Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 2

doc 27 trang thienle22 4740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_su_dia_lop_4_5_tuan_2.doc

Nội dung text: Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 2

  1. Trường Tiểu học Phú Thủy TUẦN 2 KHỐI 5 MÔN LỊCH SỬ: Bài 1: Chuyện về Trương Định, Nguyễn Trường Tộ. Cuộc phản công ở kinh thành Huế ( T2) Dạy lớp 5C - tiết 1 – Sáng thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 5A - tiết 2 – chiều thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 5B - tiết 3 – chiều thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020 I.Mục tiêu: 1.KT : Biết được thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược , Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: Không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống pháp. - Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tiến công Gia Định(1859) - Triều đình ký hòa ước ba tỉnh miền đông Nam Kỳ cho Pháp và lệnh cho Trương Định giải tán lực lượng kháng chiến. - Trương Định không tuân theo lệnh vua kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp. 2.KN: Biết các đường phố trường học ở địa phương mang tên Trương Định. 3. TĐ: Học tập lòng yêu nước của Trương Định 4. NL: Hợp tác, tự học và tự giải quyết vấn đề. II, Chuẩn bị: - Tranh SGK phóng to - Bản đồ hành chính Việt Nam. III. Hoạt động học: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Khởi động Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 1
  2. Trường Tiểu học Phú Thủy - HĐTQ Tổ chức cho các bạn hát. - GV giới thiệu bài – ghi bảng - HS viết tên bài vào vở. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Tình hình đất nước ta sau khi thực dân Pháp mở cuộc xâm lược: Việc 1: GV giới thiệu bài kết hợp dùng bản đồ để chỉ địa danh Đà Nẵng, ba tỉnh miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Việc 2: HS quan sát thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: ? Nhân dân Nam Kỳ đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta?( đã đứng lên chống Pháp) ? Triều đình nhà Nguyễn tỏ thái độ như thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp? ( kí hòa ước nhường ba tỉnh miền đông Nam kì cho thực dân Pháp ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến) Việc 3: Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận Việc 4: Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: + Biết được thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược , Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ. Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 2
  3. Trường Tiểu học Phú Thủy - Triều đình ký hòa ước ba tỉnh miền đông Nam Kỳ cho Pháp và lệnh cho Trương Định giải tán lực lượng kháng chiến. + Nắm được tình hình thời kì đầu chống Pháp ở Nam Kì. + Học tập lòng yêu đất nước của nhân dân và Trương Định. +Hợp tác, tự giải quyết vấn đề. PP: Quan sát, vấn đáp KT: Ghi chép ngắn ,đặt câu hỏi ; nhận xét bằng lời 2: Tìm hiểu về “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định: Việc 1: Đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định băn khoăn, lo lắng? ( Giữa lệnh vua và lòng dân Trương Định chưa biết phải làm thế nào cho phải) + Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì? ( đồng lòng tôn ông lên làm chủ soái.) + Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? ( Ở lại cùng nghĩa quân và nhân dân chống giặc.) Việc 2: Nhóm trưởng điều hành thành viên trong nhóm trảo luận. Việc 3: Đại diện nhóm trình bày, chia sẻ kết quả làm việc của mình. Việc 4: GV nhấn mạnh những kiến thức cần nắm được theo 3 ý đã nêu. Sau đó đặt vấn đề thảo luận chung với cả lớp. + Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều định triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp? Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 3
