Giáo án Lớp 1 - Tuần 22 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Nguyễn Thị Thanh Hào
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 22 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Nguyễn Thị Thanh Hào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_1_tuan_22_nam_hoc_2020_2021_gv_nguyen_thi_thanh.doc
Nội dung text: Giáo án Lớp 1 - Tuần 22 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Nguyễn Thị Thanh Hào
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 Tuần 22 Sáng thứ hai, ngày 22 tháng 02 năm 2021 TOÁN: ÔN TẬP CHUNG (TIẾT 2) I.MỤC TIÊU: - Nhận dạng được các hình phẳng, hình khối đã học. - Xác định được vị trí của một hình, khối, vật thể so với hình, khối vật thể khác. - Thực hiện thành thạo kĩ năng chọn hình để xếp tiếp các hình, nhận ra quy luật sắp xếp các hình cho trước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: - Bộ đồ dùng học toán. - Máy tính , ti vi HS : Bộ đồ dùng học toán, SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động chung cả lớp: - Ai biết? - GV đưa ra một số hình và đố: Bạn nào biết hình này là hình gì? HS: Hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác - GV tuyên dương những HS trả lời đúng. * Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYÊN TẬP 3. HS thực hiện HĐ3 trong SHS: - HS sắp xếp hình theo mẫu, thảo luận nhóm về quy luật của dãy hình và xếp hình thay thế vào chỗ ?. - Đại diện nhóm HS trình bày trước lớp quy luật của dãy hình như đã làm ở nhóm - HS nghe GV phân tích để ra một quy luật gọn và cân đối. Kết quả mỗi dãy hình mà GV hướng dẫn HS nhận ra là : a, Hình cần điền vào chỗ ? là hình tam giác màu vàng. b, Hình cần điền vào chỗ ? là hình thoi màu cam. c, Hình cần điền vào chỗ ? là hình thoi màu tím. 4. HS thực hiện HĐ 4 trong SHS - HĐ này nhằm cho HS nhận ra một quy luật sắp xếp 3 khối lập phương theo thứ tự về màu sắc, kích thước. - Các bước thực hiện tương tự như mỗi phần của HĐ3 - Kết quả mỗi dãy hình mà GV hướng dẫn HS nhận ra là : Hình cần điền vào chỗ ? là hình có khối lập phương màu xanh nước biển ở dưới cùng. *Dặn HS hoàn thành BT trong vở BTT. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 TIẾNG VIỆT: BÀI 22A: CON YÊU MẸ (TIẾT 1, 2) I. MỤC TIÊU: - HS biết chia sẻ với bạn những điều em biết về mẹ - HS đọc đúng đọc trơn từ, câu đoạn trong bài: Bầy thỏ biết ơn mẹ. HS đọc giọng to, rõ ràng mạch lạc. - HS hiểu được nội dung câu chuyện theo câu hỏi gợi ý trong bài - HS biết nêu nhận xét của em về bầy thỏ - Kĩ năng dò bài khi bạn đọc để nhận xét. -Chăm chỉ luyện đọc. Nói được một số việc làm thể hiện lòng yêu quý, biết ơn cha mẹ II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: -Tranh HĐ1. -Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 2. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TIẾT 1 HĐ 1: NGHE - NÓI - HS cả lớp nghe GV nêu yêu cầu luyện nói. - HS lập nhóm đôi, từng HS nói việc bạn nhỏ đã làm thể hiện ở trong tranh về lòng biết ơn cha mẹ hoặc người đã nuôi nấng mình. - HS nêu các việc cần làm thể hiện tình yêu lòng biết ơn cha mẹ mình - Vài HS tham gia nói trước lớp - HS nhận xét, bình chọn bạn nói hay nhất. Tuyên dương. *Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: ĐỌC: a)Đọc từng đoạn trong nhóm: - Lớp quan sát tranh minh họa, đoán nội dung bài đọc - HS nghe GV giới thiệu bài đọc: Tranh vẽ các chú thỏ, đang ngồi xung quanh chiếc bàn. Bầy thỏ đã làm gì cho mẹ của mình? Qua bài đọc: Bầy thỏ biết ơn mẹ” các em sẽ tìm hiểu - Cá nhân HS nghe GV đọc mẫu: - Lớp nghe, nhìn sách đọc thầm. + Luyện từ khó: suốt, viết, quên, tấm bìa, Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Cá nhân HS đọc tiếng từ khó, Nhóm đọc, lớp đọc đồng thanh. -GV chia đoạn: 3 đoạn như SGK. - 3 HS đọc 3 đoạn nối tiếp. - Đọc đoạn trong nhóm, thi đọc đoạn theo nhóm trước lớp. - HS nhận xét bình chọn nhóm đọc to rõ ràng, có bạn đọc tốt nhất. Tuyên dương. TIẾT 2 b) Đọc hiểu: - HS nghe GV đặt câu hỏi: - Vì sao bầy thỏ con rất thương mẹ? - Cá nhân HS trả lời câu hỏi: Bầy thỏ con rất thương mẹ vì thỏ mẹ phải làm việc cả ngày để nuôi các con. - GV