Giáo án Lớp 1 - Tuần 3 - GV: Lê Thị Tuyết Ngân - Trường Tiểu học Phú Thủy
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 3 - GV: Lê Thị Tuyết Ngân - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_1_tuan_3_gv_le_thi_tuyet_ngan_truong_tieu_hoc_ph.doc
Nội dung text: Giáo án Lớp 1 - Tuần 3 - GV: Lê Thị Tuyết Ngân - Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020 (Học TKB Thứ hai -Tuần 3) BUỔI SÁNG TIẾNG VIỆT: BÀI 3A: l, m ( 2 TIẾT ) I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng âm l, m; đọc trơn các tiếng, từ ngữ chứa l, m. Đọc hiểu nghĩa từ ngữ, nội dung trong câu, đoạn; trả lời được câu hỏi về đoạn đọc. - Viết đúng: l, m, lá, mẹ. - Nêu được câu hỏi và câu trả lời về người, sự vật, sự việc trong tranh. Nói được tên một số đồ vật, cây cối có tiếng mở đầu băng l, m. - HS yêu quý, biết ơn mẹ của mình. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to HĐ 1 - Bảng phụ thể hiện HĐ tạo tiếng mới, các thẻ chữ: lê, là, lí, mạ, mỏ, mỡ. - 3 bộ tranh và thẻ chữ phóng to HĐ đọc hiểu từ (2c) - Mẫu chữ l, m phóng to. - Vở BT TV tập 1. - Vở tập viết tập 1. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: HĐ1: NGHE NÓI: - Cả lớp nghe GV giao nhiệm vụ : Quan sát tranh từng cặp đoán mối quan hệ các nhân vật trong tranh. Hỏi đáp về hoạt động lời nói các nhân vật. - Cặp đôi mở sách HS nhìn tranh HĐ1 chỉ vào từng chi tiết và nói - Từng cặp đại diện lên bảng chỉ vào tranh nói: - Tranh vẽ những ai? - Mẹ và bé đang làm gì? GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - HS nghe GV giới thiệu tên người, vật trong tranh HDD1 mẹ, lá là nội dung bài học hôm nay. ĐGTX: *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết thực hiện cặp đôi hỏi đáp về người trong tranh. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC A. Đọc tiếng từ: - Cả lớp quan sát GV viết chữ lá ở bảng lớp: GV nói Âm đầu l, vần a, thanh sắc (/) đánh vần lờ - a - la – sắc - lá. - Cả lớp đánh vần: lờ - a - la – sắc - lá. CN, Nhóm đôi, Nhóm 4, Lớp đánh vần lờ - a - la – sắc - lá. l a / lá Cả lớp nghe GV đọc trơn: lá HS đọc: lá, CN, Nhóm, Lớp đọc: lá - Cả lớp quan sát GV viết chữ mẹ ở bảng lớp: GV nói Âm đầu m, vần e, thanh nặng đánh vần: mờ - e - me – nặng – mẹ - Cả lớp đánh vần: dờ - ê - dê. CN, Nhóm đôi, Nhóm 4, Lớp đánh vần mờ - e - me – nặng – mẹ Cả lớp nghe GV đọc trơn: mẹ, HS đọc: mẹ, CN, Nhóm, Lớp đọc: mẹ m e mẹ B. Tạo tiếng mới: * Cả lớp nghe GV nói, kết hợp quan sát tranh bảng phụ có âm đầu l, vần ê, thanh ngang, đọc: lê GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - HS cá nhân nêu: âm đầu l, vần a, thanh huyền đọc: là - HS nêu tiếp: âm đầu l, vần i, thanh sắc đọc: lí - Cá nhân HS đọc nối tiếp các tiếng vừa tìm: lê, là, lí ( 2 – 3 lần) *HS nêu âm đầu m, vần a, thanh nặng đọc là: mạ. - HS nêu tiếp: - HS nêu âm đầu m, vần o, thanh hỏi đọc là: mỏ. - HS nêu âm đầu m, vần ơ, thanh ngã đọc là: mỡ - Cá nhân HS đọc nối tiếp các tiếng vừa tìm: mạ, mỏ, mỡ ( 2 – 3 lần) C. Đọc hiểu - HS quan sát 3 tranh: GV tranh vẽ gì? - HS trả lời, tranh vẽ lá me, vẽ lọ, vẽ bộ ly - HS nghe GV giải thích nghĩa từ: lá me, lọ mơ, bộ ly. - HS đọc: lá me, lọ mơ, bộ ly. CN. Nhóm, Lớp, ĐT GV: từ có hai tiếng khi đọc ta phải đọc liền tiếng + Một vài nhóm HS thực hiện yêu cầu đính đúng từ ngữ dưới hình. *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS đọc được âm l, m, đánh vần, đọc trơn lá, mẹ, lê, là lí, mạ, mõ, mỡ + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời *TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ3: VIẾT - Cả lớp: + Nghe GV nêu cách viết chữ l, chữ m; cách nối ở chữ l sang a, đánh dấu thanh trên đầu a. nối chữ m sang e, viết dấu nặng dưới e + Nhìn mẫu chữ GV viết trên bảng - Cá nhân: Viết bảng con GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa những lỗi viết sai cho một số học sinh. *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS luyện viết chữ l, m, lá, mẹ, biết nối nét, viết đúng khoảng cách, độ cao độ rộng các chữ. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: HĐ 4: ĐỌC - Cả lớp nghe GV nêu yêu cầu: Từng cặp thay nhau hỏi đáp về các bức hình trong tranh SGK - Các em đã thấy gì trong bức tranh này? - Những hình ảnh này giúp em hiểu rõ hơn câu mà chúng ta sẽ đọc - Ngắt hơi sau chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi sau chỗ có dấu chấm câu. - Vài HS đọc trơn 2 câu - Cá nhân luyện đọc trơn, nhóm đọc trơn và thảo luận để trả lời câu hỏi và chọn ý trả lời đúng. * Có mẹ bế, mẹ dỗ, bé Hà đỡ gì? a. đỡ ho b. đỡ lo - Nhóm đôi đọc trơn 2 câu và đại diện nhóm trả lời câu hỏi - HS nghe GV nhận xét từng nhóm. - Lớp đọc lại các câu. * HS biết yêu quý mẹ của mình *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết thực hiện cặp đôi hỏi đáp về người trong tranh, hiểu nghĩa từ ngữ, nội dung trong câu, đoạn; trả lời được câu hỏi về đoạn đọc. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - HS nghe GV dặn dò làm BT trong vở BT. BUỔI CHIỀU TOÁN: SỐ 0 I. MỤC TIÊU - Nhận biết được số 0 là số lượng của nhóm không có đồ vật nào. - Đọc viết được số 0. II. ĐỒ DÙNG - Mô hình số (trong bộ đồ dùng Toán) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Y/C HS QS trả lời câu hỏi “ Có bao nhiêu?” Chuẩn bị 4 chiếc hộp, trong đó có 3 hộp có số lượng đồ vật khác nhau trong PV 9. Còn một hộp không đựng gì bên trong. - 4 HS đứng trước lớp, 3 HS càm 3 hộp có số lượng đồ vật khác nhau. HS cuối cùng cầm hộp đồ dùng còn lại không gì bên trong. - GV: Hộp có đồ vật thì ta nói số lượng đồ vật có trong hộp. Hộp không có đồ vật nào ta nói số lượng đồ vật trong hộp là gì? *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết thực hiện nhóm hỏi đáp về đồ vật có trong hộp và trả lời câu hỏi :Có bao nhiêu?” . + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 * HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Nhận biết số lượng “không”, viết số 0 và cách đọc số 0 - Yêu cầu HS quan sát tranh GV hỏi: - Đĩa thứ nhất có bao nhiêu cái bánh ? - Đĩa thứ hai có bao nhiêu cái bánh? - Đĩa thứ ba có bao nhiêu cái bánh? - Trên đĩa còn lại có bao nhiêu cái bánh? GV: Đĩa bên trái không có chiếc bánh nào, ta nói số lượng bánh ở đĩa bên phải là “không”. Được viết là 0, đọc là “không" - HS nói theo GV: Đĩa này không có chiếc bánh nào”. “ Số lượng bánh trên chiếc đĩa này là không” ( Số không) ta nói số lượng đồ vật trong hộp là gì? *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết trả lời câu hỏi :Có bao nhiêu?”. Nhận biết được số lượng là 0, đọc, viết được số 0 + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hoạt động chung của cả lớp và GV - Yêu cầu HS lấy ra các thẻ số từ 0 đến 9 - GV gắn lên bảng một nhóm có từ 0 đến 9 đồ vật, - Yêu cầu HS giơ thẻ số thích hợp (gắn 1 đồ vật thì HS giơ thẻ số 1, tương tự đến 9 đồ vật, - Mời 1 HS lên gắn thẻ số cạnh nhóm vật, yêu cầu HS đếm số vật của nhóm để khẳng định bạn đó gắn thẻ số đúng rồi đọc số GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 ? Có mấy con vật? - Cả lớp đọc số - Cho HS thực hiện 1-2 lần ko theo thứ tự. - GV nx 2. Hoạt động cá nhân - GV hướng dẫn HS nhận biết yêu cầu của HĐ 1 - HS tự thực hiện HĐ 1 trong SHS, GV quan sát từng HS để kịp thời hướng dẫn - Một số HS được chỉ định lên thực hiện ở trên lớp: đếm và nói số lượng mỗi nhóm vật rồi chỉ tay vào số - HS khác nhận xét, cùng GV xác nhận kq 3. HS tập viết số 0 - HS theo dõi GV viết mẫu số 0 lên bảng: điểm bắt đầu, hướng viết nét cong kín số 0 - HS viết lên không khí để thuộc hướng viết số, sau đó dùng ngón trỏ tay phải đặt lên điểm bắt đầu và tô theo số mẫu - HS tự viết số 0 vào bảng con, viết vào vở ô ly 2 dòng số 0. *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS luyện tập lấy thẻ số và gắn được các số đã học: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV nói cho HS yêu cầu của HĐ để HS tự xác định số lượng mỗi loại vật có trong gia đình em và viết số vào vở - Có bao nhiêu con gà? GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - Có bao nhiêu con rắn? - Có bao nhiêu con bò? ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC ÂM l, m I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các âm l, m đọc trơn các tiếng, từ ngữ : lê, là, lí, ma, mỏ, mỡ - Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh - Tạo được tiếng mới từ các âm, dấu thanh cho sẵn. Nối đúng từ ngữ với hình. Nhìn tranh viết đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm. Luyện đọc và viết theo mẫu câu: Mẹ và bé. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ hoặc màn hình tivi. - HS: VBT, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG - Hs quan sát màn hình hỏi đáp về từng chi tiết được vẽ trong tranh. HS : Trong tranh có những ai? Mẹ đang làm gì em bé? - Gv nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh. HOẠT ĐỘNG 2 : LUYỆN ĐỌC a. Đọc tiếng, từ - Hs đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ : l, m, lá, mẹ, lá me, lọ mơ, bộ li, theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - HS quan sát tranh SGK trang 31 và trả lời câu hỏi: Em thấy gì ở bức tranh ?(thấy nhà, cây to). Có ai đang ngồi dưới gốc cây?( Mẹ đang bế em bé) - HS đọc bài: Mẹ dỗ bé Bé Hà bị ho. Mẹ lo, mẹ bế bé. Có mẹ bế, mẹ dỗ, bé Hà đỡ ho. - HS trả lời câu hỏi: - Có mẹ bế, mẹ dỗ bé Hà thế nào? a) Đỡ ho b) Đỡ lo - HS chọn ý đúng và khoanh tròn vào chữ cái đặt trước lựa chọn đúng. HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP Bài 1 : Tạo tiếng mới rồi viết vào chỗ trống. (VBT TV trang 14). - HS quan sát bảng phụ. Từ tiếng mẫu cô tạo được các em tạo các tiếng khác theo mẫu. l ê lê m a . mạ l a \ là m o ? mỏ l i / lí m ơ mỡ - HS viết tiếng vừa tạo được vào chỗ trống. Đọc các tiếng vừa tạo được: lê, là, lí, mạ, mỏ, mỡ - GV giúp đỡ HS. Bài 2: Nối từ ngữ với hình VBT TV trang 14 -HS quan sát, đọc tiếng, từ dưới tranh.(một số hs đọc: bộ li, lọ mơ, lá me -HS nối từ ngữ đúng vói hình. - Nghe Gv nhận xét, tuyên dương HS Bài 3: HS đọc bài: Mẹ dỗ bé. Chọn đúng từ ngữ thích hợp cho chỗ trống (VBTTV trang 14) GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 -HS đọc bài: Có mẹ bế, mẹ dỗ, bé Hà: a. Đỡ ho b. Đỡ lo -HS khoanh vào lựa chọn đúng. a. Đỡ ho - GV giúp đỡ HS. Bài 4: HS đọc và tập viết: Mẹ bế bé. - HS luyện viết GV giúp đỡ HS *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết tạo tiếng mới, nối từ ngữ với hình, hiểu nghĩa từ ngữ, nội dung trong câu, đoạn; trả lời được câu hỏi về đoạn đọc. + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân. Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2020 (HọcTKB thứ ba - Tuần 3) BUỔI SÁNG TIẾNG VIỆT: BÀI 3B: n – nh (2TIẾT) I. MỤC TIÊU - Đọc đúng và rõ ràng các âm n, nh; các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn; trả lời đươc câu hỏi về đoạn đọc. - Viết đúng: n. nh, na, nho. - Nêu được câu hỏi và câu trả lời về các loại quả,cây cối, con vật, hoạt động trong tranh, nói được tên một số loại quả, con vật có tiếng mở đầu bằng n hoặc nh. - HS yêu thiên nhiên, yêu quê hương, làng xóm. IIĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: - Tranh ở HĐ1 GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - Bảng phụ, bộ thẻ chữ, tranh ở HĐ2 HS: VTV, Vở BT, SGK, Bộ thẻ chữ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ 1. NGHE - NÓI - HS quan sát tranh - HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời các câu hỏi: - Bức tranh vẽ cây gì? - Trên cây có quả gì? - Các loại quả có vị gì? - YC HS trả lời - Nhận xét bổ xung, đánh giá Giới thiệu bài - GV hỏi, (kết hợp chỉ tranh: ) + Đây là quả gì? HS trả lời quả na, nho - GV giới thiệu tiếng mới trong bức tranh của hoạt động 1. - Ghi đầu bài: n, nh. HS đọc lại - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS trả lời được các câu hỏi về những sự vật ở trong tranh. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2 : ĐỌC * Đọc tiếng, từ - Đọc tiếng na. Cá nhân nối tiếp đọc, cả lớp - Viết mô hình na n a na - HS nghe Gv hỏi để chuẩn bị TL: Tiếng na có âm nào đã học, âm nào chưa học? HS: âm a đã học. Âm n chưa học - Đưa âm a vào mô hình. Đọc nối tiếp, đồng thanh cả lớp: a - Giới thiệu chữ n. Đọc các nhân, tổ, lớp n - Đưa chữ n vào mô hình. Đọc các nhân, tổ, lớp - HS nghe GV đánh vần: nờ - a – na. Đọc trơn: na. HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, nhóm, lớp. - GV giới thiệu tranh + Trên cây có quả gì? HS trả lời: Trên cây có quả Na Rút ra từ khóa: na - Cho HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp * Giới thiệu, đọc tiếng nho . Đọc nối tiếp cá nhân, nhóm, lớp. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - Viết mô hình nho nh o nho - Tiếng nho có âm nào đã học, âm nào chưa học? .HS: âm o đã học. Âm nh chưa học - Đưa âm o vào mô hình . HS đọc nối tiếp, cả lớp - Giới thiệu chữ nh - Đưa chữ nh vào mô hình - HS nghe GV đánh vần, đọc trơn: nhờ - o – nho, nho. HS đánh vần, đọc trơn: nho - QS tranh và rút ra từ khóa: nho - Đọc chữ trong mô hình - HS đọc trơn na, nho, nho, na, theo tay GV chỉ * Tạo tiếng mới - Gắn bảng phụ, nêu y/c. Từ tiếng mẫu đã có, hãy tạo các tiếng khác nhau trong bảng. Thực hiện cá nhân (ghép bảng gài) - HS đọc trơn tiếng vừa ghép được: nó, nơ. nở . - HS nhận xét - Nhận xét, khen ngợi - Yêu vầu HS đọc - Y/c HS tìm các tiếng có âm vừa học - Giới thiệu chữ hoa, chữ thường - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS đánh vần, đọc trơn được na, nho. Biết tạo tiếng mới từ âm, vần, thanh đã cho; đọc trơn được các tiếng vừa ghép được. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Đọc hiểu - GV treo tranh lên bảng . HS theo dõi, quan sát - Trong tranh vẽ 1 gì? HS trả lời: ca nô, nhổ cỏ, nhà lá - Nhìn thấy gì ở tranh 2? Hình 3 vẽ gì? - GV gắn thẻ chữ. HS đọc các từ ở dưới bức tranh cá nhân, nhóm, lớp - Nhận xét khen ngợi - Các em vừa học xong những âm ,tiếng gì? HS trả lời: n, nh, na, nho HĐ 3: VIẾT - YC QS HD viết chữ n, nh, na, nho - Hướng dẫn HS cách nhận biết chữ in hoa, in thường GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - Hướng dẫn cách viết từng chữ n, nh, na, nho - HS viết vào bảng con. Đọc lại các chữ, tiếng trên bảng con - QS, giúp đỡ, chữa lỗi, nhận xét, khen ngợi - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS đọc và hiểu được các từ ngữ: ca nô, nhổ cỏ, nhà lá. Viết được n, nh, na, nho đúng quy trình. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ 4: ĐỌC - Đọc hiểu đoạn Bé ở nhà bà Quan sát tranh – Nội dung bức tranh vẽ gì? HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi. + Luyện đọc trơn Đọc mẫu - HS theo dõi GV đọc mẫu chậm từng câu - HS chỉ và đọc theo 2 lần - HS đọc nối tiếp câu - Cả lớp đọc đồng thanh - 1 – 2 HS đọc lại trước lớps - Nhận xét khen ngợi Đọc hiểu - ? mẹ để bé ở nhà ai? - HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS đọc và hiểu được nội dung câu ứng dụng, trả lời được câu hỏi trong bài. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời IV. Củng cố, dặn dò ? Hôm nay các em học được những âm gì, tiếng ? - Nhận xét tiết học TOÁN: SỐ 10 I. Mục tiêu: - Nhận biết được nhóm vật nào có số lượng 10. - Đọc, viết được số 10. - HS cẩn thận khi làm bài, giúp HS có khả năng tư duy và lập luận toán học. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng toán III. Các hoạt động dạy học 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG + GV đưa tranh vẽ các đĩa bánh. Gọi HS nói số lượng bánh trong đĩa. - HS trả lời: 0 cái bánh, 5 cái bánh, 8 cái bánh, 9 cái bánh. + Gọi HS nhận xét + GV nhận xét, tuyên dương. - GV xòe cả hai bàn tay (10 ngón tay) giơ lên và hỏi: “ Cô giơ bao nhiêu ngón tay?”. HS quan sát và đếm. - GV giới thiệu: “ mười” là chỉ số lượng. ( như số lượng ngón tay giơ lên ) GV giới thiệu: Bài học hôm nay là về số mười. HS nhắc lại tên bài. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS đếm được các nhóm số lượng. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ - GV chiếu lên bảng. Cả lớp quan sát. HS trả lời các câu hỏi: + Có bao nhiêu chiếc bánh? Có 10 chiếc bánh. + Có bao nhiêu hình vuông màu vàng? Có 10 hình vuông màu vàng. - GV giới thiều: số lượng mỗi nhóm đồ vật đều là “ mười ” và đều được viết là 10 (gồm chữ số 1 đứng trước và chữ số 0 đứng sau), đọc là “mười”. - HS đọc vài lần theo tay cô chỉ từ trên xuống: “ mười chiếc bánh”, “ mười hình vuông”, “mười” ( hay “số mười” ). - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS nhận biết được số lượng là 10 qua các vật. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1.( Hoạt động chung cả lớp với GV ). - HS theo dõi GV gắn các nhóm đồ vật: ( GV dùng que tính) + GV gắn 1 que tính lên bảng và hỏi: Cô có mấy que tính? HS giơ thẻ số 1. + GV gắn 2 que tính lên bảng và hỏi: Cô có mấy que tính? HS giơ thẻ số 2. + GV gắn 3 que tính lên bảng và hỏi: Cô có mấy que tính? HS giơ thẻ số 3. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - Tương tự làm đến số 10. HS giơ thẻ số 10 - HS đếm và trả lời câu hỏi: + GV gắn 10 que tính lên bảng và hỏi: Cô có mấy que tính? + Gv gắn 10 quả cam lên bảng: có mấy quả cam? - Dựa vào đâu con biết được số lượng là 10 que tính, 10 quả cam? HS trả lời: đếm 2.( Cá nhân ) HS thực hiện hoạt động 1 trong SHS Bài tập 1: Trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu của bài. Cả lớp nhắc lại đồng thanh. a) Giỏ nào có 10 quả, yêu cầu HS quan sát và trả lời. - Giỏ nào có 10 quả? Giỏ C có 10 quả - Vì sao con biết? HS trả lời: Vì em đếm số lượng quả trong giỏ. b) Mỗi khay có bao nhiêu chiếc bánh? 1 HS nhắc lại - HS nhắc lại yêu cầu? - HS nêu nối tiếp số lượng cái bánh trong từng khay. Bài tập 2: Mỗi loại có bao nhiêu quả? - GV nêu yêu cầu, HS nhắc lại. 3. ( Cá nhân ): Tập viết số 10 - GV hướng dẫn viết số 10 vào vở ô li. - HS thực hành viết bài. - GV quan sát, giúp đỡ. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS nhận ra số lượng là “mười” và cách viết số 10 ( BT1 ); Đọc, viết được số 10. Biết đếm , đọc và viết được số lượng các loại quả ở BT2. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Nhận biết được số lượng của mỗi nhóm đồ vật có 10 vật và số lượng đó được biểu thị bằng 10 ( gồm chữ số 1 và chữ số 0 viết liền nhau ) - Đọc, viết được số 10. - Viết thành thạo các số từ 0 đến 10. * Cách tiến hành: 1.Bài tập 2: ( Cặp ) Mỗi loại có bao nhiêu quả? - GV nêu yêu cầu BT, cả lớp nhắc lại GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 + HS trao đổi, thảo luận theo cặp để tìm ra số lượng quả trong hình vẽ và viết vào vở. - Gọi các nhóm nêu kết quả bài tập. + Có 9 quả đu đủ. + Có 7 quả thanh long. + Có 8 quả dứa. + Có 10 quả na. + Có 10 quả táo đỏ + Có 10 quả cam. - HS nhận xét. - GV chữa bài, chốt kiến thức: Vì sao con biết được số lượng từng quả trong hình vẽ? 2. ( Cá nhân ) - Yêu cầu HS lấy đủ số hình vuông màu vàng và yêu cầu xếp vào bảng con theo cột từ 1 đến 10. - Gọi 1 HS thực hành trên bảng lớp. - Gọi HS chỉ vào số lượng và đọc số - GV nhận xét, chốt kiến thức. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS nhận biết được số lượng của mỗi nhóm đồ vật có 10 vật và số lượng đó được biểu thị bằng 10 ( gồm chữ số 1 và chữ số 0 viết liền nhau ). Đọc, viết được số 10. Viết thành thạo các số từ 0 đến 10. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 3. Củng cố - dặn dò: - Hôm nay chúng ta học bài gì? HS trả lời - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. BUỔI CHIỀU TN&XH: BÀI 3: NƠI GIA ĐÌNH CHUNG SỐNG ( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU - HS nói được địa chỉ nhà, kiểu nhà, một vài đặc điểm xung quanh nhà thông qua hình ảnh. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - HS nhận biết được tên gọi, chức năng của một số đồ dùng, thiết bị phổ biến trong nhà. - HS nhận biết được sự cần thiết của việc sắp xếp đồ dùng trong nhà và thực hiện được việc sắp xếp một số đồ dùng của bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC + Giáo viên - Chuẩn bị video bài hát “ Nhà là nơi” của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong. - Chuẩn bị một số hình ảnh, một số kiểu nhà phổ biến ở địa phương ( hình ảnh thể hiện ở trong nhà và ngoài nhà). - Hình 5 trong SGK phóng to khổ lớn. + Học sinh - Ảnh chụp hoặc ảnh về nơi sinh sống của gia đình. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. - HS xem video hát bài “ Nhà là nơi” của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong. - Qua bài hát giáo viên dẫn dắt học sinh cảm nhận được nhà là nơi mọi người trong gia đình chung sống và giới thiệu bài. + HĐ1: Nhà bạn ở đâu? Xung quanh nhà bạn có những gì? - HS chia sẻ những điều mình biết về địa chỉ, các đặc điểm ngôi nhà của mình qua các câu hỏi: - Em hãy cho biết địa chỉ nhà của mình? Các đặc điểm ngôi nhà của em? - Xung quanh nhà bạn có những gì? ( Giáo viên gợi ý: Nhà của em to hay nhỏ, nhà mái tôn hay cao tầng, ) - GV nhận xét, tuyên dương. *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết chia sẻ về ngôi nhà của mình cho bạn cùng nghe. + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: Quan sát và nói về những ngôi nhà trong hình - GV tổ chức hoạt động cặp đôi yêu cầu HS quan sát hình 1,2,3/ trang 12 và mô tả các nhà khác nhau có trong hình. - GV treo tranh 1, 2, 3 . - HS quan sát tranh SGK và hỏi đáp đôi bạn. - Yêu cầu học sinh chia sẻ trước lớp Hỏi: Hình 1 nhà ở đâu? Bạn trả lời: Hình 1 ở gần ao cá và cánh đồng lúa. Hình 2: Nhà ở Tây Nguyên vì có ruộng bậc thang và nhà sàn GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 Tương tự hình 3. - HS lên chỉ và nêu Hình 1: Nhà ngói Hình 2: Nhà sàn Hình 3: Nhà cao tầng, nhà chung cư - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV chốt : Có rất nhiều loại nhà và mỗi nhà ở một nơi khác nhau, có nhà ở phố, nhà thì ở vùng quê, cao nguyên, + Hình 1 là nhà lợp ngói, xung quanh nhà có ao, đồng ruộng, luỹ tre, đây là nhà ở nông thôn. + Hình 2 là nhà sàn, xung quanh nhà có đồi, núi, ruộng bậc thang, suối, đây là nhà ở miền núi. + Hình 3 là nhà cao tầng, nhà chung cư san sát nhau, phố xá đông vui, nhộn nhịp, đây là nhà ở thành phố. - GVgiải thích thêm: Trong hình 3 đây là chung cư, có nhiều hộ gia đình chung sống, địa chỉ của chung cư là N8. Vậy mỗi nhà đều có một địa chỉ riêng VD: Nhà bạn A ở địa chỉ số 77, đường Ngô Đức Kế Các em phải nhớ được địa chỉ của nhà mình ở, phòng khi mình đi lạc . HĐ 3: Cùng hỏi và trả lời a) Kể các phòng nơi gia đình chung sống: - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK ( hình 4/ trang 13), thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi: + Nhà bạn có những phòng nào? - HS thảo luận nhóm 4, từng nhóm trả lời các câu hỏi. - Mời đại diện từng nhóm lên nêu. VD: HS nói tên một số phòng trong nhà như: phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp, phòng khách, - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS nói được địa chỉ nhà, kiểu nhà, một vài đặc điểm xung quanh nhà thông qua hình ảnh. + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - GV: Trong lớp cũng như ở nhà chúng ta nhớ sắp xếp đồ dùng đúng chỗ, ngăn nắp, gọn gàng để sử dụng thuận tiện khi cần thiết. * Củng cố, dặn dò. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2020 (HọcTKB thứ tư - Tuần 3) TIẾNG VIỆT: BÀI 3C: ng, ngh (2 TIẾT ) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các âm ng, ngh; các tiếng. - Đọc hiểu từ ngữ, câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu, trả lời được câu hỏi đọc hiểu văn bản. - Viết đúng: ng, ngh, ngô, nghé. - Nêu được tên các con vật hoặc hoạt động được nói đến trong tranh. - Yêu quý, chăm sóc cây, chăm sóc con vật nuôi II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Thẻ chữ để luyện đọc hiểu câu. - Mẫu chữ ng, ngh phóng to. - Tranh phóng to HĐ 1 và các thẻ chữ ngô, nghé - Bảng phụ thể hiện HĐ tạo tiếng mới và các thẻ chữ ghi tiếng( nga, ngà, ngá, nghệ, nghỉ, nghĩ) III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1: NGHE - NÓI - Cả lớp: Nghe Gv nêu nhiệm vụ quan sát tranh của HĐ 1, tìm trên cây/ con vật được vẽ trong tranh - Cá nhân và cặp: QS tranh phóng to, chú ý các chi tiết. Sau đó cặp HS hỏi – đáp về các cây/con vật trong tranh. VD: + Tranh vẽ những cây gì, quả gì? + Trong tranh có những con vật nào? + Thống nhất đáp án, QS GV ghi tên cây, con vật ( na, ngô, nghé). + Nghe GV giới thiệu ng, ngh có trong các tiếng ngô, nghé. - Quan sát các chữ ng, ngh được Gv viết trên bảng * Đánh giá: GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 + Tiêu chí đánh giá: - Tìm được tên cây/ con vật vẽ trong tranh. - Trả lời được các câu hỏi của GV + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: ĐỌC a, Đọc tiếng, từ. * Đọc tiếng ngô: - Cả lớp: + Quan sát GV viết chữ ngô, nghé; nghe GV đánh vần, đọc trơn; HS đánh vần, đọc trơn theo GV: ngờ - ô – ngô; đọc trơn: ngô. * Đọc tiếng nghé: - Cả lớp: Nghe GV đánh vần: Ngờ - e – nghe – sắc – nghé. Đọc trơn: nghé. - Cá nhân, nhóm: + Đánh vần: Ngờ - e – nghe – sắc – nghé. + Đọc trơn: nghé. - Cả lớp: HS đọc trơn theo thước chỉ của GV( chống đọc vẹt): ngô, nghé, nghé, ngô * Nghe GV giới thiệu chữ ng, ngh in thường và in hoa trong sách. b, Tạo tiếng mới. - Cả lớp: Nhìn bảng phụ, nghe GV nêu yêu cầu: Từ tiếng mẫu nga , các nhóm cùng nhau tạo các tiếng khác tiếng khác trong bảng. ng a nga - Nhóm: Mỗi HS trong nhóm ghép tiếng theo thứ tự các dòng. Từng HS đọc trơn các tiếng tìm được. + Nhóm sửa lỗi đọc tiếng cho nhau. + Nhóm đọc trơn các tiếng tìm được 1 – 2 lần. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - Cả lớp: Thi đính nhanh các thẻ chữ trong bảng phụ ( 2 nhóm). Đọc các tiếng đã đính * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Tạo được các tiếng mới trong bảng. - Đánh vần và đọc trơn được các tiếng ngô, nghé, nga, ngà, ngá, nghệ, nghỉ, nghĩ. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP c, Đọc hiểu: - Cả lớp: + QS 2 tranh và các thẻ chữ phóng to trên bảng, nêu GV nêu yêu cầu: đọc câu ghi trong thẻ chữ dưới hình ( Nhà bà có bê, có nghé./ Bố Hà bẻ ngô.). + Một HS trả lời câu hỏi của GV: Em nhìn thấy hình 1 vẽ gì? Rồi thực hiện yêu cầu tiếp theo của GV: Đọc câu dưới hình 1 + Cách làm tương tự với hình và câu 2. - Nhóm: + Các cá nhân trong nhóm QS 2 hình và đọc 2 câu - Cả lớp: Đại diên 1 số nhóm chữa bài trước lớp. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Đọc được câu ghi thẻ chữ trong hình. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ 3: VIẾT - Cả lớp : - + Nghe GV nêu cách viết chữ ng, ngh, cách nối nét ngô, nghé. + Nhìn mẫu chữ GV viết trên bảng. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - Cá nhân viết vở. - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa lỗi cho những HS viết còn hạn chế. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng ng, ngh, ngô, nghé + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ 4: ĐỌC Đọc hiểu đoạn Ở bờ đê. a, Quan sát tranh. - Cả lớp: Nghe Gv giao nhiệm vụ quan sát tranh, nêu nội dung tranh, đoán nội dung đoạn - Nhóm: Từng HS trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? ( Vẽ cảnh vật ở bờ đê, nhiều con vật đang ăn cỏ, chạy nhảy, ). b, Luyện đọc trơn. - Cả lớp: Nghe GV đọc cả đoạn, HS đọc trơn theo GV ( Nhìn GV chỉ từng chữ và nghe GV đọc chậm từng câu và đọc theo; Đọc 2 -3 lần.). - Nhóm: Cùng đọc trơn từng câu và cả đoạn. c, Đọc hiểu: - Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn thực hiện yêu cầu đọc hiểu: Dựa vào đoạn đọc, đọc từ ngữ, nói tiếp để hoàn thành câu. Nhà Nga có - Cá nhân, cặp: Hoàn thành câu. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Trả lời được câu hỏi về nội dung tranh. - Đọc được câu, đoạn - Chọn được từ ngữ để nói tiếp hoàn thành câu. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. Nghe Gv dặn dò làm BT trong vở BT. Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2020 ( Học TKB thứ năm- Tuần 3) BUỔI SÁNG TIẾNG VIỆT: BÀI 3D: u, ư ( 2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các âm u, ư; các tiếng, từ ngữ - Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung các câu trong đoạn; Trả lời được câu hỏi đọc hiểu đoạn - Viết đúng: u, ư, nhụ, ngừ - Nói, viết được tên con vật mà có tên gọi có vần là u hoặc ư - HS bảo vệ môi trường, yêu quý các loài cá. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: +Tranh và thẻ chữ phóng to HD đọc hiểu từ ngữ, HĐ 4 + Mẫu chữ u, ư phóng to /mẫu chữ viết trên bảng lớp hoặc phần mềm hướng dẫn HS viết chữ u, ư - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: HĐ1: NGHE - NÓI - Cả lớp: Quan sát tranh HĐ 1 GV treo trên bảng, nghe GV gợi ý: Các em hãy hỏi- đáp theo hướng dẫn - Cặp: Hỏi- đáp: + Tranh vẽ gì? Cảnh vật đó ở đâu? + Hai con cá nói gì với nhau? - Cả lớp: + Nghe GV giới thiệu về đặc điểm của cá nhụ, cá ngừ và giới thiệu các tiếng mới được học ở bài 3D + Quan sát chữ u, ư được GV gắn thẻ chữ trên bảng * Đánh giá: -Tiêu chí: HS hỏi-đáp được theo hướng dẫn: tranh vẽ 2 con cá ở biển, - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: ĐỌC a. Đọc tiếng, từ Đọc tiếng nhụ: - Cả lớp: HS quan sát GV viết chữ: nhụ, ngừ, nghe GV đánh vần, đọc trơn; HS đánh vần, đọc trơn theo GV: nhờ-u-nhu-nặng-nhụ - Cá nhân, dãy bàn đánh vần, đọc trơn: nhờ-u-nhu-nặng-nhụ -> nhụ Đọc tiếng ngừ: - Cả lớp: Nghe GV đánh vần: ngờ-ư-ngư-huyền-ngừ; đọc trơn: ngừ - Cá nhân, dãy bàn đánh vần, đọc trơn: ngừ - Cả lớp: HS đọc trơn theo thước chỉ của GV * Nghe GV giới thiệu chữ u, ư in thường và in hoa trong sách * Đánh giá: -Tiêu chí: HS đánh vần, đọc trơn được các tiếng, từ - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. b.Tạo tiếng mới - Cả lớp: Nhìn bảng phụ đã viết nội dung tạo tiếng mới, nghe GV nêu yêu cầu: Từ tiếng mẫu dù đã tạo, các nhóm cùng nhau tạo tiếng khác trong bảng D u \ dù - Nhóm: + Mỗi HS trong nhóm ghép tiếng theo