. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  14. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Nghe thầy (cô) đọc câu chuyện: Việc 1: GV đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. Việc 2: GV nêu giọng đọc, cách ngắt giọng, nội dung bài. HĐ3: Đọc từ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa (2-3 lần) Việc 2: Em và bạn đố nhau về từ và lời giải nghĩa của các từ đó. Việc 3: NT lần lượt mời các bạn đọc từ, lời giải nghĩa. Việc 4: Nhận xét, bổ sung cho bạn, báo cáo với thầy cô khi hoàn thành. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được lời giải nghĩa cho các từ mới trong bài. + Ngao du thiên hạ: đi dạo chơi khắp nơi. + Bèo sen: loại bèo có cuống lá phồng lên thành phao nổi. + Bái phục: phục hết sức. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ4: Đọc từ ngữ. Việc 1: Em đọc những từ ngữ đã cho ở HDH Việc 2: Một bạn đọc từ ngữ - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. Việc 3: NT tổ chức cho mỗi bạn lần lượt đọc các từ ngữ, NT tổ chức cho các bạn nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng từ khó: dòng nước, đen sạm, lăng xăng, trong vắt, gọng vó - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5,6: Đọc bài, TLCH. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ và các câu dài (2-3 lần) Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau cho đến hết bài. Việc 3: Trao đổi, thảo luận về nội dung của bài tập đọc. *ĐGTX: - Tiêu chí: Ngắt nghỉ đúng ở câu dài. Đọc các đoạn trôi chảy, rõ ràng. Nắm được nội dung bài: 1. Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách: ghép những lá bèo sen làm một chiếc bè đi trên sông. 2. Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi trên sông vào mùa thu. + Nước sông: Nước trong vắt, trong thấy cả hòn cuội nằm phía dưới + Hai bên bờ sông: Cỏ cây, làng gần, núi xa luôn luôn mới + Những anh gọng vó bái phục nhìn theo, những ả cua kềnh âu yếm ngó theo, săn sắt thầu dầu lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  15. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Hỗ trợ chỉnh sửa một số em còn lúng túng khi chưa hiểu bài - HSHTT: Nội dung bài nói lên điều gì? VII. HD hoạt động ứng dụng: Em về nhà đọc bài tập đọc cho người thân nghe.  Tiếng Việt BÀI 4C: BẠN BÈ LUÔN BÊN NHAU (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu r,gi,d các từ chứa tiếng có vần ân, âng - Kĩ năng: Tìm nhanh các từ mở đầu r, gi, d, ân, âng. Viết trọn câu. - Thái độ: Yêu thích môn học, hợp tác tốt. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực viết, tự học. II. Phương tiện dạy học: GV: HDH HS: HDH, vở. III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX:  Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp hát một bài hát để khởi động tiết học. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. B. Hoạt động thực hành: HĐ1,2: Phân biệt. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết phân biệt nhanh r, gi, d, ân, âng nhanh đúng chính xác. 1. Hòa dỗ em đội mũ để đi ăn giỗ ông ngoại. 2. vâng lời, bạn thân, nhà tầng, bàn chân. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Viết câu *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nhận biết câu đủ hai bộ phận, viết câu đúng nhanh chính xác. Trời mưa to. Hòa quên mang áo mưa. Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình. Đôi bạn vui vẻ ra về. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Hướng dẫn HS câu đầu nói về bạn Hòa thế nào? Câu tiếp nói về bạn Lan làm gì? Câu tiếp hai bạn thế nào? - HSHTT: Ngắt đoạn văn sau thành 3 câu: Đa buồn rầu ngồi bên cửa sổ cạnh chỗ GV: Dương Thị Hồng Thắm
  16. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 em ngồi có một con chim bồ câu đa kể cho chim nghe về nỗi buồn của em. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Em cùng người thân viết câu.  Toán EM THỰC HIỆN PHÉP TÍNH DẠNG 49+25; 29+5 NHƯ THẾ NÀO?(T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em biết cách thực hiện phép cộng dạng 49+ 25; 29+5. - Kĩ năng: Trình bày đặt tính và tính thành thạo. - Thái độ: Tích cực tham gia học tập. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tính toán, hợp tác. II. Chuẩn bị : - GV: Sách HDH - HS: Sách HDH, Vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: HĐ 1 – chuyển lên phần khởi động V. ĐGTX:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Cắm hoa” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS tìm được các phép tính 9cộng có kết quả ghi trên mỗi lọ. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Tính 49 + 25? *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết cách thực hiện phép tính cộng có nhớ nhanh và chính xác. Biết so sánh sự khác nhau giữa 2 phép tính. 49 49 49 + + + 25 25 25 4 74 Đặt tính: Viết số chục Tính: 9cộng 5 bằng 6 cộng 2 bằng 6, dưới số chục, số đơn 14, viết 4 nhớ 1. thêm 1 bằng 7 viết 7. vị dưới số đơn vị. 49 + 25 = 74 - PP: Quan sát, vấn đáp. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  17. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Tính và viết kết quả vào bảng nhóm. - Tiêu chí: Biết vận dụng và tính thành thạo. Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học. 19 59 + + 23 6 42 65 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Giúp học sinh nắm được cách thực hiện phép cộng dạng 49 + 25, 29 + 5 - HSHTT: Làm thêm bài Mẹ hái được 19 quả bưởi, chị hái được 7 quả bưởi. Hỏi mẹ và chị hái được bao nhiêu quả bưởi? VII. HD hoạt động ứng dụng: - Giải bài toán phần ứng dụng với sự giúp đỡ của người thân.  ÔLTV ÔN LUYỆN TUẦN 4 (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng r,d,gi (hoặc tiếng có vần ân/âng), phân biệt iê/yê. Nói được lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống. - Kĩ năng: Tìm tiếng bằng r,d,gi, phân biệt iê/yê. Nói thành thao lời cảm ơn. - Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập và yêu thích môn học. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học. II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: Sách em tự ôn luyện TV 2, BP - HS: Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: HĐ6: Ngắt câu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nhận biết câu đủ hai bộ phận, viết câu đúng nhanh chính xác. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ7,8: Điền r,d,gi *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm và phân biệt r, d, gi, ân, âng, iên, yên. a) giày, cây dừa, rán cá. b) cái cân, tâng bóng, quạt trần. - PP: Quan sát, vấn đáp. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  18. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ9: Xếp phù hợp vào chỗ trống trong mẫu chuyện sau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm hiểu các câu sắp xếp theo trình tự câu chuyện nhanh chính xác. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Tiếp cận HS viết lời cảm ơn - HSHTT: Thực hiện phần ứng dụng VII. HD hoạt động ứng dụng: - Nhận xét, chia sẻ người thân.  Ôn Toán ÔN LUYỆN TUÂN 3 (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết thực hiện phép cộng dạng 9 + 5. Biết xem đồng hồ khi kim chỉ vào số 12. Biết giải toán bằng một phép cộng. - Kĩ năng: Biết tính toán và giải toán đúng. - Thái độ: Tích cực trong học tập. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tính toán, hợp tác. II. Chuẩn bị: - GV: BP - HS: Sách ôn luyện, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: HĐ3,4: Đặt tính rồi tính *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết tính đúng phép cộng dạng 9 cộng với một số. 6 9 14 43 + + + + 9 3 56 7 15 12 70 50 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ6,8: *ĐGTX: - Tiêu chí: Giải đúng và thành thạo dạng toán có một phép tính cộng. 6. Bài giải Đội đồng diễn có tất cả số bạn là 25 + 35 = 60 (bạn) Đáp số: 60 bạn GV: Dương Thị Hồng Thắm
  19. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 8. Bài giải Tổ em có tất cả số bạn là 9 + 8 =17 (bạn) Đáp số: 17 bạn - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ7: Tính. *ĐGTX: - Tiêu chí: Tính nhẩm từ trái sang phải (2 bước) khi gặp dạng 2 phép tính liên tiếp. 9 + 6 + 1 = 16, 9 + 8 + 1 = 18, 9 + 7 = 16, 9 + 9 = 18 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn.  Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2020 Toán EM THỰC HIỆN PHÉP TÍNH DẠNG 49+25; 29+5 NHƯ THẾ NÀO? (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thực hành cách thực hiện phép cộng dạng 49 +25; 29 +5 - Kĩ năng: Trình bày đặt tính và tính thành thạo, giải toán. - Thái độ: Tích cực tham gia học tập. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị : - GV: Sách HDH - HS: Sách HDH, Vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: *Khởi động: - BVN tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học. - Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. - BHT chia sẻ về mục tiêu bài học: + Mời bạn nêu mục tiêu tiết học. + Để đạt được mục tiêu tiết học, các bạn cần làm gì? *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tìm được kết quả của các phép tính cộng. Hào hứng khi tham gia GV: Dương Thị Hồng Thắm
  20. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 trò chơi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1,2: Đặt tính rồi tính. Việc 1: HS làm bài tập vào vở. Việc 2: Em đổi vở kiểm tra bài bạn. Nhận xét, thống nhất kết quả. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. Tổng hợp ý kiến của nhóm và báo cáo cô giáo. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết cách thực hiện đặt tính và tính các phép cộng có nhớ nhanh và chính xác. Viết các chữ số của kết quả thẳng với các thành phần của phép tính. 69 49 79 39 + + + + 14 28 16 29 83 77 85 68 - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, ký hiệu. HĐ3: Giải bài toán. *ĐGTX: - Tiêu chí: Hiểu bài toán đã cho. Tìm được cái đã biết, cái phải tìm, phép tính cần thực hiện. Thực hiện bài vào vở chính xác, rõ rang. Bài giải Cả hai bạn có số cái kẹo là: 19 + 27 = 46 (cái) Đáp số: 46 cái kẹo - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Tàu thủy. *ĐGTX: - Tiêu chí: Quan sát hình vẽ xếp đúng vị trí các hình tam giác để thành hình tàu thủy. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: BT1(Em đặt tính như thế nào? Hàng gì thẳng với nhau? Thực hiện tính như thế nào? Nhớ ở hàng nào?) BT3: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - HSHTT: Giao thêm bài tập (Tính: 26 + 24+ 25= 42 + 18 + 36 = ) VII. HD hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  21. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 Tiếng Việt BÀI 4C: BẠN BÈ LUÔN BÊN NHAU (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống - Kĩ năng: Nói lời cảm ơn xin lỗi trong các tình huống giao tiếp - Thái độ: Biết tôn trọng, quý trọng những lời nói cảm ơn xin lỗi. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, hợp tác. II.Phương tiện dạy học: GV: HDH HS: HDH, vở. III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: HĐ 4,5 – chuyển lên phần khởi động V. ĐGTX:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Đóng vai.” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS đóng vai nói được lời cảm ơn hoặc nói lời xin lỗi trong từng tình huống mà GV đưa ra nhanh, chính xác. Tình huống: + Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa. + Cô giáo cho em mượn quyển sách. + Em mải chơi, quên làm việc mẹ đã dặn. + Em đùa nghịch, va phải một cụ già. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ4,5: Chuyển lên phần khởi động. HĐ6,7: Quan sát tranh. *ĐGTX: - Tiêu chí: Dựa vào nội dung bức tranh nói được 3-4 câu nhanh chính xác. Viết đúng một câu cảm ơn một câu xin lỗi. Tranh 1: mẹ mua cho em một chú gấu bông. Em rất vui. Em cảm ơn mẹ. Tranh 2: Em làm vỡ lọ hoa của cô giáo. Em đứng nghiêm khoanh tay. Em xin lỗi cô. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Hỗ trợ chỉnh sửa một số em viết câu chưa trọn chưa đúng. - HSHTT: HS đúng vai ở HĐ4 tự nhiên, thể hiện được cử chỉ điệu bộ theo các nhân vật trong tình huống. VII. HD hoạt động ứng dụng: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  22. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - Thực hiện phần ứng dụng  Ôn Toán ÔN LUYỆN TUẦN 4 (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 29+ 5; 49+25 - Kĩ năng: Biết tính toán đúng phép tính. - Thái độ: Tích cực trong học tập. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tính toán, hợp tác. II. Chuẩn bị : - GV: SHD, BP - HS: Sách luyện, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: HĐ1,2: Đặt tính rồi tính. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết cách thực hiện phép tính cộng có nhớ nhanh và chính xác. 49 19 79 29 + + + + 8 35 6 12 57 54 85 41 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 3: Tính nhẩm. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tính nhẩm nhanh, thành thạo các phép tính. 9 + 8 = 17, 8 + 9 = 17, 8 + 5 = 13, 5 + 8 = 13 8 + 7 = 15, 8 + 6 = 14, 7 + 8 = 15, 6 + 8 = 14 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Điền dấu. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết cách tính và so sánh để điền đúng dấu. 9 + 8 = 16, 9 + 7 = 7 + 9, 9 + 6 9 + 3 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Tiếp cận giúp các em nêu cách đặt tính và tính ở BT2. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  23. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - HSHTT: Biết cách nêu đặt tính và tính? Cách thực hiện tính nhẩm nhanh như thế nào? VII. HD hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn.  