Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 5
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_su_dia_lop_4_5_tuan_5.doc
Nội dung text: Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 5
- TUẦN 5 LỊCH SỬ 5: NƯỚC TA ĐẦU THẾ KỈ XX VÀ CÔNG CUỘC TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC ( T2) Ngày dạy: Thứ 2 / 5/ 10/ 2020 (5C) Thứ 3/ 6/ 10/ 2020 ( 5A,5B) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Trình bày được Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX. Phong trào Đông Du là một phong trào yêu nước nhằm mục đích chống thực dân Pháp. 2. Kỹ năng : HS tìm ra mối quan hệ giữa biến đổi kinh tế và xã hội của nước ta. 3. Thái độ : Tích cực hoạt động nhóm; trân trọng những gì chúng ta có đước ngày hôm nay. 4. Năng lực: Biết trân trọng, giữ gìn truyền thống yêu nước. Thể hiện qua việc làm của bản thân như: Lao động, học tập tốt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SHD, tranh ảnh - HS: SHD, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: * Khởi động: Cho HS hát bài hát tập thể: Hãy giữ cho em bầu trời xanh. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN - GV giới thiệu bài - GV ghi đề bài trên bảng; HS ghi vở *Tìm hiểu mục tiêu bài học: Việc 1 : Cá nhân đọc mục tiêu Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh mục tiêu bài học có những nội dung gì? Việc 3: CTHĐTQ Mời 1 bạn đọc mục tiêu và nêu cách làm để đạt được mục tiêu đó * Hình thành kiến thức: 4. Tìm hiểu về Phan Bội Châu Việc 1: Cá nhân đọc thông tin về Phan Bội Châu và suy nghĩ trả lời câu hỏi trong tài liệu HDH. Việc 2: Chia sẻ câu trả lời của mình với bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung (nếu thiếu). Việc 3: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và bổ sung. ? Phan Bội Châu là người thế nào? ? Tại sao PBC lại chủ trương dựa vào NB để đánh đuổi giặc Pháp? * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được PBC là một người thông minh, học rộng tài cao, một nhà yêu nước, một chiến sĩ cách mạng Việt Nam, có ý chí tranh đấu và nghĩa khí
- và hết lòng tận tụy đóng góp cực kỳ lớn lao cho sự nghiệp cách mạng dành độc lập của Việt Nam từ tay thực dân Pháp. + Vì giặc Pháp trước đây cũng là nước phong kiến lạc hậu như VN. Trước nguy cơ mất nước, NB đã tiến hành cải cách và trở nên cường thịnh. Ông hi vọng vào sự giúp đỡ của NB + Phương pháp: Vấn đáp + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trả lời miệng. 5. Tìm hiểu về phong trào Đông Du Việc 1: Cá nhân đọc thông tin và suy nghĩ trả lời câu hỏi Việc 2: Thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập. Việc 3: CTHĐTQ cho các nhóm chia sẻ * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được thanh niên VN sang NB học tập trong điều kiện NTN (không có tiền học phí phải làm nhiều nghề, cuộc sống gian khổ, ăn đói. Nhà trọ chật chội, thiếu thốn đủ thứ dù vậy học vẫn hăng say học tập để mau chóng trở về cứu nước) + Phương pháp: Vấn đáp + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trả lời miệng B. Hoạt động thực hành: nhất trí theo tài liệu HDH * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS làm được các BT vào vở. + Phương pháp: Các kĩ thuật khác + Kĩ thuật: Thực hành, Đặt câu hỏi, trả lời miệng. * GV chốt: C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ? Theo em PBC đã hi vọng điều gì ở nước Nhật khi quyết định tổ chức phong trào Đông Du? Sưu tầm tư liệu về nhân vật lịch sử Phan Bội Châu và phong trào Đông Du. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: : HS trả lời được PBC hi vọng NB cũng là nước châu Á “: Đồng văn, đồng chủng” nên hi vọng vào sự giúp đỡ của NB cho nên ông quyết định đi về Phương Đông cụ thể là sang Nhật để tổ chức PT Đông Du. sưu tầm tư liệu về nhân vật LS Phan Bội Châu và phong trào Đông Du. + Phương pháp: Vấn đáp + Kĩ thuật: trả lời câu hỏi, nhận xét bằng lời. ĐỊA LÍ 5: KHÍ HẬU VÀ SÔNG NGÒI ( T1) Ngày dạy: Thứ 2 / 5/ 10/ 2020 (5C) Thứ 4/ 7/ 10/ 2020 ( 5A,5B)
- I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu nước ta và ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất. Chỉ được ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam; một số con sông trên bản đồ (lược đồ) 2. Kỹ năng : Nêu một số đặc điểm chính của khí hậu nước ta một cách to, rõ ràng, mạnh dạn, tự tin. 3. Thái độ : Chăm học, tích cực hoạt động nhóm cùng bạn. 4. Năng lực: Cùng bạn chỉ chính xác ranh giới khí hậu miền Bắc và miền Nam và một số con sông. Tích hợp +BVMT: GD các em biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. +TNMTB-HĐ : GD các em có ý thức bảo vệ môi trường biển. +SDNLTK&HQ: GD các em có ý thức sử dụng tài nguyên hợp lí. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SHD, bản đồ - HS: SHD, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: * Khởi động: - Hội đồng tự quản Tổ chức cho các bạn trò chơi chỉ và nêu tên được các tỉnh (thành phố) nước ta trên bản đồ địa lí Việt Nam * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS chỉ và nêu tên các thành phố nước ta trên bản đồ địa lí VN. + Phương pháp: Phát vấn + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. * GV giới thiệu bài - GV ghi đề bài trên bảng; HS ghi vở. *Tìm hiểu mục tiêu bài học: Việc 1 : Cá nhân đọc mục tiêu Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh mục tiêu bài học có những nội dung gì? Việc 3: CTHĐTQ Mời 1 bạn đọc mục tiêu và nêu cách làm để đạt được mục tiêu đó * Hình thành kiến thức: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Làm việc với quả địa cầu Việc 1: Cá nhân nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 3 về tên và đặc điểm của các đới khí hậụ. Chỉ trên quả Địa Cầu và nói tên các đới khí hậu ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh về vị trí của Việt Nam trên quả Địa Cầu và cho biết nước ta thuộc đới khí hậu nào? Ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh? Việc 3: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung.
- * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS nhắc lại kiến thức đã học về khí hậu bán cầu Bắc và bán cầu Nam; và cho biết nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vì vậy nước ta có khí hậu đa dạng: ở MB có mùa đông lạnh, mùa hạ nóng và mưa nhiều; MN: có 1 mùa mưa và 1 mùa khô + Phương pháp: Phát vấn + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 2. Đọc đoạn hội thoại và cùng trao đổi Việc 1: Hai bạn đọc đoạn hội thoại Việc 2: Hỏi bạn hoặc cô giáo những gì bạn chưa hiểu khi đọc đoạn hội thoại 3. Quan sát lược đồ và thực hiện Việc 1: Quan sát lược đồ và cá nhân tự trả lời câu hỏi Việc 2: Chia sẻ câu trả lời của mình với bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung(nếu thiếu). Việc 3: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS nắm được khí hậu nước ta trên lược đồ. + Phương pháp: Phát vấn + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 4. Tìm hiểu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất Việc 1: Thảo luận và ghi kết quả vào bảng Việc 2: CTHĐTQ cho các nhóm chia sẻ. Tích hợp: Em sẽ làm gì để bảo vệ quê hương mình giảm bớt hậu quả thiên tai? * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS nêu được một số ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất: khí hậu nóng gây hạn hán, hằng năm thường có bão, mưa nhiều gây lũ lụt. Bên cạnh đó mưa nhiều nên cây cối dễ phát triển. Làm tốt công tác tuyên truyền cho mọi người, mọi nhà, mọi địa phương nhận thức sâu sắc tác hại của thiên tai, nhận diện một cách đầy đủ các loại hình thiên tai và những diễn biến của nó để chủ động phòng, chống một cách có hiệu quả, với phương châm “Phòng tránh là chính, tự cứu mình là chính”; Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh + Phương pháp: Quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Viết một đoạn văn ngắn về khí hậu quê hương em. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá:: HS viết được đoạn văn ngắn về khí hậu quê hương. + Phương pháp: Tích hợp + Kĩ thuật: Trả lời câu hỏi, Thực hành. KHOA HỌC 5: BÀI 5: THỰC HÀNH NÓI KHÔNG VỚI CHẤT GÂY NGHIỆN (TIẾT 2) Ngày dạy: Thứ 2 / 5/ 10/ 2020 (5B) Thứ 5/ 8/ 10/ 2020 ( 5B) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được một số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu, bia. 2. Kĩ năng: - Thực hiện kĩ năng từ chối không sử dụng các chất ma tuý, thuốc lá, rượu, bia. - Giáo dục KNS cho HS: + KN phân tích và xử lí thông tin một cách hệ thống từ các tư liệu của SGK, của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện. + KN tổng hợp, tư duy hệ thống tông tin về tác hại của chất gây nghiện. + KN giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối sử dụng các chất gây nghiện. + KN tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe dọa phải sử dụng các chất gây nghiện. 3. Thái độ: Giáo dục HS không sử dụng các chất ma tuý, thuốc lá, rượu, bia để bảo vệ sức khỏe và tránh lãnh phí. 4. Năng lực: Giúp HS phát triển năng lực tư duy, vận dụng thực hành; năng lực tự học, giải quyết vấn đề; hợp tác nhóm tự tin ; năng lực sử dụng CNTT. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tài liệu HDH, tranh ảnh minh họa, bảng phụ HĐ4. - HS: Tài liệu HDH, vở. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Đánh giá: + Tiêu chí: Củng cố kiến thức đã học: Nhận biết được các chất gây nghiện. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh học tập. * Khởi động: - HĐTQ tổ chức trò chơi “Đố bạn”. - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ4: (Theo tài liệu): Đọc, trả lời và viết.
- Việc 1: Đọc nội dung ghi nhớ trang 16 sách HDH. Việc 2: Trả lời các câu hỏi: - Kể tên một số chất gây nghiện? - Vì sao không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá và ma túy? Việc 3: Viết vào vở một số chất gây nghiện mà chúng ta không được thử, không được dùng. * Đánh giá: + Tiêu chí: - Kể tên được các chất gây nghiện. - Trình bày được lí do không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá và ma túy. - Kể tên được những chất gây nghiện chúng ta không được thử, không được dùng. + Phương pháp: Vấn đáp. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời, giao lưu chia sẻ. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Đóng vai xử lí tình huống Việc 1: Cá nhân đọc kĩ các tính huống Việc 2: Các bạn trong nhóm cùng thảo luận đưa ra cách ứng xử trong mỗi tình huống Việc 3: Nhóm trưởng phân công các bạn theo từng nhân vật, đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống 2. Quan sát và nhận xét Việc 1: HĐTQ lần lượt cho các nhóm lên đóng vai thể hiện tình huống đã thảo luận Việc 2: Các nhóm quan sát và nhận xét cách ứng xử trong mỗi tình huống. * Đánh giá: + Tiêu chí: - Xử lí được 3 tình huống (Em sẽ ứng xử như thế nào?): Tình huống 1: Em bị một số người bán hàng dụ dỗ, ép hút thử thuốc lá. Tình huống 2: Em được mời, nài ép phải uống rượu (hoặc bia trong một buổi tiệc). Tình huống 3: Em bị một nhóm thanh niên xấu dụ dỗ, ép dùng thử ma túy. - Nhập vai, xử lí tốt. - Nhận xét, bình chọn câu trả lời, ý kiến hay. + Phương pháp: Vấn đáp. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, giao lưu chia sẻ, tôn vinh học tập. IV. Điều chỉnh ND dạy học: Không. V. Dự kiến phương án hỗ trợ HS:
- - Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em nắm được các chất gây nghiện, tác hại của chúng. - Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: * Đánh giá: + Tiêu chí: - Chia sẻ kiến thức cùng người thân. - Nói với người thân, bạn bè và mọi người xung quanh về những việc làm để không sử dụng thuốc lá, rượu bia, ma túy. + Phương pháp: Vấn đáp. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi. LỊCH SỬ 4: BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC (T3) Ngày dạy: Thứ 2 / 5/ 10/ 2020 (4A,4B) Thứ 5/ 8/ 10/ 2020 ( 4C) Thứ 6/ 9/ 10/ 2020 ( 4D) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Chỉ ra nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà 2. Kỹ năng : Chỉ ra bài học về thắng lợi và thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà. 3. Thái độ :Ham tìm tòi để hiểu biết về phong tục tập quán ở thời Hùng Vương – An Dương Vương. 4. Năng lực: Vận dụng những hiểu biết của mình vào các hội thi tìm hiểu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV : Bản đồ, lược đồ. - HS: SHDH, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Hoạt động trải nghiệm. Hội đồng tự quản điều hành lớp chơi trò chơi khởi động tiết học - Mời GV vào tiết học. * Hình thành kiến thức. 4. Tìm hiểu về cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc chống quân xâm lược Triệu Đà
- * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS nắm được người Âu Lạc đoàn kết, có tướng tài, vũ khí tốt, thành lũy kiên cố nên đánh thắng Triệu Đà. An Dương Vương chủ quan, coi thường âm mưu của giặc nên bị thất bại. + Phương pháp: Vấn đáp + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. 5. Đọc và ghi vào vở đoạn văn sau: + Tiêu chí đánh giá: HS đọc đúng và và vào vở chính xác đoạn văn ở SGK trang 25 + Phương pháp: Quan sát + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Làm bài tập và hoàn thành phiếu học tập * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS đánh dấu x đúng vào ô chỉ mốc thời gian ra đời của nước Văn Lang và Âu Lạc. Nối đúng địa điểm với kinh đô. Trả lời được vìa sao thành Cổ Loa kiên cố. + Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Chỉ một số địa điểm du lịch trên bản đồ . ĐỊA LÝ4 : DÃY HOÀNG LIÊN SƠN ( T3) Ngày dạy: Thứ 2 / 5/ 10/ 2020 (4B) Thứ 5/ 8/ 10/ 2020 (4A,4C) Thứ 6/ 9/ 10/ 2020 (4D) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Nhận biết được mối quan hệ đơn giản giữa thiên nhiên và hoạt động của con người ở Hoàng Liên Sơn. Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. 2. Kỹ năng : Quan sát lược đồ, trình bày kết quả về cảnh chợ phiên vùng cao. 3. Thái độ : Yêu đặc điểm tự nhiên, dãy Hoàng Liên Sơn.
- 4. Năng lực: Vận dụng kiến thức đã học về dãy Hoàng Liên Sơn để tham gia và các gameshow. Tích hợp - BVMT: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của HS II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SHD, bản đồ địa lí vùng Trung du và miền núi phía Bắc. - HS: SHD, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: * Khởi động: - Hội đồng tự quản Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi Thi tìm nhanh các dãy núi chính ở Bắc Bộ bằng cách thảo luận và viết vào bảng nhóm * GV giới thiệu bài - GV ghi đề bài trên bảng; HS ghi vở A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 7: Tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS nắm được hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn + Phương pháp: Vấn đáp + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời Hoạt động 8: Đọc và ghi vào vở. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS nắm được hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn + Phương pháp: Quan sát + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS đọc bài tập 1 và viết câu đúng ra vở. HS hoàn thành phiếu học tập HS quan sát hình 5 và tổ chức tốt cho các nhóm chơi trò “ai nhanh, ai đúng” + Phương pháp: Tích hợp + Kĩ thuật: Trò chơi C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Chia sẻ với bạn về nhà sàn của người vùng cao.