thứ tự các dòng. Từng HS đọc trơn các tiếng tìm được - Cả lớp: Thi đính nhanh các thẻ chữ trên bảng phụ (2 nhóm). Đọc các tiếng đã đính * Đánh giá: GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 -Tiêu chí: HS tạo được các tiếng khác ở trong bảng và đọc trơn được các tiếng đó - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. . *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ 2: DỌC c. Đọc hiểu - Cả lớp: + Quan sát 2 tranh và từ ngữ phóng to trên bảng, nghe GV nêu câu hỏi + Một HS trả lời câu hỏi của GV: Em thấy hình vẽ gì? Và thực hiện theo yêu cầu tiếp theo của GV: đọc các từ ngữ dưới hình. - Nhóm: + Các cá nhân trong nhóm đọc + Một số nhóm đọc trước lớp - Cả lớp: Đại diện một số nhóm chữa bài trước lớp * Đánh giá: -Tiêu chí: HS biết cách quan sát tranh và trả lời được các câu hỏi của GV - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 3: VIẾT - Cả lớp: + Nghe GV nêu cách viết chữ u, ư; cách nối nét ở nhụ, ngừ + Nhìn mẫu chữ GV viết trên bảng - Cá nhân: + Viết bảng con - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa lỗi cho HS viết còn hạn chế GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 * Đánh giá: -Tiêu chí: HS viết được các chữ u, ư, nhụ , ngừ vào bảng con - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: HĐ 4: ĐỌC Đọc hiểu đoạn Cá kho a) Quan sát tranh - Cả lớp: Nghe GV giao nhiệm vụ quan sát tranh, nêu nội dung tranh, đoán nội dung đoạn - Nhóm: Từng HS nêu nội dung tranh hoặc trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? b) Luyện đọc trơn - Cả lớp: + Nghe GV đọc cả đoạn + HS đọc trơn theo GV + Nhóm: cùng đọc trơn từng câu và cả đoạn c) Đọc hiểu: - Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn thực hiện yêu cầu đọc hiểu: dựa vào đoạn đọc, nói tiếp để hoàn thành các câu - Cá nhân tự thực hiện theo yêu cầu * Nghe GV dặn dò làm BT trog VBT * Đánh giá: -Tiêu chí: HS biết cách quan sát tranh, nêu được nội dung của bức tranh và tự hoàn thành được các câu dựa và đoạn đọc - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập TOÁN: ÔN TẬP 1 ( TIẾT 1) I. Mục tiêu: - Đếm, đọc, viết thành thạo từ 1 đến 10 và nhận biết số 0 là số lượng vật của nhóm không có vật nào. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - Xác định được số lượng vật của một nhóm và lấy được một số lượng vật đã định trước. II. Đồ dùng: - GV: Tranh minh họa, SGV, SGK, Bộ ĐDT. - HS: Bộ ĐHT, SGK. III. Các hoạt động dạy học: *Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Hoạt động chung cả lớp) 1. HS trả lời câu hỏi “Có bao nhiêu?” + GV đưa tranh vẽ các đồ vật. Gọi HS nói số lượng đồ vật trong tranh. + Gọi HS nhận xét + GV nhận xét, tuyên dương. - GV tổ chức cho hs chơi “Điểm số”: trả lời câu hỏi “Có bao nhiêu?”. - GV phổ biến cách chơi: Nhóm HS được chọn (không quá 10 HS) xếp hàng dọc, HS làm nhóm trưởng đứng đầu hàng. GV hỏi nhóm trưởng: “Nhóm em có bao nhiêu bạn?”, khi đó nhóm trưởng quay xuống nói: “Cả nhóm chú ý điểm số!” và quay lại vị trí ban đầu rồi bắt đầu việc điểm số như sau: Nhóm trưởng đầu hàng giờ tay phải lên và nói “Một”, người tiếp theo giơ tay phải lên và nói “Hai”, , người cuối cùng cũng làm như vậy và nói, ví dụ: “Tám, hết!”. Tiếp theo nhóm trưởng bước lên 1 bước nói với GV: “Thưa cô, nhóm em có 8 bạn ạ”. Nhóm này chơi xong GV chọn nhóm khác chơi, số lượng HS các nhóm không bằng nhau. - Các HS khác theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét, chốt, tuyên dương đội thắng. 2. Sau trò chơi, HS trả lời một số câu hỏi: - GV mời HS trả lời câu hỏi: + Muốn biết một nhóm có bao nhiêu bạn thì phải làm gì? - Hãy đọc các số đếm đến 10! - Gv y/c hs nhận xét. + Khi đếm, có được đếm lặp lại bạn nào không? Có được bỏ sót bạn nào không? - GV gọi hs nhận xét. - Gv nhận xét, chốt. => Câu hỏi “Có bao nhiêu?” là hỏi số lượng của một nhóm đồ vật hoặc người. Muốn biết số lượng của nhóm đó thì phải đếm. Cách đếm đúng là: đếm đúng thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ,10; đếm không lặp lại và không bỏ sót. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - GV giới thiệu nội dung bài hôm nay: Chúng ta đã học đếm đến 10 và đã biết các số lượng (hay là các số): 1, 2, , 10. Ngoài ra ta còn biết số nào nữa? Hôm nay cô và chúng ta sẽ luyện tập về các số đó nhé. - GV ghi bảng: “ Ôn tập 1”. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS biết cách chơi trò chơi và trả lời được các câu hỏi sau trò chơi - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập * Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Cá nhân) 1.GV treo tranh HĐ 1, nêu yêu cầu của HĐ 1. “ Mỗi hộp có bao nhiêu chiếc bút?” - Y/ c hs quan sát tranh . -Y/ c hs tự tìm câu trả lời. ( 2 phút). GV theo sát những HS chưa vững, có thể gợi ý như “Muốn biết hộp này trong hộp.”, có bao nhiêu chiếc bút thì phải làm gì?”, “Hãy đếm các bút. - Y/ c hs trình bày trên bảng lớp đếm số bút trong hộp được chỉ ra,viết số vào ô dưới hộp. - Y/c hs nhận xét. - Gv nhận xét. => Chúng ta vừa thực hành HĐ 1 giúp cho các con ôn luyện về đếm để nhận ra số lượng bút chì trong mỗi hộp. - Để khắc sâu cho chúng ta nhớ lâu hơn cô mời chúng mình cùng vào HĐ 2 nhé. 2. - GV treo tranh của HĐ2 lên, nêu yêu cầu của HĐ 2. “ Đã tô màu bao nhiêu bông hoa?” - Y/ c hs nhắc lại tên bài. - Gv y/c hs tự viết số vào vở. GV đánh giá HS về yêu cầu cần đạt 1và 2 qua kết quả HĐ2 của mỗi HS. - HS được chỉ định đếm số bông hoa đã được tô màu trong tranh được chỉ ra, trả lời câu hỏi trước lớp. - Y/c hs nhận xét. - GV nhận xét. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 => Các con quan sát kết quả đúng từ trái sang phải, từ trên xuống, số bông hoa đã được tô màu là: 2,3,0, 8, 7, 9, 6, 4, 1, 5, 10. - Cô thấy lớp mình qua 2 HĐ rất giỏi rồi, vậy cô đố chúng mình xem bạn nhanh nhẹn, thông minh đếm chính xác số lượng các con vật trong tranh và trả lời nhanh cho cô chúng ta chuyển sang HĐ 3 nhé. 3.Gv treo tranh HĐ 3 và nêu yêu cầu: “ Xem tranh rồi trả lời câu hỏi?”. - Y/c hs thực hành cá nhân. Các bước hoạt động: tương tự như HĐ1 và HĐ2, rồi trả lời câu hỏi (để luyện kĩ năng diễn đạt, giao tiếp). - Y/c hs trình bày kết quả. - Y/ c hs nhận xét. - GV nhận xét. => Cô mời các bạn cùng đối chiếu với kết quả của cô nào:10 con gà, 3 con mèo, 7 con bướm, 0 con thỏ. - Qua phần luyện tập cô thấy các con làm rất tốt, vậy để vận dụng được chúng ta cần xác định những gì giúp các con thực hiện tốt. Chúng ta chuyển sang HĐ tiếp theo nhé. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS hiểu và thực hiện được các yêu cầu của các hoạt động: đếm số lượng - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV tổ chức: Trò chơi “Lấy đúng, lấy nhanh” (ở trang cuối của chủ đề 1) nhằm để HS luyện tập yêu cầu cần đạt 3. - GV nêu cách chơi HS lắng nghe GV phổ biến để biết cách chơi. - HS chơi với số lần phù hợp thời gian cho phép. - GV nhận xét. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS hiểu cách chơi và chơi được trò chơi - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 * Củng cố - dặn dò. - Hôm nay chúng ta học bài gì? -Y/ c hs đọc nối tiếp các số từ 0 đến 10. - Nhận xét giờ học. ÔN TOÁN: ÔN LUYỆN SỐ 0 I. MỤC TIÊU: - HS viết được các chữ số 0 và tô màu số đúng - HS nhận biết được những nhóm có số lượng là 0 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS: VBT - Màn hình TV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1 : Khởi động - HS quan sát phòng học và trả lời câu hỏi: Phòng học lớp mình có bao nhiêu cửa sổ ? Em làm gì để biết phòng học lớp mình có cửa sổ ? (Em đếm) - Có bao nhiêu cái máy tính? - Nghe GV nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh. Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1 : Viết số 0 (VBT trang 14) - GV hướng dẫn yêu cầu GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - HS tự hoàn thành BT1 Bài 2: Viết số cúc áo - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu cúc áo ở mỗi chiếc áo? - HS đếm và trả lời câu hỏi. - GV: muốn trả lời cho câu hỏi Có bao nhiêu ? ta làm thế nào ? - HS trả lời: Ta phải đếm đúng đối tượng cần đếm, không được bỏ sót, đếm đúng 1 lần. - HS viết số cúc áo vào ô vuông dưới mỗi chiếc áo. Bài 3: Tô màu cho đủ số lượng - HS quan sát số lượng mỗi đồ vật ở mỗi hàng, đọc số viết trước đồ vật đó trả lời - HS đếm và trả lời câu hỏi. - GV: muốn trả lời cho câu hỏi Có bao nhiêu ? ta làm thế nào ? - HS trả lời: Ta phải đếm đúng đồ vật đặt ssoos trước mỗi dãy đồ vật. - HS tô màu vào cho đủ số lượng: 1 ngôi sao. 5 trái tim, 0 ngôi sao, 7 trái tim, 9 ngôi sao. - GV theo dõi giúp đỡ HS còn chậm Bài 4: Nhìn tranh, đếm và viết số lượng từng loại vào ô: Mỗi loại có bao nhiêu ? - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Trong bức tranh ở bài tập 4: Có bao nhiêu quả bí ngô, quả táo, quả xoài, quả dứa, quả đu đủ, hoa hồng, .? GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - HS đếm và trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét, bổ sung nếu sai. - Nghe GV nhận xét tuyên dương. - HS viết số thích hợp tương ứng với loại đồ vật có trong tranh. *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS luyện tập viết số 0, tô màu đủ số lượng đồ vật, biết đếm và viết số cúc áo, số lượng đồ vật có nhóm số lượng từ 0 đến 9 + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nhận xét tiết học, chia sẻ bài học với người thân. BUỔI CHIỀU TIẾNG VIỆT: BÀI 3E: ÔN TẬP - l, m, n, nh, ng, ngh, u, ư (2T) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các âm l, m, n, nh, ng, ngh, u, ư. Đọc trơn được các tiếng, từ chứa âm l, m, n, nh, ng, ngh, u, ư. Đọc lưu loát các câu, đoạn đã đọc; hiểu nghĩa của từ ngữ trong đoạn và trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu. - Viết đúng các chữ cái, các tiếng chứa âm, vần đã đọc( củ nghệ, bẹ ngô) - Hỏi và trả lời câu hỏi về các hoạt động thường ngày của mọi người; nghe kể chuyện Gà mẹ và gà con, trả lời câu hỏi. - HS chăm chỉ luyện đọc, luyện viết. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to, ảnh , mô hình, băng hình, vật thật cần thiết để giải nghĩa từ ngữ có trong bài học; con rối để kể câu chuyện Gà mẹ và gà con . GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - Thẻ chữ luyện đọc hiểu từ, câu. - Mẫu chữ phóng to/mẫu chữ viết trên bảng lớp/phần mềm hướng dẫn HS viết chữ. - Vở BT TV1; tập viết 1. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ1: Nghe - nói Cặp: Các cặp HS QS tranh HĐ1, nêu những cảnh vật trong tranh hoặc có thể viết ra các từ ngữ nói tên các vật trong tranh, xác định các chữ không biết viết để được GV trợ giúp. - Cả lớp: + Đại diện 1-2 cặp lên bảng giới thiệu tranh. + Nghe GV NX lời giới thiện ND tranh của các cặp/nhóm. * Đánh giá: + Tiêu chí: - Nêu hoặc viết được tên vật trong tranh. - Gioiws thiệu được tranh + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ2: Đọc a, Tạo tiếng - Cá nhân: + QS tranh SHS, nói tên các vật được vẽ trong tranh. + Đọc các từ ngữ dưới tranh. - Cặp: Cùng đọc các từ ngữ và chỉ tranh phù hợp với từ ngữ. b, Đọc câu - Cả lớp: Nghe GV HD cách thực hiện: + Việc 1: Nói về các hoạt động của mọi người trong tranh vẽ. - Nhóm/cặp: QS 2 tranh, nói ND từng tranh. + Đọc câu dưới mỗi hình. - Cả lớp: HS làm việc theo nhóm/hoặc cả lớp: + 1-2 em giới thiệu nhân vật và HĐ của nhân vật trong tranh. Đọc câu(bé Như ngủ khì./Bố nghỉ ở nhà). + Nghe GV NX chung cả lớp. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Tạo được các từ ngữ, câu, nói được HĐ của mọi người trong tranh. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - Giới thiệu nhân vật và HĐ của nhân vật trong tranh. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ3: Viết - Cả lớp: + Nghe GV nêu nhiệm vụ (viết từ ngữ củ nghệ, bẹ ngô) đúng kiểu và cỡ chữ theo yêu cầu. HS nhìn mẫu chữ GV viết trên bảng. - Cá nhân: Viết bảng con(hoặc viết vở) - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa những lỗi viết sai cho một số học sinh. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng củ nghệ, bẹ ngô + PP: quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ4: Nghe-Nói Nghe kể câu chuyện Gà mẹ và gà con và TLCH. - Cả lớp: Nghe GV HD: +QS tranh và đoán ND câu chuyện. + Nói tên con vật/nhân vật trong mỗi tranh. + Mô tả HĐ của mỗi con vật/ nhân vật trong từng tranh. + Đọc tên câu chuyện và đoán ND câu chuyện. + Nghe GV kể lần 1 kết hợp nhìn tranh. + Tập nói lời đối thoại của các con vật/nhân vạt theo HD của GV. + Tập kể theo/kể cùng GV khi nghe GV kể chuyện(lần 2) - Cá nhân TLCH ở mỗi tranh. * Đánh giá: + Tiêu chí: - Nói được tên và mô tả được HĐ con vật/nhân vật trong mỗi tranh. - Đọc tên câu chuyện và đoán ND câu chuyện. - Tập nói được lời đối thoại của các con vật và kể theo GV + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. *Nghe GV dặn dò làm BT trong VBT. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC ÂM: n, nh I. Mục tiêu - Đọc đúng và rõ ràng các âm n, nh; các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn; trả lời đươc câu hỏi về đoạn đọc. - Viết đúng: n. nh, na, nho. - Nêu được câu hỏi và câu trả lời về các loại quả,cây cối, con vật, hoạt động trong tranh, nói được tên một số loại quả, con vật có tiếng mở đầu bằng n hoặc nh. - Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, làng xóm. II. Đồ dùng dạy học GV: - Tranh ở HĐ1 - Bảng phụ, bộ thẻ chữ, tranh ở HĐ2 HS: VTV, Vở BT, SGK, Bộ thẻ chữ. III. Các hoạt động dạy học A.Khởi động - HS quan sát tranh - HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời các câu hỏi: - Bức tranh vẽ cây gì? - Trên cây có quả gì? - Các loại quả có vị gì? - YC HS trả lời - Nhận xét bổ xung, khen ngợi B. LUYỆN ĐỌC b. Đọc tiếng, từ - Hs đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ : n, nh, na, ca nô, nhổ cỏ, nhà lá theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK trang 33 và trả lời câu hỏi: Em thấy gì ở bức tranh ?(Bà đang bế bé) - HS đọc bài: Bé ở nhà bà Bé Hà đỡ ho. Mẹ để bé ở nhà bà. Bà có na, có nho để dỗ bé. - HS trả lời câu hỏi: - Mẹ để bé ở? a) Nhà bé b) Nhà bà - HS chọn ý đúng và khoanh tròn vào chữ cái đặt trước lựa chọn đúng. C. LUYỆN TẬP Bài 1 : Tạo tiếng mới rồi viết vào chỗ trống. (VBT TV trang 15). GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - HS quan sát bảng phụ. Từ tiếng mẫu cô tạo được các em tạo các tiếng khác theo mẫu. n o / nó nh a \ nhà n ơ nơ nh e . nhẹ n ơ ? nở nh ơ / nhớ - HS viết tiếng vừa tạo được vào chỗ trống. Đọc các tiếng vừa tạo được: nó, nơ, nở, nhà, nhẹ, nhớ - GV giúp đỡ HS. Bài 2: Nối từ ngữ với hình VBT TV trang 14 -HS quan sát, đọc tiếng, từ dưới tranh.