Giáo án Lớp 2 - Tuần 22 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Dương Thị Hồng Thắm

doc 24 trang thienle22 6160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 22 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Dương Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_22_nam_hoc_2020_2021_gv_duong_thi_hong_th.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 2 - Tuần 22 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Dương Thị Hồng Thắm

  1. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 TUẦN 22 Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2021 TOÁN ĐƯỜNG GẤP KHÚC. ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC (T2) I. Mục tiêu: - KT: Em nhận dạng được đường gấp khúc, biết tính độ dài đường gấp khúc. Biết dùng chữ ghi tên đường gấp khúc. - KN: Tính độ dài đường gấp khúc, giải bài toán có lời văn. - TĐ: Tích cực học tập, tham gia hoạt động nhóm - NL: Năng lực tư duy toán học, năng lực hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX:  Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp hát một bài hát để khởi động tiết học. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Tính độ dài đường gấp khúc Việc 1: GV và HS đọc và phân tích mẫu. Việc 2: HS làm bài theo hình thức cá nhân vào vở. Việc 3: NT điều hành cho nhóm mình cùng nhau chia sẻ trong nhóm và trước lớp. Việc 4: GV nhận xét, tuyên dương. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tính đúng độ dài đường gấp khúc, biết cách giải và trình bày bài toán có lời văn. Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 4 + 3 + 6 = 13 (cm) Đáp số: 13cm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2,3: Tính độ dài đoạn dây thép, đường gấp khúc. Việc 1: HS đọc yêu cầu. Việc 2: HS làm bài cá nhân vào vở. Việc 3: HS chia sẻ kết quả bài làm trong nhóm, trước lớp. Việc 4: GV nhận xét hoạt động. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tính độ dài đoạn dây nhanh, chính xác, vận dụng vào tính toán trong thực tế. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  2. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 2. Bài giải Độ dài đoạn dây là: 3 + 3 + 3 = 9 (cm) Đáp số: 9cm 3. Bài giải Độ dài đường gấp khúc là: 10 + 14 + 8 = 32 (dm) Đáp số: 32dm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Em dung đoạn dây điện uốn thành một đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng. - Em đưa lại cho người lớn đoạn dây rồi đố người lớn uốn thành một đường gấp khúc gồm 4 đoạn thẳng.  Tiếng Việt BÀI 22A: VÌ SAO MỘT TRÍ KHÔN LẠI HƠN TRĂM TRÍ KHÔN (T1) I. Mục tiêu - Kiến thức: Đọc và hiểu câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn. - Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng và giải được nghĩa các từ khó. Đọc hay diễn cảm bài tập đọc, ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động tích cực. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học. II. Chuẩn bị: GV: TLHDH, tranh minh họa, BP HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ PV nhỏ tuổi: Quan sát tranh và cho biết  Chồn đang làm gì?  Theo em, con vật nào khôn hơn? - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS quan sát và trả lời được các câu hỏi. - PP: Tích hợp. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  3. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Nghe GV đọc bài. Việc 1: GV đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. Việc 2: GV nêu giọng đọc, cách ngắt giọng, nội dung bài. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết giọng đọc người dẫn truyện chậm rãi; giọng Chồn lúc chưa gặp nạn thì hợm hĩnh, huênh hoang, khi gặp nạn thì ỉu xìu buồn bã; giọng Gà Rừng lúc khiêm tốn, lúc bình tĩnh, tự tin. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Chọn từ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ ở cột A và lời giải nghĩa ở cột B (2-3 lần). Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với cột A. Việc 2: Chia sẻ trước lớp, nhận xét lẫn nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được từ ngữ và lời giải nghĩa A B a) Ngầm 1. vội đến mức rối lên b) Cuống quýt 2. bất ngờ c) Đắn đo 3. kín đáo, không lộ ra ngoài d) Thình lình 4. cân nhắc xem lợi hay hại - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Luyện đọc từ ngữ. Việc 1: Em đọc những từ ngữ, câu đã cho ở HDH. Việc 2: Một bạn đọc từ ngữ - cả lớp nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn. Nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng các từ khó: cuống quýt, reo lên, lấy gậy, quẳng, thình lình, vùng chạy, nhảy vọt. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Cùng luyện đọc GV: Dương Thị Hồng Thắm
  4. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 Việc 1: Em đọc bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn (2-3 lần) Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung về cách đọc. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng giọng nhân vật, nhấn giọng từ ngữ: trí khôn, coi thường, chỉ có một, hàng trăm, cuống quýt, đằng trời, thọc, - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Giúp đỡ HS hiểu nghĩa các từ trong bài. - HSHTT: HS đặt được câu với từ khó. Đọc bài thể hiện được giọng của nhân vật. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Đọc bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn cho người thân nghe.  Tiếng Việt BÀI 22A: VÌ SAO MỘT TRÍ KHÔN LẠI HƠN TRĂM TRÍ KHÔN (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu nội dung câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh, sự bình tĩnh của mỗi người. Chớ kiêu căng, hợm mình, xem thường người khác. - Kĩ năng: Nắm được nội dung câu chuyện, áp dụng vào trong cuộc sống: không kiêu căng, xem thường người khác. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động tích cực. - Năng lực: Hình thành và phát triển NL ngôn ngữ, tự học, hợp tác. - GDKNS: Tư duy sáng tạo, ra quyết định; ứng phó với căng thẳng. II. Chuẩn bị: GV, HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Đố bạn: Chồn thông Minh hơn hay Gà Rừng thông Minh hơn?” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết Gà Rừng thông minh hơn Chồn, tham gia trò chơi sôi nổi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Thảo luận, trả lời câu hỏi. *ĐGTX: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  5. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - Tiêu chí: HS trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu: a. Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. "Ít thế sao? Minh thì có hàng trăm". b. Khi gặp nạn, Chồn rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra được điều gì. c. Gà Rừng giải chết rồi vùng chạy để đánh lạc hướng người thợ săn, tạo thời cơ cho Chồn vọt ra khỏi hang. d. Chồn thay đổi hắn thái độ: nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của Gà Rừng. Đồng thời khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn, không nên kiêu căng, coi thường người khác. . Gà Rừng rất thông minh lại rất khiêm tốn và dũng cảm. . Chồn đã nhận ra sự thông minh của Gà Rừng và cảm phục sự thông minh, nhanh trí, dũng cảm của Gà Rừng. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Tiếp cận HS đưa ra các câu hỏi gợi mở để hs trả lời được câu hỏi. - HSHTT: Em thích nhân vật nào? Vì sao? VII. HD hoạt động ứng dụng: - Đọc lại bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn.  Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2021 Toán BÀI 60: EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ? I. Mục tiêu: - KT: Biết vận dụng các bảng nhân 2,3,4,5 vào tính toán. Nhận dạng, gọi đúng tên và tính độ dài đường gấp khúc. Biết giải toán có lời văn bằng một phép tính. - KN: Vận dụng được các kiến thức đã học để giải toán, thực hiện tính toán nhanh, đúng, vận dụng giải toán. - TĐ: Tích cực trong hoạt động học tập, chăm chỉ cẩn thận trong tính toán. - NL: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, hợp tác. II. Chuẩn bị: TLHDH, BP, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Truyền điện: ôn lại bảng nhân.” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc thuộc bảng nhân và tham gia chơi hào hứng, tích cực. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  6. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động HĐ2: Viết số thích hợp vào ô trống. *ĐGTX: - Tiêu chí: Vận dụng bảng nhân 2, 3, 4, 5 điền đúng, nhanh vào các ô trống Thừa số 4 3 2 5 Thừa số 9 7 5 8 Tích 36 21 10 40 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Tính nhẩm *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tính nhẩm nhanh, chính xác: a) 2 x 5 = 10 ; 3 x 7 = 21 ; 4 x 1 = 4 b) 2 x 8 = 16 ; 5 x 3 = 15 ; 4 x 6 = 24 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Tính độ dài đường gấp khúc. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS gọi đúng tên và tính đúng độ dài đường gấp khúc. Độ dài đường gấp khúc là: 27 + 15 + 25 = 67(cm) Đáp số: 67 cm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. HĐ5: Giải bài toán. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết cách giải bài toán có lời văn, trình bày sạch sẽ, khoa học. Bài giải 6 can như thế có số lít dầu là: 6 x 5 = 30 ( lít) Đáp số: 30 lít dầu - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Giúp đỡ HS khi thực hiện các bài tập. - HSHTT: Làm hết các bài tập và thêm phần ứng dụng VII. HD hoạt động ứng dụng: - Về làm BT phần ứng dụng.  Tiếng Việt BÀI 22A: VÌ SAO MỘT TRÍ KHÔN LẠI HƠN TRĂM TRÍ KHÔN (T3) I. Mục tiêu - Kiến thức: Nói và đáp lời xin lỗi. Luyện tập dùng dấu chấm, dấu phẩy. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  7. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - Kĩ năng: Biết dùng lời xin lỗi phù hợp trong các tình huống và đặt dấu câu thích hợp trong các đoạn văn khác. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động tích cực. - Năng lực: Vận dụng để nói và đáp lời xin lỗi trong thực tế. II. Chuẩn bị ĐDDH: TLHDH, tranh, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn: Quan sát tranh trả lời câu hỏi:  Bức tranh minh họa điều gì?  Khi đánh rơi sách, bạn HS đã nói gì?  Lúc đó, bạn có sách bị rơi nói thế nào?  Theo em, bạn có sách bị rơi thể hiện thái độ gì khi nhận lời xin lỗi của bạn mình? - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết đọc và hiểu lời các nhân vật trong tranh, trả lời đúng các câu hỏi:  Một bạn đánh rơi quyển sách của một bạn ngồi bên cạnh.  Bạn nói: Xin lỗi. Tớ vô ý quá! Bạn nói: không sao.  Bạn rất lịch sự và thông cảm với bạn. Như vậy, khi ai đó làm phiền mình và xin lỗi, chúng ta nên bỏ qua và thông cảm với họ. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ3: Chơi đóng vai. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết nghĩ ra các tình huống, nói và đáp lời xin lỗi phù hợp trong các tình huống đó. Tham gia trò chơi sôi nổi. Chẳng hạn: Em sơ ý làm vây mực lên áo bạn. Em sơ ý làm rách vở bạn. Em đi học trễ. Em lỡ tay làm bạn bị ngã. - PP: Tích hợp - Kĩ thuật: Trò chơi. HĐ4: Điền dấu chấm hay dấu phẩy. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết đặt dấu chấm và dấu phẩy thích hợp và ô trống và chép lại GV: Dương Thị Hồng Thắm
  8. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 đoạn văn chính xác. Trình bày cẩn thận. “ Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò. Chúng thường cùng ở, cùng ăn, cùng làm việc và đi chơi cùng nhau. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng.” - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Hỏi người thân về đặc điểm của 2 hoặc 3 loài chim.  Tiếng Việt BÀI 22B: ĐẶC ĐIỂM CỦA MỖI LOÀI CHIM (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Kể được câu chuyện: Một trí khôn hơn trăm trí khôn. Nắm cách viết chữ hoa S. - Kĩ năng: Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn - Thái độ: Chăm chỉ học tập, hoạt động tích cực. - Năng lực: Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. THBVMT: Các loài chim tồn tại trong môi trường tự nhiên thật phong phú, đa dạng, trong đó nhiều loài chim quý hiếm cần được bảo vệ. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, chữ mẫu R, BP - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Ai nhanh hơn: Quan sát tranh, đưa ra tên loài chim trong mỗi bức tranh.” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết quan sát tranh, viết đúng và nhanh tên các loài chim tron mỗi tranh. Tham gia trò chơi sôi nổi. GDHS biết yêu thương các loài chim trong thiên nhiên. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ2: Kể lại từng đoạn câu chuyện. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS biết quan sát tranh và dựa vào câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn, lần lượt kể lại đúng nội dung từng đoạn của câu chuyện. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  9. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 + Giọng điệu phù hợp với nhân vật, kết hợp nét mặt, cử chỉ tự nhiên. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Viết chữ hoa S. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. + Cấu tạo và cách viết chữ S: Chữ S cỡ vừa cao 5 ly, gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét cong dưới và nét móc ngược nối vào nhau tạo vòng xoắn to ở đầu chữ, cuối nét móc lượn vào trong. + Quy trình viết chữ S: Đặt bút tại giao điểm của đường kẻ ngang 6 và ĐK dọc 4 viết nét cong dưới, lượn từ dưới lên rồi dừng bút tai ĐK ngang 6. Từ điểm trên đổi chiều bút viết nét móc ngược trái, cuối nét lượn vào trong và dừng bút trên ĐK ngang 2. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Hỗ trợ em kể đúng nội dung từng bức tranh dựa vào câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn. - HSHTT: Tham gia thi kể chuyện nhiệt tình, sôi nổi. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng.  Ôn TV ÔN LUYỆN TUẦN 22 (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thực hiện HĐ 1,2,3,4 - Kĩ năng: Đọc hiểu bài và trả lời được các câu hỏi, biết tìm từ chỉ đặc điểm của loài chim. - Thái độ: Biết yêu thương bạn bè. - Năng lực: Vận dụng vào bài học trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị ĐDDH - Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: BHT tổ chức chơi trò giải câu đố. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết giải các câu đố với ô chữ có lời giải nghĩa. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. Ôn luyện HĐ3: Đọc câu chuyện sau và TLCH (a đến d). *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc hiểu bài nắm nội dung bài trả lời chính xác câu hỏi trong bài biết GV: Dương Thị Hồng Thắm
  10. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 hiện tượng thiên nhiên a) Chú ngan con thán phục Gà Trống ở điểm nào? Gáy vang b) Gà trống chê mẹ con nhà ngan điều gì? Chậm chạp c) Theo em, vì sao Gà Trống lại dám bay qua ao? Vì gà trống muốn thể hiện trước lời nói của chú ngan d) Em đoán xem Gà Trống rút ra bài học gì từ sự việc này? Không nên chê bai người khác - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Tìm từ. *ĐGTX: - Tiêu chí: Tìm được từ chỉ đặc điểm của loài chim Chim khách: lông đen pha trắng, đuôi dài điệu đà Chim hút mật: cơ thể nhỏ, kêu chí chóe Bồ câu: bay nhanh,, cơ thể nhỏ, bay thẳng đứng, lượn vòng,, to béo - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ bài học người thân.  Thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2021 Tiếng Việt BÀI 22B: ĐẶC ĐIỂM CỦA MỖI LOÀI CHIM (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Viết chữ hoa S. Hiểu được câu thành ngữ trong bài. - Kĩ năng: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về các loài chim. - Thái độ: Chăm chỉ học tập, hoạt động tích cực. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học, hợp tác. THBVMT: Các loài chim tồn tại trong môi trường tự nhiên thật phong phú, đa dạng, trong đó nhiều loài chim quý hiếm cần được bảo vệ. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, chữ mẫu S, BP - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: HĐ5: Viết. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. Viết đúng chữ hoa S, viết đúng câu ứng dụng, nắm nghĩa câu ứng dụng Sáo tắm thì mưa ( Sáo tắm thì mưa là một câu thành ngữ nói về kinh nghiệm trong dân gian, GV: Dương Thị Hồng Thắm
  11. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 hễ thấy sáo tắm thì trời sẽ có mưa). - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết lời nhận xét. B. Hoạt động thực hành: HĐ1. Hỏi – đáp về đặc điểm các loài chim. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS trả lời đúng các câu hỏi về các loài chim. Loài chim có lông đen: quạ Loài chim bay rất nhanh: cắt Loài chim bắt chước tiếng người rất giỏi: vẹt Loài chim hay hót: khướu - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Cùng thực hiện yêu cầu. Việc 1: HS đọc yêu cầu, thực hiện theo cá nhân điền từ vào chỗ trống. Việc 2: Chia sẻ trước lớp. GV giải thích một sô câu thành ngữ cho HS hiểu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS chọn đúng tên loài chim và điền vào chỗ trống trong các thành ngữ chính xác. a. Đen như quạ - Vì con quạ có màu đen. b. Hôi như cú - Cú có mùi hôi. Nói “hôi như cú” là chỉ cơ thể có mùi hôi khó chịu. c. Nhanh như cắt - Cắt là loài chim có mắt rất tinh, bắt mồi nhanh và giỏi. d. Nói như vẹt - Vẹt có đặc điểm luôn nói bắt chước người khác. Nói như vẹt là nói nhiều, nói bắt chước người khác mà không hiểu mình nói gì. e. Hót như khướu - Con khướu hót suốt ngày, luôn mồm mà không biết mệt và nói những điều khoác lác. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Giúp đỡ HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ S. Viết đúng cỡ chữ hoa S. - HSHTT: Viết đúng và đẹp chữ S trong các bài viết khác. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng.  Tiếng Việt BÀI 22B: ĐẶC ĐIỂM CỦA MỖI LOÀI CHIM (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi. Chép đúng một đoạn văn. - Kĩ năng: Chép đúng đoạn chính tả. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch, luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Biết vận dụng kể đặc điểm của các loài chim trong cuộc sống hằng ngày. II. Chuẩn bị: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  12. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - GV: TLHDH, phiếu bài tập. - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: HĐ3: Viết. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm nội dung, nghe viết đúng tốc độ, viết hoa đúng từ chỉ tên riêng trong đoạn viết. Trình bày đúng chữ viết đẹp. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. HĐ4: Chơi: ghép từ ngữ. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng cho sẵn để tạo thành từ ngữ. ( mở cửa, dầu mỡ, rẽ phải, rẻ tiền, củ cải, áo cũ) + HS hiểu nghĩa từ mình vừa ghép. + HS viết đúng 3 từ ngữ vừa tìm được vào vở. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Hỗ trợ em tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng cho sẵn để tạo thành từ ngữ. - HSHTT: Hỗ trợ em viết đúng 3 từ ngữ vừa ghép được VII. HD hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng.  Toán BÀI 61: PHÉP CHIA (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em hiểu được ý nghĩa của phép chia, quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - Kĩ năng: Biết viết, đọc và tính kết quả của phép chia. - Thái độ: HS yêu thích học toán, cẩn thận trong tính toán. - Năng lực: Vận dụng kiến thức để tính toán trong thực tế. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, các tấm thẻ chấm tròn, bảng nỉ. - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: A. Hoạt động cơ bản: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  13. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 HĐ1,2. Thực hiện các hoạt động và viết vào vở. Việc 1: Từng cá nhân thực hiện yêu cầu và viết vào vở. Việc 2: Chia sẻ trước lớp. Nhận xét, đánh giá HS. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS thực hiện chia đều 6 hình vuông và thực hiện chia đều các đồ vật khác tương tự. + Đọc, viết và tính kết quả của phép chia 6 : 2 = 3, 8 : 4 = 2 6 hình vuông chia đều cho 2 bạn, mỗi bạn được 3 que tính. Ta có phép chia 6 : 2 = 3, Đọc là sáu chia hai bằng ba. Dấu : gọi là dấu chia. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3. Giảm tải. HĐ4. Đọc kĩ nhận xét. Từ một phép nhân ta viết được hai phép chia tương ứng: 4 x 2 = 8 8 : 2 = 4, 8 : 4 = 2 *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nêu được quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Tham gia chơi tích cực, hào hứng - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Hỗ trợ HS nắm được phép chia. - HSHTT: Có người nói, phép chia là phép tính ngược của phép nhân. Theo em, người đó nói đúng hay sai? Vì sao? VII. HD hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng trong HDH.  Thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2021 Tiếng Việt BÀI 22C: LAO ĐỘNG LÀ ĐÁNG QUÝ (T1) I. Mục tiêu: - KT: Đọc và hiểu câu chuyện Cò và Cuốc. - KN: Đọc lưu loát toàn bài. Ngắt nghĩ hơi đúng. Đọc bài với giọng vui, nhẹ nhàng. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật. - TĐ: Giáo dục HS phải biết lao động. - NL: Đọc diễn cảm câu chuyện. - GDKNS: Tự nhận thức; xác định giá trị bản thân; thể hiện sự cảm thông. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, MT - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh GV: Dương Thị Hồng Thắm
  14. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 V. ĐGTX:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ PV nhỏ tuổi: Quan sát tranh và đoán xem Cuốc hỏi Cò điều gì?” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS quan sát và dự đoán được câu hỏi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Nghe GV đọc bài. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được giọng đọc của bài với giọng vui, nhẹ nhàng. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật, giọng Cuốc ngạc nhiên, ngây thơ; giọng Cò dịu dàng vui vẻ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa. Việc 2: Chia sẻ trước lớp, đố nhau về từ và lời giải nghĩa của các từ đó. Nhận xét, bổ sung cho bạn, báo cáo với thầy cô khi hoàn thành. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được nghĩa của từ: + Cuốc: loài chim nhỏ sống ở bụi cây gần nước, chỉ bay là là mặt đất, thường kêu cuốc, cuốc. + Trắng phau phau: trắng hoàn toàn, không có vệt màu khác. + Thảnh thơi: nhàn, không lo nghĩ nhiều. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Luyện đọc từ ngữ. Việc 1: Em đọc những từ ngữ đã cho ở HDH _T41. Việc 2: Một bạn đọc từ ngữ - cả lớp nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Đọc đúng từ khó: lội ruộng, vất vả, làm việc, nhìn lên, trắng tinh. + Đọc câu: Em sống trong bụi cây dưới đất,/ nhìn lên trời xanh,/ thấy các anh chị trắng phau phau,/ đôi cánh dập dờn như múa,/ không nghĩ có lúc chị phải khó nhọc như thế này.// - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  15. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 HĐ5: Đọc bài. Việc 1: Em đọc bài (2 - 3 lần). Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung cho nhau về cách đọc. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng giọng nhân vật, đảm bảo tốc độ, mạch lạc, trôi chảy. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ6. Thảo luận, trả lời câu hỏi. *ĐGTX: - Tiêu chí: Trả lời đúng các câu hỏi. Biết phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi sung sướng. a) Thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi thế nào? Cuốc hỏi: Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao? b) Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy? Vì Cuốc nghĩ rằng: áo Cò trắng phau phau, Cò thường bay dập dờn như múa trên trời cao, chẳng lẽ có lúc lại phải lội bùn bắt tép bẩn thỉu, khó nhọc như vậy. c) Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì? Khi lao động, không ngại vất vả, khó khăn. Phải chịu khó lao động thì mới có lúc sung sướng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Giáo dục HS phải biết lao động mới đáng quý. VI. Dự kiến phương án hổ trợ cho đối tượng học sinh: - HSCHT: Tiếp cận giúp các em nắm nghĩa từ - HSHTT: Đặt được câu với từ khó trong bài VII. HD hoạt động ứng dụng: Về nhà đọc bài cho người thân nghe.  Toán BÀI 61: PHÉP CHIA (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em hiểu được ý nghĩa của phép chia, quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - Kĩ năng: Biết viết, đọc và tính kết quả của phép chia. - Thái độ: HS yêu thích học toán, cẩn thận trong tính toán. - Năng lực: Vận dụng kiến thức để tính toán trong thực tế. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, các tấm thẻ chấm tròn, bảng nỉ. - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  16. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 B. Hoạt động thực hành: HĐ1. Quan sát tranh. Việc 1: Cá nhân quan sát tranh rồi viết phép tính đúng vào vở. Việc 2: Chia sẻ trước lớp, nhận xét đánh giá lẫn nhau. GV kết luận. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS quan sát tranh viết được phép tính thích hợp và nêu được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. 4 x 3 = 12 , 12 : 3 = 4 , 12 : 4 = 3 Từ một phép nhân ta có thể lập được hai phép chia tương ứng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ2. Điền số thích hợp. Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu và điền số thích hợp vào ô trống để có phép chia. Việc 2: Chia sẻ trước lớp, nhận xét đánh giá lẫn nhau. GV kết luận. *ĐGTX: - Tiêu chí: Điền số thích hợp vào ô trống để tính đúng kết quả phép chia tương ứng với bài toán: 10 quả xoài chia đều vào 2 túi. Mỗi túi có 5 quả xoài. 10 : 2 = 5 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng trong HDH.  Ôn Toán ÔN LUYỆN TUẦN 21 (T2) I. Mục tiêu: - KT: Biết nhận dạng, gọi tên và tính độ dài đường gấp khúc. Biết tính giá trị biểu thức có hai dấu phép tính. Biết vận dụng các bảng nhân đã học để giải toán. - KN: Nhận dạng, gọi tên và tính độ dài đường gấp khúc. Tính giá trị biểu thức có hai dấu phép tính. Vận dụng các bảng nhân đã học để giải toán. - TĐ: Tích cực hoạt động học tập. - NL: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, tự học, hợp tác, giải quyết vđ. II. Chuẩn bị ĐDDH -GV: Sách ôn luyện Toán 2 -HS: Sách ôn luyện Toán 2, vở III. Hoạt động dạy – học: *ĐGTX: - Tiêu chí: + Vẽ được các đoạn gấp khúc theo yêu cấu cho sắn (HĐ1). + Tính đúng độ dài các đường gấp khúc (HĐ2). GV: Dương Thị Hồng Thắm
  17. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 Độ dài đường gấp khúc ABC là 7cm Độ dài đường gấp khúc MNPQ là 6cm + Vận dụng các bẳng nhân để tính nhẩm nhanh và chính xác (HĐ3). 3 x 5 = 15 2 x 4 = 8 4 x 8 = 32 5 x 7 = 35 2 x 3 = 6 4 x 5 = 20 5 x 6 = 30 3 x 6 = 18 + Tính đúng giá trị biểu thức có hai dấu phép tính: nhân và cộng hoặc trừ (HĐ4,5) 4 x 7 + 31 = 28 + 31 = 59 5 x 6 + 17 = 30 + 17 = 47 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. * Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Hướng dẫn em hoàn thành các bài tập, cách tính, vận dụng các bảng nhân để hoàn thành các bài tập. - HS tiếp thu nhanh : Giao thêm bài tập 6.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn.  Ôn TV ÔN LUYỆN TUẦN 22 (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thực hiện HĐ 5,6,7. Biết sử dụng các từ ngữ về loài chim sử dụng dấu chấm, dấu phẩy khi viết câu. Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu tr/ch, dấu hỏi, dấu ngã. Biết đáp lời phù hợp tình huống. Viết được đoạn văn tả về loài chim. - Kĩ năng: Phân biệt hỏi ngã,tr/ch, viết đoạn văn. - Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập và yêu thích môn học. - Năng lực: Vận dụng viết văn vào trong các bài học. II. Chuẩn bị: - GV: Sách em tự ôn luyện TV 2, BP - HS: Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Hoạt động dạy học: HĐ5: *ĐGTX: - Tiêu chí: Hỏi đáp nhanh về đặc điểm của loài chim  Tên của loài chim được nói trong đoạn văn là gì?  Tên của loài chim nói đến trong đoạn văn là chim khách, chim hút mật, bồ câu.  Chúng thường sống ở đâu?  Chúng sống ở đồng hoang dã, cánh rừng Châu Phi. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ6: *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết sử dụng dấu câu phù hợp đoạn văn: dấu chấm, dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm. - PP: Quan sát, vấn đáp. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  18. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ7: *ĐGTX: - Tiêu chí: Phân biệt r/d/gi, phân biệt hỏi/ngã: rảnh rang, dịu dàng, rào, rất; bảy, bão, đỗ, dữ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: Nhận xét, chia sẻ người thân.  Ôn Toán ÔN LUYỆN TUẦN 22 (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Vận dụng được bảng nhân 2,3,4,5 để tính giá trị biểu thức và giải các bài toán có lời văn. Nhận biết các thành phần của phép nhân. - Kĩ năng: Thực hiện tính toán chính xác, vận dụng nhanh các bảng nhân đã học. Chia sẻ tích cực các hoạt động. - Thái độ: Tích cực hoạt động học tập. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, toán học, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: - Em tự ôn luyện toán 2 III. Hoạt động dạy học: 6,7,8 – Sách ôn luyện trang 18,19. *Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Hướng dẫn em hoàn thành các bài toán có lời văn, đặt đúng lời giải, phép tính và đơn vị của bài toán. Vận dụng các bảng nhân để hoàn thành các bài tập. - HS tiếp thu nhanh : Giao thêm bài tập vận dụng. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Vận dụng bảng nhân 2,3,4,5 để giải bài toán có lời văn, trình bày khoa học (HĐ6,8). Bài giải 7 dĩa như thế có số quả quýt là: 5 x 7 = 35 (quả) Đáp số: 35 quả quýt Bài giải Cô giáo thưởng cho tổ Một tất cả số quyển vở là: 4 x 9 = 36 (quyển vở) Đáp số: 36 quyển vở + Dùng các bảng nhân đã học để tính đúng các kết quả của một phép nhân (HĐ7). Thừa số 2 3 5 4 3 5 2 4 Thừa số 7 8 6 5 6 9 3 8 Tích 14 24 30 20 18 45 6 32 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  19. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2021 Toán BÀI 62: BẢNG CHIA 2. MỘT PHẦN HAI (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Lập bảng chia 2 và thuộc bảng chia 2. Nhận biết được một phần hai. - Kĩ năng: Thực hành chia 2, vận dụng bảng chia 2 trong tính toán. - Thái độ: HS yêu thích học toán. - Năng lực: Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện tính toán trong thực tế. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, BP, MT, - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: *Khởi động: - BHT tổ chức trò chơi khởi động tiết học. “Ôn lại bảng nhân 2” - GV giới thiệu bài học, tiết học. HS viết đề bài vào vở. - HS tự đọc thầm phần mục tiêu, chia sẻ trong nhóm. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thuộc bảng nhân 2. Tham gia chơi tích cực, sôi nổi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ2. Thành lập bảng chia 2 Việc 1: Đọc nội dung hoạt động 2.Thực hiện thao tác theo yêu cầu của đề bài. Việc 2: Chia sẻ trước lớp. Nhận xét, sửa kết quả nếu bạn chưa đúng. GV kết luận. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS nêu được phép nhân tương ứng với bài toán 2 x 3 = 6 + HS xác định được số tấm bìa và nêu được phép chia tương ứng 6 : 2 = 3 + HS rút ra được phép chia từ phép nhân tương ứng 2 x 3 = 6 ta viết được 6 : 2 = 3 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3. Tìm các kết quả các phép tính trong bảng chia 2 Việc 1: Dựa vào bảng nhân 2, em tìm kết quả các phép chia trong bảng chia 2.Viết các kết qủa vào vở. Việc 2: Chia sẻ kết quả với bạn. Nhận xét, bổ sung bài làm. Việc 3: Em đọc thuộc bảng chia 2. Báo cáo khi hoàn thành. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Dựa bảng nhân 2 để tìm được nhanh kết quả các phép chia. 2 : 2 = 1 8 : 2 = 4 14 : 2 = 7 4 : 2 = 2 10 : 2 = 5 16 : 2 = 8 GV: Dương Thị Hồng Thắm
  20. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 6 : 2 = 3 12 : 2 = 6 18 : 2 = 9 + HS đọc thuộc bảng chia 2. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4. Nhận biết một phần hai. Việc 1: Em lấy ra một tờ giấy hình vuông, gấp đôi tờ giấy sao cho các mép giấy trùng khít lên nhau rồi trải tờ giấy ra.Tô màu vào một phần tờ giấy theo nếp gấp Việc 2: Hai bạn lần lượt đố nhau: + Tờ giấy đã được chia thành mấy phần bằng nhau? + Đã tô màu vào mấy phần tờ giấy? Nhận xét, sửa kết quả nếu bạn chưa đúng Việc 3: Chia sẻ trước lớp. GV đánh giá. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thực hiện gấp đôi tờ giấy và xác định được số phần bằng nhau, tô màu vào 1 phần của tờ giấy. Hiểu được thế nào là một phần hai. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4d. Củng cố kiến thức. Việc 1: CTHĐ TQ tổ chức cho các bạn nói theo mẫu. Việc 2: Nhận xét trò chơi, tuyên dương những bạn chơi tốt. - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nói được theo mẫu: Đã tô màu vào một phần hai hình tam giác. Đã tô màu vào một phần hai hình chữ nhật. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH.  Tiếng Việt BÀI 22C: LAO ĐỘNG LÀ ĐÁNG QUÝ (T3) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Sắp xếp các câu thành một đoạn văn. - Kĩ năng: Biết sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí. - Thái độ: HS biết yêu quý động vật. - Năng lực: Biết bố cục bài văn vận dụng vào viết văn. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, BP - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động theo logo: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh NDDH: Không điều chỉnh V. ĐGTX: HĐ3. Chơi: Xếp nhanh các câu thành đoạn văn. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  21. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 Việc 1: HS đọc thầm các câu văn tả chim gáy. Việc 2: HS dựa vào câu hỏi gợi ý, sắp xếp các câu theo đúng thứ tự. Việc 3: Chia sẻ trước lớp. GV nhận xét. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết sắp xếp nhanh các câu thành đoạn văn hợp lý. + Câu giới thiệu sự xuất hiện của chú cu gáy là. Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt. + Câu tả hình dáng của chim cu gáy. Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp. + Câu tả hoạt động của chim cu gáy. Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ. + Câu kết là câu nào? Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy” cúc cù cu” làm cho cánh đồng quê thêm yên ả. Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt. Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp. Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ. Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy” cúc cù cu” làm cho cánh đồng quê thêm yên ả. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. VII. HD hoạt động ứng dụng: - Thực hiện theo sách HDH.  Ôn TV LUYỆN VIẾT: BÀI 22 I. Mục tiêu: Rèn KN viết chữ: - Kiến thức: Biết viết chữ hoa S theo cỡ vừa và nhỏ (kiểu chữ đứng). Biết viết từ, câu ứng dụng của bài ở vở luyện chữ. - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Viết đúng mẫu chữ hoa nhanh đẹp. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, chữ mẫu. HS: Bảng con, vở III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa S. Việc 1: GT chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ. Việc 2: GV viết mẫu, nêu QT viết: S Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. HĐ2: Hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng. Việc 1: Giới thiệu từ ứng dụng của bài. Giải thích nghĩa từ vựng. Việc 2: Yêu cầu HS quan sát, nhận xét QT viết các từ, câu. Những chữ nào cao 2,5 ly; những chữ nào cao 1 ly; những chữ nào cao 1,5 ly? Việc 3: GV viết mẫu, nêu QT viết. Chú ý khoáng cách giữa các con chữ là nửa con chữ o, k/c giữa các chữ ghi tiếng là 1con chữ o. Việc 4: Cho HS viết bảng con - GV sửa sai. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  22. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chữ S. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết đẹp, đều chữ. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. + Cấu tạo và cách viết chữ S: Chữ S cỡ vừa cao 5 ly, gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét cong dưới và nét móc ngược nối vào nhau tạo vòng xoắn to ở đầu chữ, cuối nét móc lượn vào trong. + Quy trình viết chữ S: Đặt bút tại giao điểm của đường kẻ ngang 6 và ĐK dọc 4 viết nét cong dưới, lượn từ dưới lên rồi dừng bút tai ĐK ngang 6. Từ điểm trên đổi chiều bút viết nét móc ngược trái, cuối nét lượn vào trong và dừng bút trên ĐK ngang 2. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động thực hành: Viết vở Luyện viết Việc 1: HS nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. Việc 2: GV cho học sinh viết lần lượt bài viết theo lệnh. Việc 3: GV theo dõi, uốn nắn, thu một số bài nhận xét. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chính tả. + Đối với HS tiếp thu nhanh: luyện thêm cho học sinh viết nhanh, đẹp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm tư thế ngồi viết, yêu cầu của bài, quy trình để viết đúng, đẹp. - PP: Quan sát, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, viết lời nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng: Nhận xét. Luyện viết chữ nghiêng.  SHTT: SINH HOẠT SAO: TẾT TRỒNG CÂY I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết giới thiệu và tổ chức các hoạt động của Tết trồng cây. - Hiểu được ý nghĩa của Tết trồng cây. - HS thấy được ưu khuyết điểm của mình và của tập thể lớp trong tuần vừa qua. - Nắm được kế hoạch hoạt động trong tuần tới. 2. Kĩ năng: Mạnh dạn tự tin chia sẽ ý kiến 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh trồng cây làm cho môi trường xanh sạch đẹp. - Giáo dục cho các em có ý thức thực hiện một cách tự giác các nội quy,quy chế của trường và của lớp 4. Năng lực: Điều hành, tự quản, hợp tác. II. Chuẩn bị: - GV: Nhận xét các mặt hoạt động của lớp tuần qua. Kế hoạch tuần tiếp nối. - HS: Hội đồng tự quản và các trưởng ban CB đầy đủ các bản nhận xét. III. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN GV: Dương Thị Hồng Thắm
  23. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 * Khởi động: Hát bài hát trồng cây. - TBVN điều hành GV hỏi: Cây xanh mang lại lợi ích gì cho con người? - HS trả lời. Lớp nhận xét – GV chốt và tuyên dương. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Giới thiệu và tổ chức hoạt động trồng cây. HĐ1: Chuẩn bị GV phổ biến cho h/s : Để hưởng ứng phong trào Tết trồng cây lớp sẽ tổ chức hội hoa xuân để trưng bày những cây hoa các em sẽ chăm sóc. - Mỗi nhóm có một bảng sưu tầm tranh ảnh: chợ hoa tết; hội hoa xuân. Cứ chọn người dẫn chương trình. HĐ2: Hội hoa xuân Thực hiện ngoài sân có bảng kẻ chữ hội hoa xuân. - Tuyên bố lý do, thông qua chương trình, công bố thời gian dành cho việc trưng bày và trang trí sản phẩm, tư liệu theo đơn vị tổ. - Các tổ trang trí và trưng bày cây cảu tổ mình. Mỗi cây ghi rõ tên cây gì ? của ai? Tổ ai? - Nêu ích lợi của cây đó? HĐ3: Thực hành - GV hướng dẫn cho các tổ tiến hành trồng cây. - Nhân xét, đánh giá * Đánh giá: +Tiêu chí: HS giới thiệu được một số cây xanh, ích lợi của cây. - Biết thực hành trồng cây. - Giáo dục ý thức trồng và chăm sóc bảo vệ cây xanh. - Tự học, hợp tác + Phương pháp: Quan sát. vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 2. Sinh hoạt sao. - Kiểm tra vệ sinh Hát bài truyền thống: Sao của em 2.1. Đánh giá hoạt động trong tuần: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các sao trưởng. Sao trưởng lần lượt báo cáo sự chuẩn bị của sao mình. GV nêu nội dung tiết sinh hoạt GV yêu cầu sao trưởng chủ trì tiết sinh hoạt Sao trưởng: Nhận xét chung về hoạt động của sao trong tuần 22 *Học tập: Thực hiện tốt nề nếp. Song một số bạn chưa thực sự chú ý học tâp.Các trưởng nhóm cần phát huy hơn nữa vai trò của mình. * Nề nếp: Thực hiện tốt mọi nề nếp hàng ngày. * Vệ sinh PQ: Thực hiện nghiêm túc kế hoạch của trường. Lao động VSPQ hàng ngày sạch sẽ, tích cực, thường xuyên. - GV cùng H nhận xét đánh giá từng HS các mặt gồm: KT; NL, PC. - Sao trưởng cho lớp đọc lời hứa Nhi dồng GV: Dương Thị Hồng Thắm
  24. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 * Đánh giá: + Tiêu chí: Đánh giá đúng tình hình của các sao trong tuần qua - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục tồn tại, hạn chế trong tuần qua - Có ý thức tự vươn lên và xây dựng tập thể lớp vững mạnh. - Tự học, hợp tác + Phương pháp: Quan sát. vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 2.2. Kế hoạch tuần tới: * Sao trưởng phổ biến phương hướng thực hiện trong tuần tới: - Thực hiện tốt nề nếp hàng ngày. - Đồng phục đúng qui định. - Thực hiện nghiêm túc mọi hoạt động của Liên đội và Nhà trường đề ra. Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Chấp hành tốt Luật ATGT; ATSN; ATTTTH; phòng dịch bệnh theo mùa. - Tuyên truyền cho phụ huynh và học sinh thực hiện tốt AT đuối nước. * Đánh giá: + Tiêu chí: Sao trưởng phổ biến các việc làm giải pháp cụ thể, thiết thực để xây dựng tập thể sao vững mạnh. - Có ý thức trong hoạt động chung. Đoàn kết thân thiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Tự học, hợp tác + Phương pháp: Quan sát. vấn đáp + Kĩ thuật : ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Tích cực chia sẽ mọi hoạt động của lớp cho người thân. GV: Dương Thị Hồng Thắm