- Sưu tầm vật liệu và làm mô hình nhà sàn. KHOA HỌC 4A: BẠN ĂN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐỦ CHẤT DINH DƯỠNG CHO CƠ THỂ (T2) Ngày dạy: Thứ 2 / 5/ 10/ 2020 (4A) I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Kể được tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế dựa vào “Tháp dinh dưỡng”. 2. Kĩ năng: Biết thực hiện ăn uống đủ lượng, đủ chất để đảm bảo sức khỏe. 3.Thái độ: Ham tìm tòi để hiểu biết về các chất dinh dưỡng đối với con người 4.Năng lực: Vận dụng những kiến thức đã học về các chất dinh dưỡng vào thực tiển cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: SHD IIII. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: B. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Quan sát và lựa chọn (theo SHD) - Phương án hỗ trợ: + HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ HS quan sát nhanh các món ăn, thức uống và lựa chọn đúng cho 3 ngày để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. + HS tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt bài tập, kể thêm được các món thức ăn, nước uống phù hợp với điều kiện bản thân. * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + HS quan sát nhanh và lựa chọn được các loại thức ăn, nước uống phù hợp cho 3 ngày. + HS giúp đỡ, hợp tác tốt với nhau. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Hoạt động 2: Giới thiệu và thảo luận (theo SHD) - Phương án hỗ trợ: + HS tiếp thu còn hạn chế: Hỗ trợ các em trả lời được các câu hỏi + HS tiếp thu nhanh: hỗ trợ các bạn còn hạn chế trong nhóm. - Tiêu chí đánh giá: + HS giới thiệu thực đơn 3 ngày và trả lời đúng các câu hỏi. + Trình bày kết quả rõ ràng, mạch lạc. + Tự tin, mạnh dạn nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm khác. - Phương pháp: quan sát, trình diễn, vấn đáp gợi mở. - Kĩ thuật: quan sát, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng (theo SHD) - Tiêu chí đánh giá: + HS tìm hiểu và ghi được thực đơn của gia đình trong 3-7 ngày. + Trình bày rõ ràng, khoa học - Phương pháp: Vấn đáp.
- - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. THỦ CÔNG 2: GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI HOẶC MỘT ĐỒ VẬT TỰ CHỌN (T1) Ngày dạy: Thứ 3 / 6/ 10/ 2020 (2A,2C,2D) Thứ 5/ 8/ 10/ 2020 (2E) Thứ 6/ 9/ 10/ 2020 (2B) I. MỤC TIÊU: - HS biết cách gấp máy bay đuôi rời. - Gấp được máy bay phản lực, các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. - Máy bay sử dụng được. - HS yêu thích gấp hình. - Năng lực hợp tác nhóm tốt. II. CHUẨN BỊ. - GV: Mẫu máy bay đuôi rời. Qui trình gấp máy bay đuôi rời có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp. - H: Vở thủ công, Giấy màu, Bút màu, giấy nháp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HOC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: CTHĐTQ điều khiển các nhóm trưởng kiểm tra dụng cụ học tập 2. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi đề. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1: Quan sát, nhận xét: - Cho HS quan sát mẫu.GV tháo mẫu để được tờ giấy ban đầu - Nêu câu hỏi: +H: Máy bay đuôi rời có mấy phần? (3: đầu, cánh và đuôi) +H:Máy bay đuôi rời dược gấp từ tờ giấy hình gì? (giấy hình chữ nhật) Việc1: Cá nhân suy nghĩ. Việc 2: Chia sẻ nhóm 2. Việc 3: Chia sẻ trong nhóm. Việc 4: Chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét, GV kl: Để gấp máy bay đuôi rời cần chuẩn bị tờ giấy hình chữ nhật. Sau đó gấp, cắt thành hai phần: phần hình vuông để gấp đầu và cánh máy bay; phần hình chữ nhật còn lại để làm thân và đuôi máy bay.