nhận xét, bổ sung c) HS nghe GV nêu yêu cầu: - HS cặp đôi thảo luận trả lời câu hỏi: - Thỏ mẹ nói gì khi nhận món quà của các con? - HS: Thỏ mẹ nói “ Mẹ rất cảm động khi biết các con biết quan tâm mẹ. Mẹ yêu các con nhiều” - Đại diện nhóm nói về điều mình nghĩ về thỏ mẹ - Cả lớp nghe GV chốt câu trả lời. *Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * HĐ 4: NGHE – NÓI: - HS cả lớp: nghe GV nêu yêu cầu: Nêu nhận xét của em về bầy thỏ? - HS trả lời theo ý nghĩ của mình. Bầy thỏ con rất yêu mẹ. Biết làm cho mẹ vui Bầy thỏ con là những đứa con ngoan. Biết quan tâm đến mẹ - HS nhận xét bạn nói. GV nhận xét bổ sung nếu có. -GV khen những HS nói hay, nói tốt. *HS nghe GV dặn dò, hoàn thành BT trong vở BT. Chiều thứ hai, ngày 22 tháng 02 năm 2021 TIẾNG VIỆT: Bài 22A: CON YÊU MẸ(T3) I. MỤC TIÊU: Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Viết đúng những từ mở đầu bằng d / gi và từ có vần ai / ay / ây. Chép đúng một đoạn văn. - Nói được một số việc làm thể hiện lòng biết ơn cha mẹ. - Giáo dục HS biết yêu quý và kính trọng mọi người xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: 5 bộ thẻ hình củ cà rốt, trên đó viết các từ ngữ có để chỗ trống để điền d hoặc gi. - Học sinh: VBT Tiếng Việt, tập hai. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC *Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ 3. Viết a. Chép đoạn 1 trong bài Bầy thỏ biết ơn mẹ. - Nêu yêu cầu: Chép đoạn 1 trong bài Bầy thỏ biết ơn mẹ. - GV đọc đoạn viết ( Đoạn 1 ) - Cho HS đọc cả đoạn viết + Khi viết ta cần chú ý điều gì ? - Đọc đoạn văn trên bảng, hướng dẫn HS chép bài vào vở ( Gv theo dõi chỉnh sửa cho HS ) - GV đọc chậm cho HS soát lại lỗi: Thỏ mẹ suốt cả ngày đào củ / kiếm lá / để nuôi / bảy chú thỏ con. Bầy thỏ con / thương mẹ lắm. / Chúng bàn nhau / làm điều gì đó / cho mẹ vui. - Nhận xét bài viết của một số bạn b. Chọn d, gi cho ô trống trên mỗi thẻ từ. *Tổ chức trò chơi : Thu hoạch cà rốt để viết đúng d / gi. - GV nói về mục đích chơi và hướng dẫn cách chơi: chơi để luyện viết đúng từ có âm đầu viết bằng d, gi. Cách chơi: lớp chia thành 4 – 6 đội (nhóm). Các nhóm nhận bộ thẻ để điền d / gi vào chỗ trống trong thẻ. Khi có hiệu lệnh mới được cầm bút điền d / gi vào thẻ. Đội nào hoàn thành nhanh và đúng nhiều thẻ là đội thắng cuộc. - Theo dõi HS chơi - Nhận xét từng nhóm - Gắn những thẻ từ viết đúng lên bảng - Cho cả lớp bình chọn đội thắng cuộc – Tuyên dương. - Yêu cầu HS ghi 3 từ ngữ viết đúng vào VBT Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 TIẾNG VIỆT: Bài 22B: TẬP LÀM ĐẦU BẾP(T1) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Làm thế nào để luộc trứng ngon?; nhớ được các bước thực hiện công việc. - Giáo dục HS biết phụ giúp bố mẹ chuẩn bị bữa ăn cho gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các bộ thẻ tranh minh hoạ 4 bước luộc trứng (HĐ4). - Học sinh: VBT Tiếng Việt 1, tập hai III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ 1: Nghe – Nói * Kể về các món ăn được làm từ trứng. - Cho HS nêu yêu cầu - Hướng dẫn thực hiện yêu cầu - Yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi. - Cặp: Quan sát tranh; từng HS nói về các món ăn được làm từ trứng mà mình biết. Cả lớp: 1 – 2 HS đại diện nhóm nói về những món ăn được làm từ trứng. - GV nhận xét, tổng kết: Trứng có thể dùng để chế biến được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. 2. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: Đọc a/ Nghe đọc - GV giới thiệu bài đọc Làm thế nào để luộc trứng ngon? - GV đọc cả bài rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. - Lắng nghe cô đọc và đọc thầm theo cô b/ Đọc trơn - Đọc thầm bài Làm thế nào để luộc trứng ngon? và tìm từ khó đọc. - Ghi từ khó (luộc trứng, nước lạnh, hấp dẫn, ) - HS luyện đọc từ khó( cá nhân, đồng thanh ) - Hướng dẫn đọc câu: đọc và ngắt hơi đúng Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - 2 – 3 HS đọc và ngắt hơi đúng câu trong SHS. Cả lớp đọc đồng thanh và ngắt hơi câu trên. - Hướng dẫn đọc đoạn + Yêu cầu HS đọc nối tiếp các bước luộc trứng. - Cá nhân/nhóm: HS đọc nối tiếp các bước luộc trứng. - Cả lớp: Thi đọc nối tiếp các bước luộc trứng giữa các nhóm. Mỗi nhóm cử 1 HS đọc. - Nhận xét – tuyên dương. c. Đọc hiểu - Nêu câu hỏi b trong SGK. + Bài này nói về điều gì? (1. Nói về những quả trứng. 