  4. Trường Tiểu học Phú Thủy => Kết luận: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì. Nhân dân ta đã lập đền thờ ông tại quê nhà Quảng Ngãi. Đồng thời tên ông còn được dùng để đặt tên cho các đường phố và trường học *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: + Trương Định không tuân theo lệnh vua kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp. + Học tập lòng yêu đất nước của Trương Định. +Hợp tác, tự giải quyết vấn đề. PP: Quan sát, vấn đáp KT: Ghi chép ngắn ,đặt câu hỏi ; nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Ôn lại bài cùng gia đình. MÔN ĐỊA LÍ : Việt Nam đất nước chúng ta (T2) Dạy lớp 5C - tiết 2 – Sáng thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 5A - tiết 3 – sáng thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 5B - tiết 4 – sáng thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2020 I. MỤC TIÊU: 1.KT: Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam: + Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo. + Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. 2. KN: Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: khoảng 330.000 km 2. Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ(lược đồ). 3. TĐ: Biết yêu quê hương đất nước con người Việt Nam. Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 4
  5. Trường Tiểu học Phú Thủy 4. NL: Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại. Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang chạy dọc theo chiều Bắc Nam, với đường bờ biển cong như hình chữ S. *Tích hợp nội dung TNMTBHĐ (bộ phận) - Biết đặc điểm về vị trí địa lí nước ta; có biển bao bọc; vùng biển nước ta thông với đại dương, thuận lợi cho việc giao lưu - Biết tên một số quần đảo, đảo của nước ta; biết biển có diện tích rộng hơn phần đất liền của nước ta. - Giáo dục ý thức về chủ quyền lãnh hải II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bản đồ các nước trên thế giới. - Các tranh SGK. - VBT in. 2. Học sinh: - SGK Địa lý, vở BT in. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động - HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học - GV giới thiệu bài – ghi bảng - HS viết tên bài vào vở. Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 5
  6. Trường Tiểu học Phú Thủy - HĐTQ điều hành lớp hát bài “Việt Nam quê hương tôi” - Giới thiệu chung về nội dung môn Địa lí 5: 2 phần, địa lí VN và địa lí thế giới. - Đánh giá: - Tiêu chí: HS nhớ lại một số kiến thức đã học. Biết được nội dung địa lí 5 gồm 2 phần: “Địa lí Việt Nam và địa lí Thế Giới” - Phương pháp: Vấn đáp - Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Thảo luận nhóm đôi Việc 1: Quan sát bản đồ các nước trên thế giới kết hợp đọc SGK trả lời câu hỏi: ? Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên bản đồ? ? Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với những nước nào? ? Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? Tên biển là gì? ? Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta (đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa) Việc 2: Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhận xét, bổ sung 2. Thảo luận nhóm lớn Việc 1: Quan sát bản đồ, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: - Đất nước Việt Nam nằm ở đâu và gồm những bộ phận nào? Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 6
  7. Trường Tiểu học Phú Thủy - Vị trí của nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác? Việc 2: Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhận xét, bổ sung 3. Trò chơi Việc 1: GV hướng dẫn chơi trò chơi “Chỉ nhanh, chỉ đúng” + Hai đội tham gia chơi + Từng cặp học sinh nghe theo yêu cầu của GV để thực hiện chỉ các địa điểm trên bản đồ. Đội nào chỉ đúng và nhanh sẽ thắng Việc 2: HS tham gia chơi Việc 3: Nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc - Đánh giá: - Tiêu chí: Mô tả được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam - Phương pháp: Vấn đáp - Kỹ thuật: Đặt câu hỏi - Nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - GV dặn HS về nhà sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về đất nước Việt Nam (con người, thiên nhiên ) ———— ———— KHOA HỌC SỰ SINH SẢN ( T3) Dạy học lớp 5B: Tiết 3- Sáng Thứ 2 ngày 7 tháng 9 năm 2020 I . Mục tiêu: Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 7
  8. Trường Tiểu học Phú Thủy 1.KT: - Nhận ra mỗi trẻ em đều do Bố, Mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình 2.KN: Hiểu được ý nghĩa của việc sinh sản. 3.TĐ: - Giáo dục HS thương yêu bố mẹ, anh chị em. 4.NL: - Hợp tác, tự học II. Chuẩn bị: - GV : Bộ phiếu dùng cho trò chơi”Bé là con ai?’’. III. Hoạt động dạy - học: A. HỌAT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - Giáo viên giới thiệu bài học, mục tiêu. 2. Chơi trò chơi: “Bé là con ai?” V1: - Gv phổ biến trò chơi: Bé là con ai? V2: - Chơi theo nhóm đôi V3: - Tuyên dương các nhóm thắng cuộc * Đánh giá: - TCĐG: + Biết mình là con ai + Giáo dục cho H yêu biết yêu gia đình. + Tự học, hợp tác - PPĐG: Quan sát. vấn đáp, tích hợp Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 8
  9. Trường Tiểu học Phú Thủy - KTĐG: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trò chơi 3. Hoàn thành nội dung các bài tập V1: - Quan sát các hình 1,2,3 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình . V2: - Chia sẻ và tìm ra ý nghĩa của Sự sinh sản V3: - Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ. V4: - Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản. V5: - NT báo cáo kết quả (Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mooic gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau) * Đánh giá: - TCĐG: + Nhận ra mỗi trẻ em đều do Bố, Mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình + Ý nghĩa của việc sinh sản. + Yêu thương người thân trong gia đình + Tự học, hợp tác - PPĐG: Quan sát. vấn đáp. - KTĐG: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Về nhà năm lại ý nghĩa của sự sinh sản ———— ———— Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 9
  10. Trường Tiểu học Phú Thủy Khoa học: NAM HAY NỮ ? (TIẾT 1 ) Dạy lớp 5B - tiết 2 – Chiều thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2020 I – Mục tiêu : 1.KT: Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam nử. 2.KN: Hiểu được ý nghĩa của giới tính. 3.TĐ: Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới,không phân biệt nam nử. 4.NL: - Hợp tác, tự học II – Đồ dùng dạy học – GV: Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK III – Hoạt động dạy-học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - Gv yêu cầu HS trả lời: ? Cho biết ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ - GV giới thiệu bài. * Một số quan niệm xã hội về nam và nữ: - NT điều khiển cho các bạn thảo luận và giải thích tại sao bạn đồng ý hoặc không đồng ý các câu hỏi - Công việc nội trợ là của phụ nữ Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 10
  11. Trường Tiểu học Phú Thủy - Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình - Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật - Trong gia đình , những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào ? Như vậy có hợp lý không - Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không ? Như vậy có hợp lý không - Tại sao không phân biệt đối xử giữa nam và nữ ? - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - GV nhận xét, bổ sung - Gọi HS đọc Mục bạn cần biết. * Đánh giá: - TCĐG: + Nhận ra một số công việc đều do cả nam và nữ thực hiện. + Ý nghĩa của việc không phân biệt giới tính. + Đối xử bình đẳng với bạn bè + Tự học, hợp tác - PPĐG: Quan sát. vấn đáp. - KTĐG: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Chia sẻ cùng bố mẹ các công việc đã học. ———— ———— Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 11
  12. Trường Tiểu học Phú Thủy KHỐI 4 MÔN LỊCH SỬ: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ( T1) Dạy lớp 4A - tiết 4 – Sáng thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4B - tiết 5 – Sáng thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4C - tiết 2 – sáng thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4D - tiết 1 – sáng thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2020 I.Mục tiêu 1.KT: Nêu được thế nào là bản đồ và các bước sử dụng bản đồ 2.KN: Kể được một số yếu tố của bản đồ 3. TĐ: Yêu thích môn học 4.NL: Chỉ được vị trí Hà Nội trên bản đồ II. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Hoạt động trải nghiệm. Hội đồng tự quản điều hành lớp hát bài: Trái đất này là của chúng mình. - Bài hát cho ta biết điều gì? - Bạn hãy cho biết Bản đồ việt nam có hình chữ gì ? - Mời GV vào tiết học. Xác định mục tiêu bài Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài (2 lần) Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 12
  13. Trường Tiểu học Phú Thủy Việc 2: Trao đổi MT bài trong nhóm . Việc 3: chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ MT bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. * Hình thành kiến thức. 1. Liên hệ thưc tế Việc 1: Cá nhân đọc và trả lời câu hỏi Việc 2: Chia sẻ bài làm với bạn cùng bàn Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ và trả lời câu hỏi 2. Quan sát hình và trả lời Việc 1: Cá nhân quan sát hình 1 và 2 và chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trong sách HDH trang 10 Việc 2: Chỉ và nói cho bạn cùng bàn biết vị trí và ngược lại. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chỉ vị trí trong các hình. Trao đổi đánh giá những câu trả lời của bạn, cùng thống nhất câu trả lời. *Đánh giá: - Tiêu chí : - Thao tác chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn - Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp. - PP: Quan sát, vấn đáp -Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng,nhận xét bằng lời 3. Đọc đoạn hội thoại và cùng trao đổi Việc 1: Em đọc đoạn hội thoại 2-3 lần và trả lòi câu hỏi: - Bản đồ là gì ? - Nêu một số yếu tố của bản đồ Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 13
  14. Trường Tiểu học Phú Thủy Việc 2: Nhóm trưởng hỏi: trong nhóm mình có bạn nào những gì chưa hiểu trong đoạn hội thoại Nếu có, nhóm trưởng báo cáo với thầy cô Việc 3: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo. *Đánh giá: - Tiêu chí : Nêu một số yếu tố của bản đồ -PP: vấn đáp -Kĩ thuật : Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Báo cáo thầy/cô kết quả và những điều em chưa hiểu. *Hoạt động ứng dụng: Chỉ cho người thân vị trí tỉnh Quảng Bình trên bản đồ địa ———— ———— MÔN ĐỊA LÍ : LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ(TIẾT 2) Dạy lớp 4B - tiết 2 – chiều thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4C - tiết 1 – Chiều thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4A - tiết 1 – chiều thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 4D - tiết 2 – sáng thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2020 I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Nêu được các bước sử dụng bản đồ, đọc tên bản đồ, xem bảng ghi nhớ chú giải tìm đối tượng lịch sử hay địa lý trên bản đồ. Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 14
  15. Trường Tiểu học Phú Thủy - Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào ký hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển. 2. Kĩ năng: đọc được tên bản đồ, biết xem bản đồ. 3. Thái độ: Coi trọng bản đồ. 4. Năng lực: Tự học, tự giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt nam - Bản đồ hành chính Viết Nam III. Hoạt động học: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Khởi động - HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học - GV giới thiệu bài – ghi bảng - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Tìm hiểu về cách đọc bản đồ: (10p) Việc 1: Đọc thông tin SGK, Quan sát bản đồ, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 15
  16. Trường Tiểu học Phú Thủy ? Tên bản đồ cho biết điều gì?(Cho biết tên của khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó được thể hiện trên bản đồ) ? Dựa vào bảng chú giải ở hình 3(bài 2) để đọc các ký hiệu của một số đối tượng địa lý? ( HS đọc kí hiệu) ? Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng trên hình 3 bài 2 và giải thích tại sao lại biết được đó là các quốc gia? ( HS chỉ đường biên giới và giải thích biết được biên giới quốc gia vì đó là kí hiệu trên bản đồ) Việc 2: Nhóm trưởng điều hành thành viên trong nhóm trảo luận. Việc 3: Đại diện nhóm trình bày, chia sẻ kết quả làm việc của mình. *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: + Đọc được tên bản đồ và kí hiệu bản đồ. + HS nhận biết được kí hiệu bản đồ. + Giáo dục HS coi trọng bản đồ. +Hợp tác, tự học. PP: vấn đáp,viết KT: Đặt câu hỏi,nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 2. Làm bài tập: Việc 1: HS thảo luận nhóm đôi lần lượt làm các bài tập a,b trong SGK Việc 2: Các nhóm khác trình bày kết quả thảo luận qua việc làm của nhóm *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 16
  17. Trường Tiểu học Phú Thủy + Chỉ được các hướng tây, bắc ,đông, nam trên bản đồ, chỉ được đường biên giới quốc gia, chỉ được các con sông trên bản đồ. + HS xem được bản đồ. + Giáo dục HS thói quen xem bản đồ. +Hợp tác, tự học. PP: vấn đáp,viết KT: Đặt câu hỏi,nhận xét bằng lời. 3. Thực hành chỉ bản đồ Việc 1: HS quan sát bản đồ hành chính Việt Nam. - Một số HS lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các phương hướng trên bản đồ - Chỉ vị trí các tỉnh, thành phố em đang sống. Việc 2: theo dõi, sữa chữa hoàn thiện phần trình bày của HS. *Đánh giá: Tiêu chí đánh giá: + Thực hành xem được bản đồ, chỉ được vị trí tỉnh, thành phố nơi em đang sống + HS nhận biết được kí hiệu bản đồ. + Giáo dục HS coi trọng bản đồ. +Hợp tác, tự học. PP: vấn đáp,viết KT: Đặt câu hỏi,nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG (5p) - Về nhà HS nắm lại nội dung bài học Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 17
  18. Trường Tiểu học Phú Thủy ———— ———— KHOA HỌC :CƠ THỂ NGƯỜI TRAO ĐỔI CHẤT NHƯ THẾ NÀO ( tiết 2) Dạy học lớp 4A: Tiết 3- chiều Thứ 2 ngày 14 tháng 9 năm 2020 I.Mục tiêu: 1.KT: Nắm được thế nào là quá trình trao đổi chất. 2.KN: Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. 3.TĐ: Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. 4.NL: HS biết được sự phối hợp giữa các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình trao đổi chất. II. Đồ dùng dạy –học: - GV: Các hình ảnh trong sgk - HS: SGK, bút, thước A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: -Việc 1:Ôn lại kiến thức đã học về quá trình trao đổi chất. - Việc 2: Các nhóm báo cáo kết quả. *ĐGTX -Tiêu chí : HS tự tin bày tỏ ý kiến -PP : Vấn đáp - KT:Nhận xét Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 18
  19. Trường Tiểu học Phú Thủy 2. Hình thành kiến thức: - Giới thiệu bài- ghi đề lên bảng B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Hoạt động 1: Làm việc với thẻ chữ Việc 1: Mỗi nhóm hs cử một hs 1 bạn đến góc học tập lấy “Bộ thẻ chữ’ để thi ghép chữ vào sơ đồ. Việc 2: - Mỗi nhóm hs chọn ít nhất 10 thẻ chữ, rồi xếp các thẻ chữ đó thành mỗi nhóm phù hợp với 4 nhóm .n xét kết quả với nhóm bạn. 1. Nhóm bài tiết 2. Nhóm hô hấp 3. Nhóm tiêu hóa 4. Nhóm tuần hoàn 1. Hoạt động 2: Hãy thử Việc 1: CTHĐTQ mời lần lượt một số hs: Việc 2: GV cùng hs nhận xét câu trả lời * Hoạt động nối tiếp: Việc 1: Một số hs báo cáo kết quả những việc em đã làm được Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 19
  20. Trường Tiểu học Phú Thủy Việc 2: - GV cùng hs nhận xét, tuyên dưỡng những việc bạn đã làm -Tiêu chí: Điền được những thông tin đúng vào sơ đồ PP:vấn đáp - KT: Trình bày miệng ,nhận xét C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: -Trao đổi với người thân những điêu em đã được học trong bài. ———— ———— KHOA HỌC: Các chất dinh dưỡng nào có trong thức ăn của con người? Dạy lớp 4A- tiết 5 – chiều thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2020 I.Mục tiêu: Sau bài học: 1.KT: Nêu được tên 4 nhóm chất dinh dưỡng chính cần cho con người. 2.KN:Kể được tên một số loại thức ăn thuộc 4 nhóm chất dinh dưỡng. 3.TĐ: Phân loại được thức ăn hằng ngày theo 4 nhóm chất dinh dưỡng. 4.NL: HS biết được 4 nhóm chất dinh dưỡng chính rất cần đối với cơ thể người II. Đồ dùng dạy –học: - GV: Các hình ảnh trong sgk và một loại thức ăn có sẵn - HS: SGK, bút, thước, một loại thức ăn có sẵn III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 20
  21. Trường Tiểu học Phú Thủy 1. Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn, ai đúng” - CTHĐTQ lần lượt đưa một số loại thức ăn, hs lớp nêu tên thức ăn * ĐGTX -Tiêu chí : HS tự tin bày tỏ ý kiến -PP : Vấn đáp - KT: Nhận xét 2. Hình thành kiến thức: - Giới thiệu bài- ghi đề lên bảng a. Hoạt đông 1: Tìm hiểu mục tiêu Việc 1: - Đọc mục tiêu của bài trang 13 sgk Việc 2: - Trao đổi với bạn về mục tiêu b. Hoạt đông 2: Liên hệ thực tế: Việc 1: - Nhớ lại những thức ăn mà đã ăn trong 3 bữa sáng, trưa, tối Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 21
  22. Trường Tiểu học Phú Thủy Việc 2: - Hai hs ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về các thức ăn mà đã ăn trong 3 bữa sáng, trưa, tối c. Hoạt đông 3: Quan sát và trả lời: Việc 1: Quan sát và đọc kĩ ghi chú dưới hình Việc 2: - Thảo luận với bạn bên cạnh Việc 3: - Thống nhất kết quả trong nhóm d. Hoạt đông 4: Đọc và viết vào vở Việc 1: - Đọc nội dung trong sgk và viết vào vở tên các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn. * Hoạt động nối tiếp: Việc 1: Một số hs báo cáo kết quả những việc em đã làm được Việc 2: - GV cùng hs nhận xét những việc bạn đã làm *ĐGTX Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 22