- *Đánh giá: -Tiêu chí: HS biết biết cách gấp máy bay đuôi rời. -Phương pháp: Quan sát, vấn đáp -Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời HĐ 2: GV hướng dẫn mẫu: Bước 1 : Cát tờ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông và một hình chữ nhật. -Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật theo đường dấu gấp ở hình 1a sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài, được hình 1b - Gấp tiếp theo đường dấu gấp ở hình 1b. sau đó mở tờ giấy ra và cắt theo đường nếp gấp để được một hình vuông và một hình chữ nhật (H2) -Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay. - Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo được hình tam giác (h3a). Gấp đôi tiếp theo đường dấu gấp ở hình 3a để lấy đường dấu giữa mở ra được hình 3b - Gấp theo đường dấu gấp ở hình 3b sao cho đỉnh B trùng với đỉnh A (H4) - Lật mặt sau gấp như mặt trước sao cho đỉnh C trùng với đỉnh A (h5) . - Tiếp tục thực hiện như hình 6; 7; 8a,b; 9a,b; 10 - Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay. - Dùng phần giấy hình chữ nhật còn lại để làm thân và đuôi máy bay - Thực hiện như hình 11a,b; hinh 12 - Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng. - Mở phần đầu và cánh máy bay ra như hình 9b, cho thân máy bay vào trong (H13); gấp trở lại như cũ được máy bay hoàn chỉnh (H 14). Gấp đôi máy bay theo chiều dài và miết theo đường vừa gấp được H15a. Bẻ đuôi máy bay ngang sang hai bên, sau đó cầm vào chỗ giáp giữa thân với cánh máy by như H15b và phóng chếch lên không trung * HS thảo luận các bước gấp máy bay * HS nhắc lại các bước gấp máy bay * Cá nhân thực hành ở giấy nháp * Đánh giá: -Tiêu chí: HS biết biết cách gấp máy bay đuôi rời, nắm được các bước gấp máy bay đuôi rời. -Phương pháp: Quan sát, vấn đáp -Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Qua tiết học này giúp em biết thêm những gì? Gv nhác nhở dặn dò hs về nhà tập gấp máy bay đuôi rời; chuẩn bị dụng cụ đầy đủ để tiết sau học. KHOA HỌC 4A: CẦN ĂN THỨC ĂN CHỨA CHẤT ĐẠM, CHẤT BÉO NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CƠ THỂ KHỎE MẠNH?(T1) I. MỤC TIÊU:
- 1. Kiến thức: Nêu được lý do cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn Kể được tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế dựa vào “Tháp dinh dưỡng” Em Vinh cần biết được lý do phối hợp nhiều loại thức ăn và biết loại nào cần ăn đủ, vừa, ít và nên hạn chế loại nào. 2.Kỹ năng:Quan sát vào “Tháp dinh dưỡng” trình bày kết quả. 3.Thái độ: Ham học hỏi, tìm hiểu về nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ và lý do cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn. 4. Năng lực: Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sông hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SHD III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Liên hệ thực tế (theo SHD) - Phương án hỗ trợ: + HS tiếp thu còn hạn chế: giúp đỡ HS nêu được một số thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo thường được sử dụng hằng ngày. + HS tiếp thu nhanh: Trả lời tốt các câu hỏi. *Đánh giá: - Tiêu chí : + HS liên hệ với thực tế cuộc sống và trả lời đúng câu hỏi. + HS hứng thú, khơi gợi được động cơ học tập của các em. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. Hoạt động 2, 3, 4: Quan sát, đọc và trả lời (theo SHD) - Phương án hỗ trợ: + HS tiếp thu còn hạn chế: giúp các em quan sát, đọc và trả lời được các câu hỏi. + HS tiếp thu nhanh: hỗ trợ các bạn tiếp thu còn hạn chế trong nhóm. *Đánh giá: - Tiêu chí: + HS quan sát, đọc nhanh thông tin và trả lời đúng các câu hỏi. + HS giải thích được vì sao cần ăn phối hợp chất đạm, chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật. + HS nêu được tầm quan trọng của việc ăn cá. + Tự tin, mạnh dạn trình bày ý kiến bản thân. - Phương pháp: quan sát, vấn đáp gợi mở. - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành (theo SHD) Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập (theo SHD) Hoạt động 2: Quan sát, lựa chọn và trao đổi (theo SHD) Hoạt động 3: Viết vào vở (theo SHD) - Phương án hỗ trợ: + HS tiếp thu còn hạn chế: giúp HS thực hiện được các nhiệm vụ học tập ở hoat động thực hành. + HS tiếp thu nhanh: giúp HS tiếp thu còn hạn chế thực hiện nhiệm vụ.
- * Đánh giá: - Tiêu chí : + HS củng cố kiến thức vừa được học và phân loại đúng các thức ăn, đồ uống có nguồn gốc động vật, thực vật. + HS lựa chọn nhanh và phân loại đúng 3 loại thức ăn có chất béo từ động vật, thực vật. + HS tự tin đưa ra ý kiến bản thân về các loại thức ăn phù hợp với mình rồi viết nhanh, đúng vào vở. - Phương pháp: quan sát, vấn đáp gợi mở, - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, n/x bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: (theo SHD) - Tiêu chí đánh giá: + HS kể và phân loại được một số thức ăn em được ăn hằng ngày có chứa chất đạm có nguồn gốc động vật, thực vật. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.