2. Nói về cách luộc trứng. 3. Nói về món trứng luộc ngon.) + GV chốt câu trả lời đúng (Câu 2). - Nêu yêu cầu c trong SGK. + Nhìn tranh nêu cách làm. - Nghe GV HD cách thực hiện (Mỗi bạn trong nhóm nhìn tranh minh hoạ 1 bước và nêu việc làm trong bước đó). + Cho HS hoạt động theo nhóm - Nhìn tranh minh hoạ 4 bước, mỗi bạn HS nói lần lượt từng bước. - Cả lớp: 4 HS chỉ tranh – nối tiếp nhau nêu cách làm trong từng bước trước lớp. Cả lớp nhận xét. + GV chốt ý kiến đúng. (GV lưu ý HS: Nếu trứng lấy ra từ tủ lạnh, khi nước sôi nhớ đun thêm từ 8 – 10 phút.) + Cho HS viết các bước luộc trứng vào VBT (Bài 1). + Nhận xét bài của HS - Giáo dục học sinh biết giúp bố mẹ chuẩn bị bữa ăn cho gia đình. *Nhận xét tiết học. Sáng thứ ba, ngày 23 tháng 02 năm 2021 Tiếng Việt: Bài 22B: Tập làm đầu bếp? ( T2, T3) I.Mục tiêu - Nghe và chép đúng một đoạn văn ngắn (khoảng 35 chữ). Viết đúng những từ có tiếng bắt đầu bằng d / gi hoặc v / d - Nghe hiểu câu chuyện Dê con nghe lời mẹ và kể lại được một đoạn của câu chuyện. Biết hỏi đáp về câu chuyện đã nghe. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: - Thẻ từ của HĐ4. III. Hoạt động dạy - học :. *Hoạt động Luyện tập: HĐ3: Viết: a, Nghe- viết một đoạn văn viết chính tả trong bài “ Làm thế nào để luộc trứng ngon?” - HS đọc lại đoạn văn, ghi ra bảng con từ viết hoa: Bước , Nhẹ, Đổ, Có. - Viết đoạn văn vào vở chính tả theo lời Gv đọc - GV đọc cho HS soát lỗi. b, Làm bài tập chính tả: - HS làm BT mục a, Tìn từ viết đúng d/gi - Chốt kết quả đúng, HS ghi các từ ngữ vào vở. HĐ4: Nghe - nói: - HS nghe câu chuyện Dê con nghe lời mẹ lần 1 - Nghe câu chuyện lần 2 . - HD HS trả lời các câu hỏi dưới mỗi tranh để nắm nội dung. - Luyện kể lại câu chuyện theo nhóm 4 đoạn của câu chuyện. - Thi kể trước lớp. *HĐƯD: HS làm BT trong vở BT Sáng thứ tư, ngày 24 tháng 02 năm 2021 Tiếng Việt: Bài 22C: EM YÊU NHÀ EM (T1+ T2) I. Mục tiêu - Đọc đúng từ, câu thơ, đoạn thơ trong bài Ngôi nhà. Nêu được những cảnh vật xung quanh ngôi nhà. Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình. Học thuộc một đoạn của bài thơ. - Biết hỏi- đáp về những điều mơ ước cho ngôi nhà của mình - Giáo dục HS biết yêu quý ngôi nhà của mình. - Học sinh biết hợp tác nhóm, trình bày các vấn đề lưu loát có khả năng sử dụng từ ngữ tốt. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: màn hình TV hoặc bảng phụ để GV hướng dẫn HS học thuộc lòng một đoạn thơ. - Học sinh: VBT Tiếng Việt 1, tập 2 III. Các hoạt động dạy học Tiết 1 1. Hoạt động khởi động HĐ1: Nghe – nói Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 Nghe – nói Cả lớp: Đại diện mỗi nhóm nói về cảnh vật quanh ngôi nhà của mình. 2. Hoạt động khám phá HĐ2: Đọc *Nghe đọc Cả lớp: – Nghe GV giới thiệu bài đọc nói về ngôi nhà ở một miền quê bình dị. – Nghe GV đọc cả bài rõ ràng, nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ. Đọc thầm theo GV. *Đọc trơn – Cả lớp: + HS đọc một số từ ngữ dễ mắc lỗi phát âm theo mẫu (GV chọn), hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót + HS đọc một số từ mới và nghe giải nghĩa từ ngữ: lảnh lót (âm thanh cao, trong và âm vang); mộc mạc (giản dị, đơn giản). + HS đọc cá nhân, đồng thanh từng dòng thơ có nghỉ hơi ở sau mỗi dòng thơ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ. – Nhóm: Mỗi HS đọc một khổ thơ, đọc tiếp nối đoạn cho đến hết bài. – Cả lớp: HS thi đọc giữa các nhóm, bình chọn nhóm đọc tốt nhất. Tiết 2 *Đọc hiểu – Cả lớp: Nghe GV giới thiệu bài đọc và hướng dẫn HĐ. – Nhóm: + 1 HS nêu câu hỏi thứ nhất (Em thích nhất cảnh vật nào ở ngôi nhà của bạn nhỏ?), từng bạn trong nhóm trả lời. + Một HS nêu yêu cầu thứ hai (Tìm những câu thơ cho biết tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.) + Các bạn trong nhóm thực hiện yêu cầu. – Cả lớp: Một số HS thực hiện yêu cầu. Nghe các bạn và GV nhận xét. c/ Đọc thuộc một khổ thơ. – Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn cách đọc thuộc 1 khổ thơ: HS được chọn khổ thơ mình yêu thích, đọc thuộc từng câu, hình dung cảnh vật ngôi nhà được nhắc đến trong khổ thơ. – Cá nhân: HS luyện đọc từng câu để thuộc cả khổ thơ mình chọn. – Nhóm: Từng em đọc khổ thơ mình đã thuộc. – Cả lớp: Thi đọc thuộc 1 khổ thơ. Bình chọn những bạn đọc tốt. 4. Hoạt động vận dụng HĐ4: Nghe – nói - Cùng bạn hỏi ‒ đáp về ngôi nhà mình yêu thích. – Cả lớp: Xem tranh minh hoạ, nghe GV hướng dẫn cách làm (cùng nhau hỏi – đáp trong nhóm về ngôi nhà yêu thích của bản thân). Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 – Nhóm: Mỗi HS trong nhóm nói lên ngôi nhà yêu thích của mình. - Cả nhóm có thể nhận xét về ngôi nhà của bạn. * Củng cố, dặn dò: - Em vừa học những gì? *Nhận xét giờ học. - Nhắc học sinh làm bài tập trong VBT TOÁN: ĐẾM ĐẾN 50 ( TR- 148) I. Mục tiêu - Biết đếm đến 50 vật. - Trả lời được câu hỏi “ có bao nhiêu ?”. - Hình thành cho hs các năng lực: Năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề - HS tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của GV nêu ra. II. Chuẩn bị - GV: SGK, hình vuông - HS: SGK, vở, bút, hình vuông III. Các hoạt động dạy và học 1. Hoạt động khởi động: Đếm đến 20 và thêm nữa (HĐ cả lớp) - Đếm lấy 20: GV cho cả lớp lên xếp vào hai hàng mỗi hàng 10 hs, cộng hai hàng có 20, nếu hs nào làm sai thì đứng ra ngoài cuối cuộc chơi nhảy lò có. - Thêm nữa: GV mời thêm 1,2 9 hs nữa xếp vào hàng thứ ba và hỏi: “ Bây giờ có bao nhiêu bạn xếp hàng ?” - GV khen thưởng những HS trả lời nhanh và đúng. - GV giới thiệu bài học mới: Chúng ta đã biết đếm đén 20. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ học đếm đến 50 GV ghi đầu bài 2. Hoạt động khám phá: (HĐ cặp đôi) a. Nhận biết những số đếm tiếp theo 20 - GV treo tranh (mục khám phá trong sách hs) và y/c HS quan sát và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Ba bạn trong tranh đang làm gì? + Ba bạn cùng đếm bi, bạn sau đếm tiếp theo bạn trước. + Ba bạn đếm bi để làm gì? + Đếm để biết có bao nhiêu viên bi + Em hãy đếm lại các viên bi đó ? - Gọi HS trả lời trước lớp b. Nhận biết thứ tự các số đếm tiếp, cách viết và đọc số Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Y/C hs xem mô hình đếm các hình vuông trong tranh khám phá , đọc các số đếm lần lượt từ trái sang phải. - Y/C hs lấy ra 2 thanh chục và 4 hình vuông rời, chỉ vào từng hình vuông đếm và sửa cho nhau - GV Gọi hs trình bày trước lớp - đại diện lên đếm hình vuông như trong tranh khám phá - GV nhận xét, chốt: cho hs đọc các số đếm từ 21 đến 29, từ 1 đến 29 - HS đọc đồng thanh lớp, tổ, cá nhân nối tiếp đọc 3. Hoạt động luyện tập a. Bài tập 1: Đếm và trả lời câu hỏi *HĐ1A. Đếm đến 20( cá nhân) - GV nêu yêu cầu - YCHS tự đếm xem có đúng 20 con búp bê trong hộp không. - YCHS tự đếm xem có bao nhiêu con búp bê cả ở trong hộp và ngồi hộp ( hd: từ 20 đếm tiếp các con búp bê chưa xếp vào hộp) *HĐ1B. Đếm đến hơn 30( cặp đôi) - GV nêu yêu cầu - YCHS tự đếm từ 1đế 30 con gấu đã xếp vào hộp. - YCHS tự đếm xem có bao nhiêu con búp bê cả ở trong hộp và ngồi hộp ( hd: từ 30 đếm tiếp các con gấu chưa xếp vào hộp) *HĐ1C. Đếm đến 50( cặp đôi) - Tiến hành tương tự HĐ1B b. Bài tập 2: Đếm rồi nêu số (HĐ cá nhân) *HĐ1A. Đếm từng nhóm hình vuông có số lượng chẵn chục đến 50(cặp đôi) - y/c cặp đôi hs cùng nhau đếm từng nhóm hình vuông và viết kết quả vào vở - GV nhận xét, hd đếm theo chục 1chuc (10), 2chuc ( 20) *HĐ1B. Đếm các chục ô vuông rồi đếm tiếp các ô vuông rời (cá nhân) - Cho hs đếm số ô vuông đối chiếu với kq viết sẵn 32 ( mẫu sgk) - GV hd đếm số 10, 20, 0, 31, - GV theo sát từng HS, gợi ý. - Gọi HS nêu kq và giải thích trước lớp - Gv chốt bài: cho hs đếm lại 4. Củng cố, dặn dò - Củng cố: Qua bài học hôm nay chúng ta đã học những gì? - Nhận xét giờ học. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 Sáng thứ năm, ngày 25 tháng 02 năm 2021 TIẾNG VIỆT: BÀI 22C: EM YÊU NHÀ EM (TIẾT 3) I. MỤC TIÊU: - Nêu được những cảnh vật xung quanh ngôi nhà. Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình. Học thuộc một đoạn của bài thơ. - Tô chữ hoa E, Ê; viết từ có chữ hoa E, Ê. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Mẫu chữ hoa E, Ê để dạy học sinh tập tô chữ hoa. - Vở bài tập tiếng Việt 1, tập 2. - Tập viết 1-Tập 2. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Tô và viết - Tô chữ hoa E, Ê. + Cả lớp: Nghe giáo viên hướng dẫn cách tô chữ hoa Ê, Ê. + Cá nhân: Tô chữ hoa Ê, Ê vào vở tập viết. + Cả lớp: Nghe giáo viên hướng dẫn viết từ có chữ mở đầu là chữ hoa E, Ê. Chữ viết thường sau chữ hoa cần viết gần sát chữ hoa. - Cá nhân: Viết từ Ê-đê vào vở tập viết. b) Viết câu. - Viết 1 câu về ngôi nhà của em. - Nghe GV gợi Ý: Em có thể viết 1 câu nói về 1 trong những nội dung sau: + Ngôi nhà em ở đâu? + Ngôi Nhà của em có gì đặc biệt? + Tình cảm của em đối với ngôi nhà. Nghe giáo viên dặn dò làm bài tập trong vở bài tập. TIẾNG VIỆT: BÀI 22D: BỐ DẠY EM THẾ(TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: - Đọc mở rộng một câu chuyện hoặc bài thơ về chủ điểm Gia đình em (nên là câu chuyện hoặc là bài thơ nói về người cha) về thiên nhiên. - Viết được 1-2 câu về việc bố đã làm cho mình. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: Vở BTTV – T2. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1. Nghe - nói - Cả lớp: Nghe đọc yêu cầu của HĐ 1 và nghe GV HD cách làm: Nhìn tranh TLCH: Những bức tranh nói về ai? (Nói về những việc làm của nố bạn nhỏ.) - HS thực hiện theo HD của GV. *HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ2: Viết a) Viết 1-2 câu kể lại 1 việc bố em đã làm cho em. - Cả lớp: Nghe GV HD cách viết: + Nhớ lại những việc bố đã làm cho em. + Chọn 1 việc bố đã làm khiến em nhớ nhất hoặc khiến em vui nhất, cảm động nhất. - Cá nhân: + Nêu suy nghĩ của em về việc làm của bố. + Viết ra nháp trước khi viết vào vở. - Nghe giáo viên nhận xét góp ý bài làm. Nghe giáo viên dặn dò. TOÁN: CÁC SỐ ĐẾN 50 I.Mục tiêu Đọc ,viết các số đến 50. Nhận biết số lượng của mỗi nhóm vật có số lượng đến 50 vật. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: - Bộ đồ dùng học toán . - Máy tính , ti vi HS : Bộ đồ dùng học toán, SGK III. Hoạt động dạy – học : 1 .Hoạt động khởi động: - HS đọc lại các số đếm đến 50 bằng trò chơi tiếp sức. - HS trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu? Theo hình của GV trên bảng. - GV nhận xét và giới thiệu bài mới. 2 .Hoạt động khám phá: a. HS nhận ra số lượng mỗi nhóm hình vuông: - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi về số lượng các nhóm hình. - Trình bày trước lớp và thể hiện việc đếm của mình. - GV lưu ý lại cách đếm cho HS. b. HS nhận biết cách viết và đọc số: Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - HS thảo luận để trả lời các câu hỏi của GV: Nêu cách đọc và viết các số lượng hình vuông các màu. - Đại diện các nhóm trình bày trước. - GV đưa ra một vài nhóm vật khác để HS đếm. 3. Hoạt động luyện tập: a. Hoạt động thực hiện HĐ 1 trong SHS. - HS tự đếm và viết số vào ô vuông. - Quan sát hỗ trợ hs còn hạn chế. - Huy động kết quả . Nhận xét.Tuyên dương b .HS thực hiện HĐ 2 trong SHS. - Hs quan sát đọc các số, tìm cách đọc phù hợp để nối vào các khinh khí cầu. GV gợi ý , hỗ trợ hs khi làm bài. Gọi 1 số hs nêu kết quả. Nhận xét , tuyên dương. c .HS thực hiện HĐ 3 trong SHS. - Hs đọc lại dãy số từ 1 đến 50, tìm số còn thiếu điền vào ô. GV gợi ý , hỗ trợ hs khi làm bài. - HS trình bày kết quả của mình theo nối tiếp. Lớp nhận xét. 4. Hoạt động vận dụng: HS thực hiện HĐ 4 trong SHS. -HS đếm số taó co trong tranh bằng cách khoanh vào mỗi chục rồi đếm. - GV quan sát , theo dõi hs còn hạn chế giúp hs. Nhận xét, tuyên dương. Chiều thứ năm, ngày 25 tháng 02 năm 2021 TIẾNG VIỆT: BÀI 22D: BỐ DẠY EM THẾ (TIẾT 2,3) I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết 2 khổ thơ. Viết đúng những từ mở đầu bằng r/d. Viết 1-2 câu về về việc bố đã làm cho mình. - Nói được các việc làm được thể hiện trong tranh. - Biết yêu thương bố mẹ. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - 4-6 phiếu học tập (hình tổ ông như SHS) - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 2. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP b) Nghe - viết. - Cả lớp: Nghe giáo viên đọc 2 khổ thơ. - Cá nhân: + Từng các nhân viết ra nháp các từ có chữ cái mở đầu viết hoa. + Từng HS viết vào vở theo lời giáo viên đọc: nghe từng cụm từ và ghi nhớ, nhớ chép lại cụm từ đã ghi nhớ nhớ. + Từng HS nghe giáo viên đọc lại để soát lỗi và sửa lỗi. + Từng HS sửa lỗi của bài viết theo HD của GV. - Cả lớp: Nghe giáo viên nhận xét bài viết của một số bạn c) Chơi: Giúp ong mật xây tổ. - Cả lớp: Nghe giáo viên nói về mục đích cuộc thi và HD cách thi: Thi để luyện viết đúng từ có âm đầu viết bằng r/d. Cách thi: theo nhóm, trong mỗi nhóm, từng HS nhận thẻ/phiếu rồi viết từ ngữ chứa tiếng mở đầu bằng r/d vào thẻ, sau đó lên bảng gắn thẻ đã điền từ ngữ. Nhóm nào có số thẻ điền đúng nhiều nhất là nhóm thắng cuộc. - Nhóm: HS thực hiện chơi: điền từ/từ ngữ chứa tiếng mở đầu bằng d/r vào thẻ, gắn thẻ lên trên bảng lớp. - Cả lớp: Nghe GV xác nhận những thẻ viết đúng chữ mở đầu là d/r, xác nhận nhóm thắng cuộc. *HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ3: Đọc mở rộng - Cả lớp: Nghe giáo viên hướng dẫn: +Tìm đọc truyện hoặc bài thơ về chủ điểm Gia đình em, về sự yêu thương và chăm sóc con cái của cha mẹ. + Địa chỉ tìm sách: Thư viện của trường, tủ sách của lớp, sách truyện ở nhà. +Nhiệm vụ sau khi đọc: nói với người thân điều mình yêu thích trong bài đọc. - Cá nhân( làm ngoài giờ học): tìm xét độc theo hướng dẫn của giáo viên. ( học sinh có thể đọc bài gợi ý Món quà sinh nhật trong sách học sinh.) nói với bà Lý do bạn nhỏ trong câu chuyện muốn tặng kem cho bố trong ngày sinh nhật. Nghe giáo viên dặn dò làm bài tập trong vở bài tập. ÔL TOÁN: ĐẾM ĐẾN 50 I. Mục tiêu: - Đếm được đến 50 vật.Trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu? - Rèn cho học sinh tính chăm chỉ, trách nhiệm. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Hình thành ở học sinh năng lực tự học, tự chủ, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. II. Đồ dùng dạy học: - HS: VBT, BDDHT - GV: Màn hình TV, bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1 : Khởi động - Hát tập thể Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1 : Đếm, viết số và cách đọc số. VBT T17. - HS đọc yêu cầu sau đó đếm số gấu trúc, quả bóng, chiếc chuông, chiếc chén có trong mỗi hình. - HS viết số vào các ô trống trong bài. Đọc số. - GV giúp đỡ HS chưa hoàn thành. - HS nêu trước lớp vả trả lời câu hỏi : Có bao nhiêu con gấu trúc ? Có bao nhiêu quả bóng ? Có bao nhiêu chiếc chuông ? có bao nhiêu chiếc chén ? - Nghe GV nhận xét, tuyên dương, chốt : Có 27 con gấu trúc, có 35 quả bóng, có 43 chiếc chuông, có 50 chiếc chén. Bài 2 : Thêm 1 thì được bao nhiêu ? VBT T17. - HS nêu yêu cầu. Quan sát hình đã cho ở VBT. - Thảo luận nhóm : đếm số lượng các hình đã cho sau đó thêm 1 và viết số mới vào chỗ chấm. - Đại diện HS trả lời. HS khác nhận xét. - Nghe GV tuyên dương. Chốt kết quả đúng : 19 thêm 1 là 20, 20 thêm 1 là 21, 24 thêm 1 là 25, 29 thêm 1 là 30, - Hs đọc lại các số. - GV : Cứ thêm 1 đơn vị thì ta sẽ được số liền sau của số đã cho. *Hoạt động 3 : Củng cố - Thi đếm đến 50 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh. Chiều thứ sáu, ngày 26 tháng 02 năm 2021 ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC BÀI: LÀM THẾ NÀO ĐỂ LUỘC TRỨNG NGON I. MỤC TIÊU Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Làm thế nào để luộc trứng ngon. Hiểu chi tiết trong bài, thông tin chính trong bài. - Học sinh biết hợp tác nhóm, quan sát tranh trình bày và hoàn thành nhiệm vụ học tập - Giúp học sinh phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, đoàn kết, yêu thương. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - VBT Tiếng Việt 1, tập 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC HĐ 1: Nghe – Nói * Kể về các món ăn được làm từ trứng. - Cho HS nêu yêu cầu - Hướng dẫn thực hiện yêu cầu - Yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi. - Cặp: Quan sát tranh; từng HS nói về các món ăn được làm từ trứng mà mình biết. Cả lớp: 1 – 2 HS đại diện nhóm nói về những món ăn được làm từ trứng. - GV nhận xét, tổng kết: Trứng có thể dùng để chế biến được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. HĐ 2: Đọc a/ Nghe đọc - GV giới thiệu bài đọc Làm thế nào để luộc trứng ngon? - GV đọc cả bài rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. - Lắng nghe cô đọc và đọc thầm theo cô b/ Đọc trơn - Đọc thầm bài Làm thế nào để luộc trứng ngon? và tìm từ khó đọc. - Ghi từ khó (luộc trứng, nước lạnh, hấp dẫn, ) - HS luyện đọc từ khó( cá nhân, đồng thanh ) - Hướng dẫn đọc câu: đọc và ngắt hơi đúng - 2 – 3 HS đọc và ngắt hơi đúng câu trong SHS. Cả lớp đọc đồng thanh và ngắt hơi câu trên. - Hướng dẫn đọc đoạn + Yêu cầu HS đọc nối tiếp các bước luộc trứng. - Cá nhân/nhóm: HS đọc nối tiếp các bước luộc trứng. - Cả lớp: Thi đọc nối tiếp các bước luộc trứng giữa các nhóm. Mỗi nhóm cử 1 HS đọc. - Nhận xét – tuyên dương. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 c. Đọc hiểu - Nêu câu hỏi b trong SGK. + Bài này nói về điều gì? (1. Nói về những quả trứng. 2. Nói về cách luộc trứng. 3. Nói về món trứng luộc ngon.) + GV chốt câu trả lời đúng (Câu 2). - Nêu yêu cầu c trong SGK. + Nhìn tranh nêu cách làm. - Nghe GV HD cách thực hiện (Mỗi bạn trong nhóm nhìn tranh minh hoạ 1 bước và nêu việc làm trong bước đó). + Cho HS hoạt động theo nhóm - Nhìn tranh minh hoạ 4 bước, mỗi bạn HS nói lần lượt từng bước. - Cả lớp: 4 HS chỉ tranh – nối tiếp nhau nêu cách làm trong từng bước trước lớp. Cả lớp nhận xét. + GV chốt ý kiến đúng. (GV lưu ý HS: Nếu trứng lấy ra từ tủ lạnh, khi nước sôi nhớ đun thêm từ 8 – 10 phút.) + Cho HS viết các bước luộc trứng vào VBT (Bài 1). + Nhận xét bài của HS HĐ3 : LUYỆN TẬP Bài 1 : Viết dưới mỗi tranh về từng bước luộc trứng: (VBT TV Trang 16) - Hs viết vào vở bài tập. - GV nhận xét Bài 2: Khoanh vào từ ngữ viết đúng (bài a) (VBT TV trang 16) - HS khoanh vào VBT + dầu ăn + giò chả + dưa hành - GV theo dõi nhận xét, tuyên dương HS viết đúng - GV chốt viết đúng d/gi Bài 3: Viết 1 – 2 câu về món ăn em yêu thích.(VBT TV Trang 16) - HS tự viết vào vở BTTV - GV quan sát, giúp đỡ HS viết trọn câu. *Nhận xét tiết học : - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 ÔN TIẾNG VIỆT: Luyện đọc bài Ngôi nhà I. Mục tiêu - Đọc đúng từ, câu thơ, đoạn thơ trong bài Ngôi nhà; Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình. - HS làm BT 1,2(trang 17) - HS nổi trội làm thêm bài tập 3( trang 17) II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học - GV: Máy chiếu - HS: Vở BT Tiếng việt tập 2 III. Hoạt động dạy- học: *Hoạt động 1 : Khởi động - HS hát bài “ Quê hương tươi đẹp” khởi động tiết học. * Hoạt động 2: Luyện tập: - HS đọc bài “Ngôi nhà” theo nhóm, mỗi bạn đọc 1 khổ thơ - Các nhóm đọc trước lớp - HS nhắc lại nội dung bài thơ - Lắng nghe Gv nhận xét, chốt: Bài thơ nói về tình cảm của một bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình ở một làng quê bình dị - HS làm các bài tập: 1,2(trang 17). GV hướng dẫn HS đọc bài thơ và trả lời câu hỏi em thích nhất cảnh vật nào ở ngôi nhà của bạn nhỏ trong bài thơ “ Ngôi nhà”. Viết câu kể về ngôi nhà của em. - HS nổi trội làm Bt 3 (trang 17): GV hỗ trợ HS xem tranh và viết 1-2 câu về ngôi nhà mình yêu thích * Hoạt động 3: Vận dụng: HS nói cho nhau về cảnh vật xung quanh nhà mình cho bạn nghe SHTT: SINH HOẠT LỚP: PHÒNG TRÁNH NGUY HIỂM (Tích hợp Giáo dục địa phương tỉnh Quảng Bình Chủ đề 4: Lễ hội quê em: Phần Hoạt động thực hành) I. MỤC TIÊU: - HS kể được tên những lễ hội tiêu biểu ở địa phương. - HS biết các hoạt động trong từng lễ hội. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - HS biết chia sẻ lễ hội mà mình yêu thích. - Học sinh có thêm ý thức về việc tự bảo vệ mình trước các tình huống nguy hiểm tiềm ẩn. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh ảnh hoặc video về các lễ hội ở địa phương.(Lễ hội Đua thuyền trên sông Kiến Giang, Lễ hội Cầu ngư, lễ hội Bài chòi, ) - 56 tấm bìa hình tròn màu đỏ, đường kính khoảng 20cm, ở giữa có dấu chấm than màu đen. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Giáo dục địa phương tỉnh Quảng Bình. Chủ đề 4: Lễ hội quê em Thực hành: HĐ 1: Trong bài học nhắc đến những lễ hội nào ở địa phương em? - GV đọc yêu cầu 1 phần Thực hành – Sách học sinh - Tr22. - GV gọi 2 HS nhắc lại yêu cầu 1. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi: Kể tên các lễ hội ở SHS có ở địa phương em. - GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận . - GV chốt kiến thức: (huyện Lệ Thủy: Lễ hội Đua thuyền, Lễ hội Cầu ngư, Hội Bài chòi ) - GV giới thiệu các lễ hội có ở địa phương để HS ghi nhớ. HĐ 2: Chọn hình ảnh các HĐ trong lễ hội mà em biết? - GV đọc yêu cầu 2 phần Thực hành – Sách học sinh - trang 23. - GV gọi 2 HS nhắc lại yêu cầu 2. - GV tổ chức trò chơi: Hướng dẫn viên tí hon - GV cho HS chuẩn bị trong vòng 2 phút: Chia sẻ cùng cả lớp về lễ hội ở quê em. - HS nói về lễ hội ở quê em theo các câu hỏi sau: + Tên của lễ hội đó là gì? + Lễ hội đó được tổ chức ở đâu? + Lễ hội đó có những gì nổi bật? - Yêu cầu đại diện 3 HS chia sẻ trước lớp. - Bình chọn HS đạt danh hiệu Hướng dẫn viên tí hon. HĐ 3: Chia sẻ về hoạt động trong lễ hội mà em thích nhất Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - GV đọc yêu cầu 3 phần Thực hành – Sách học sinh - trang 23. - GV gọi 2 HS nhắc lại yêu cầu 2. - GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi: - GV yêu cầu HS chia sẻ cùng cả lớp về lễ hội mà em thích nhất ở quê em. - 1 số HS chia sẻ về lễ hội lễ hội mà em thích nhất ở quê em. - HS và GV nhận xét. 2. HĐ tổng kết tuần *GV tổng kết nhận xét hoạt động trong tuần 22. - GV nhận xét về các nề nếp: Ưu điểm: + Các em đã duy trì được sĩ số, đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ. Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Trực nhật vệ sinh lớp học cũng như khu vực trường tốt. Đã biết cách thực hiện ôn bài đầu giờ. + Thực hiện các HĐ trong giờ học nghiêm túc. Chữ viết đã dần ổn định. Đã biết làm quen với HĐ sao nhi. *Tồn tại: + Một số em tính tự học chưa cao, còn mất tập trung trong giờ học, chữ viết chưa đúng mẫu. * GV nêu phương hướng tuần tới: - Triển khai các hoạt động tháng 3/2021 với chủ điểm Kính yêu mẹ và cô giáo. - Duy trì được sĩ số hiện có. Thực hiện tốt các nề nếp ra vào lớp và nề nếp học tập. - Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở. Thi đua DT-HT - Tích cực tham gia sinh hoạt sao, thực hiện đi bộ an toàn, giữ gìn vệ sinh răng miệng. - Nhắc nhở HS không sử dụng rác thải nhựa, không vứt rác thải nhựa ra đường, hạn chế dùng rác thải nhựa như hộp sữa, hộp nước ngọt, bao bóng, - GV tuyên truyền và HD cách phòng chống dịch Covid. - Nhắc nhở một số HS còn non cần cố gắng hơn. 3. HĐ chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước Học sinh chia sẻ với các bạn trong tổ về buổi “truy tìm” anh em nhà Nguy hiểm ở gia đình mình. Thảo luận và đi đến kết luận: - Sống ngăn nắp, khi ăn uống lành mạnh, hành động gì cũng xin phép bố mẹ là sẽ giảm bớt nguy cơ gặp anh em nhà Nguy hiểm. 4. HĐ nhóm Truy tìm em lên nhà Nguy hiểm ở trường Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
- Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 Bản chất: Chơi trò chơi đi tìm những nơi có thể gây ra Nguy hiểm ở trường giúp học sinh ý thức và kỹ năng về việc phát hiện nguy hiểm trước khi nó xảy ra. Dẫn dắt và tổ chức hoạt động: - Giáo viên gợi ý trong mỗi học sinh từ vẽ biểu tượng cảnh báo nguy hiểm của mình. Nếu HS không làm được, GV dùng các tấm bìa màu đỏ, pử giữa có dấu chấm than. - Giáo viên cùng học sinh đi một vòng quanh sân trường, lên cầu thang chỗ nào cảm thấy có thể có nguy hiểm học sinh đặt dấu cảnh báo nguy hiểm. 5. HĐ TỔNG KẾT VÀ VĨ THANH Ở trường học thường học sinh hay ngã vì chạy vội vàng va vào tường hoặc ba vào nhau. Giáo viên cho học nghe đoạn thơ: Đi đâu mà vội mà vàng, Mà vấp phải đá mà quàng phải dây! Thủng thẳng như chúng anh đây, Chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào quàng Đi đâu mà vội mà vàng? Giáo viên đọc mẫu 1 lần sau đó đọc hai lần nữa để học sinh đọc theo. Giáo viên đề nghị học sinh về nhà đọc cho bố mẹ nghe nếu có thể nhớ. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy