Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 4

doc 23 trang thienle22 3130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_su_dia_lop_4_5_tuan_4.doc

Nội dung text: Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 4

  1. TUẦN 4 KHỐI 5 MÔN LỊCH SỬ: Bài 2 : Nước ta đầu thế kỉ XX và công cuộc tìm đường cứu nước ( T1) ( Bài soạn điển hình) Dạy lớp 5C - tiết 1 – Sáng thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 5A - tiết 2 – Chiều thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 5B - tiết 3 – Chiều thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020 I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng: 1.Kiến thức: Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế- Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX: - Về kinh tế: Xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt. -Về xã hội : xuất hiện các tầng lớp mới ; chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân. * HSK+G: Biết được nguyên nhân của sự biến đổi kinh tế - xã hội nước ta. + Nắm được mối quan hệ giữa sự xuất hiện những nghành kinh tế mới đã tạo ra các tầng lớp, giai cấp mới trong xã hội. * HSHN: Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX: 2.Kĩ năng: Nhận biết tình hình kinh tế, xã hội Niệt nam đầu thế kỉ XX qua tranh ảnh, tư liệu. 3.Thái độ: Yêu thích môn học 4.Năng lực: Hợp tác nhóm tích cực. II. Chuẩn bị: - Các hình minh họa trong SGK - Bảng phụ (HĐ2) - Tranh ảnh , tư liệu về kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX III. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động: Việc 1: CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp tiến hành khởi động Việc 2: Cử 3 bạn lên bảng lên bảng trả lời phần khởi động. Việc 3: CTHĐTQ tuyên dương các bạn khởi động tốt và mời cô giáo nhận lớp. - GV giới thiệu về bài học và ghi nhan đề lên bảng. - GV giới thiệu mục tiêu tiết học.
  2. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1.Những thay đổi của nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Việc 1: Em hãy đọc SGK/ tr 10 và trả lời câu hỏi sau vào vở nháp: - Trước khi Thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành nào là chủ yếu? - Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột vơ vét tài nguyên của nước ta.? Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời của những ngành kinh tế mới nào ? - Ai là người được hưởng những nguồn lợi do phát triển kinh tế? Việc 2: Các nhóm thảo luận Việc 3: Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của mình GVKL: nhận xét câu trả lời của HS, sau đó nêu kết luận: Từ cuối thế kỉ XIX thực dân Pháp tăng cường khai mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta. Sự xuất hiện của các ngành kinh tế mới đã làm cho xã hội nước ta thay đổi như thế nào?. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài. * Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: - Biết được từ cuối thế kỉ XIX thực dân Pháp tăng cường khai mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta. - Mạnh dạn tự tin khi trình bày trước lớp. + Phương pháp: Vấn đáp + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời HĐ2. Những thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX và đời sống của nhân dân Việc 1: Cá nhân làm việc với SGK/ tr 11 Việc 2: HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: - Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có những tầng lớp nào? - Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam. Xã hội có thêm những tầng lớp mới nào? - Nêu những nét chính về đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
  3. Việc 3: GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận( mỗi nhóm một câu hỏi). Các nhóm khác theo dõi, nhận xét. * GV nhận xét về kết quả thảo luận của HS * Đánh giá thường xuyên +Tiêu chí đánh giá: - Biết được trước đây xã hội Việt nam chỉ có địa chủ phong kiến nay xuất hiện những giai cấp như công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức,trí thức, - Mạnh dạn tự tin khi trình bày trước lớp. + Phương pháp: Vấn đáp + Kĩ thuật: Nhận xét bằng miệng C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG * HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học.(Làm VBT lịch sử) * Về nhà chia sẻ cùng người thân về xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XI X đầu thế kỉ XX MÔN ĐỊA LÍ : Địa hình và khoáng sản (T2) Dạy lớp 5C - tiết 2 – Sáng thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 5A - tiết 3 – sáng thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 5B - tiết 4 – sáng thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2020 I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt nam Chỉ được trên bản đồ một số sông chính của Việt Nam - Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam - Nêu được vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của nhân dân - Nhận biết được mối quan hệ địa lí khí hậu- sông ngòi. * HSHN: Chỉ được trên bản đồ một số sông chính của Việt Nam 2. Kỹ năng: Quan sát bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam 3. Thái độ: HS yêu thích môn học 4. Năng lực: Quan sát và chỉ được trên bản đồ một số sông chính của Việt nam. * HSKT học hòa nhập: Nắm được đặc điểm, vai trò sông ngòi Việt Nam. II. Chuẩn bị - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Các hình minh họa trong SGK - Phiếu học tập III. Hoạt động dạy học:
  4. A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động: Việc 1: CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp khởi động bằng các câu hỏi: 1. Hãy nêu đặc điểm củ khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta? 2.Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào? Việc 2: Cử 1 bạn làm trọng tài. - Lớp tiến hành chơi. Việc 3: CTHĐTQ tuyên dương các bạn chơi tốt và mời cô giáo nhận lớp. *Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: Trả lời được các câu hỏi + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp +Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, tôn vinh kết quả học tập. -GV giới thiệu về bài học và ghi nhan đề lên bảng. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Hình thành kiến thức: HĐ1. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và sông có nhiều phù sa *GV treo tranh và hỏi HS : Các em hãy quan sát lược đồ sông ngòi và nhận xét về hệ thống của nước ta theo các câu hỏi sau: 1.Nước ta có nhiều hay ít sông?Chúng phân bố ở những đâu? 2.Đọc tên các con sông lớn của nước ta và chỉ trên lược đồ? 3.Sông ngòi ở miền trung có đặc điểm gì? Vì sao sông ngòi ở miền trung có đặc điểm dó? Việc 1:HS lắng nghe, quan sát và trả lời. -Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ ý kiến -Việc 3: CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ ý kiến của mình trước lớp * GV nhận xét kết quả * GV kết luận: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. Nước sông có nhiều phù sa. * Đánh giá thường xuyên: +Tiêu chí đánh giá: - Đọc đúng tên các sông lớn của nước ta trên lược đồ. - Nêu được đặc điểm của sông ngòi miền trung thường ngắn và dốc. - Mạnh dạn tự tin khi trình bày trước lớp. +Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp +Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
  5. HĐ2. Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa Việc 1: Đọc phần thông tin / SGK/ tr 75,76 và trả lời câu hỏi sau: * Nước sông lên xuống theo mùa có những ảnh hưởng gì đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta? Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ ý kiến Việc 3: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác chia sẻ. -Gv nhận xét - KL. *Đánh giá thường xuyên: +Tiêu chí đánh giá: -Biết được nước sông lên xuống theo mùa đã gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - Mạnh dạn tự tin khi trình bày trước lớp. +Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp +Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. HĐ3:Vai trò của sông ngòi Việc 1: Quan sát tranh hình 2,3 SGK trang 76 và trả lời câu hỏi: 1.Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ do những sông nào bồi đắp? 2. Chỉ trên hình 1 vị trí các nhà máy thủy điện Y-a-ly; Trị An; Hòa Bình? Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ ý kiến Việc 3: Nhóm trưởng đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo với giáo viên. *Gv nhận xét và rút ra bài học * Đánh giá thường xuyên: +Tiêu chí đánh giá: -Biết được đồng bằng Bắc Bộ do phù sa sông hồng bôi đắp. -Đồng bằng Nam Bộ do phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi đắp- Mạnh dạn tự tin khi trình bày trước lớp. +Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp +Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG * HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học.
  6. * Về nhà chia sẻ cùng người thân về nội dung bài học KHOA HỌC Các giai đoạn của cuộc đời (T2) Dạy học lớp 5B: Tiết 3- Sáng Thứ 2 ngày 28 tháng 9 năm 2020 I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì. 2. Kỹ năng: Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì 3. Thái độ: GD HS biết vệ sinh thân thể thường xuyên. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tìm tòi tự giải quyết vấn đề, NL hiểu biết khoa học. *HSKT học hòa nhập:Biết thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì II.Chuẩn bị: - Hình trang 18, 19 SGK - Phiếu học tập cá nhân. III. Hoạt động dạy học: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho lớp trò chơi củng cố KT. - Nhận xét. * Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: + HS chơi tích cực. +Trả lời đúng một số câu hỏi về nội dung bài trước: Một số đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi ( Tuổi vị thành niên, Tuổi trưởng thành, Tuổi già) + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi,nhận xét bằng lời. - Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài 2. Hình thành kiến thức: * HĐ1:Tìm hiểu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì : -Việc 1: HS quan sát hình 1, 2, 3 SGK kết hợp thực tế trả lời mỗi em mỗi ý theoSGK - Đại diện HS trình bày kết quả - Lớp cùng chia sẻ ý kiến
  7. GV nhận xét và chốt: Để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ và tránh được mụn trứng cá hàng ngày chúng ta phải: rửa mặt, gội đầu, tắm rửa, thay áo quần - Việc 2: YC HS làm bài ở phiếu học tập (nội dung phiếu học tập như phiếu học tập số 1 và số 2 của SGV trang 41 – 42) -Tổ chức cho HS trình bày kết quả ở phiếu học tập, Lớp cùng chia sẻ ý kiến GV nhận xét và chốt lại. * Đánh giá đánh xuyên: + Tiêu chí đánh giá:-Quan sát tranh và nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh tuổi dậy thì. Để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ và tránh được mụn trứng cá hàng ngày chúng ta phải: rửa mặt, gội đầu, tắm rửa, thay áo quần -Hoàn thành phiếu học tập: *Vệ sinh cơ quan sinh dục nam 1.Cần rửa cơ quan sinh dục :b- hằng ngày 2.Khi rửa cơ quan sinh dục cấn chú ý: (abd) 3.Dùng quần lót cần chú ý: (bd)Mỗi ngày thay một lần; giặt và phơi ngoài nắng. *Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ: 1bc; 2abd; 3a; 4a. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi,nhận xét bằng lời. *HĐ2: Tìm hiểu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần tuổi dậy thì: Việc 1: Yêu cầu quan sát hình 4, 5, 6, 7 trang 19 SGK trả lời các câu hỏi sau: -Nêu nội dung từng hình ở SGK trang 19. - Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần tuổi dậy thì? Việc 2: Đại diện nhóm trình bày, lớp cùng chia sẻ ý kiến Việc 3: YC HS đọc mục bạn cần biết ở SGK. * Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: Nêu được nội dung của từng hình trong sách: H4: Các bạn đang chơi thể thao H5: Một bạn đang khuyên các bạn không nên xem loại phim không lành mạnh. H6: Các loại thức ăn bổ dưỡng H7: Các chất gây nghiện - Nêu được ở tuổi dậy thì , chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi,nhận xét bằng lời.
  8. HĐ3: Trò chơi: “Tập làm diễn giả”: Việc1: 5 nhóm bốc thăm nội dung thuyết trình: ( khử mùi, cô trứng cá, nụ cười, dinh dưỡng, vận động viên) Việc 2: Chuẩn bị nội dung thuyết trình Việc 3: Đại diện nhóm thuyết trình - các nhóm khác cùng chia sẻ GV hỏi: Các em đã rút ra được điều gì qua phần trình bày của các bạn? * Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: -Các nhóm trình bày được nội dung mà nhóm mình nhận được.(tác hại và việc nên làm ở tuổi dậy thì) - Đủ ý, trình bày trôi chảy, tự tin, có thông điệp rõ ràng. + Phương pháp: Quan sát, tích hợp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi,nhận xét bằng lời, tôn vinh kết quả học tập C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG : - Chia sẻ với người thân nội dung bài học - Bản thân thực hiện những việc nên làm để vệ sinh tuổi dậy thì. Dạy lớp 5B - tiết 2 – Chiều thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2020 KHOA HỌC5: VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì. 2. Kỹ năng: Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì 3. Thái độ: GD HS biết vệ sinh thân thể thường xuyên. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tìm tòi tự giải quyết vấn đề, NL hiểu biết khoa học. *HSKT học hòa nhập:Biết thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì II.Chuẩn bị: - Hình trang 18, 19 SGK - Phiếu học tập cá nhân. III. Hoạt động dạy học: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Khởi động:
  9. - HĐTQ tổ chức cho lớp trò chơi củng cố KT. - Nhận xét. * Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: + HS chơi tích cực. +Trả lời đúng một số câu hỏi về nội dung bài trước: Một số đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi ( Tuổi vị thành niên, Tuổi trưởng thành, Tuổi già) + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi,nhận xét bằng lời. - Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài 2. Hình thành kiến thức: * HĐ1:Tìm hiểu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì : -Việc 1: HS quan sát hình 1, 2, 3 SGK kết hợp thực tế trả lời mỗi em mỗi ý theoSGK - Đại diện HS trình bày kết quả - Lớp cùng chia sẻ ý kiến GV nhận xét và chốt: Để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ và tránh được mụn trứng cá hàng ngày chúng ta phải: rửa mặt, gội đầu, tắm rửa, thay áo quần - Việc 2: YC HS làm bài ở phiếu học tập (nội dung phiếu học tập như phiếu học tập số 1 và số 2 của SGV trang 41 – 42) -Tổ chức cho HS trình bày kết quả ở phiếu học tập, Lớp cùng chia sẻ ý kiến GV nhận xét và chốt lại. * Đánh giá đánh xuyên: + Tiêu chí đánh giá:-Quan sát tranh và nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh tuổi dậy thì. Để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ và tránh được mụn trứng cá hàng ngày chúng ta phải: rửa mặt, gội đầu, tắm rửa, thay áo quần -Hoàn thành phiếu học tập: *Vệ sinh cơ quan sinh dục nam 1.Cần rửa cơ quan sinh dục :b- hằng ngày 2.Khi rửa cơ quan sinh dục cấn chú ý: (abd) 3.Dùng quần lót cần chú ý: (bd)Mỗi ngày thay một lần; giặt và phơi ngoài nắng. *Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ: 1bc; 2abd; 3a; 4a. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi,nhận xét bằng lời. *HĐ2: Tìm hiểu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần tuổi dậy thì:
  10. Việc 1: Yêu cầu quan sát hình 4, 5, 6, 7 trang 19 SGK trả lời các câu hỏi sau: -Nêu nội dung từng hình ở SGK trang 19. - Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần tuổi dậy thì? Việc 2: Đại diện nhóm trình bày, lớp cùng chia sẻ ý kiến Việc 3: YC HS đọc mục bạn cần biết ở SGK. * Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: Nêu được nội dung của từng hình trong sách: H4: Các bạn đang chơi thể thao H5: Một bạn đang khuyên các bạn không nên xem loại phim không lành mạnh. H6: Các loại thức ăn bổ dưỡng H7: Các chất gây nghiện - Nêu được ở tuổi dậy thì , chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh. + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi,nhận xét bằng lời. HĐ3: Trò chơi: “Tập làm diễn giả”: Việc1: 5 nhóm bốc thăm nội dung thuyết trình: ( khử mùi, cô trứng cá, nụ cười, dinh dưỡng, vận động viên) Việc 2: Chuẩn bị nội dung thuyết trình Việc 3: Đại diện nhóm thuyết trình - các nhóm khác cùng chia sẻ GV hỏi: Các em đã rút ra được điều gì qua phần trình bày của các bạn? * Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: -Các nhóm trình bày được nội dung mà nhóm mình nhận được.(tác hại và việc nên làm ở tuổi dậy thì) - Đủ ý, trình bày trôi chảy, tự tin, có thông điệp rõ ràng. + Phương pháp: Quan sát, tích hợp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi,nhận xét bằng lời, tôn vinh kết quả học tập C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG : - Chia sẻ với người thân nội dung bài học - Bản thân thực hiện những việc nên làm để vệ sinh tuổi dậy thì.
  11. KHỐI 4 MÔN LỊCH SỬ: Bài 1: Buổi đầu dựng nước và giữ nước (T2). Dạy lớp 4A - tiết 4 – Sáng thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4B - tiết 5 – Sáng thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4C - tiết 2 – sáng thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2020 Dạy lớp 4D - tiết 1 – sáng thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2020 I) Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: 1. Kiến thức : Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: - Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc.Thời kì đầu do đoàn kết,có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại. HS khá- giỏi: Biết những điểm giống nhau của người Lạc Việt và người Âu Việt. + So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc. + Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc( nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa) 2. Kĩ năng : Quan sát lược đồ 3.TĐ : HS yêu thích môn học 4.NL : Quan sát lược đồ ,hợp tác nhóm II) Đồ dùng dạy học: Lược đồ Bắc Bộ và Bắc trung Bộ,tranh ảnh trong SGK. III) Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản 1.Khởi động - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp ôn lại bài cũ ? Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? 2. GV giới thiệu bài: HĐ1 : Đời sống vật chất người Lạc Việt. Việc 1 : HS đọc SGK mô tả về đời sống của người Lạc Việt. Việc 2: Thảo luận nhóm,trao đổi kết quả trong nhóm
  12. Việc 3:Chia sẻ và đánh giá kết quả của bạn cùng thống nhất bổ sung nếu có - GV nhận xét,chốt: Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau. Đánh giá -Tiêu chí: +Nêu được đời sống của người Lạc Việt. + Mạnh dạn tự tin khi trình bày trước lớp - PP :Gợi mở,vấn đáp - KT : Nhận xét bằng lời. HĐộng 2: Nơi kinh đô đóng Việc 1 : HS quan sát lược đồ hình 1SGK tr 11 ? so sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc. ? QS lược đồ và nêu tác dụng của thành Cổ Loa Việc 2: HS trình bày kết quả Việc 3:Chia sẻ và đánh giá kết quả của bạn cùng thống nhất bổ sung nếu có * Gv chốt : Nơi đóng đô của nước Văn lang ở phong Châu ( Phú Thọ) là vùng rừng núi, nơi đóng đô của nước Âu Lạc ở vùng Cổ Loa ( Đông Anh, Hà Nội) ở vùng đồng bằng. Thành Cổ Loa là nơi có thể tấn công và phòng thủ, vừa là căn cứ của bộ binh vừa là căn cứ của thủy binh phù hợp với việc sử dụng cung nỏ. Đánh giá -Tiêu chí: +Nêu được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc + Nêu được tác dụng của thành Cổ Loa. + Mạnh dạn tự tin khi trình bày trước lớp - PP :Quan sát,vấn đáp - KT : Nhận xét bằng lời. HĐ 3 : Nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc +Vì sao nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc? Việc 1: Trao đổi cùng bạn Việc 2: Các nhóm trình bày kết quả
  13. Việc 3: Chia sẻ trước lớp với các nhóm khác * GV chốt: Vì An Dương Vương chủ quan Đánh giá -Tiêu chí: +Biết được nguyên nhân nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc : Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binh cho con trai là Trọng Thủy làm rễ An Dương Vương + Mạnh dạn tự tin khi trình bày trước lớp - PP :Gợi mở,vấn đáp - KT : Nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành - GV rút ra kết luận ghi bảng phần ghi nhớ. -2 HS đọc SGK Đánh giá -Tiêu chí: + Nắm được nội dung bài học + Mạnh dạn tự tin khi trình bày trước lớp - PP :Quan sát,vấn đáp - KT : Nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - HS về nhà cùng người thân tìm hiểu thêm về cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc. - Học thuộc nội dung ghi nhớ SGK MÔN ĐỊA LÍ : Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn (T2) Dạy lớp 4B - tiết 2 – chiều thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4C - tiết 1 – Chiều thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4A - tiết 1 – chiều thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2020 Dạy lớp 4D - tiết 2 – sáng thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2020 I) Mục tiêu:Học xong bài này, HS biết:
  14. 1. Kiến thức: Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:trồng trọt,làm các nghề thủ công,khai thác khoáng sản,khai thác lâm sản. 2. Kĩ năng: Dựa vào tranh ảnh để nhận biết một số HĐ của người dân:làm ruộng bậc thang,nghề thủ công truyền thống,khai thác khoáng sản. -Nhận biết những khó khăncủa giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao,thường bị sụt, lở vào mùa mưa. -HS khá giỏi: Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và HĐ sản xuất của con người: Do địa hình dốc người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang;giao thông khó khăn. 3.TĐ : Ý thức tìm hiểu về các hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn. 4. N L : : Thu thập và xử lí thông tin,Giải quyết vấn đề THBVMT : II) Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt nam Tranh ảnh ruộng bậc thang.các hình vẽ trong SGK. III) Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản * Khởi động - HĐTQ tổ chức KT HS câu hỏi ? Kể tên Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn? => GV giới thiệu bài: - HS viết tên bài vào vở HĐ1: Trồng trọt trên đất dốc. - Việc 1 HS đọc SGK và trả lời câu hỏi ? Hãy cho biết người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng những loại cây gì và trồng ở đâu? ? Ruộng bậc thang thường đựơc làm ở đâu? Việc 2: Em trình bày trước lớp Việc 3: Chia sẻ với bạn GV chốt: Người dân ở HLS trồng những loại cây lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
  15. * Đánh giá - Tiêu chí đánh giá: + HS biết được các loại cây mà người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp. - Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, HĐ 2 : Nghề thủ công truyền thống. HĐ cá nhân Việc 1: Qs hình 2 SGK tr 77 Việc 2: Thảo luận nhóm theo yêu cầu. ? Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn ? Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì? Việc 3: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Chốt : Một số nghề thủ công truyền thống :dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc, -Sản phẩm thủ công nỗi tiếng là:hàng thổ cẩm, Hàng thổ cẩm dùng để làm khảm, khăn, mũ, túi. * Đánh giá - Tiêu chí đánh giá: + HS biết được một số nghề thủ công truyền thống của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn + HS biết được sản phẩm thủ công nỗi tiếng là:hàng thổ cẩm, Hàng thổ cẩm dùng để làm khảm, khăn, mũ, túi. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp. - Phương pháp :Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, HĐ3 : Khai thác khoáng sản. Việc 1: Đọc thầm và QS hình 3 SGK tr 78? Kể tên một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn? ? Nêu quy trình sản xuất phân lân ? ?Cần sử dụng và khai thác khoáng sản như thế nào ? Việc 2: Trao đổi N2
  16. Việc 3: Đại diện nhóm trình bày.Chia sẻ với nhóm bạn * GVchốt như SGK.tr 79 -Tiêu chí đánh giá: + HS biết được một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn. + HS biết được quy trình sản xuất phân lân + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp. - Phương pháp :Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, B. HĐ thực hành - 2 HS đọc mục ghi nhớ ở SGK C. HĐ ứng dụng: - Về nhà cùng người thân tìm hiểu thêm hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn. KHOA HỌC : Các chất dinh dưỡng có vai trò gì ( T3) Dạy học lớp 4A: Tiết 3- chiều Thứ 2 ngày 14 tháng 9 năm 2020 I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể. 2. Kĩ năng: Nêu ích lợi của việc ăn cá:đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm. 3. Thái độ: HS biết vận dụng cách ăn uống vào cuộc sống hằng ngày. 4.NL : Hoạt động nhóm tích cực. II) Đồ dùng dạy học GV- Hình 18, 19 SGK. - Phiếu học tập HS:-SGK III) Các hoạt động học A.Hoạt động cơ bản: 1.Khởi động: - HĐTQ tổ chức trò chơi học tập: ? Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
  17. -Thế nào là một bữa ăn cân đối? *GTB,nêu MT, ghi bảng 2.Hình thành kiến thức HĐ1: Giới thiệu bài : Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ? Việc 1: HS thảo luận nhóm lớn: Kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm Việc 2 : Đại diện các nhóm trình bày :Làm việc cả lớp Việc 3: Các nhóm khác chia sẻ - Tiêu chí đánh giá: + HS kể được tên các món ăn chứa nhiều chất đạm : lẩu cá ,thịt bò,tôm, cua, + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp. - Phương pháp : Vấn đáp,gợi mở - Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng HĐ2: Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. ? Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. - Việc 1: HS thảo luận nhóm 2. Việc 2:Các nhóm trình bày Việc 3 : Chia sẻ kết quả với nhóm bạn * GVKL: Đạm động vật cố nhiều chất bổ dưỡng đạm thực vật.( KLSGK tr 19) - Tiêu chí đánh giá: + HS biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm dinh dưỡng bổ sung cho nhau giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  18. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp. - Phương pháp : Vấn đáp,gợi mở - Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng B.HĐ thực hành - Hai H/S đọc lại phần KL - Liên hệ cách ăn uống hàng ngày - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được nội dung bài học + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp. - Phương pháp : Vấn đáp,gợi mở - Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng C.Hoạt động ứng dụng -HS về nhà cùng người thân thực hiện ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. KHOA HỌC: Bạn ăn như thế nào để đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể .(T1) Dạy lớp 4A- tiết 5 – sáng thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2020 I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng Biết được để có sức khỏe tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. 2. Kĩ năng: Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: Cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo, ăn ít đường và hạn chế muối.
  19. 3.Thái độ: Giáo dục HS ăn uống đầy đủ. 4. NL : Diễn đạt hiểu biết của mình về bảng tháp dinh dưỡng để vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. II) Đồ dùng dạy học Sơ đồ tháp dinh dưỡng, phiếu ghi tên một số loại thức ăn III) Các hoạt động học A.Hoạt động cơ bản: 1.Khởi động: - HĐTQ tổ chức trò chơi học tập: ? Nêu vai trò của vi-ta-min và kể tên những loại thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min? - Chất xơ có vai trò như thế nào đối với cơ thể? - GTB,nêu MT, ghi bảng 2.Hình thành kiến thức HĐ1: Giới thiệu bài : ? Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn? Việc 1: HS thảo luận nhóm 2 Việc 2 : Đại diện các nhóm trình bày trước lớp - Việc 3: Các nhóm khác chia sẻ * GV KL: Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn không những đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đa dạng, phức tạp của cơ thể mà còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn và khả năng tiêu hóa diễn ra tốt hơn. -Tiêu chí đánh giá: + HS biết được hằng ngày chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn và khả năng tiêu hóa diễn ra tốt hơn. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp. - Phương pháp đánh giá: Quan sát,vấn đáp - Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng
  20. * HĐ2: Làm việc với SGK tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối Việc 1: HS làm việc cá nhân Việc 2: Nhóm 2: hai H/S thay nhau đặt câu hỏi và trả lời: hãy nói tên nhóm thức ăn Việc 3 : Làm việc cả lớp : báo cáo kết quả Chốt: Các loại thức ăn nên ăn vừa phải ,không nên ăn nhiều đường và nên ăn hạn chế muối. - Tiêu chí đánh giá: + HS biết được hằng ngàychúng ta nên ăn vừa phải các loại thức ăn không nên ăn nhiều đường và nên ăn hạn chế muối. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp. - Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng HĐ3:Trò chơi đi chợ. - HS làm việc nhóm : Kể tên các thức ăn đồ uống hằng ngày. Việc 1: Nhóm trưởng điều hành thảo luận Việc 2 :Đại diện nhóm trình bày trước lớp Việc 3 : Chia sẻ kết quả với nhóm bạn - Tiêu chí đánh giá: + HS kể tên được các loại thức ăn đồ uống hằng ngày.
  21. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp. - Phương pháp đánh giá: Quan sát,vấn đáp - Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: -HS về nhà thực hiện ăn đủ chất dinh dưỡng và nói với bố mẹ về nội dung của tháp dinh dưỡng. KHỐI 2 THỦ CÔNG GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC Thời lượng: 2 tiết Dạy lớp 2A - tiết 1 – Sáng thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 2C - tiết 2 – Sáng thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 2D- tiết 4 – Sáng thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 2E - tiết 4 – sáng thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2020 Dạy lớp 2B - tiết 3 – Sáng thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2020 I.Mục tiêu - KT: Biết gấp máy bay phản lực - KN: Gấp được máy bay phản lực, các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. - TĐ: Biết yêu quí môn học, hoàn thành sản phẩm. - NL: Quan sát. Tự học II.Chuẩn bị - GV: Tranh SGK - HS: VBT, giấy màu, kéo, keo III. Phân bố thời gian các hoạt động dạy học:
  22. - Tiết 1: A. Hoạt động cơ bản B. Hoạt động thực hành - Tiết 2: B. Hoạt động thực hành C. Hoạt động ứng dụng IV. Các hoạt động dạy- học A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động - Ban văn nghệ tổ chức khởi động tiết học - Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. Hoạt động 1:Quan sát và nhận xétmẫumáy bay phản lực. Việc 1: Quan sát mẫu máy bay phản lực và trả lời câu hỏi: + Hình dáng của máy bay phản lực + Máy bay phản lực có những bộ phận nào? +Máy bay phản lực làm bằng chất liệu gì? Việc 2: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ. Việc 3: Thống nhất ý kiến và báo cáo với GV. Quan sát GV thực hiện thao tác mở dần mẫu máy bay phản lực và gấp lại như hình dạng ban đầu để sơ bộ hiểu được các bước gấp. Hoạt động 2: Quan sát tranh hướng dẫn quy trình gấp tên lửa Việc 1: Quan sát tranh và thảo luận về các bước gấp máy bay phản lực Việc 2: Chia sẻ trong nhóm Việc 3: Trình bày trước lớp, nhận xét, bổ sung, thống nhất câu trả lời. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí: HS nắm được các cách gấp; Có ý thức tự giải quyết vấn đề và hợp tác nhóm. - Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, Đặt câu hỏi B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. Hoạt động 3. HS thực hành Việc 1: Hướng dẫn cả lớp thực hành: Việc 2:Cả lớp thực hành *Đánh giá thường xuyên:
  23. - Tiêu chí: Gấp được máy bay phản lực có đầy đủ các bộ phận; Biết gấp các nếp gấp tương đối thẳng, sử dụng giấy màu theo ý thích, Có ý thức tự học. - Phương pháp: Quan sát, Tích hợp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Khích lệ, động viên, Thực hành Hoạt động 4. Trưng bày, đánh giá sản phẩm *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí: HS nêu được nhận xét về sản phẩm của mình, của bạn - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. Tôn vinh học tập C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Về nhà gấp máy bay phản lực với các chất liệu khác.