  23. Trường Tiểu học Phú Thủy -Tiêu chí : HS biết được tên một sồ loại thức ăn thuộc 4 nhóm chất dinh dưỡng:N1: chất bột đường; N2:chất đạm; N3:chất béo; N4: chất khoáng. -PP : Vấn đáp - KT: Nhận xét B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Hoạt động 1: Làm việc với thẻ chữ Việc 1: Mỗi nhóm hs cử một hs 1 bạn đến góc học tập lấy “Bộ thẻ chữ các loại thức ăn, đồ uống” sau:(SGK) Việc 2: - Mỗi nhóm hs chọn ít nhất 10 thẻ chữ, rồi xếp các thẻ chữ đó thành mỗi nhóm phù hợp với 4 nhóm chất dinh dưỡng; đối chiếu nhận xét kết quả với nhóm bạn. 5. Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm 6. Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường 7. Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo 8. Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng 1. Hoạt động 2: Hãy thử Việc 1: CTHĐTQ mời lần lượt một số hs: - Kể tên một số loại thức ăn có thể được xếp vào nhiều nhóm chất dinh dưỡng. - Giải thích vì sao loại thức ăn đó được xếp vào nhiều nhóm chất dính dưỡng. Việc 2: GV cùng hs nhận xét câu trả lời Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 23
  24. Trường Tiểu học Phú Thủy * Hoạt động nối tiếp: Việc 1: Một số hs báo cáo kết quả những việc em đã làm được Việc 2: - GV cùng hs nhận xét, tuyên dưỡng những việc bạn đã làm *ĐGTX -Tiêu chí : HS tự tin chọn và sắp xếp các loại thức ăn phù hợp với 4 nhóm chất dinh dưỡng -PP : Vấn đáp, đánh giá - KT: Trình bày ,tôn vinh học tập C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 1. Với sự giúp đỡ của người thân a. Ghi lại các loại thức ăn mà gia đình em sử dụng trong một tuần b. Sau một tuần, hãy cho biết các loại thức ăn mà gia đình em sử dụng thuộc những nhóm chất dinh dưỡng nào? ———— ———— Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 24
  25. Trường Tiểu học Phú Thủy KHỐI 2 THỦ CÔNG GẤP TÊN LỬA Thời lượng: 2 tiết Dạy lớp 2A - tiết 1 – Sáng thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 2C - tiết 2 – Sáng thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 2B - tiết 3 – Sáng thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 2D- tiết 4 – Sáng thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020 Dạy lớp 2E - tiết 4 – sáng thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2020 I.Mục tiêu - KT: Biết gấp tên lửa. - KN: Gấp được tên lửa, các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. - TĐ: Biết yêu quí môn học, hoàn thành sản phẩm. - NL: Tự học II.Chuẩn bị - GV: Tranh SGK - HS: VBT, giấy màu, kéo, keo III. Phân bố thời gian các hoạt động dạy học: - Tiết 1: A. Hoạt động cơ bản B. Hoạt động thực hành - Tiết 2: B. Hoạt động thực hành C. Hoạt động ứng dụng IV. Các hoạt động dạy- học A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN - Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học - Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. - HS tự đọc thầm phần mục tiêu, chia sẻ trong nhóm Hoạt động 1:Quan sát và nhận xétmẫutên lửa. Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 25
  26. Trường Tiểu học Phú Thủy Việc 1: Quan sát mẫu tên lửa và trả lời câu hỏi: + Hình dáng của tên lửa + Tên lửa có những bộ phận nào? + Tên lửa làm bằng chất liệu gì? Việc 2: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ. Việc 3: Thống nhất ý kiến và báo cáo với GV. Quan sát GV thực hiện thao tác mở dần mẫu tên lửa và gấp lại như hình dạng ban đầu để sơ bộ hiểu được các bước gấp. Hoạt động 2. Quan sát tranh hướng dẫn quy trình gấp tên lửa Việc 1: Quan sát tranh, thảo luận về các bước thực hiện gấp tên lửa. Việc 2: Chia sẻ trong nhóm Việc 3: Chia sẻ trước lớp, nhận xét, bổ sung, thống nhất câu trả lời. *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí: HS nắm đặc điểm cấu tạo và hình dáng của tên lửa; Nắm được các cách gấp; Có ý thức tự giải quyết vấn đề và hợp tác nhóm. - Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, Đặt câu hỏi B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 3.Thực hành. Việc 1: Hướng dẫn cả lớp thực hành: Việc 2: Cả lớp thực hành *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí: Gấp được tên lửa có đầy đủ các bộ phận; Biết gấp các nếp gấp tương đối thẳng, sử dụng giấy màu theo ý thích. - Phương pháp: Quan sát, Tích hợp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Khích lệ, động viên, Thực hành Hoạt động 4.Trưng bày, nhận xét sản phẩm *Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí: HS nêu được nhận xét về sản phẩm của mình, của bạn. - Phương pháp: Vấn đáp Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 26
  27. Trường Tiểu học Phú Thủy - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Về nhà gấp máy bay phản lực với các chất liệu khác Giáo viên : Phạm Thị Hồng Page 27