Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Dương Thị Hồng Thắm

doc 26 trang thienle22 3940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Dương Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_1_nam_hoc_2020_2021_gv_duong_thi_hong_tha.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Dương Thị Hồng Thắm

  1. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 TUẦN 1 Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020 Toán BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em ôn lại cách đọc, viết, so sánh và xếp thứ tự các số đến 100. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết số. Làm đúng, chính xác, nhanh các BT. - Thái độ: Trình bày bài cẩn thận, chữ số đúng mẫu. - Năng lực: Vận dụng đọc số, sắp xếp số vào trong thực tiễn. II. Phương tiện dạy học: - GV: Thẻ các mẫu số từ 0 đến 9. - HS: TLHDH, vở. III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Truyền điện”. - Chia sẻ sau khi chơi. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS biết đọc các số theo thứ tự các số dãy số từ 1 đến 100. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động thực hành: HĐ1: Lấy các thẻ số từ 0 đến 9 và lần lượt thực hiện các hoạt động sau. Việc 1: Em lấy các thẻ số từ 0 đến 9 xếp theo thứ tự. - Số lớn nhất có một chữ số là số nào? - Số bé nhất có một chữ số là số nào? Việc 2: Em và bạn chia sẻ bổ sung cho nhau. Việc 3: NT yêu cầu các bạn chia sẻ trước nhóm. CTHĐTQ yêu cầu các nhóm chia sẻ trước lớp. HĐ2: Nêu tiếp các số có một chữ số trong ô trống. Việc 1: Em viết tiếp các số từ 0 đến 9 vào vở. Việc 2: Em và bạn đổi chéo vở bổ sung cho nhau. Việc 3: NT yêu cầu các bạn chia sẻ trước nhóm. CTHĐTQ yêu cầu các nhóm chia sẻ trước lớp. * ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc, viết các số từ 0 đến 9; nắm thứ tự các dãy số. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  2. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Em quan sát bảng số sau, rồi nêu tiếp các số còn thiếu ở các ô trống trong bảng. Việc 1: Em quan sát bảng viết tiếp các số còn thiếu vào ô trống trong bảng. Việc 2: Em và bạn chia sê bổ sung cho nhau. Việc 3: NT yêu cầu các bạn chia sẻ trước nhóm. CTHĐTQ yêu cầu các nhóm chia sẻ trước lớp. HĐ4: a) Em đố bạn. b) Em viết vào vở. Việc 1: Em tìm số lớn nhất có hai chữ số, số bé nhất có hai chữ số và viết các số tròn chục có hai chữ số. Việc 2: Em và bạn hỏi đáp bổ sung cho nhau. Việc 3: NT yêu cầu các bạn chia sẻ trước nhóm. CTHĐTQ yêu cầu các nhóm chia sẻ trước lớp. * ĐGTX: - Tiêu chí: HS nêu, viết đúng được các số có hai chữ số từ 10 đến 100. Tìm đúng, nhanh số có hai chữ số lớn nhất và số nhỏ nhất, viết đúng các số tròn chục có hai chữ số. ( HS hoàn thành đọc xuôi đọc ngược trao đổi đặc điểm của bảng số) - PP: Quan sát, vấn đáp, thực hành. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, thực hành. HĐ5: a) Chơi trò chơi “Số liền trước số liền sau”. b) Em viết hai số 58 và 76 vào hai mảnh giấy nhỏ. Bạn viết tiếp hai số. Việc 1: Em suy nghĩ đọc yêu cầu của trò chơi. Việc 2: NT yêu cầu các bạn chơi trước nhóm. CTHĐTQ yêu cầu các nhóm tham gia chơi trước lớp.  Hoạt động ứng dụng: - Về làm BT1 phần ứng dụng.  Tiếng Việt BÀI 1A: EM LÀ HỌC SINH CHĂM CHỈ (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết tự giới thiệu về mình. - Kĩ năng: Biết diễn đạt câu và sắp xếp từ để giới thiệu về bản thân. - Thái độ: HS mạnh dạn, tự tin khi giới thiệu về mình. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tư duy, giao tiếp. - GD KNS: tự nhận thức về bản thân, giao tiếp, cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến của người khác. II. Phương tiện dạy học: - GV: HDH - HS: TLHDH, vở. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  3. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp hát một bài hát để khởi động tiết học. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. A. Hoạt động cơ bản: HĐ2: Quan sát ảnh, đọc mẫu. Việc 1: Em quan sát ảnh và đọc mẫu giới thiệu đã cho. Việc 2: Em và bạn thay nhau đọc mẫu giới thiệu về bạn Bích. Hai bạn thay nhau hỏi đáp các thông tin về bạn theo các gợi ý: - Bạn trong tranh tên là gì? - Bạn Bích sinh ngày nào? - Bạn Bích thích gì? - Bạn Bích muốn trở thành gì? Nhận xét, bổ sung, thống nhất câu trả lời. Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ. Báo cáo cô giáo khi hoàn thành. * ĐGTX: - Tiêu chí: Nghe và đọc đúng các từ trong bài tự thuật của bạn Lê Ngọc Bích. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3,4: Tự giới thiệu về bản thân. Việc 1: Em đọc các gợi ý đã cho (2 - 3 lần). Hoàn thành nội dung bài giới thiệu về bản thân theo gợi ý. Việc 2: Em và bạn thay nhau giới thiệu về bản thân mình. Việc 3: Nhóm trưởng lần lượt mời các bạn tự giới thiệu về mình trước nhóm. Nhận xét, bổ sung cho bạn, báo cáo với thầy cô khi hoàn thành. CTHĐTQ yêu cầu các nhóm chia sẻ trước lớp. * ĐGTX: - Tiêu chí: Hiểu và trả lời các câu hỏi để hoàn thành bài tự thuật của bản thân. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ5: Viết lời tự giới thiệu về bản thân. Việc 1: Em viết lời tự giới thiệu về bản thân vào tờ giấy. Việc 2: Dán tờ giấy tự giới thiệu về mình lên bảng ở góc học tập. CTHĐTQ yêu cầu các nhóm chia sẻ trước lớp. * ĐGTX: - Tiêu chí: HS viết đầy đủ, đúng chính tả, chữ viết ngay ngắn và hoàn chỉnh giới thiệu về bản thân. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  4. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.  Hoạt động ứng dụng: - Hỏi người thân: Nơi sinh của em, quê quán, địa chỉ địa phương em ở, số điện thoại của gia đình  Tiếng Việt BÀI 1A: EM LÀ HỌC SINH CHĂM CHỈ (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu nội dung truyện “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. - Kĩ năng: Đọc đúng tiếng từ khó; đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài; trả lời được các câu hỏi, hiểu nội dung bài đọc. - Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập, biết kiên trì nhẫn nại. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tư duy, tự học. II.Phương tiện dạy học: - GV: HDH, tranh ; - HS: HDH III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp hát một bài hát để khởi động tiết học. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. A. Hoạt động cơ bản: HĐ6: Nghe thầy (cô) đọc câu chuyện: Việc 1: GV đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. Việc 2: GV nêu giọng đọc, cách ngắt giọng, nội dung bài. HĐ7: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa (2-3 lần) Việc 2: Em và bạn đố nhau về từ và lời giải nghĩa của các từ đó. Việc 3: NT lần lượt mời các bạn đọc từ, lời giải nghĩa. Việc 4: Nhận xét, bổ sung cho bạn, báo cáo với thầy cô khi hoàn thành. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng các từ ngữ và hiểu lời giải nghĩa các từ ngữ trong bài đúng chính xác. + Ngáp ngắn ngáp dài: ngáp nhiều vì buồn ngủ, mệt hoặc chán. + Nắn nót: cẩn thận, tỉ mỉ. + Nguệch ngoạc: không cẩn thận. + Mải miết: chăm chú làm việc, không nghỉ. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  5. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 + Ôn tồn: nói nhẹ nhàng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, nhận xét bằng lời. HĐ8: Luyện đọc từ ngữ. Việc 1: Em đọc những từ ngữ đã cho ở HDH Việc 2: Một bạn đọc từ ngữ - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. Việc 3: NT tổ chức cho mỗi bạn lần lượt đọc các từ ngữ, NT tổ chức cho các bạn nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Đọc đúng từ khó: nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, quay vào. + Ngắt nghỉ đúng ở câu dài: Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài,/ rồi bỏ dở,.// - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ5: Đọc bài. Việc 1: Em đọc bài (2 - 3 lần). Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung cho nhau về cách đọc. Việc 3: NT tổ chức cho mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài. Đổi lượt và đọc lại bài. NT tổ chức cho các bạn nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Đọc đúng, đảm bảo tốc độ, mạch lạc, trôi chảy. + Thể hiện được lời của người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi; lời cậu bé: tò mò, ngạc nhiên; lời bà cụ: ôn tồn, hiền hậu. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Chọn dòng trả lời phù hợp với câu hỏi. * ĐGTX: - Tiêu chí: HS hiểu nội dung bài đọ và chọn đúng dòng trả lời phù hợp với câu hỏi. Hợp tác với bạn khi chia sẻ câu trả lời. a/ Lúc đầu cậu bé học hành 3/ Đọc sách thì ngáp, viết thì nguệch ngoạc. b/ Cậu bé đi chơi thấy bà cụ . 2/ Đang mài sắt vào tảng đá. c/ Bà cụ giảng giải cho cậu bé . 1/ Phải kiên trì nhẫn nại. d/ Câu chuyện khuyên em điều . 4/ Ai kiên trì, mài sắt sẽ thành kim, chăm học sẽ thành tài. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  6. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021  Hoạt động ứng dụng: Hỏi người thân: - Nơi sinh của em. Quê quán. - Địa chỉ địa phương em ở. - Số điện thoại của gia đình.  Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020 Toán ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em ôn lại cách đọc, viết, so sánh và xếp thứ tự các số đến 100. - Kĩ năng: Làm đúng, chính xác, nhanh các BT. - Thái độ: Trình bày bài cẩn thận, chữ số đúng mẫu. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tính toán, tư duy, tự học. II. Phương tiện dạy học: - GV: HDH, BP - HS: HDH, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Truyền điện”. - Chia sẻ sau khi chơi. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS biết đọc các số theo thứ tự các số dãy số từ 1 đến 100. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ6: Viết theo mẫu. * ĐGTX: - Tiêu chí: Viết, đọc đúng các số có hai chữ số; phân tích số có hai chữ số thành tổng. Biết được các hàng của số có hai chữ số. Chục Đơn vị Viết số Đọc số 5 2 52 Năm mươi hai 7 0 70 Bảy mươi 1 9 19 Mười chín 8 8 88 Tám mươi tám b) 52 = 50 + 2 , 19 = 10 + 9 , 88 = 80 + 8 , 70 = 70 + 0 - PP: Quan sát, vấn đáp. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  7. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ7: Đọc các số và viết phép tính trong bảng của Cún Con và Gấu con, rồi chọn dấu thích hợp. * ĐGTX: - Tiêu chí: Cách so sánh các số có hai chữ số. So sánh đúng các số có hai chữ số; lưu ý các vế có phép tính. 57 69 89 < 93 76 < 95 73 + 4 = 77 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà em hỏi tuổi mọi người trong gia đình rồi sắp xếp tuổi của mọi người theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.  Đạo đức HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ I. Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ. - Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. - Thực hiện theo thời gian biểu. Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân. Biết tiết kiệm thời gian. - Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, áp dụng vào thực tiễn. II. Đồ dùng dạy học: GV: BP HS: VBT III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. A. Hoạt động cơ bản: HĐ2. Bày tỏ ý kiến: Việc 1: Đọc BT1và quan sát tranh vẽ. Nhận xét về việc làm của các bạn trong hai bức tranh. Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của mình, nhận xét và góp ý bổ sung về ý kiến của bạn. Việc 3: NT điều khiển cho các bạn bày tỏ ý kiến của mình từng tranh cụ thể. Các bạn nhận xét, bổ sung. Việc 4: CT HĐTQ điều khiển cho các bạn chia sẻ trước lớp, bày tỏ ý kiến, nhận GV: Dương Thị Hồng Thắm
  8. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 xét từng bức tranh. Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến. GV chốt KT: Làm 2 việc cùng một lúc không phải là học tập, sinh hoạt đúng giờ. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS bày tỏ ý kiến to, rõ ràng, có trọng tâm, đúng yêu cầu, giải thích để làm rõ ý kiến của mình. + Tranh 1: Trong giờ học không nên làm việc riêng, không chú ý nghe cô HD sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập. + Tranh 2: Vừa ăn vừa xen truyện có hại cho sức khỏe, không nên như vậy. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.  Các mức độ: (1) KN bày tỏ ý kiến chưa đạt yêu cầu (2) KN bày tỏ ý kiến đạt yêu cầu (3) KN bày tỏ ý kiến tốt HĐ3. Xử lí tình huống: Việc 1: Quan sát bức tranh, đọc lời của mẹ. Việc 2: Chia sẻ với bạn bên cạnh TH trên. Việc 3: NT điều khiển cho các bạn chía sẻ, sau đó đóng vai để xử lý tình huống. Việc 4: CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm đóng vai, xử lý TH, các nhóm khác theo dõi, phóng vấn nhóm bạn bằng câu hỏi? Vì sao bạn xử lý như vậy? GV: Mỗi th có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất. *ĐGTX: - Tiêu chí: Khả năng ra quyết định giải quyết vấn đề một cách nhanh, chính xác, phù hợp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. + Các mức độ: (1) Không nêu được phương án hoặc nêu phương án ứng xử không phù hợp. (2) Nêu được phương án ứng xử tương đối phù hợp. (3) Nêu được phương án ứng xử phù hợp. B. Hoạt động thực hành: HĐ1. Giờ nào việc nấy: Việc 1: Đọc yêu cầu BT3 và thực hiện theo yêu cầu vào VBT. Ghi lại những việc em thường làm trong ngày. Đánh dấu vào ô trống trước những việc em đã thực hiện đúng giờ. Đánh dấu vào ô trống ý em tán thành. Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả trên. Việc 3: NT điều khiển chia sẻ kết quả. Nhận xét và đánh giá bạn. Việc 4: CTHĐTQ điều khiển các bạn thực hiên kết quả trên. Nhận xét, khen bạn sắp xếp thời gian hợp lý cho từng việc. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  9. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 GV: Sinh hoạt, học tập đúng giờ mang lại lợi ích cho bản thân không làm ảnh hưởng người khác. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ, hợp lí, nhanh. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.  Các mức độ: (1) Tư duy logic chưa tốt. (2) Tư duy logic tương đối tốt. (3) Tư duy logic tốt  Hoạt động ứng dụng: - Cùng người lớn trong nhà thực hiện thời gian biểu học tập HS đúng giờ. - Chia sẻ với các bạn ở trong lớp vào giờ học ngày hôm sau.  Tiếng Việt BÀI 1A: EM LÀ HỌC SINH CHĂM CHỈ (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc trơn toàn bài, thể hiện được giọng đọc của bài. Hiểu thế nào là từ. - Kĩ năng: Biết phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật. Nhận biết được từ. Biết sử dụng từ khi nói, viết. - Thái độ: HS có thái độ sử dụng từ trong các tình huống phù hợp. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học, vận dụng vào thực tế. - GD KNS: Tự nhận thức về bản thân; lắng nghe tích cực, kiên định; đặt mục tiêu. II. Phương tiện dạy học: - GV: HDH. - HS: HDH, vở. III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn thi đọc từng đoạn câu chuyện “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. + Đọc đúng, đảm bảo tốc độ, mạch lạc, trôi chảy. + Thể hiện được lời của người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi; lời cậu bé: tò mò, ngạc nhiên; lời bà cụ: ôn tồn, hiền hậu. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  10. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 HĐ2: Chuyển lên phần khởi động. HĐ3: Em hãy chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc. * ĐGTX: - Tiêu chí: Hiểu nghĩa từ, chọn đúng tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc ở trong BT nhanh, chính xác. 1. học sinh 2. chạy 3. hoa hồng 4. xe đạp 5. nhà 6. cô giáo 7. trường 8. múa - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Sắp xếp các từ ngữ vào ô thích hợp: * ĐGTX: - Tiêu chí: Sắp xếp đúng các từ ngữ vào ô thích hợp nhanh, chính xác. Từ chỉ đồ dùng học tập bút, cặp sách, vở, bảng, mực Từ chỉ hoạt động của HS Đọc, hát, viết, vẽ, múa, hỏi Từ chỉ tính nết của HS thông minh, dịu hiền, ngoan ngoãn, chăm chỉ, tinh nghịch - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà cùng người thân tìm thêm các từ chỉ hoạt động, đồ dùng học tập và tính nết của người học sinh.  