(một số hs đọc: nhổ cỏ, nhà lá, ca nô. -HS nối từ ngữ đúng với hình. - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS Bài 3: HS đọc bài: Bé ở nhà bà. Chọn đúng từ ngữ thích hợp cho chỗ trống (VBTTV trang 14) -HS đọc bài: Mẹ để bé ở : a. Nhà bé b. Nhà bà -HS khoanh vào lựa chọn đúng. b. Nhà bà - GV giúp đỡ HS. Bài 4: HS đọc và tập viết: Bé ở nhà bà. - HS luyện viết GV giúp đỡ HS *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết tạo tiếng mới, nối từ ngữ với hình, hiểu nghĩa từ ngữ, nội dung trong câu, đoạn; trả lời được câu hỏi về bài ứng dụng. + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân. Thứ bảy ngày 26 tháng 9 năm 2020( Học TKB thứ sáu–Tuần 3) BUỔI SÁNG TIẾNG VIỆT: TẬP VIẾT TUẦN 3 ( 2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - Biết viết chữ: l, m, n, nh, ng, ngh, u, ư. - Biết viết từ: lá, mệ, na, nho, ngô, nghé, cá nhụ, các ngừ, củ nghệ, bẹ ngô. - HS chăm chú luyện đọc, luyện viết nắn nót cẩn thận. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: GV: - Bảng mẫu chữ cái viết thường. - Bộ thẻ các chữ in thường và viết thường: l, m, n, nh, ng, ngh, u, ư , lá, mệ, na, nho, ngô, nghé, cá nhụ, các ngừ, củ nghệ, bẹ ngô. - Tranh ảnh lá, mệ, na, nho, ngô, nghé, cá nhụ, các ngừ, củ nghệ, bẹ ngô. HS: - Tập viết 1-Tập 1. Bút chì III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1. Chơi trò Cùng thử sức. - Cả lớp: Nghe GV HD cách chơi: Mỗi HS nhặt một thẻ chữ cái hoặc thẻ từ trên bàn GV, giơ lên và đọc. GV nhấn mạnh: “âm ngờ” ghi bằng 2 chữ ng, ngh. Khi liền sau âm “ngờ” là các chữ e, ê, i thì viết âm này là ngh. Khi liền sau âm “ngờ” là các chữ a, ă, â, o, ô , ơ, u, ư thì viết âm này là ng. - Cá nhân: Từng HS thực hiện trò chơi theo HD. GV sắp xếp các thẻ chữ cái và thẻ từ theo trật tự trong bài viết. * Đánh giá: + Tiêu chí: - Chơi được trò chơi, đọc được các từ trên thẻ. - Nhớ được luật chính tả khi viết ng, ngh + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ2. Nhận diện các chữ cái Cả lớp: Nghe GV đọc từng chữ cái và nhìn vào thẻ chữ GV chỉ rồi đọc theo: l, m, n, nh, ng, ngh, u, ư. * Đánh giá: + Tiêu chí: GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - Đọc được: l, m, n, nh, ng, ngh, u, ư. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ3: Viết chữ - Cả lớp: Nghe GV làm mẫu, HD viết từng chữ l, m, n, nh, ng, ngh, u, ư. - Cá nhân: Thực hiện viết từng chữ. Nghe GV NX bài của mình hoặc của bạn. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng: l, m, n, nh, ng, ngh, u, ư. + PP: quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * GV cho HS thư giãn giữa giờ. * HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ4: Viết từ - Cả lớp: Nghe GV đọc từng từ và làm mẫu, hướng dẫn viết từng từ: lá, mệ, na, nho, ngô, nghé, cá nhụ, các ngừ, củ nghệ, bẹ ngô (mỗi từ viết 2 lần). - Cá nhân: Thực hiện viết đúng từ. Nghe GV NX bài viết. Đặt bài viết để tham gia triển lãm. - Cả lớp: Xem bài viết của bạn trong triển lãm bài viết. Nghe GV NX bài viết của một số bạn. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng: lá, mệ, na, nho, ngô, nghé, cá nhụ, các ngừ, củ nghệ, bẹ ngô. + PP: quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC ÂM ng, ngh GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các âm ng, ngh. Đọc trơn được các tiếng, từ chứa âm ng, ngh - Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh - Tạo được tiếng mới từ các âm, dấu thanh cho sẵn. Nối đúng câu với hình. Đọc bài và chọn đúng từ ngữ cho chỗ trống. Đọc và viết câu cho sẵn. - HS chăn chỉ luyện đọc, viết cẩn thận nắn nót. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ hoặc màn hình tivi. - HS: VBT, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1 : Khởi động - Hs quan sát màn hình hỏi đáp về cảnh vật trong tranh - Gv nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS biết cách quan sát tranh và hỏi đáp được các cảnh vật trong tranh - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Hoạt động 2 : Luyện đọc c. Đọc tiếng, từ, câu - Hs đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ, câu: ngô, nghé, nga, ngà, theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp.(SGK T34 đến T35) - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS đánh vần, đọc trơn được các tiếng, từ, câu - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK T35 và trả lời câu hỏi: Em thấy hình 1 vẽ gì? HS đọc câu dưới hình. Tương tự như vậy với H2 - HS quan sát tranh SGK T35 (HĐ 4) và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì ? Hs đọc trơn từng câu và cả đoạn. HS nghe GV hướng dẫn thực hiện yêu cầu đọc hiểu: dựa vào đoạn đọc, chọn từ ngữ ở mục a hoặc b, nói tiếp để hoàn thành câu * Đánh giá: -Tiêu chí: HS biết cách quan sát tranh và trả lời các câu hỏi của GV - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Hoạt động 3 : Luyện tập Bài 1 : Tạo tiếng mới rồi viết vào chỗ trống. (VBT T16). - HS quan sát bảng phụ. Từ tiếng mẫu cô tạo được các em tạo các tiếng khác theo mẫu. ng a nga nga a \ ng o / - HS viết tiếng vừa tạo được vào chỗ trống. Đọc các tiếng vừa tạo được : nga, ngà, ngó, - GV giúp đỡ HS. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS hiểu yêu cầu của Bt và tạo được các tiếng mới - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 2: Nối câu với hình (VBT T16) GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - HS quan sát, câu dưới tranh - HS nối từ ngữ đúng với hình. - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS * Đánh giá: -Tiêu chí: HS nối được câu với hình phù hợp - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 3: Đọc bài Ở bờ đê . Chọn đúng từ ngữ cho chỗ trống(VBT T 16) - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Trong tranh, có con vật gì ? (bê, nghé) - HS chọn từ ngữ còn thiếu vào chỗ chấm: bê, nghé. Đọc lại câu hoàn chỉnh - GV giúp đỡ HS. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS chọn đúng từ ngữ vào chỗ trống - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 4: Đọc và viết (VBT T16) - HS đọc trơn câu trên - HS viết theo mẫu - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS * Đánh giá: -Tiêu chí: HS đọc trơn được câu mẫu và viết được theo mẫu - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân BUỔI CHIỀU ÔN TOÁN: ÔN LUYỆN SỐ 10 I. MỤC TIÊU: GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - HS viết được các chữ số 10 - HS nhận biết được những nhóm có số lượng 10 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS: VBT - Màn hình TV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1 : Khởi động - HS quan sát phòng học và trả lời câu hỏi: Phòng học lớp mình có bao nhiêu cửa sổ ? Em làm gì để biết phòng học lớp mình có cửa sổ ? (Em đếm) - Nghe GV nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS biết cách quan sát phòng học và trả lời được câu hỏi về số lượng - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1 : Viết số (VBT T6) - GV hướng dẫn yêu cầu - HS tự hoàn thành BT1 - Nghe GV nhận xét, tuyên dương * Đánh giá: -Tiêu chí: HS viết được các số - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 2: Nối mỗi quân cờ với một số thích hợp GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu quân cờ? - HS đếm và trả lời câu hỏi. - GV: muốn trả lời cho câu hỏi Có bao nhiêu ? ta làm thế nào ? - HS trả lời: Ta phải đếm đúng đối tượng cần đếm, không được bỏ sót - HS nối quân cờ với số thích hợp - Nghe GV nhận xét, tuyên dương * Đánh giá: -Tiêu chí: HS quan sát tranh và trả lời được câu hỏi: có bao nhiêu; nối được mỗi quân cờ với một số thích hợp - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 3: Khoanh vào những chú gấu rồi nối vào hộp số - HS khoanh vào những chú gấu và trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu chú gấu ở mỗi hàng - HS tiếp tục nối vào hộp số chứa số thích hợp - Nghe GV nhận xét, tuyên dương * Đánh giá: -Tiêu chí: HS khoanh được vào những chú gấu và nối vào hộp số thích hợp - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 4: Viết số quả bóng có trong mỗi rổ đồ chơi - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Trong bức tranh ở bài tập 4: Có bao nhiêu quả bóng? - HS đếm và trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét, bổ sung nếu sai. - Nghe GV nhận xét tuyên dương GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - HS tự viết số quả bóng thích hợp * Đánh giá: -Tiêu chí: HS viết được số quả bóng có trong mỗi rổ đồ chơi - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 4: Viết số vào ô trống - Nghe GV hướng dẫn và tự hoàn thành BT - Nghe GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS viết được các số vào ô trống - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nhận xét tiết học, chia sẻ bài học với người thân. TN&XH: BÀI 3: NƠI GIA ĐÌNH CHUNG SỐNG (TIẾT 2) I. Mục tiêu - Giúp học sinh: + Nhận biết được tên gọi, chức năng của một số đồ dùng, thiết bị phổ biến trong nhà. + Nhận biết được sự cần thiết của việc sắp xếp đồ dùng trong nhà và thực hiện được việc sắp xếp một số đồ dùng của bản thân. II. Đồ dùng dạy học + Giáo viên - Chuẩn bị video bài hát “ Nhà là nơi” của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - Chuẩn bị một số hình ảnh, một số kiểu nhà phổ biến ở địa phương ( hình ảnh thể hiện ở trong nhà và ngoài nhà). - Hình 5 trong SGK phóng to khổ lớn. + Học sinh - Ảnh chụp hoặc ảnh về nơi sinh sống của gia đình. III. Hoạt động dạy học A. Hoạt động khởi động. - Cho HS xem video hát bài “ Nhà là nơi” của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong. - Qua bài hát giáo viên dẫn dắt học sinh cảm nhận được nhà là nơi mọi người trong gia đình chung sống và giới thiệu bài. B. Hoạt động khám phá Hoạt động 3: Cùng hỏi và trả lời a) Kể các phòng nơi gia đình chung sống: - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK ( hình 4/ trang 13), thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi: + Nhà bạn có những phòng nào? - Mời đại diện từng nhóm lên nêu. - GV nhận xét. b) Kể các đồ dùng thiết bị trong gia đình - GV yêu cầu HS quan sát hình 4/ trang 13 hỏi đáp + Trong nhà có những đồ dùng gì? Thiết bị nào? - Mời từng cặp đứng lên hỏi đáp trước lớp. * Liên hệ: - Nhà em có những phòng nào? - Kể những đồ dung trong mỗi phòng? ( Gợi ý : Phòng khách nhà em có những đồ dùng gì?) - GV nhận xét, chốt: Nhà thường có nhiều phòng, mỗi phòng có các đồ dùng, thiết bị cần thiết cho sinh hoạt. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS kể được các phòng và các đồ dùng thiết bị trong gia đình và tự liên hệ được. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 C. Hoạt động luyện tập Hoạt động 4: Cùng chơi “ Dọn nhà” - GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 5/ trang 14 trong SGK và thảo luận cặp đôi theo nội dung sau: + Hãy chỉ ra những đồ dùng chưa đúng chỗ và nói vị trí phù hợp của chúng + Theo bạn vì sao phải để đồ dùng đúng chỗ? - GV chia lớp thành 3 đội và cho HS sắp xếp một số đồ dùng ở trong lớp VD: sách vở, bút, - GV tuyên dương đội xếp đồ dùng đúng vị trí nhanh nhất. - GV GD tư tưởng: Trong lớp cũng như ở nhà chúng ta nhớ sắp xếp đồ dùng đúng chỗ, ngăn nắp, gọn gàng để sử dụng thuận tiện khi cần thiết. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS biết cách quan sát tranh, chỉ ra được những đồ dùng chưa đúng chỗ và nói vị trí phù hợp của chúng, giải thích được vì sao phải để đồ dùng đúng chỗ - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập * Củng cố, dặn dò. SINH HOẠT TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP: GIỜ HỌC, GIỜ CHƠI I. MỤC TIÊU: - HS chia sẻ cảm xúc sau tiết trải nghiệm trước và tiếp tục học các kĩ năng cần thiết có ích cho việc học. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Qủa chuông. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HĐ1. HĐ tổng kết tuần . *GV nhận xét hoạt động trong tuần 3 - GV nhận xét về các nề nếp: Ưu điểm: + Các em đã dùy trì được sĩ số, đi học chuyên cần,xếp hàng ra vào lớp đúng giờ kịp thời. + Giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, áo quần, gọn gàng sạch sẽ. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 + Làm vệ sinh lớp học và khu vực phân công sạch sẽ + Đã dần biết cách thực hiện ôn bài đầu giờ. + Thực hiện các HĐ trong giờ học nghiêm túc. Chữ viết bước đầu dần ổn định. + Đã biết làm quen với HĐ sao nhi. Tồn tại: + Số ít HS chưa có tính tự học, còn mất tập trung trong giờ học, chữ viết chưa đúng mẫu, chưa đọc được âm, chưa viết được chữ như em: Yến Nhi - GV giáo dục quyền trẻ em. - GV HD HS tìm hiểu ATGT. - GV tuyên truyền và HD cách phòng chống dịch Covid. - Nhắc nhở một số HS còn non cần cố gắng hơn như: Nam Phong, Yến Nhi, Pháp, Ngọc Trang. * GV nêu phương hướng tuần tới - Các em duy trì được sĩ số hiện có. Thực hiện tốt các nề nếp ra vào lớp và nề nếp học tập. - Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở. Thi đua DT-HT - Tích cực tham gia sinh hoạt sao, thực hiện đi bộ an toàn, giữ gìn vệ sinh răng miệng. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Biết được những ưu điểm và tồn tại trong tuần qua. - Nhớ được kế hoạch tuần tới. + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước - HS ngồi theo tổ thành vòng tròn và kể cho nhau nghe những gì mình QS được ở nhà, ai là”người nghe tích cực” nhất nhà mình theo đánh giá của HS. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Kể được cho bạn nghe những gì mình QS được ở nhà. + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ3. HĐ nhóm: Làm theo hiệu lệnh tiếng chuông Bản chất: HS rèn luyện cách lắng nghe và thực hiện theo hiệu lệnh, kết thúc thời gian nghỉ chuyển sang trạng thái tập trung học tập. - GV thống nhất trước về hiệu lệnh bằng chuông hoặc tiếng vỗ tay, nhắc nhỡ HS khi chạy về lớp không quá vội, không xô đẩy nhau, biết giữ an toàn. Khi hiệu lệnh vang lên, HS chạy về lớp, ngồi đúng vị trí của mình. GV nhiều lần cho “giải tán” và “tập trung” theo hiệu lệnh. Những lần sau GV cho HS “giải tán” lâu 2-3 phút nhưng không báo trước-trước khi rung chuông, GV nói to” sắp hết giờ!”, 30 giây sau mới rung chuông. Tổ nào nhiều lần tập trung nhanh hơn, tổ đó chiến thắng và các thành viên trong tổ nhận được khen ngợi. Câu hỏi thảo luận: + Đang chơi mà phải tập trung, em thấy có khó không? + Nếu được báo trước sắp hết giờ, em thấy tập trung có dễ hơn không? Kết luận: Để kiểm soát thời gian của mình, em có thể nhờ thầy cô hoặc bố mẹ nhắc nhở trước: “sắp hết giờ!”, “sắp đến giờ đi ngủ”, Để có thể dễ dàng chuyển sang HĐ khác. Để chuẩn bị cho giờ học, nên kết thúc giờ chơi trước khi có hiệu lệnh hết giờ để bình tĩnh trở về lớp. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Rèn luyện được cách lắng nghe và thực hiện theo hiệu lệnh, kết thúc thời gian nghỉ chuyển sang trạng thái tập trung học tập. + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ4. Tổng kết và vĩ thanh GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1A. Tuần 3 Năm học: 2020 - 2021 - GV đề nghị HS vẽ và tô màu 1 chiếc huy chương hoặc huy hiệu để tặng cho” người nghe tích cực” trong gia đình mình. GV: Lê Thị Tuyết Ngân Trường Tiểu học Phú Thủy