ÔLTV LUYỆN VIẾT: BÀI 4 I. Mục tiêu: Rèn KN viết chữ: - Kiến thức: Biết viết chữ hoa theo cỡ vừa và nhỏ (kiểu chữ đứng). Biết viết từ, câu ứng dụng của bài ở vở luyện chữ. - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tự học, viết và trình bày. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, chữ mẫu. HS: Bảng con, vở III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa. Việc 1: GT chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ. Việc 2: GV viết mẫu, nêu QT viết: Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. HĐ2: Hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng. Việc 1: Giới thiệu từ ứng dụng của bài. Giải thích nghĩa từ vựng. Việc 2: Yêu cầu HS quan sát, nhận xét QT viết các từ, câu. Những chữ nào cao 2,5 ly; những chữ nào cao 1 ly; những chữ nào cao 1,5 ly? Việc 3: GV viết mẫu, nêu QT viết. Chú ý khoáng cách giữa các con chữ là nửa con chữ o, k/c giữa các chữ ghi tiếng là 1con chữ o. Việc 4: Cho HS viết bảng con - GV sửa sai. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chữ . + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết đẹp, đều chữ. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS nắm được cấu tạo của chữ hoa C: cao 5 li, gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản – cong dưới và cong trái nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ. + Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 2 (nét cong trái lượn đều, không cong quá nhiều về phía bên trái.) + HS hiểu nghĩa câu ứng dụng. + Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  24. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Hoạt động thực hành: Viết vở Luyện viết Việc 1: HS nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. Việc 2: GV cho học sinh viết lần lượt bài viết theo lệnh. Việc 3: GV theo dõi, uốn nắn, thu một số bài nhận xét. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chính tả. + Đối với HS tiếp thu nhanh: luyện thêm cho học sinh viết nhanh, đẹp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm tư thế ngồi viết, yêu cầu của bài, quy trình để viết đúng, đẹp. Viết đúng, đẹp chữ hoa tên riêng và câu ứng dụng. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, ký hiệu. C. Hoạt động ứng dụng: Nhận xét. Luyện viết chữ nghiêng.  GDTT HOẠT ĐỘNG VUI HỘI TRĂNG RẰM I. Mục tiêu: - Nhận thức được những hạn chế trong tuần qua để khắc phục vào tuần tới. - Biết được ý nghĩa của ngày hội trăng rằm. Biết chơi những trò chơi lành mạnh, hát được những bài hát nói về trung thu. - Nghiêm túc trong các hoạt động, hợp tác với các bạn. - Phát triển năng lực hợp tác, phát triển năng kiếu của HS II. Hoạt động cơ bản: 1. Hoạt động vui hội trắng rằm HĐ1: Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung thu Việc 1: cá nhân chia sẻ trong nhóm những hiểu biết của mình về nguồn gốc và ý nghĩa của đêm rằm trung thu. Việc 2: các nhóm chia sẻ trước lớp. Việc 3: GV tổng hợp ý kiến và đọc tài liệu nói về nguồn gốc và ý nghĩ của ngày hội trăng rằm cho cả lớp nghe. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được nguồn gốc và ý nghĩ của ngày hội trăng rằm. - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Các nhóm trình diễn các tiết mục văn nghệ mừng tết Trung thu Việc 1: Các nhóm tiến hành đăng kí tiết mục văn nghệ và lên diễn trước lớp Việc 2: Lớp thưởng thức cổ vũ động viên nhóm bạn. Việc 3: GV tổ chức cho HS hát tập thể GV: Dương Thị Hồng Thắm
  25. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 *ĐGTX: - Tiêu chí: Các tiết mục văn nghệ vui nhộn có ý nghĩa. - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Phá cỗ rước đèn ông sao *ĐGTX: - Tiêu chí: GV tổ chức cho các em phá cổ, phát quà cho các em, phát thưởng cho những HS tiến bộ ngoan trong thời gian vừa qua. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 2. Nhận xét hoạt động tuần 4 và kế hoạch tuần 5. - Đại diện các ban nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần. - HĐTQ nhận xét chung các mặt hoạt động của lớp. - HS tham gia phỏt biểu ý kiến. - Tuyên dương các học sinh có thành tích nổi bật và tiến bộ trong tuần - GV phổ biến một số hoạt động trong tuần 5. - HS thảo luận đưa ra biện pháp thực hiện kế hoạch hoạt động tuần tới. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tự đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm trong tuần. HS nắm được kế hoạch tuần 5. HS tự đưa ra được các phương pháp để phát huy ưu điểm và khắc phục các nhược điểm. Có ý thức phấn đấu, nâng cao chất lượng hoạt động của lớp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động ứng dụng: - Dặn dò HS tham gia những trò chơi an toàn trong ngày nghỉ.  GV: Dương Thị Hồng Thắm