Tiếng Việt BÀI 1B: EM BIẾT THÊM NHIỀU ĐIỀU MỚI (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Kể lại câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. - Kĩ năng: Kể đúng nội dung từng đoạn câu chuyện, thể hiện được lời nhân vật trong truyện. - Thái độ: HS biết theo dõi và nhận xét, đánh giá lời bạn kể. - Năng lưc: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tư duy, diễn đạt. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: HDH - HS: HDH. III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Chuyền quà”. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS đọc đúng, đảm bảo tốc độ, mạch lạc, trôi chảy. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  11. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Dựa theo tranh, đọc gợi ý để kể lại từng đoạn câu chuyện. - HS quan sát từng tranh trong sách, đọc thầm lời gợi ý dưới mỗi tranh. - HS nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện trước nhóm. Đổi lượt. - Kể chuyện trước lớp. * ĐGTX: - Tiêu chí: Biết quan sát tranh kể đúng từng đoạn câu chuyện, lời kể tự nhiên, thể hiện được lời của nhân vật. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Thi kể lại trước lớp từng đoạn câu chuyện. * ĐGTX: + Tiêu chí: Kể đúng từng đoạn câu chuyện, lời kể tự nhiên, thể hiện được lời của nhân vật, khuyến khích kể bằng ngôn ngữ tự nhiên của các em, hào hứng khi tham gia chơi. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.  Hoạt động ứng dụng: - Về nhà kể lại câu chuyện: Có công mài sắt, có ngày nên kim cho người thân nghe.  Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020 Tiếng Việt BÀI 1B: EM BIẾT THÊM NHIỀU ĐIỀU MỚI (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Viết đúng chữ hoa A theo cỡ vừa và nhỏ. Biết câu ứng dụng: Anh em thuận hòa. Thuộc bảng chữ cái (a-ê). - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực viết, trình bày, tự học. II.Chuẩn bị ĐDDH: - GV: HDH, BP, chữ mẫu. - HS: HDH, vở, bảng con. III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp hát một bài hát để khởi động tiết học. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. A. Hoạt động cơ bản: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  12. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 HĐ3: Học thuộc bảng tên chữ cái: * ĐGTX: - Tiêu chí: Thuộc tên 7 chữ cái từ a-ê theo thứ tự và viết vào vở đúng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4,5: HD viết chữ hoa A, Anh: * ĐGTX: - Tiêu chí: + Viết đúng chữ hoa A theo cỡ vừa và nhỏ. Cấu tạo gồm 3 nét. Nét 1 gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn ở phía trên và nhiêng về bên phải. Nét 2 là nét móc phải. Nét 3 là nét lượn ngang. + Cách viết: Nét 1(ĐB ở đường kẻ ngang 3, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, DB ở đường kẻ 6). Nét 2 (từ điểm DB của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc nược phải, DB ở ĐK 2). Nét 3 (lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải). + HS hiểu nghĩa câu ứng dụng: Anh em thuận hòa (đưa ra lời khuyên anh em trong nhà phải yêu thương nhau). + Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng. Cẩn thận, giữ vở sach. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ký hiệu.  Hoạt động ứng dụng: - Về nhà luyện viết thêm chữ A hoa.  Tiếng Việt BÀI 1B: EM BIẾT THÊM NHIỀU ĐIỀU MỚI (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Nắm quy tắc viết các tiếng mở đầu bằng c/k. Chép lại chính xác đoạn trích và hiểu cách trình bày một đoạn văn. - Kĩ năng: Nghe viết đúng chính tả, đúng quy trình. Viết hoa chữ đầu câu. - Thái độ: Biết cẩn thận, sạch sẽ khi viết bài. Học sinh có ý thức rèn chữ viết. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực viết, trình bày, tự học. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: HDH, BP - HS: HDH, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp hát một bài hát để khởi động tiết học. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. B. Hoạt động thực hành: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  13. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 HĐ1: Viết tên 6 bạn theo thứ tự ABC. * ĐGTX: - Tiêu chí: Viết đúng tên 6 bạn: Ánh, Bích, Công, Dũng, Đan, Én theo thứ tự. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Chép đoạn văn vào vở. - Tiêu chí: Viết đúng chính tả, đảm bảo tốc độ, chữ viết đều nét, trình bày sạch sẽ. Những chữ đầu câu, đầu đoạn được viết hoa (Mỗi, Giống). Chữ đầu đoạn phải viết hoa và lùi vào 1 ô. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, ký hiệu. HĐ3: Chọn c hay k điền vào chỗ chấm. * ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm luật chính tả, chọn đúng âm c hay k điền vào chỗ chấm thích hợp. + Bà cụ kiên nhẫn mài sắt thành kim. + Cậu bé đã hiểu lời khuyên của bà cụ. k + e, ê, i c + a, u, o, - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Đọc thuộc lòng 9 chữ cái em vừa học cho người thân nghe.  Toán SỐ HẠNG – TỔNG (T1) I. Muc tiêu: - Kiến thức: Em biết tên gọi các thành phần và kết quả của phép cộng. - Kĩ năng: Nhận biết nhanh, gọi tên đúng các thành phần và kết quả của phép cộng. Vận dụng hoàn thành các BT. - Thái độ: Tích cực tham gia học tập tốt. Biết giúp đỡ bạn. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tính toán, tư duy. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: HDH HS: HDH, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng.” TBHT phổ biến luật chơi: các nhóm sẽ đến góc học tập lấy các thẻ số và thẻ dấu đã cho. Sau đó, ghép nhanh các thẻ dấu và thẻ số thành phép tính đúng. Nhóm nào nhanh và ghép đúng là nhóm chiến thắng. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  14. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS lấy thẻ ghép phép tính đúng, nhanh. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Giới thiệu số hạng và tổng Việc 1: Đọc các phép tính vừa ghép được ở TC rồi viết vào vở. Việc 2: Đọc kỹ ND BT2. Việc 3: Nghe GV giới thiệu về số hạng, tổng. Việc 4: GV nêu câu hỏi gọi HS TL: 23 gọi là gì trong phép cộng 23 + 45 = 68? 45 gọi là gì trong phép cộng 23 + 45 = 68? 68 gọi là gì trong phép cộng 23 + 45 = 68? 23 + 45 cũng gọi là gì? * ĐGTX: - Tiêu chí: + Biết tên gọi các thành phần và kết quả của phép cộng. + Trong phép cộng: số đứng trước, đứng sau dấu cộng gọi là số hạng; kết quả của phép cộng gọi là tổng. Phép cộng 23 + 45 cũng gọi là tổng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ2: Nêu số hạng, tổng trong phép tính. Việc 1: HS đọc phép tính và nêu số hạng, tổng trong các phép cộng. Việc 2: Em cùng bạn nêu cho nhau nghe, mỗi bạn một phép tính. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn báo cáo kết quả thực hiện nêu tên gọi các thành phần trong phép cộng. Việc 4: CTHĐTQ cho cả lớp chia sẻ hoạt động vừa thực hiện. * ĐGTX: - Tiêu chí: Nêu đúng, chính xác tên gọi các thành phần và kết quả của các phép cộng. a) 43 + 26 = 69 b) 30 + 50 = 80 43 gọi là số hạng 30 gọi là số hạng 26 gọi là số hạng 50 gọi là số hạng 69 gọi là tổng 80 gọi là tổng 43 + 26 gọi là tổng 30 + 50 gọi là tổng - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành: HĐ1. Viết số thích hợp vào mỗi ô trống. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  15. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 Việc 1: HS đọc yêu cầu bài và viết vào vở tổng ở mỗi ô trống thích hợp. Việc 2: Em cùng bạn nêu cho nhau nghe, mỗi bạn một phép tính. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn báo cáo kết quả thực hiện. Cách làm. Việc 4: CTHĐTQ cho cả lớp chia sẻ hoạt động vừa thực hiện. * ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết điền số thích hợp vào mỗi ô trống: lấy SH thứ nhất cộng SH thứ hai, kết quả bao nhiêu ghi vào ô tổng. HS tính tổng các số hạng chính xác. Số hạng 5 56 33 98 Số hạng 14 23 45 0 Tổng 19 79 78 98 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Hướng dẫn HS có thể hỏi bố hoặc mẹ để biết tuổi của những người trong gia đình, sau đó tính tổng số tuổi của em và người đó.  ÔLTV ÔN LUYỆN TUẦN 1 (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: HS đọc và hiểu ND truyện Ngày đầu trở lại trường. Nhận ra những điểm giống và khác trong suy nghĩ, cảm xúc của bản thân với nhân vật trong bài. - Kĩ năng: Đọc và trả lời được các câu hỏi, hiểu nội dung bài đọc. - Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tư duy. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: Sách em tự ôn luyện TV 2. - HS: Sách em tự ôn luyện TV 2. III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - Tiêu chí: Quan sát tranh và viết được đoạn văn về cảm nhận vui nhất trong kì nghỉ hè. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. *Ôn luyện: HĐ3: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi. * ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc – hiểu nội dung bài Ngày đầu trở lại trường (cảm xúc của bạn nhỏ khi ngày đầu tiên trở lại trường). Trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn, diễn đạt theo cách hiểu của mình. + Câu 1. Dòng suy nghĩ, cảm xúc của bạn học sinh trong ngày đầu trở lại trường học: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  16. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 3. Thầy rất hay cười với chúng tôi. 5. Sẽ có biết bao bài tập, bao nhiêu bài kiểm tra. + Câu 2. Ngày đầu trở lại trường, bạn học sinh có cảm nghĩ: Những ngày hè đã trôi qua như một giắc mơ. Thầy giáo dạy năm lớp 1: Thầy rất hay cười với chúng tôi, thầy giống như một người bạn thân thiết, tin cậy của chúng tôi. Thầy giáo mới rất nghiêm nghị và thầy không cười. + Câu 3. Câu cho thấy bạn học sinh mong đến kì nghỉ hè ngay từ buổi đầu tiên đến trường: còn chín tháng nữa mới được nghỉ hè. Bạn lại có ý nghĩ như vậy vì bạn thấy năm học mới có nhiều việc phải làm. + Câu 4. Mẹ động viên bạn nhỏ: Hãy phấn chấn lên nào, con trai. Bạn cảm thấy vui vì câu nói của mẹ vì bạn yên tâm khi có mẹ cùng học. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Quan sát tranh, tìm từ theo yêu cầu. * ĐGTX: - Tiêu chí: Tìm được từ chỉ con vật, sự vật qua quan sát tranh. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.  Hoạt động ứng dụng: Nhận xét, chia sẻ người thân.  Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020 Tiếng Việt BÀI 1C: TỰ THUẬT CỦA EM (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu bài Tự thuật. Nắm được những thông tin chính về bạn HS trong bài. - Kĩ năng: Đọc đúng và rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng. Viết bản tự thuật về mình. Biết giới thiệu về mình với bạn. - Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, diễn đạt. II. Phương tiện dạy học: - GV: HDH, BP - HS: HDH, bản tự thuật cá nhân. III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn tự giới thiệu về mình. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết tự giới thiệu về mình và tham gia chơi hào hứng, tích cực. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  17. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: GV giới thiệu và đọc bản Tự thuật. HĐ3: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa: * ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng các từ ngữ và hiểu lời giải nghĩa các từ ngữ trong bài đặt câu với một từ giải nghĩa. + Tự thuật: kể về mình. + Quê quán: nơi gia đình sống nhiều đời. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Luyện đọc cả bài. * ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng, phát âm rõ các từ ngữ. Đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Chú ý: không đặt yêu cầu đọc diễn cảm văn bản Tự thuật và các văn bản hành chính. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Thảo luận và trả lời câu hỏi. * ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm nội dung bài học trả lời câu hỏi chính xác. Hợp tác với bạn khi chia sẻ câu trả lời. a/ Em biết những điều về ban Thanh Hà: Tên, ngày sinh, quê quán, . b/ Nhờ bản Tự thuật mà em biết rõ về bạn Thanh Hà. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ6,7: Giới thiệu về mình. * ĐGTX: - Tiêu chí: Giới thiệu về mình với các bạn đầy đủ thông tin; nói đúng về người bạn bên cạnh. Mạnh dạn, tự tin khi giới thiệu. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.  Hoạt động ứng dụng: - Nhờ bố mẹ hoặc người thân kiểm tra giúp bản tự thuật em đã viết.  GV: Dương Thị Hồng Thắm
  18. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 Tiếng Việt TỰ THUẬT CỦA EM (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thuộc bảng tên chữ cái từ g-ơ. Biết cách trình bày bài thơ.Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu l/n; từ chứa tiếng có vần an/ang. - Kĩ năng: Chép đúng đoạn thơ, viết đúng chữ hoa đầu câu. - Thái độ: Biết cẩn thận, sạch sẽ khi viết bài. Học sinh có ý thức rèn chữ viết. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực trình bày, ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: HDH, BP, PHT - HS: HDH, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn: điền l/n vào chỗ trống.” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS điền đúng và nhanh l/n. Cầu ao loang vết mỡ Em buông cần ngồi câu Phao trắng tênh tênh nổi Trên trời xanh làu làu - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Viết 10 chữ cái theo thứ tự; sắp xếp 6 tên loài hoa, củ, quả theo thứ tự BCC. * ĐGTX: - Tiêu chí: Viết đúng 10 chữ cái từ g-l theo thứ tự BBC; sắp xếp đúng tên: Gừng, Huệ, Lê, Mai, Na, Ổi. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ2: Chép đoạn thơ. * ĐGTX: - Tiêu chí: + HS viết đúng chính tả, đảm bảo tốc độ, chữ viết đều nét, trình bày sạch sẽ. + Qua bài chính tả giúp HS hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ: chữ đầu các dòng thơ viết hoa, bắt đầu viết khoảng từ ô thứ 3 . - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập, kỹ hiệu.  Hoạt động ứng dụng: Em cùng người thân tìm thêm các từ mở đầu bằng n/l, các từ có vần an/ang GV: Dương Thị Hồng Thắm
  19. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 Toán SỐ HẠNG - TỔNG (T2) I. Muc tiêu: - Kiến thức: Em biết tên gọi các thành phần và kết quả của phép cộng. - Kĩ năng: Nhận biết nhanh, gọi tên đúng các thành phần và kết quả của phép cộng. Vận dụng hoàn thành các BT. - Thái độ: Tích cực tham gia học tập tốt. Biết giúp đỡ bạn. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tính toán, tư duy. II.Chuẩn bị ĐDDH: - GV: HDH, BP - HS: HDH, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Chuyền quà”. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS nêu đúng các thành phần của phép cộng. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ2: Đặt tính và tính tổng. * ĐGTX: - Tiêu chí: + HS biết phép tính được trình bày theo cột dọc. Cách viết và tính (từ phải sang trái) + HS vận dụng tên gọi các thành phần trong phép cộng để tính đúng. 13 57 75 + + + 36 32 3 49 89 78 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3: Tính nhẩm. * ĐGTX: - Tiêu chí: Tính toán nhanh, chính xác. Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự giải quyết vấn đề toán học. 50 + 30 + 10 = 90 60 + 10 + 20 = 90 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Giải bài toán. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  20. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 * ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết tóm tắt bài toán, biết bài toán cho biết gì, cần tìm gì và phép tính cần thực hiện. HS nêu được các cách trả lời khác nhau. Bài giải Cả hai buổi mẹ em bán được số quả trứng là: 32 + 25 = 57 (quả trứng) Đáp số: 57 quả trứng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Em cùng người thân thực hiện BT: Bạn Mi 7 tuổi, bố bạn Mi 41 tuổi. Em tính tổng số tuổi của của hai bố con?  Ôn Toán ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em ôn lại cách đọc, viết, so sánh và xếp thứ tự các số đến 100. - Kĩ năng: Làm đúng, chính xác, nhanh các BT. - Thái độ: Trình bày bài cẩn thận, chữ số đúng mẫu. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tự học, tính toán. II. Phương tiện dạy học: GV: bài tập, HS: Vở, giấy III. Hoạt động dạy học: HĐ1. Đọc, viết số có hai chữ số. * ĐGTX: - Tiêu chí: + Đọc, viết đúng các số có hai chữ số. + Biết số lớn nhất có hai chữ số là 99; biết số bé nhất có hai chữ số là 10. + Các số tròn chục có hai chữ số 10-90. + Các số có hai chữ số mà số chục bằng số đơn vị 11,22,33,44,55,66,77,88,99. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2. Tính. * ĐGTX: - Tiêu chí: HS tính nhẩm nhanh và chính xác kết quả. 30 + 40 = 70 70 – 30 = 40 50 + 10 = 60 90 – 40 = 50 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  21. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021  Hoạt động ứng dụng: - Về nhà em cùng người thân luyện tập thêm cách tìm số liền trước, số liền sau, ôn lại cách đọc, viết các số đến 100.  ÔLTV ÔN LUYỆN TUẦN 1 (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sắp xếp các từ theo thứ tự bảng chữ cái. Viết đúng các từ bắt đầu c/k, l/n. Viết được lời tự giới thiệu. - Kĩ năng: Nắm tên chữ cái giới thiệu về mình. - Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: Sách em tự ôn luyện TV 2, BP - HS: Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Hoạt động dạy học: HĐ5: Đặt câu nói về hoạt động của người con vật trong tranh. * ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm và đặt câu có từ chỉ hoạt động: cô giáo dạy học sinh đọc bài, những con ong chăm chỉ hút mật, - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ6. Đền vào chỗ trống c/k. * ĐGTX: - Tiêu chí: Phân biệt được c/k điền vào chố trống đúng: bèn kiếm cớ luôn, cắt đuôi khỏi hết, - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ7,8: Như tài liệu. * ĐGTX: - Tiêu chí: + Sắp xếp đúng thứ tự bảng chữ cái: An, Anh, Ánh, Ban, Công. + Phân biệt l/n: bay lượn, nón, . - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Nhận xét, chia sẻbài học với người thân.  GV: Dương Thị Hồng Thắm
  22. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 ÔLTV LUYỆN VIẾT: BÀI 1 I. Mục tiêu: Rèn KN viết chữ: - Kiến thức: Biết viết chữ hoa A theo cỡ vừa và nhỏ (kiểu chữ đứng). Biết viết từ, câu ứng dụng của bài ở vở luyện chữ. - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tự học, viết và trình bày. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, chữ mẫu. HS: Bảng con, vở III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa A. Việc 1: GT chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ. Việc 2: GV viết mẫu, nêu QT viết: A Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. HĐ2: Hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng. Việc 1: Giới thiệu từ ứng dụng của bài. Giải thích nghĩa từ vựng. Việc 2: Yêu cầu HS quan sát, nhận xét QT viết các từ, câu. Những chữ nào cao 2,5 ly; những chữ nào cao 1 ly; những chữ nào cao 1,5 ly? Việc 3: GV viết mẫu, nêu QT viết. Chú ý khoáng cách giữa các con chữ là nửa con chữ o, k/c giữa các chữ ghi tiếng là 1con chữ o. Việc 4: Cho HS viết bảng con - GV sửa sai. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chữ A. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết đẹp, đều chữ. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. + Cấu tạo của con chữ hoa A: Chữ hoa T cỡ vừa cao 5 li – 6 đường kẻ ngang. Gồm 3 nét: nét 1 gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải; nét 2 là nét móc phải; nét 3 là nét lượn ngang. + Quy trình viết chữ A: nét 1 ĐB ở ĐK 3, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, DB trên ĐK 6. Nét 2 từ điểm DB của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải, DB ở ĐK 2. Nét 3 lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải. HS hiểu nghĩa câu ứng dụng.Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Hoạt động thực hành: Viết vở Luyện viết Việc 1: HS nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. Việc 2: GV cho học sinh viết lần lượt bài viết theo lệnh. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  23. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 Việc 3: GV theo dõi, uốn nắn, thu một số bài nhận xét. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chính tả. + Đối với HS tiếp thu nhanh: luyện thêm cho học sinh viết nhanh, đẹp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm tư thế ngồi viết, yêu cầu của bài, quy trình để viết đúng, đẹp. Viết đúng, đẹp chữ hoa tên riêng và câu ứng dụng. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, ký hiệu. C. Hoạt động ứng dụng: Nhận xét. Luyện viết chữ nghiêng.  Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2020 Toán ĐỀ - XI - MÉT (T1) I. Muc tiêu: - Kiến thức: Em biết đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài; đề-xi-mét viết tắt là dm. Ghi nhớ 1dm = 10 cm. Biết ước lượng đoạn thẳng có độ dài 1dm. - Kĩ năng: HS có KN vận dụng đơn vị đo độ dài dm để đo, ước lượng các đồ vật thực tế. - Thái độ: Tích cực tham gia học tập tốt. Biết giúp đỡ bạn. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tính toán, vận dụng vào thực tế. II.Chuẩn bị ĐDDH: - GV: HDH, các băng giấy màu, thước có vạch cm, dm. - HS: HDH, thước có vạch cm, dm. III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp hát một bài hát để khởi động tiết học. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1,2: * ĐGTX: - Tiêu chí: Đo, viết đúng độ dài các băng giấy: băng giấy dài 10cm, ta nói băng giấy dài 1 đề - xi – mét. + Đọc kỹ nội dung và biết: đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài; đề-xi-mét viết tắt là dm. 1dm = 10 cm, 10 cm = 1 dm. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Xếp hình. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  24. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 * ĐGTX: + Tiêu chí: Chọn đúng thẻ, xếp dưới hình tương ứng. Biết quan sát điền bé hơn, lớn hơn vào chỗ chấm thích hợp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Em nhớ lại và ghi vào vở cách viết tắt của đơn vị đo đề - xi – mét và mối quan hệ giữa dm và cm.  Tiếng Việt BÀI 1C: TỰ THUẬT CỦA EM (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc hiểu câu chuyện có tranh minh họa. - Kĩ năng: Quan sát tranh. Chọn đúng nội dung cho mỗi tranh. - Thái độ: Tích cực trong học tập, trân trọng một vị Trạng Nguyên giỏi, thông minh. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: HDH, tranh ảnh - HS: HDH III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp hát một bài hát để khởi động tiết học. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. B. Hoạt động thực hành: HĐ4: Đọc hiểu câu chuyện có tranh minh họa. * ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng lời kể dưới tranh minh họa 1 và 2; chọn đúng lời kể cho các tranh 3,4,5 để hoàn thành truyện: + Tranh 3: Bà bán bưởi cùng các bạn không biết làm cách nào để lấy bưởi lên. + Tranh 4: Cậu bé Vinh Nghĩ ra một kế: Lâys nón múc nước đỗ xuống hồ. + Tranh 5: Thế là một lát sau, bưởi đã nổi lên miệng hồ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. C. Hoạt động ứng dụng: - Em hãy kể lại câu chuyện Thần đồng Lương Thế Vinh cho người thân nghe.  Ôn Toán ÔN LUYỆN TUẦN 1 I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết đếm, đọc, viết, so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 100, số liền trước, số liền sau. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  25. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 - Kĩ năng: Làm đúng, chính xác, nhanh các BT. - Thái độ: Trình bày bài cẩn thận, chữ số đúng mẫu. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: SHD, BP - HS: Sách luyện, vở III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Em và bạn cùng điền vào ô trống cho thích hợp. HĐ2: Em đọc bạn viết số vào ô li, sau đó đổi vai bạn đọc * ĐGTX: - Tiêu chí: Viết đúng các số từ 0 đến 9, biết thức tự các số có hai chữ số sắp xếp đúng theo thứ tự từ bé đến lớn. Biết được số lớn nhất có một chữ số, số bé nhất có một chữ sô, số liền sau số liền trước. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn.  GDTT SINH HOẠT LỚP: THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN LỚP HỌC I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết lựa chọn và bầu HĐTQ lớp học đủ năng lực. Biết tự nhận xét về tình hình học tập và sinh hoạt trong tuần qua. Nắm phương hướng tuần tới, nội quy lớp học, các kĩ năng tự quản lớp học. - Kĩ năng: Chọn lựa, bầu HĐTQ lớp có năng lực. Thực hiện các biện pháp phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm trong tuần tới. - Thái độ: HS tham gia buổi sinh hoạt nghiêm túc. Giáo dục tinh thần tham gia các hoạt động tập thể. - Năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ, hợp tác nhóm. II. Hoạt động dạy – học: 1. Thành lập HĐTQ lớp học: HĐ1: Mục đích ý nghĩa của việc thành HĐTQ Việc 1: Các nhóm thảo luận theo suy nghĩ của mình. Việc 2: Các nhóm chia sẻ trước lớp. Việc 3: GV tổng hợp ý kiến và thống nhất mục tiêu cơ bản. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đưa ra mục đích ý nghĩa của việc thành lập HĐTQ. (Thành lập HĐTQ để điều hành các hoạt động của lớp, chỉ đạo các ban hoạt động nhịp nhàng và có hiệu quả) - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  26. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2020 – 2021 HĐ2: Tiêu chí để được bầu vào HĐTQ Việc 1: Các nhóm thảo luận theo suy nghĩ của mình. Việc 2: Các nhóm chia sẻ trước lớp. Việc 3: GV tổng hợp ý kiến và thống nhất mục tiêu cơ bản. *ĐGTX: - Tiêu chí: Xây dựng được một tiêu chí thuyết phục, phù hợp với vai trò của HĐTQ. (Các bạn được đứng vào HĐTQ phải là người gương mẫu trong các hoạt động. Có ý thức xây dựng tập thể, luôn đi đầu trong các hoạt động học tập và rèn luyện. Mạnh dạn trong giao tiếp ) - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Thành lập HĐTQ Việc 1: Các cá nhân thấy mình có đủ tiêu chí ứng cử vào HĐTQ Việc 2: Đề cử các bạn có năng lực vào HĐTQ Việc 3: Biểu quyết thống nhất ý kiến. Việc 4: HĐTQ ra mắt - GV theo giỏi và định hướng cho HS. *ĐGTX: - Tiêu chí: Chọn được 1 HĐTQ đủ năng lực, nhiệt tình để điều hành các hoạt động của lớp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 2. Sinh hoạt lớp: Nhận xét hoạt động tuần 1. Kế hoạch tuần 2 - GV hướng dẫn HĐTQ cũ đánh giá nhận xét hoạt động tuần 1. - GV phổ biến kế hoạch hoạt động tuần tới: + Tiếp tục ổn định nề nếp. + Bổ sung đầy đủ dụng cụ học tập, sách vở. + Giữ vệ sinh lớp học và khu vực được phân công, giữ VS cá nhân. + Chuẩn bị vật liệu để trang trí lớp học. Hoạt động ứng dụng: - Dặn dò HS tham gia những trò chơi an toàn trong ngày nghỉ.  GV: Dương Thị Hồng Thắm